Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật

I. MỤC TIÊU

 1. Kieán thöùc: Hiểu được lố sống giản dị, ý chí kiên cường tự rèn luyện bản thân của Bác

 2. Kyõ naêng: Rèn luyện lối sống tự lập; biết cách tự lập, vươn lên trong học tập, lao động

 3. Thaùi ñoä: Biết phê phán lối sống dựa dẫm, phụ thuộc người khác.

 4, Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh

 - Giải quyết vấn đề; Trình bày, Tự lập

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI:

 - Thế nào là sống giản dị?

III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ: Nhận xét; đánh giá

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình 44 SGK phoùng to. Phieáu hoïc taäp.

V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

Trò chơi: Thi tìm các thơ, câu ca dao ca ngợi về Bác Hồ

– Chia lớp thành 2 đội. GV cho 2 đội nghe bài hát “Nhớ ơn Bác”. Khi hết bài hát, GV yêu cầu các đội lên đọc kết quả của đội mình. Đội nào tìm được nhiều câu ca dao ca ngợi về Bác Hồ thì đội đó thắng.

 

docx 39 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2143Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
èn luyện bản thân như thế nào để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
GV gọi HS trả lời.
GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi hoạt động.
6. Gợi ý cho người sử dụng
GV làm phiếu học tập (câu 2, tr.10) photo phát cho HS làm, sau đó thu lại
để kiểm tra mức độ hoàn thành công việc của HS.
Bài 3
KHÔNG NÊN ĐAO TO BÚA LỚN
Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8”, tr.12.
Thời gian: 90 phút
Địa điểm: Lớp học (Hội trường).
Chuẩn bị: Bút mực, bút dạ, giấy A0, giấy A4, băng dính, bài hát “Tình Bác sáng đời ta” (Nhạc: Lưu Hữu Phước; Lời: Diệp Minh Tuyền).
Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Đứng, ngồi, vỗ tay
Cách chơi: Quản trò hướng dẫn người chơi các động tác:
+ Khi quản trò nói “đứng” thì người chơi ngồi xuống.
+ Khi quản trò nói “ngồi” thì người chơi vỗ tay.
+ Khi quản trò nói “vỗ tay” thì người chơi đứng lên.
Lưu ý: Quản trò có thể nói một kiểu, làm một kiểu khác hoặc đánh lừa người chơi, ai làm động tác không đúng như quy định là phạm luật.
GV giới thiệu bài học “Không nên đao to búa lớn”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút)
GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.13).
HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Không nên đao to búa lớn”.
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 (tr.13, 14).
GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
Bác Hồ làm việc hằng ngày theo một chương trình rất chặt chẽ. Bất kì lúc nào từ giờ giấc tiếp khách đến sinh hoạt, hội họp, Bác không bao giờ trễ một phút.
Văn phòng Bác gọi điện thoại nhiều lần về một bài trả lời phỏng vấn của Bác phải làm ngay nhưng không có hồi âm.
Hình thức xử phạt nghiêm túc nhưng có lí, có tình.
Vì nếu làm to mọi chuyện người mắc khuyết điểm sẽ tự ti và khó để họ tự nhận ra và sửa chữa khuyết điểm của mình.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 6, 7 (tr.14) vào giấy A4.
Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.
Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, tất cả các thành viên đều nắm được nội dung thảo luận và nêu ý kiến. (Trong khi HS thảo luận GV đi đến các nhóm lắng nghe, hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý...).
Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
GV gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
GV và HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời:
Cách phê bình của Bác với đồng chí Th. nghiêm túc nhưng không đao to búa lớn.
Trong mỗi tình huống Bác giải quyết đều có tình, có lí. Bác là người có lòng khoan dung, nhân ái, với Bác "Nâng niu tất cả chỉ quên mình" .
GV trình chiếu ảnh Bác Hồ và cho cả lớp nghe bài hát “Tình Bác sáng
đời ta” trước khi chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.14, 15).
GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
a) – Chẳng những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình, trở thành người tốt hơn mà ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, yên ổn tâm hồn. Để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt. Xã hội vì thế mà trở nên thanh bình, yên ổn.
Tha thứ là một phẩm chất vô cùng đáng quý của mỗi con người đó là lòng vị tha.
Giúp cho tâm hồn được mở rộng nhiều hơn, trái tim nhân hậu nồng cháy sẽ luôn luôn xuất hiện.
b) – Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
HS tự làm.
a
Khuyên chúng ta cần có thái độ kiên quyết phê phán trước những kẻ gây ra lỗi lầm nhưng cũng phải biết tha thứ khi họ đã biết ăn năn, hối hận và tạo điều kiện để sửa chữa những lỗi lầm mà họ gây ra.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5 (tr.15) vào giấy A0.
Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.
Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A0.
Hết thời gian thảo luận các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và trình bày phần làm việc của nhóm.
Các nhóm HS và GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. Nhóm nào xong trước thời gian quy định và đưa ra cách xử lí tình huống tốt sẽ tuyên dương.
Gợi ý trả lời:
Xử lí tình huống
Tìm hiểu, gần gũi, tiếp xúc, tin tưởng, lắng nghe ý kiến của người khác, không ganh ghét, luôn đoàn kết với mọi người.
Tin vào bạn, chân thành cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành không ghen ghét, định kiến, luôn đoàn kết thân ái với bạn.
Ngăn cản, tìm lí do của sự bất hoà ấy, giải thích và tạo điều kiện giải hoà. Phải ngăn cản tìm hiểu nguyên nhân.
Không hiểu lầm nhau, không bất hoà sẽ dễ thông cảm cho nhau. Sống chân thành và cởi mở hơn.
Không phê bình gay gắt, giải thích để bạn thấy khuyết điểm, góp ý về cách khắc phục, tìm cơ hội để bạn hoà nhập với bạn bè.
Tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục, góp ý với bạn. Tha thứ và thông cảm với bạn không định kiến.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:
+ Qua câu chuyện “Không nên đao to búa lớn”, em học được đức tính gì
Bác?
+ Mỗi HS cần rèn luyện như thế nào để biết tha thứ cho những người làm việc sai trái?
GV gọi HS trả lời:
GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi hoạt động.
Gợi ý cho người sử dụng
GV có thể tổ chức trò chơi tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về sự tha thứ để củng cố và tổng kết bài học. (Ví dụ: Một sự nhịn là chín sự lành; Giơ cao đánh khẽ; Chín bỏ làm mười,...).
Bài 4
CÓ ĂN BỚT PHẦN CƠM CỦA CON KHÔNG?
Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành dành cho học sinh lớp 8”, tr.17.
Thời gian: 90 phút
Địa điểm: Lớp học (Hội trường).
Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy A3, A4, băng dính hai mặt, bài hát “Bên ta như có Bác” (Nhạc: Phạm Đình Sáu; Thơ: Tố Hữu).
Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Hát truyền bút
Trò chơi có 5 bài hát từ 1 đến 5. Năm bài hát đó là: Một con vịt, Hai con thằn lằn con, Ba thương con, Bốn phương trời, Năm anh em trên một chiếc xe tăng.
Cả lớp cùng hát và lần lượt truyền bút cho nhau. Mỗi bạn giữ bút tối đa 2 giây. Hết mỗi bài hát bút ở tay ai thì người đó sẽ đứng lên trên trước lớp.
GV giới thiệu bài học “Có ăn bớt phần cơm của con không?”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút)
GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.16).
HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Có ăn bớt phần cơm của con không?”
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.17, 18).
GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
Các chú xem đấy, mới có từng này cán bộ mà đã tham ô, lãng phí như vậy, thử hỏi nếu cán bộ trong toàn quân, toàn quốc cũng phạm khuyết điểm
như các chú ở đây thì thiệt hại cho công quỹ của Nhà nước, của nhân dân biết bao nhiêu.
Bác đã so sánh nạn tham ô, lãng phí giống như sâu mọt đục khoét của cải của nhân dân.
Tác hại: Làm vẩn đục chế độ tốt đẹp của chúng ta, đến đạo đức của người cán bộ Đảng viên.
Để mọi người thấy rõ tham ô, lãng phí là một tệ nạn, một thói xấu.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 4, 5 (tr.18) vào giấy A4.
Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 10 phút.
Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, tất cả các thành viên đều nắm được nội dung thảo luận và nêu ý kiến. (Trong khi HS thảo luận, GV đi đến các nhóm lắng nghe, hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý...)
Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
GV gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
GV và HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời:
Không tham ô, lãng phí của cải của nhân dân, hãy yêu thương nhân dân như con mình.
Giúp cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, để nâng cao đời sống nhân dân.
Giúp cán bộ cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự bộ đội và nhân dân.
Giúp chính quyền ta trở thành một chính quyền trong sạch, vững mạnh xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hi sinh của chiến sĩ và đồng bào.
GV cho cả lớp nghe bài hát “Bên ta như có Bác” trước khi chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.18, 19).
GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Ý nghĩa và tác dụng:
+ Làm con người thanh thản.
+ Nhận được sự tin cậy, quý trọng.
+ Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
Liêm khiết: a, b, d. Không liêm khiết: c, e, f.
b.
– Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
Đồng tình ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán hành vi thiếu liêm khiết.
Thường xuyên rèn luyện để có thói quen sống liêm khiết.
Thật thà, trung thực trong quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội. Chú tâm học tập tốt, dựa vào sức mình; kiên trì phấn đấu để đạt kết quả cao bằng chính sức lực của mình.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.19).
Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS). Mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, GV quy định thời gian thảo luận.
Thảo luận câu 5 (tr.19) vào giấy A4 trong 5 phút. Sau đó các nhóm trình bày trước lớp.
Thảo luận câu 6 về xây dựng thông điệp hoặc vẽ áp phích vào giấy A3 để nói về tính liêm khiết trong 15 phút. Sau đó các nhóm treo sản phẩm lên bảng lớp và trình bày ý tưởng của nhóm mình. Các nhóm HS và GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm. GV sẽ lựa chọn 1, 2 sản phẩm tốt nhất để treo trong lớp.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:
+ Qua câu chuyện “Có ăn bớt phần cơm của con không?”, Bác đã dạy cho chúng ta điều gì?
+ Mỗi HS muốn trở thành người liêm khiết cần phải làm gì?
GV gọi HS trả lời.
GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi hoạt động.
6. Gợi ý cho người sử dụng
GV tổ chức trò chơi thi tìm câu ca dao, tục ngữ nói về sự liêm khiết để củng cố và tổng kết bài học. (Ví dụ: Đói cho sạch, rách cho thơm; Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư; Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo,...)
Bài 5
CHÚ LÀM CHỦ TỊCH ĐỂ BÁC LÀM THỨ TRƯỞNG
Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8”, tr.20.
Thời gian: 90 phút
Địa điểm: Lớp học (Hội trường).
Chuẩn bị: Bút mực, bút dạ, giấy A0, giấy A4, bài hát “Vâng theo lời Bác” (Sáng tác: Lê Vinh Phúc).
Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Cao – thấp – dài – ngắn
Cách chơi: Quản trò quy ước các động tác:
“Cao – thấp”: Người chơi giang rộng hai cánh tay/ thu hẹp lại theo chiều cao.
“Dài – ngắn”: Người chơi giang rộng hai cánh tay/ thu hẹp lại theo chiều ngang.
Quản trò yêu cầu người chơi chỉ làm theo những gì mình nói, không làm theo động tác của quản trò. Quản trò hô và thay đổi cử điệu và ngược lại với lời hô để dụ người chơi. Quản trò nên cho người chơi nháp một vài lần rồi mới bắt đầu.
GV giới thiệu bài học “Chú làm Chủ tịch để Bác làm Thứ trưởng”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút)
GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.21).
HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Chú làm Chủ tịch để Bác làm Thứ trưởng”.
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.21, 22).
GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
Cách mạng chưa thành công hoàn toàn. Mới chỉ là thắng lợi một bước quan trọng, để chuyển sang giai đoạn mới cao hơn, phức tạp hơn. Giành được chính quyền đã quan trọng, nhưng bảo vệ được chính quyền còn khó khăn hơn, xây dựng đất nước phồn vinh còn quan trọng, khó khăn gấp bội, ta cần cố gắng, hi sinh nhiều hơn.
Đồng chí Vũ là người thẳng thắn. Đồng chí Vũ đã so sánh mình với mấy anh tiểu tư sản, trí thức, quan lại cũ.
Đồng chí Vũ không đồng ý với chức vụ mới được phân công.
Sau khi nói chuyện với Bác xong, thái độ của đồng chí Vũ im lặng ra về.
Thái độ của Bác thông cảm, bao dung, nhẹ nhàng giải thích cho những cán bộ có tư tưởng hưởng lạc, cầu an.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.22).
Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS). Thời gian thảo luận 25 phút.
+ Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và trình bày trước lớp.
+ Các nhóm thảo luận và viết lại đoạn hội thoại giữa Bác với đồng chí Vũ; phân vai và tập lời thoại, diễn tả hành động, thái độ của Bác và đồng chí Vũ. Sau đó các nhóm biểu diễn trước lớp.
Đánh giá và nhận xét của các nhóm khác và của GV.
Gợi ý trả lời:
Trong cuộc sống không nên ghen tị, so bì với người khác.
HS viết đoạn hội thoại giữa Bác với đồng chí Vũ; HS đóng vai, trình bày trước lớp.
GV cho cả lớp nghe bài hát “Vâng theo lời Bác” trước khi chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.22).
GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
Biểu hiện của hành vi so bì, ghen tị:
Khó chịu khi thấy ai đó hơn mình.
Luôn soi mói và so sánh với người khác.
Ghen ghét, nói xấu người khác.
Tập trung vào những mặt không tốt của người khác.
Không công nhận thành quả của người khác.
Ví dụ:
Trong lớp có một HS có thành tích học tập giỏi, người có tính đố kị sẽ nói bóng nói gió là bạn ấy khéo làm quen với các thầy, các cô.
Thấy bạn có đồ mới hợp thời trang, người đố kị sẽ nói: “Cũng bình thường thôi mà.”
Mỗi HS tự nêu cách cư xử.
Đó là những người luôn tin vào bản thân và kiên trì, biết quản lí tốt những cảm xúc của mình; biết dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào những điều tốt đẹp; biết yêu thương và chăm sóc bản thân. Họ là những người có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3 (tr.23) vào giấy A0.
Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.
Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm đưa ra những ý tưởng về cách giải quyết, thư kí tổng kết, ghi lại kết quả thảo luận vào giấy A0.
Hết thời gian thảo luận các nhóm dán sản phẩm của nhóm lên tường xung quanh lớp học như triển lãm tranh.
HS cả lớp đi xem “triển lãm” và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
GV và HS đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
– Ghen tị là một đức tính xấu của con người. Những người có thói ghen tị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình.
Tác hại của thói ghen tị:
+ Ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái.
+ Cản trở con người phát triển tài năng, năng lực.
+ Ghen tị không những không ích lợi gì cho bản thân mình mà còn gây hại cho cuộc sống của mình.
Bài học:
+ Những điều tốt đẹp hay quyền lợi mà người kia đang có không phải là điều gì đó quá to tát giữa thế giới rộng lớn này; thay vào đó, hãy tập trung nghĩ về những điều tích cực và thiết thực trong tầm quản lí của chính mình (một kỉ niệm đẹp, những công việc thú vị bạn sắp hoàn thành,) hoặc chuyển qua hoạt động khác.
+ Tự nhắc nhở bản thân về những ưu điểm và lợi thế của chính mình.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:
+ Qua câu chuyện “Chú làm Chủ tịch, để Bác làm Thứ trưởng”, em học
được điều gì ở Bác?
+ Mỗi HS cần làm gì để loại bỏ thói ghen tị?
GV gọi HS trả lời.
GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi hoạt động.
6. Gợi ý cho người sử dụng
Câu 3, phần Thực hành – ứng dụng, GV có thể tổ chức thi hùng biện giữa các nhóm.
Bài 6
CHÚ ĂN NO MỚI CÀY ĐƯỢC, SAO ĐỂ TRÂU GÀY ĐÓI THẾ?
Tài liệu: Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8”, tr.24.
Thời gian: 90 phút
Địa điểm: Lớp học (Hội trường).
Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy A3, giấy A4, băng dính hai mặt, bài hát “Em được nghe chuyện Bác Hồ” (Sáng tác: Phạm Tuyên).
Các bước tiến hành
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Trò chơi: Bắt cá
Cách chơi: Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò chọn ra 3 – 5 cặp làm “lưới bắt cá” (tuỳ theo số lượng người chơi nhiều hay ít). Các cặp này đứng cách đều nhau. Từng cặp đối mặt, nắm tay nhau, hai cánh tay giơ cao ngang đầu. Giữa hai người chừa một khoảng trống cho một người chui lọt. Những người còn lại nắm tay thành vòng tròn, không được rời tay nhau, di chuyển liên tục dưới các “lưới bắt cá” vừa đi vừa hát những bài hát về Bác Hồ (Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng, Em mơ gặp Bác Hồ, Bác Hồ người cho em tất cả,...). Khi nghe người quản trò thổi còi hoặc hô sập, các “lưới bắt cá” chụp xuống để bắt những con cá đang di chuyển bên dưới.
GV giới thiệu bài học “Chú ăn no mới cày được, sao để trâu gày đói thế?”.
Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút)
GV yêu cầu HS đọc phần Mục tiêu bài học (tr.25).
HS đọc thầm, đọc cá nhân trước lớp bài “Chú ăn no mới cày được, sao để trâu gày đói thế?”
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.25, 26).
GV gọi HS chia sẻ phần trả lời trước lớp.
Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
Khi đến nơi xã viên đang gặt lúa, Bác nhìn thấy ông Nguyễn Hữu Uy và Nguyễn Đức Lân đang cày dưới ruộng, ông Uy cày một con trâu trông rất gày.
Khi Bác đến chỗ hai người nông dân đang cày ruộng, Bác hỏi họ: “Chú đã ăn cơm chưa?”.
Bác hỏi như vậy vì Bác trông thấy con trâu rất gày.
Thái độ của ông Uy lúng túng, ngượng ngùng.
Bác khuyên hai người nông dân cần phải chăm sóc tốt con trâu thì mới có đủ sức cày sâu bừa kĩ, mới sản xuất được ra nhiều lúa gạo cho dân ta ấm no, nước ta giàu mạnh.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 5, 6 (tr.26) vào giấy A4.
Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 15 phút.
Nhóm trưởng điều hành thảo luận trong nhóm, tất cả các thành viên đều nắm được nội dung thảo luận và nêu ý kiến. (Trong khi HS thảo luận, GV đi đến các nhóm lắng nghe, hỗ trợ, đặt câu hỏi gợi ý...).
Thống nhất ý kiến trong nhóm, thư kí ghi kết quả thảo luận vào giấy A4.
GV gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
GV và HS nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời:
Đối với người nông dân, con trâu là phương tiện gần gũi và quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp nên nó được coi là yếu tố tiên quyết tạo nên sự giàu có cho mỗi gia đình.
Ý nghĩa câu chuyện: Học tập lối sống biết yêu thương, quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh.
GV cho cả lớp nghe bài hát “Em được nghe chuyện Bác Hồ” trước khi chuyển sang Hoạt động 3.
Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (35 phút)
Hoạt động cá nhân:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (tr.26).
GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.
Gợi ý trả lời:
Thờ ơ là tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới ai, không hề có chút tình cảm gì.
Tác hại của sự thờ ơ: sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập và làm việc của mỗi cá nhân. Một HS nếu hằng ngày đến lớp chỉ biết chỗ ngồi của mình mà thờ ơ với bạn bè, trường lớp thì cũng khó mà học tốt vì không được sưởi ấm bởi niềm vui và tình cảm chân thành của thầy cô, bè bạn.
Mỗi HS cần phải học tập và tu dưỡng đạo đức. Hãy biết đồng cảm với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái! Hãy yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình! Chúng ta hãy sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, sống tử tế và hãy luôn nhớ rằng mọi suy nghĩ, hành động, lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái. Tích cực tham gia vào những phong trào, những hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn Chúng ta hãy sống theo quan điểm đúng đắn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy và nêu gương sáng: Mình vì mọi người, mọi người vì mình thì chắc chắn mọi bi kịch của số phận sẽ lùi xa.
HS tự làm.
Hoạt động nhóm:
Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời câu hỏi 3, 4 (tr.27).
Tổ chức thảo luận:
GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 4 – 5 HS), mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư kí, thời gian thảo luận trong 25 phút.
Các nhóm thảo luận câu 3 (tr.27) vào giấy A4. Thống nhất ý kiến trong nhóm. (Ví dụ: Trong cuộc sống hiện đại, thái độ lạnh nhạt thờ ơ ngày càng nhiều, diễn ra ở nhiều nơi: trong gia đình, ngoài xã hội... Cần phải thể hiện thái
độ không đồng tình, cần phải phê phán để giúp người khác nhận biết thờ ơ là tính xấu cần phải loại bỏ. Vì vậy phê phán thái độ thờ ơ đối với con người quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết). GV tổ chức thi hùng biện giữa các nhóm. Các nhóm khác và GV đánh giá, nhận xét.
Thảo luận câu 4 (tr.27) vào giấy A3: HS đưa ra khẩu hiệu (slogan), tranh vẽ có kèm thông điệp phê phán thái độ thờ ơ của nhóm mình. Các nhóm thống nhất ý kiến. Sau đó, treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng lớp và trình bày ý tưởng của nhóm. Các nhóm khác và GV đi quan sát, đánh giá, nhận xét. GV và HS sẽ bình chọn một số sản phẩm có nội dung và hình thức trình bày tốt nhất để treo trong lớp học.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (10 phút)
GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết:
+ Qua câu chuyện “Chú ăn no mới cày được, sao để trâu gày đói thế?”.
Em học được bài học gì?
+ Mỗi HS cần làm gì để loại bỏ căn bệnh thờ ơ?
GV gọi HS trả lời:
GV nhận xét quá trình làm việc của HS, nhóm dựa trên phần đánh giá sau mỗi hoạt động.
6. Gợi ý cho người sử dụng
GV cho HS treo các sản phẩm của các nhóm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDao duc bac ho 8_12169555.docx