Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình

Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS hiểu được giá trị của hòa bình và hậu quả tai hại của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.

2. Kĩ năng:

Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức

Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiện.

3. Thái độ:

Yêu hòa bình, ghét chiến tranh

II. Chuẩn bị

Thầy: Tranh ảnh về chiến tranh.

Trò: Bảng phụ để thảo luận.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra sĩ số học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 4469Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 4: Bảo vệ hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 4
Ngày soạn: 3/9/2013
Ngày dạy:
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
HS hiểu được giá trị của hòa bình và hậu quả tai hại của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.
2. Kĩ năng:
Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức
Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiện. 
3. Thái độ:
Yêu hòa bình, ghét chiến tranh
II. Chuẩn bị
Thầy: Tranh ảnh về chiến tranh.
Trò: Bảng phụ để thảo luận.	
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
 Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là dân chủ? Ý nghĩa của dân chủ?
Gợi ý: Dân chủ là mọi người được làm công việc của tập thể, xã hội, mọi người phải được biết, được bàn bạc, thực hiện và giám sát những công việc chung có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, XD được mối quan hệ XH tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
Gọi HS đọc các thông tin trong SGK.
GV phân nhóm cho HS thảo luận các câu hỏi: 
- Nhóm 1,2,3: Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem các ảnh ở sgk?
Nhóm 4,5,6: Vì sao phải bảo vệ hòa bình và phản đối chiến tranh?
GV: Chiến tranh để lại hậu quả vô cùng to lớn (VD: CTTG I, CTTG II, khủng bố...). Tuy nhiên, các quốc gia tiến hành chiến tranh đôi khi vì mục đích khác nhau. Do đó, có chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa.
? Thế nào là chiến tranh chính nghĩa? Phi nghĩa?
GV: Chiến tranh chính nghĩa cũng chính là một hình thức bảo vệ hòa bình.
Hoạt động 2.
 Tìm hiệu biểu hiện của lòng yêu hòa bình.
* Trò chơi: chia lớp ra 2 nhóm.
- N1: Tìm những hành vi bảo vệ hòa bình?
- N2: Tìm những hành vi không bảo vệ hòa bình?
?Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình?
GV: Ngày nay, các thế lực thù địch, phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại, gây chiến ở nhiều nơi trên thế giới.
Lấy ví dụ cụ thể?
 ?Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai?
? Khi nào thì phải bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh?
GV: VN là đất nước chịu nhiều đau thương do chiến tranh gây ra. Tuy nhiên, nhân dân VN đã khép lại quá khứ (khép lại nhưng không quên) để hướng tới tương lai.
? Tất cả các hành động, việc làm trên thể hiện VN là một đất nước như thế nào?
GV: Hà Nội là thành phố được UNESCO công nhận là “thành phố hòa bình”.
 Ngày nay, nhân dân thế giới đã, đang và sẽ có nhiều hình thức bảo vệ hòa bình.
? Em hãy cho biết một số hình thức bảo vệ hòa bình?
VD: VN và TQ đã đàm phán về Vịnh Bắc Bộ và quần Đảo Hoàng Sa.
? Để bảo vệ hòa bình chúng ta phải làm gì?
? HS phải làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình?
- Tình huống: Nếu có một bạn trong lớp luôn gây gỗ, trêu chọc với mọi người, em sẽ ứng xử như thế nào?
Hoạt động 3.
BT 1: Em hãy cho biết hành vi yêu hoà bình trong bài tập 1?
- Bài tập 2, Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
 Đọc các thông tin.
- Chiến tranh đã để lại hậu quả rất to lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
- Người dân VN nói riêng và nhân dân tiến bộ thế giới nói chung luôn phản đối chiến tranh.
- Để đem lại cuộc sống bình yên cho mọi người, tăng cường sự đoàn kết, hợp tác giữa các dân tộc.
- CTCN: chống lại thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc... (VD: VN)
- CTPN: Đi xâm lược nước khác, tranh dành quyền lợi (về kinh tế, văn hóa...) (VD: Hoa Kì)
- HS cả hai nhóm cùng ghi lên bảng (nhóm nào trong thời gian 3 phút mà ghi đựơc nhiều ý đúng hơn thì nhóm đó thắng cuộc).
- Trả lời
* VD: chiến tranh ở Iraq, khủng bố 11/9/2001 (10 ngàn người chết ở Mỹ), khủng bố ngày 7/7/2005 (50 người chết, 700 người bị thương ở Anh)..
- Trả lời
- Chúng ta phải bảo vệ hòa bình và ngăn chặn chiến tranh ở mọi nơi, mọi lúc (trong các mối quan hệ)
- Trả lời
Nghe.
- Biểu tình, mít tinh, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ. TDTT, đàm phán, hội nghị... để bảo vệ hòa bình.
 (Cho HS đọc Tư liệu tham khảo – sgk – phần 2)
- Trả lời
-Biết yêu chuộng hòa bình, tham gia vào các hoạt động: vẽ tranh, viết thư cho các anh bộ đội...
- Không đồng tình và phân tích cho bạn hiểu, khuyên bạn không nên làm như vậy nữa.
a, b, d, e, h, i.
- Đồng ý: a, c
.
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
 Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống XH bình yên, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. 
2. Trách nhiệm của mọi người.
- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của các quốc gia, của các dân tộc và toàn nhân loại.
3.Giá trị của hoà bình.
-Hoà bình đem lại cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc, là khát vọng của loài người.
- VN là một dân tộc yêu chuông hòa bình, luôn tích cực tham gia vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình và công lí trên thế giới.
3. Cách bảo vệ hoà bình.
- Để bảo vệ hòa bình phải XD mối quan hệ thân thiện, hiểu biết, hữu nghị giữa người với người, giữa các dân tộc và quốc gia trên toàn TG.
III. Bài tập:
1.Hành vi đúng.
a, b, d, e, h, i.
2. ý đúng: a, c.
4. Củng cố.
GV: Qua nội dung bài học, chúng ta cần phải có thái độ cư xử thân thiện với mọi người và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh vì chiến tranh là đau thương, là bệnh tật, chết chóc, thất học
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài cũ.
Làm BT cón lại ở SGK và tham khảo các tài liệu khác.
Soạn bài mới.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
 Nhận xét
 Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 4 GDCD 9.doc