Giáo án Đọc sách cho em - Tác phẩm: Câu chuyện bó đũa

KỊCH BẢN TỔ CHỨC ĐỌC SÁCH

Tác phẩm: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

I. Mục tiêu

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ , biết đọc rõ lời nhân vật trong bài

 + Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, anh em phải đoàn kết th¬ương yêu nhau( Trả lời được các câu hỏi trong sgk. )

 + Hiểu nghĩa từ mới: Chia sẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết

 - Học sinh đọc đúng, đọc trơn và l¬ưu loát. Đọc hiểu nội dung và đọc đúng giọng nhân vật

 + KN xác định giá trị

 - Học sinh có tình yêu th¬ương và đoàn kết với anh em trong nhà

 + GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh chị em trong gia đình

 + Tăng c¬ường tiếng việt cho học sinh trong các hoạt động

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị địa điểm: Sân trường.

2. Lựa chọn đối tượng tham gia: Học sinh lớp 4c.

3. Sách giáo khoa, tranh ảnh

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đọc sách cho em - Tác phẩm: Câu chuyện bó đũa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỊCH BẢN TỔ CHỨC ĐỌC SÁCH
Tác phẩm: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
I. Mục tiêu
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ , biết đọc rõ lời nhân vật trong bài
 + Hiểu ND: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, anh em phải đoàn kết thương yêu nhau( Trả lời được các câu hỏi trong sgk. ) 
 + Hiểu nghĩa từ mới: Chia sẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết 
 - Học sinh đọc đúng, đọc trơn và lưu loát. Đọc hiểu nội dung và đọc đúng giọng nhân vật 
 + KN xác định giá trị
 - Học sinh có tình yêu thương và đoàn kết với anh em trong nhà
 + GD tình cảm đẹp đẽ giữa anh chị em trong gia đình
 + Tăng cường tiếng việt cho học sinh trong các hoạt động
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị địa điểm: Sân trường.
2. Lựa chọn đối tượng tham gia: Học sinh lớp 4c.
3. Sách giáo khoa, tranh ảnh	
III. Các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Khởi động:
- Trưởng ban đối ngoại lên cho các bạn khởi động: Thông qua hoạt động trò chơi phù hợp với nội dung bài học... 
- Gv và hs nhận xét.
3. Làm việc với văn bản:
3.1 Dẫn dắt (1 phút)
 Cha ông ta đã có câu: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", "Lá lành đùm lá rách", "Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"... Nhiều câu chuyện cũng được dùng để minh chứng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc, trong đó có câu chuyện bó đũa. Truyện cổ tích Việt Nam. Qua câu chuyện, các em sẽ được thư giãn, giải trí với hình ảnh vui nhộn, đồng thời cũng học được bài học quý giá về tình cảm anh em trong một gia đình. Hình ảnh bó đũa là một nhắc nhở: Đoàn kết tạo nên sức mạnh, anh chị em trong nhà phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
3.2 Giới thiệu về tác phẩm. (1 phút)
 Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Giống như một bó đũa, nếu chúng ta tách từng chiếc ra để bẻ thì rất dễ dàng, nhưng khi để cả bó thì không thể bẻ được. Anh em trong một nhà phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cùng vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.
3.3 Đọc tác phẩm và khai thác nội dung văn bản. (20 phút)
*Đoạn 1: Xin mời các em cùng lắng nghe và chú ý các câu hỏi trong câu chuyện mà cô sắp đọc. GV đọc từ: “Từ đầu đến đền rất đau lòng”.
+ Thấy các con không yêu thương nhau, ông cụ làm gì ? 
+ Tại sao bốn người con không ai bẻ gẫy được bó đũa ? 
+ Người cha bẻ gẫy bó đũa bằng cách nào ? 
+ Một chiếc đũa được ngầm so với gì ? 
+ Cả bó đũa được ngầm so với gì? 
+ Người cha muốn khuyên các con điều gì ? 
- Giải nghĩa: đùm bọc, đoàn kết
+ Người ta dùng câu chuyện bó đũa để khuyên ta điều gì ? 
- Mời 1-2 hs đọc lại ND câu chuyện
4. Tổng kết
4.1 Tổng kết nội dung ý nghĩa câu 
chuyện.
4.2 Bài tập
4.3 Kết thúc
- Chia sẻ Nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Gv nhận xét giờ học.
- H/s thực hiện
- Nghe
- Theo dõi lắng nghe
- HS Lắng nghe
- HS Lắng nghe
+ Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: ông đặt một túi tiền, một bó đũa lên bàn, gọi các con lại và nói sẽ thưởng túi tiền cho ai bẻ được bó đũa
+ Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ
+ Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gẫy từng chiếc
+ So với từng người con. Với sự chia rẽ./ Với sự mất đoàn kết
+ So với bốn người con./ Với sự thương yêu đùm bọc nhau. / Với sự đoàn kết
+ Anh em phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu
+ Người cha đã dùng câu chuyện rất rễ hiểu về bó đũa để khuyên bảo con cháu, giúp các con thấm thía tác hại của sự chia rẽ sức mạnh của đoàn kết
=> Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau. Đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, làm được những việc lớn lao.
- HS kể.
- Hs nêu nội dung câu chuyện.
- Học sinh chia sẻ 1,2 hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nghe
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
(Theo Ngụ Ngôn Việt Nam)
 Ngày xưa, có một người nhà giàu, sinh được năm người con. Vì được nuông chiều nên họ sinh ra lười biếng và ỷ lại.
Khi đã trưởng thành, mỗi người đều có một cơ ngơi, nhưng vẫn luôn ganh tị lẫn nhau về những của cải mà cha mẹ cho. Người cha cố gắng khuyên can họ nhưng vô ích, vì vậy ông rất đau lòng.
 Ít lâu sau, người cha lâm bệnh nặng. Biết mình không qua khỏi, ông gọi năm người con đến và bảo gia nhân đem ra một bó đũa.
Năm người con ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì. Ông cầm lấy bó đũa và bảo từng người hãy bẻ đi. Người con nào cũng gắng hết sức mình nhưng không sao bẻ nổi.
Sau đó người cha lại bảo "Các con hãy bẻ từng chiếc một xem sao". Lập tức năm người con bẻ một cách dễ dàng.
Lúc đó người cha mới nói: "Các con ạ, bó đũa ví như năm anh em các con đó, nếu mỗi người các con đều chung tay gánh vác mỗi người một việc thì không kẻ thù nào làm các con gục ngã được. Còn nếu các con chỉ biết đến bản thân mình thì sẽ trở nên lẻ loi và bị thất bại trong cuộc đời. Nếu các con đoàn kết và thương yêu lẫn nhau thì cha mới có thể yên tâm mà nhắm mắt".
 Nghe xong, năm anh em mới hiểu lời người cha dạy, họ rất hối hận với những việc đã làm. Từ đó họ sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu lẫn nhau./.

Tài liệu đính kèm:

  • doc11.doc