Giáo án Giáo dục hướng nghiệp - Kỹ thuật nuôi gà Ai Cập

- GIỚI THIỆU GIỐNG:

- Gà Ai cập là giống gà thả vườn của Ai Cập, có năng suất trứng đạt 200 – 220 quả/năm, tỷ lệ lòng đỏ cao, chất lượng trứng thơm ngon, được nhập vào nước ta tháng 4/1997.

- Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, thịt chắc, chân cao, tiết diện hình nêm thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Đến 20 tuần tuổi kết thúc giai đoạn hậu bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản. Gà có khả năng chống chịu bệnh thật tốt, thích hợp với nhiều phương thức chăn nuôi.

Kỹ thuật chọn giống:

Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, trọng lượng gà 30 – 32g là đạt yêu cầu. Tránh chọn những con khô và khèo chân, vẹo mỏ, hở rốn.

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục hướng nghiệp - Kỹ thuật nuôi gà Ai Cập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bottom of Form
Kỹ thuật nuôi gà Ai Cập
- GIỚI THIỆU GIỐNG:
- Gà Ai cập là giống gà thả vườn của Ai Cập, có năng suất trứng đạt 200 – 220 quả/năm, tỷ lệ lòng đỏ cao, chất lượng trứng thơm ngon, được nhập vào nước ta tháng 4/1997.
- Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, thịt chắc, chân cao, tiết diện hình nêm thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Đến 20 tuần tuổi kết thúc giai đoạn hậu bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản. Gà có khả năng chống chịu bệnh thật tốt, thích hợp với nhiều phương thức chăn nuôi.
Kỹ thuật chọn giống:
Chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, trọng lượng gà 30 – 32g là đạt yêu cầu. Tránh chọn những con khô và khèo chân, vẹo mỏ, hở rốn.
II- CHUỒNG TRẠI, DỤNG CỤ CHĂN NUÔI:
- Chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng, khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè; phòng được chồn, chó, chuột.
- Nuôi gà trong nông hộ cần có chuồng, xung quanh vườn phải có hàng rào bao quanh, không nên thả rông.
- Chuồng nuôi phải cách ly nhà ở, không nhốt chung gà trong khu chuồng lợn, trâu, bò và không nuôi chung với ngan, vịt.
- Phải có hố sát trùng trước cửa chuồng.
- Cần có đầy đủ máng ăn, máng uống, chụp sưởi, rèm che, chất độn chuồng và bố trí đầy đủ ổ đẻ khi gà bước vào giai đoạn sinh sản.
- Đặt máng ăn, máng uống trong vườn nên đặt dưới gốc cây.
III- THỨC ĂN, NƯỚC UỐNG NUÔI GÀ:
- Thức ăn phải được phối chế sao cho đảm bảo đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần theo từng giai đoạn nuôi gà. Không được sử dụng các loại thức ăn ẩm mốc để phối hợp.
- Không dùng thức ăn quá hạn sử dụng.
- Định mức ăn của gà Ai Cập như sau:
Tuần tuổi
Trọng lượng cơ thể (g)
Thức ăn/con/ngày (g)
0 – 6
Ăn tự do
7 – 9
500 – 670
Ăn tự do đến 9h đêm
10-13
730-1020
60 – 65
14-17
1100-1280
70-75
18-19
1350-1400
80-85
TT
Tỷ lệ đẻ (%)
Thức ăn/ngày (g)
20-21
5,25-12,5
95
22-25
38,5-58,5
100-105
26-29
66,8-71,7
110-115
30-33
73-74,5
120
34-39
73,4-68,2
115-110
40-47
68-61,6
105
48-72
61,5-42,5
100
 - Nước uống: Cho gà uống nước sạch. Trong giai đoạn gà con (0 – 6 tuần tuổi) nên cho gà uống nước sôi để nguội, pha thuốc vitamin C, B và đường glucoz. Không cho gà uống nước lạnh dưới 80C hoặc nóng quá trên 300C .
IV- KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG.
- Khả năng điều tiết thân nhiệt của gà con chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém, dễ cảm nhiễm bệnh. Do đó, trong giai đoạn đầu phải sưởi ấm cho gà. Nhiệt độ sưởi ấm trong 1 tuần đầu từ 32 – 350C, những ngày sau mỗi ngày giảm 10C cho đến khi nhiệt độ đạt 20 – 250C. Mùa đông gà sau 3 tuần tuổi, mùa hè sau 2 tuần tuổi thì bỏ quây úm.
- Chuẩn bị trước khi đưa gà về: lồng úm, chụp sưởi, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống, thức ăn, trước khi đưa gà vào úm phải sưởi ấm chuồng trước đó vài giờ.
- Cho ăn ngô nghiền trong ngày tuổi thứ nhất để tiêu hết túi lòng đỏ còn lại trong bụng.
- Giai đoạn gà cho ăn thức ăn có chất lượng tốt và cho ăn tự do, liên tục cả ngày và đêm.
- Trong quá trình úm, thường xuyên quan sát sự phân tán đàn gà trong quây để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp:
+ Gà tụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh.
+ Gà tản xa chụp sưởi là bị nóng.
+ Gà nằm đều quanh chụp sưởi là đủ nhiệt.
- Thả gà trong quây úm với mật độ khoảng 20 – 25 con/m2. Giai đoạn gà dò 7 – 8 con/m2; giai đoạn gà sinh sản 4 – 5 con/m2 chuồng.
- Giai đoạn gà hậu bị cho ăn hạn chế theo định mức để khống chế khối lượng cơ thể gà. Giai đoạn này trống mái nhốt riêng và chỉ cần dùng ánh sáng tự nhiên.
- Giai đoạn gà sinh sản cho ăn theo tỷ lệ đẻ trứng và ghép trống mái theo tỷ lệ 1 trống / 8 – 10 mái. Giai đoạn này ngoài ánh sáng tự nhiên phải chiếu sáng bổ sung vào ban đêm, sao cho đảm bảo thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày.
V- CÔNG TÁC VỆ SINH PHÒNG BỆNH.
- Hạn chế người và động vật ra vào khu chăn nuôi, ngăn không cho tiếp xúc với chim hoang dã.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng trong và xung quanh chuồng nuôi.
- Quan sát đàn gà thường xuyên để phát hiện những con bị bệnh và nuôi cách ly, đồng thời báo cáo cho thú y cơ sở gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Để trống chuồng ít nhất 15 ngày trước khi đưa đàn gà mới vào nuôi. Nếu bị dịch bệnh phải để trống chuồng ít nhất 3 tháng.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh cho gà theo hướng dẫn của thú y. 
Lịch tiêm phòng cụ thể như sau:
Ngày tuổi
Loại Vac xin
Cách sử dụng
1 – 4
Vitamin B1, B-Complex
Cho uống
5 ngày tuổi
Gumboro lần 1
Nhỏ mắt, mũi
7 ngày tuổi
Lasota lần 1
Đậu gà
Nhỏ mắt, mũi.
Chủng vài màng cánh
10 ngày tuổi
Cúm gia cầm lần 1
Tiêm dưới da cổ
15 ngày tuổi
Gumboro lần 2
Nhỏ mắt, mũi
25 ngày tuổi
Lasota lần 2, kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn
Nhỏ mắt, mũi
Trộn vào thức ăn
40 ngày tuổi
Cúm gia cầm lần 2
Tiêm dưới da cổ
2 tháng tuổi
Newcasle Hệ 1 để phòng bệnh dịch tả gà;
Phòng tụ huyết trùng
Tiêm dưới da
1 – 3 tháng tuổi
Phòng bệnh cầu trùng
Mỗi tuần cho uống 2 lần theo hướng dẫn
Sau đó cứ 4 tháng tiêm lại vacxin Newcasle Hệ 1, vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng. Sau 5 tháng tiêm nhắc lại vacxin cúm gia cầm.
CHÚC BÀ CON THÀNH CÔNG !!!

Tài liệu đính kèm:

  • docxKy_thuat_nuoi_ga_AI_CAP.docx