Giáo án Khối 3 - Tuần 18

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I

TIẾT 1

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: Kiểm tra đọc

 - Nội dung : Các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17.

 - Kĩ năng đọc thành tiếng : đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở học kì I

 - Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài : Nghe – viết đúng, trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định bài CT ( tốc độ viết khoảng 60 tiếng/ 15phút); không mắc quá 5 lỗi trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15 phút)

 - Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc.

 - Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

 - Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.

 - Cho điểm trực tiếp từng HS.

2. Hoạt động 2: Viết chính tả (20 phút)

 - GV đọc đoạn văn một lượt.

 - GV giải nghĩa các từ khó.

+ Uy nghi : dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.

 

doc 29 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 3 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Bước đầu viết được Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách ( BT 2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu ghi sẵn tên đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15 phút)
- Gọi HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc.
- Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài.
- Cho điểm HS
2. Hoạt động 2: Ôn luyện về viết đơn ( 15 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu. Gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
 + Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học?
- Yêu cầu HS tự làm. Gọi HS đọc đơn của mình và HS khác nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) 
 	- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính chu vi hình chữ nhật và tính chu vi hình vuông qua việc giải các
bài toán có nội dung hình học
- Cả lớp làm các bài tập 1 (a) , 2, 3, 4. HS khá, giỏi làm tất cả các bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức bài Chu vi hình vuông ( 5 phút) 
 GV kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS. Nhận xét trước lớp.
2. Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành ( 30 phút)
*Bài 1: Biết tính chu vi hình vuông
- Gọi 1hs đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài rồi chữa bài.
*Bài 2: Biết tính tính chu vi hình vuông
- Gọi hs đọc đề bài
- Hướng dẫn: Chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có
cạnh 50cm
- Số đo cạnh viết theo đơn vị cm, đề bài hỏi chu vi theo đơn vị mét nên sau
khi tính chu vi theo cm ta phải đổi ra m.
*Bài 3: Biết tính tính chu vi hình vuông
- Gọi 1hs đọc đề bài sau đó hướng dẫn HS:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào? vì sao?
-Y/c hs làm bài rồi chữa bài.
*Bài 4: Biết tính chu vi hình chữ nhật
- Gọi 1hs đọc đề bài, hướng dẫn HS:
+ Bài toán cho biết những gì ?
+ Nửa chu vi của hình chữ nhật là gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Làm như thế nào đề tính được chiều dài của hcn?
- Y/c hs làm bài rồi chữa bài.
3. Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) 
 GV nhận xét giờ học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nêu tên và chỉ đúng các bộ phận: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.
II.CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh do học sinh sưu tầm.
- Hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
- Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: CHƠI TRÒ CHƠI AI NHANH AI ĐÚNG ?
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể được tên và chức năng các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. 
Bước 2: GV tổ chức cho học sinh quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh, chơi theo nhóm trước, khi học sinh đã thuộc thì chia thành đội chơi.
Hoạt động 2: QUAN SÁT HÌNH THEO NHÓM.
* Mục tiêu: học sinh kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm và thảo luận
Quan sát hình theo nhóm: Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong các hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK.
Có thể liân hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, mà em biết.
Bước 2: Từng nhóm dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em đã sưu tầm được theo cách trình bày của từng nhóm, GV cho các nhóm bình luận chéo nhau.
Hoạt động 3: LÀM VIỆC CÁ NHÂN
- Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệi về gia đình mình.
- Khi học sinh giới thiệu, GV theo dõi và nhận xét xem học sinh vẽ và giới thiệu có đúng không để làm căn cứ đánh giá học sinh.
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
THỂ DỤC
KIỂM TRA ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ
VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN 
I. Mục tiêu:
 Kiểm tra các nội dung : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi chuyển hướng phải trái, đi vượt chướng ngại vật thấp.
 Yêu cầu học sinh thực hiện được các động tác ở mức độ tơng đối chính xác.
II. Địa điểm - phương tiện :
 	Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập
	 Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
1. Phần mở đầu
	 Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 	 Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
	 Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc ở sân tập
 Trò chơi : Có chúng em.
 Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 4x 8 nhịp	 
2.Phần cơ bản 
Kiểm tra các nội dung : Tập hợp hàng ngang, dónh hàng, quay phải, 
quay trái, đi chuyển hướng phải trái, đi vượt chướng ngại vật thấp.
 Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
3. Phần kết thúc 
 	Đi chậm theo vòng tròn , vỗ tay hát
 	 GV nhận xét tiết học.	
 Về nhà ôn luyên bài tập ĐHĐN và RLTTCB	
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2018 (Sáng)
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 6
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Kiểm tra đọc: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Bước đầu biết viết một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến , câu văn rõ ràng, có tình cảm( BT 2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
HS chuẩn bị giấy viết thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15 phút)
- Tiến hành tương tự như tiết 5.
2. Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết thư ( 15 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Em sẽ viết thư cho ai ?
- Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư gửi bà.
- Yêu cầu HS tự viết bài. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi một số HS đọc lá thư của mình. GV chỉnh sửa từng từ, câu cho thêm
chau chuốt. Cho điểm HS.
3. Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) 
Dặn dò HS về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết làm các phép tính nhân, chia trong bảng, nhân, chia số có 2,3 chữ với
số có một chữ số, tính giá trị của biểu thức.
 - Biết tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, giải toán về tìm 1 phần mấy của 1 số.
 - Cả lớp làm các bài tập 1, 2 ( cột 1, 2, 3), 3, 4. HS khá, giỏi làm tất cả các bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức bài Luyện tập ( 5 phút) 
 GV kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS. Nhận xét trước lớp.
2.Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành ( 30 phút)
*Bài 1: 
 Biết làm các phép tính nhân, chia trong bảng, nhân,
-1 hs nêu y/c của bài
- Y/c hs tự làm bài sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài
của nhau.
*Bài 2 :
 Biết làm các phép tính nhân, chia số có 2,3 chữ với số có một chữ số,
- 1 hs nêu y/c của bài
- Y/c hs tự làm bài
- Chữa bài, y/c một số hs nêu cách tính của một số phép tính cụ thể trongbài.
*Bài 3: 
 Biết tính chu vi hình chữ nhật
- Gọi 1 hs đọc đề bài
- Y/c hs nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Y/c hs làm bài rồi chữa bài.
*Bài 4: 
 Giải toán về tìm 1 phần mấy của 1 số.
- 1 hs đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề
- Y/c hs làm tiếp bài rồi chữa bài.
*Bài 5: tính giá trị của biểu thức.
- 1hs nêu y/c của bài
-Y/c hs nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức rồi làm bài
4. Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) 
GV nhận xét giờ học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 6
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Kiểm tra đọc: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Bước đầu biết viết một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến , câu văn rõ ràng, có tình cảm( BT 2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
HS chuẩn bị giấy viết thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15 phút)
- Tiến hành tương tự như tiết 5.
2. Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết thư ( 15 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Em sẽ viết thư cho ai ?
- Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư gửi bà.
- Yêu cầu HS tự viết bài. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi một số HS đọc lá thư của mình. GV chỉnh sửa từng từ, câu cho thêm
chau chuốt. Cho điểm HS.
3. Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) Dặn dò HS về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
Thứ năm ngày 4 tháng 1 năm 2018 (Chiều)
TIẾNG VIỆT
GV thực hiện kiểm tra Tập làm văn
I. Mục Đích, yêu cầu:
- Học sinh viết đúng thể loại văn viết thư gửi bạn kể về việc học tập của mình trong học kỳ vừa qua.
II.Đề bài: Em hãy viết thư cho bạn ở xa kể với bạn về việc học tập của em trong học kì vừa qua và cùng nhau phấn đấu học tập thật giỏi.
III. Học sinh làm bài 
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
TOÁN
KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra các kiến thức vừa học về nhân, chia trong bảng và nhân, chia số có 3 chữ số với số có 1 chứ số; tính giá tri biểu thức
- Giải toán bằng 2 phép tích.
II. Đề bài
Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
1. Một chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rông 8cm.Chu vi của hình chữ nhật là:
A. 23cm B. 46cm C.120cm D. 60cm
2. Một hình vuông có chu vi là 40cm . Cạnh của hình vuông đó là:
A. 10cm B. 20cm C. 36cm 160cm
3. Một tháng có 31 ngày hỏi tháng đó có mấy tuần và thừa mấy ngày?
A. 4 tuần thừa 2 ngày b. 4 tuần thừa 3 ngày C. 4 tuần thừa 5 ngày
4. Đồng hồ chỉ 10 giờ 20 phút. Kim giờ và kim phút chỉ số mấy?
A. Kim giờ chỉ hơn số 10, kim phút chỉ số 4
B. Kim giờ chỉ hơn số 10, kim phút chỉ số 2
4. Điền số thích hợp 5m6cm =.....cm
A. 500cm B. 506cm C. 560cm D. 56cm
Phần 2: Tự luận
Bài 1: Tính nhẩm
7 x 8 = ........ 24 : 6 = ........ 49 : 7 = ..... 36 : 6 = ......
3 x 5 = ........ 72 : 9 = ......... 8 x 7 = ...... 4 x 7 =......
6 x 7 = ........ 56 : 7 = ......... 5 x 9 = ....... 6 x 8 = .....
Bài 2: Đặt tính rồi tính
42 x 6 305 x 4 836: 2 849: 7
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
124 : 4 + 69 = 150 + 218 : 2 = ( 28 : 2 ) x 5 =
Bài 4: Một cửa hàng có 824 ki lô gam gạo, đã bán được số gạo đó . Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki lô gam gạo?
III. Chấm bài nhận xét
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người và thực hiện đổ rác
đúng nới quy định.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi
trường sống.
* Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
-Kĩ năng quan sát, tìm kiếm v xử lí cc thơng tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.
-Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thơng tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
-Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí cc thơng tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
-Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
-Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh, ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức bài ôn tập ( 5 phút) 
 1-2HS trả lời một số câu hỏi của bài học trước. Gv nhận xét.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 12 phút)
Bước 1: Thảo luận nhóm
GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời theo gợi ý:
- Hãy nói cảm giác của bạn khi đi ngang qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
- Những sinh vật thường sống trong đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ?
GV gợi ý để HS nêu được các ý sau:
- Rác (vỏ đồ hộp, giáy gói thức ăn,) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh.
- Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột, .
Bước 2: GV nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nôi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người.
+ Kết luận: Trong các loại rác, có những loại thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, thường sống ở nơi có rác. Chúng là vật trung gian truyền bệnh của con người.
3.Hoạt động 3: Làm việc theo cặp ( 13 phút)
Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69 và tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý: chỉ và nói việc làm nào là đúng, việc làm nào sai.
Bước 2: GV có thể gợi ý tiếp: Em cần phải làm gì để giữ vệ sinh công cộng ?
- Em đã làm gì để giữ vệ sinh công cộng ?
- Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em.
GV kẻ bảng để điền những câu trả lời của HS và căn cứ vào phần trả lời của HS, GV giới thiệu những cách xử lý rác hợp vệ sinh.
Tên xã (huyện)
Chôn
Đốt
Ủ
Tái chế
4. Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) 
 GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
THỂ DỤC
SƠ KẾT KÌ I – TRÒ CHƠI ĐUA NGỰA 
I. Mục tiêu:
 Sơ kết kì 1. yêu cầu học sinh hệ thống được những kiến thức kĩ năng đã học
 Trò chơi Đua ngựa
II. Địa điểm - phương tiện :
 	Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập
	 Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi
III.Nội dung và phương pháp lên lớp :
1. Phần mở đầu
	 Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 	 Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
	 Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc ở sân tập
 Trò chơi : Kết bạn
 Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 4x 8 nhịp	 
2.Phần cơ bản 
Sơ kết kì 1
bài thể dục phát triển chung
 Tập hợp hàng ngang, dónh hàng, quay phải, 
quay trái, đi chuyển hướng phải trái, đi vượt chướng ngại vật thấp.
 Chơi trò chơi: Đua ngựa
3. Phần kết thúc 
 	Đi chậm theo vòng tròn , vỗ tay hát
 	 GV nhận xét tiết học.	
 Về nhà ôn luyên bài tập ĐHĐN và RLTTC
v Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
SINH HOẠT
SƠ KẾT TUẦN 18
I. Mục tiêu:
- Giúp HS:
	+ Đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được trong tuần vừa qua. Đồng thời đánh giá các hoạt động của từng học sinh trong tuần, từ đó tìm ra những giải pháp để khắc phục hạn chế.
	+ Đề ra được phương hướng hoạt động tuần tới
II. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Các tổ sơ kết
- Các tổ họp và sơ kết các hoạt động của tổ
Hoạt động 2: Lớp sơ kết
	- Lớp trưởng và thư kí của lớp lên duy trì buổi sinh hoạt
	 + Đại diện các tổ báo cáo kết quả sơ kết
	 + Các tổ khác có ý kiến đóng góp thêm.
	 + Lớp trưởng đánh giá chung các hoạt động của lớp.
	- Xếp loại tổ:
	 + Lớp trưởng cho các tổ nhận xét, xếp loại.
Hoạt động 3: Đề ra kế hoạch tuần tiếp theo
	- Lớp trưởng thông qua kế hoạch của lớp trong tuần tới.
	- Các bạn HS trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung thêm.
Hoạt động 4: Ý kiến của GV chủ nhiệm.
	Căn cứ vào kết quả sinh hoạt của lớp, GV có ý kiến thêm đồng thời tuyên dương những HS đã có tiến bộ trong tuần vừa qua.
Trường Th Thiệu Phúc: KIỂM TRA TOÁN 
Họ và tên :......................................................................................Lớp : 3 A
Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
1. Một chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rông 8cm.Chu vi của hình chữ nhật là:
A. 23cm B. 46cm C.120cm D. 60cm
2. Một hình vuông có chu vi là 40cm . Cạnh của hình vuông đó là:
A. 10cm B. 20cm C. 36cm 160cm
3. Một tháng có 31 ngày hỏi tháng đó có mấy tuần và thừa mấy ngày?
A. 4 tuần thừa 2 ngày b. 4 tuần thừa 3 ngày C. 4 tuần thừa 5 ngày
4. Đồng hồ chỉ 10 giờ 20 phút. Kim giờ và kim phút chỉ số mấy?
A. Kim giờ chỉ hơn số 10, kim phút chỉ số 4
B. Kim giờ chỉ hơn số 10, kim phút chỉ số 2
C. Kim giờ chỉ hơn số 10, kim phút chỉ số 4
5. Điền số thích hợp 5m6cm =.....cm
A. 500cm B. 506cm C. 560cm D. 56cm
Phần 2: Tự luận
Bài 1: Tính nhẩm
7 x 8 = ........ 24 : 6 = ........ 49 : 7 = ..... 36 : 6 = ......
3 x 5 = ........ 72 : 9 = ......... 8 x 7 = ...... 4 x 7 =......
6 x 7 = ........ 56 : 7 = ......... 5 x 9 = ....... 6 x 8 = .....
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 42 305 836 2 849 7
 x 6 x 4 ..... .....
........ .......... ...... .......... ..... ...........
 ...... .......
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
124 : 4 + 69 = ..................... 150 + 218 : 2 = .................... ( 28 : 2 ) x 5 =.................
 = ..................... = .................... =....................
Bài 4: Một cửa hàng có 824 ki lô gam gạo, đã bán được số gạo đó . Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki lô gam gạo?
 Bài làm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 18
 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
VỀ NHẬN BIẾT CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp học sinh củng cố khắc sâu về dạng các bài tập về nhận biết các biện pháp nghệ thuật trong tiếng việt và vận dụng vào làm các bài tập
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- Gọi học sinh lên chữa bài tập về nhà.
- Lớp nhận xét.
- Gv nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
 - Giáo viên nêu yêu cầu các bài tập.
- Học sinh lần lượt hoàn thành các bài tập vào vở.
- Giáo viên gọi học sinh lần lượt lên chữa các bài tập và nhận xét đúng sai.
1 / Tìm các hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau và chỉ ra cái hay của những hình ảnh so sánh này.
	Thuỷ chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thuỷ, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lửng lơ trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng xững uy nghi hơn mọi ngày. Thuỷ hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó.
1 / Tìm một số thành ngữ so sánh trong tiếng Việt.
	VD: Đẹp như tiên,........
3/ Tìm các hình ảnh so sánh trong khổ thơ, câu văn dưới đây. Các hình ảnh so sánh này đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào?
a)	Nắng vàng tươi rải nhẹ
	Bưởi tròn mọng trĩu cành
	Hồng chín như đen đỏ
	Thắp trong lùm cây xanh.
b) Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối 
 Giáo viên củng cố các kiến thức vừa ôn tập. 
 Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012
Tiết 1 : TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
VỀ NHẬN BIẾT CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp học sinh củng cố khắc sâu về dạng các bài tập về nhận biết các biện pháp nghệ thuật trong tiếng việt và vận dụng vào làm các bài tập
II. ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- Gọi học sinh lên chữa bài tập về nhà.
- Lớp nhận xét.
- Gv nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
 - Giáo viên nêu yêu cầu các bài tập.
- Học sinh lần lượt hoàn thành các bài tập vào vở.
- Giáo viên gọi học sinh lần lượt lên chữa các bài tập và nhận xét đúng sai.
1 / Trong các đoạn thơ dưới đây, những sự vật nào được nhân hoá? gạch dưới những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá.
a)	Muôn nghìn cây mía	Hàng bưởi
	Múa gươm	Đu đưa
	Hành quân	Bế lũ con
	Đầy đường	Đầu tròn
	..........	Trọc lốc
	..........
	Cỏ gà rung tai	Cây dừa
	Nghe	Sảo tay
	Bụi tre	Bơi
	Tần ngần	Ngọn mùng tơi
	Tỡ tóc	Nhảy múa........
	(Trần Đăng Khoa)
b)	Nhảy ra ngoài bao vỏ
	Que diêm trốn đi chơi
	Huênh hoang khoe đầu đỏ
	Đắc chí nghênh ngang cười
	Chúng bạn không một lời
	(Chấp gì anh kiêu ngạo)
	Càng được thể ra oai
	Diêm cất lời khệnh khạng:
	“Ta đây làm ánh sáng
	Soi cho cả muôn loài”
	(Lê Tấn Hiển)
2/ Hãy sử dụng cách nói nhân hoá để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc 1 số câu).
Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng
Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển.
Mấy con chim hát ríu rít trên cây
Mỗi ngày, một tờ lịch bị bóc đi.
3/ Đọc bài thơ sau: Trận bóng trên không (trích)
	Ông mặt trời lên mặt biển
	Tròn như quả bóng em chơi
	Bóng được thủ môn sóng sút
	Lên sân vận động – bầu trời
Hậu vệ gió thường thận trọng
ý đồ trong mỗi đường chuyền
Ngay phút đầu đã chủ động
Kèm người chặt trên sân.
Mưa là trung phong đội bạn
Đoạt banh dốc xuống ào ào
Sóng truy cảm đầy quyết liệt
Gió chồm phá bóng lên cao
	(Trương Nam Hương)
a)Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá?
b) Dựa vào đầu mà em biết những sự vật ấy được nhân hoá?
c) Biện pháp nhân hoá đã góp phần diễn tả điều gì trong bài thơ?
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối 
 Giáo viên củng cố các kiến thức vừa ôn tập. 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************
Tiết 2 : TOÁN
TÌM SỐ BIẾT ĐIỆU KIỆN CHO TRƯỚC
I. MỤC TIÊU Giúp học sinh củng cố khắc sâu về dạng các bài tập về tìm số biết điệu kiện cho trước và vận dụng vào làm các bài tập
II. ÁC 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 18 Lop 3_12238242.doc