Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - GV: Trương Thị Ngọc Thủy - Trường Tiểu học Hải Vân

HỌC VẦN: ÔP - ƠP

I. MỤC TIÊU

 - Đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ và đoạn thơ ứng dụng. Viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.

- Luyện nói từ 1- 3 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ từ khoá, đoạn thơ ứng dụng và phần luyện nói

- HS: SGK, vở tập viết, bảng con,

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 Tiết 1

1.Ổn định:1’

2.Kiểm tra bài cũ:5’

 - Đọc : ăp- cải bắp, âp – cá mập

- HS đọc SGK

- Viết bảng con: tập múa

 - Nhận xét bài cũ

3.Bài mới:29’

a.Giới thiệu bài

b.Dạy chữ ghi vần

Vần ôp:

- GV viết lên bảng : ôp

- Vần ôp được tạo nên từ những âm nào ?

- Phân tích vần ôp

 

doc 34 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - GV: Trương Thị Ngọc Thủy - Trường Tiểu học Hải Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi
 ....
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
- Gắn tranh lên bảng, hỏi : Tranh vẽ gì ?
- Tìm tiếng có vần vừa học
- Giải thích nội dung bức tranh
Đọc SGK:
 Nhận xét
 Giải lao
Luyện viết:
- HD HS viết vào vở : ep, êp, cá chép, đèn xếp
- Chấm vở 1 vài em, nhận xét
Luyện nói: “Xếp hàng vào lớp”.
- Gắn tranh vẽ, hỏi : Tranh vẽ gì ?
- Các bạn trong tranh xếp hàng vào lớp như thế nào?
- Hãy giới thiệu tên bạn hoặc tổ nào trong lớp được cô khen vì đã giữ trật tự khi xếp hàng vào lớp.
4. Củng cố, dặn dò:3’  
- Trò chơi : Điền nhanh vần vào chỗ chấm
ghi ch... , dọn d... , nhà b... , cơm n... 
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HSKK đọc 
- HSNK đọc 
- HS viết bảng con 
- HSKK : âm e và âm p.
- HSKK : Âm e đứng trước p đứng sau 
- HSKK: Đánh vần ( cá nhân - lớp)
- Đọc: CN, ĐT
- HS ghép
- HSKK : Thêm âm ch và dấu sắc
- HS ghép tiếng
- HSKK : Phân tích
- Đánh vần (cá nhân-lớp)
- Đọc (cá nhân-lớp)
- Quan sát tranh, nhận xét
- Đọc (cá nhân-lớp)
- HSNK: Giống: kết thúc bằng âm p. Khác: ep bắt đầu bằng âm e
- Đọc (cá nhân-lớp)
- Theo dõi qui trình
- Viết bảng con
- HSNK : Phép, đẹp, nếp, bếp
- HSKK : Đọc, phân tích 
- Đọc (cá nhân-lớp)
- HSKK : Vẽ bếp lửa
- Không nên vì rất dễ gây bỏng, cháy
- Lắng nghe
- 2 nhóm thi tìm 
- Đọc tiếp nối
- 2,3 HS đọc toàn bảng, lớp đọc
- Vẽ cánh đồng lúa rộng mênh mông, các cô nông dân đang gạt lúa, đàn có bay lượn trên bầu trời
- HSKK : Đẹp
- HSKK : Đọc, phân tích tiếng “đẹp”
- Đọc từ, câu, đoạn thơ
- HS mở sách, đọc bài
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở rồi viết vào vở Tập viết
- HSKK : Các bạn đang xếp hàng vào lớp
- Giới thiệu trước lớp
- Mỗi tổ cử 1 em tham gia trò chơi
- Lắng nghe
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20, trừ nhẩm trong phạm vi 20, Viết được phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán.
- Bài tập cần làm : 1( cột 1, 3, 4), 2( cột 1, 2, 4), 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ: 5’
 15 17 13 12
 - - - - 
 5 7 3 2
- GV nhận xét bài cũ
3.Bài mới:26’
a.Giới thiệu bài – ghi bảng
b.Hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính(cột 1, 3, 4)
- Đặt tính cần lưu ý điều gì?
- Cách tính như thế nào?
Hướng dẫn mẫu: 13 - 3 
 - Đặt tính: 
+ Viết 13 rồi viết 3 thẳng cột với 3 (ở cột đơn vị)
+ Viết dấu - giữa hai số
+ Kẻ vạch ngang dưới hai số đó
 13 
- + 3 trừ 3 bằng 0, viết 0
 3
 10 + Hạ 1, viết 1
- Cho HS làm bài
- Chữa bài trên bảng, kiểm tra bảng con
Bài 2: Tính nhẩm(cột 1, 2, 4)
- Hướng dẫn HS cách nhẩm
- Trò chơi: Truyền điện
 Chia lớp làm hai đội chơi, 1 em của đội này nêu phép tính chỉ định 1 em của đội khác nêu kết quả và ngược lại, lần lượt đến hết bài
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Tính(cột 1, 2)
- Cách làm bài này như thế nào?
Hướng dẫn: 11 + 3 - 4 = ? 
GV vừa nói vừa thực hiện:
 Ta lấy 11 cộng 3 bằng 14, 14 trừ 4 bằng 10. Viết 10 sau dấu =
 Vậy: 11 + 3 - 4 = 10
- Cho HS làm bài 
- Chữa bài trên bảng, chấm vở vài em
Bài 5: Viết phép tính thích hợp
- Cho HS đọc tóm tắt
- Cho HS nhìn tóm tắt nêu đề toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu xe máy thì làm phép tính gì?
- Cho HS viết phép tính
- Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò:3’
- Trò chơi: Chú mèo khó tính
- Phát cho HS 1 số “chén sữa” có ghi các phép tính: 17 – 1, 14 – 3, 15 – 5, 19 – 9, 18 – 7 
- Chú mèo chỉ uống những li sữa có kết quả của phép tính bằng 10
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- 2HSKK lên bảng làm, CL làm bài vào bảng con
- HSNK nêu cách tính
- HS đọc yêu cầu
- HSNK: Đặt sao cho hàng chục thẳng cột với hàng chục, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị
- Tính từ phải sang trái
- Theo dõi
- 3HSNK lên bảng làm, CL làm vào bảng con
- HS đọc yêu cầu
- HS tham gia trò chơi
- HS đọc yêu cầu
- Thực hiện phép tính từ trái sang phải
- Theo dõi
- 1 HSNK lên bảng, CL làm vở
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS đọc tóm tắt
- HSNK nêu bài toán
- Có 12 xe máy, đã bán 2 xe máy
- Còn lại bao nhiêu xe máy?
- Phép tính trừ
- 1 HS lên bảng viết, CL viết vào bảng cài
- 2 đội thi dán những chén sữa có kết quả của phép tính bằng 10 vào miệng chú mèo
- Lắng nghe
 Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2018
ĐẠO ĐỨC: CÁC BẠN LỚP EM
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết được : Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi
- Bước đầu biết vì sao phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
HSNK : Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ từ khoá, đoạn thơ ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói.
- HS: SGK, vở tập viết, bảng con,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ: 5’ 
- Khi gặp thầy, cô giáo các em phải làm gì ?
- Vì sao em cần tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo ?
- Để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo, em cần phải làm gì - Gv nhận xét bài cũ.
II. Bài mới :27’
1. Giới thiệu ghi đề 
2. Hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung bài 
Hoạt động 1 : Trò chơi 
- GV nêu ra cách chơi: Mỗi HS chọn 3 bạn mình thích được cùng học cùng chơi nhất và viết tên bạn đó lên hoa để tặng bạn .
- GV chuyển hoa đến những em được bạn chọn.
- GV chọn ra 3 HS được tặng nhiều hoa nhất , khen và tặng quà cho các em .
H: 
- Em có muốn được tặng nhiều hoa như bạn A , bạn B không ? ta hãy tìm hiểu xem vì sao 3 bạn này được các bạn tặng hoa nhiều thế ?
- GV hỏi HS nêu lý do vì sao em tặng hoa cho bạn A ? cho bạn B ?
Kết luận : Các bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết cư xử đúng với các bạn khi học , khi chơi .
Hoạt động 2 : Đàm thoại 
H: 
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
+ Chơi học một mình vui hơn hay có bạn cùng học cùng chơi vui hơn ?
+ Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi , em cần phải đối xử với bạn như thế nào ?
Kết luận : Trẻ em có quyền được học tập , được vui chơi , được tự do kết bạn . Có bạn cùng học cùng chơi sẽ vui hơn nếu chỉ có một mình . Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạn .
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
- Cho HS quan sát tranh BT3 
- GV nêu yêu cầu của bài : Xem tranh và nhận xét việc nào nên làm và không nên làm .
- Cho HS nêu : Vì sao nên làm và không nên làm .
- GV kết luận
4.Củng cố dặn dò : 3’ 
- Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tích cực .
- Dặn học sinh về nhà ôn bài và xem yêu cầu của BT4 , chuẩn bị giấy bút vẽ tranh bạn của em .
- HSKK trả lời
- 2HSNK trả lời
- HS thực hiện .
- HS nhận hoa
- HS nêu lý do tại sao tặng hoa cho bạn 
- HSKK trả lời
- HSNK trả lời
- HSNK trả lời
- HS quan sát tranh 
- HS: Tranh 1, 3, 5, 6 là những hành vi nên làm khi cùng học cùng chơi với bạn. Tranh 2,4 là hành vi không nên làm .
- HSNK trả lời bổ sung cho nhau .
HỌC VẦN: IP - UP
I. MỤC TIÊU
- Đọc được : ip, up, bắt nhịp, búp sen; từ và đoạn thơ ứng dụng. Viết được: ip, up, bắt nhịp, búp sen. 
- Luyện nói từ 1- 3 câu theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ từ khoá, đoạn thơ ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói.
- HS: SGK, vở tập viết, bảng con,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Tiết 1
1.Ổn định:1’ 
2.Kiểm tra bài cũ:5’ 
- Đọc ở bảng con : ep – cá chép, êp, đèn xếp 
- Đọc SGK: 
- GV cho HS viết bảng con: con tép
- Nhận xét bài cũ
3.Bài mới:29’ 
a. Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học tiếp 2 vần mới có kết thúc bằng âm p đó là vần: ip – up
- Ghi tên bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại đề bài.
b. Dạy chữ ghi vần
Dạy vần ip:
- GV viết lên bảng : ip
- Vần ip được tạo nên từ những âm nào ?
- GV : Em nào p/tích được vần “ip”.
- Cho HS đánh vần vần: i-pờ-ip
- Cho HS đọc trơn: ip
- Cho HS tìm “ip” trong bộ chữ
- Muốn có tiếng “nhịp” ta thêm gì?
 Ghi bảng: nhịp. 
- Phân tích tiếng nhịp
- Hướng dẫn HS đánh vần: nhờ-ip-nhip-nặng-nhịp
- Cho HS đọc trơn tiếng
- Gắn tranh, giới thiệu từ khoá: bắt nhịp
- Đọc lại sơ đồ
Dạy vần up: ( Qui trình tương tự) 
- So sánh vần ip và up
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
Giải lao
Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu, HD HS viết: ip, up, bắt nhịp, búp sen
- Cho HS viết, kiểm tra bảng con
Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 nhân dịp chụp đèn
 đuổi kịp giúp đỡ
- Tìm tiếng có vần vừa học
- Cho HS đọc, phân tích tiếng vừa tìm
- Cho HS đọc từ ngữ
Giải thích từ: chụp đèn, giúp đỡ
 + Giúp đỡ : Trợ giúp để giảm bớt khó khăn.
 + Chụp đèn : Còn gọi là chao đèn, dùng để cản bớt ánh sáng không cho toả ra xq
- Trò chơi: Tìm từ mới có vần ip và up
- Nhận xét, tuyên dương
 Tiết 2
c.Luyện đọc:32’
Đọc bài trên bảng lớp
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
Đọc đoạn thơ ứng dụng: 
 “ Tiếng dừa làm dịu nắng trưa 
 Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
 Trời trong đầy tiếng rì rào
 Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.”
- Gắn tranh lên bảng, hỏi : Tranh vẽ gì ?
- Tìm tiếng có vần vừa học
- Giải thích nội dung bức tranh
Đọc SGK:
 Nhận xét
 Giải lao
Luyện viết:
- HD HS viết vào vở : ip, up, bắt nhịp, búp sen
- Chấm vở 1 vài em, nhận xét
Luyện nói: “Giúp đỡ cha mẹ”.
- Gắn tranh. Các em quan sát tranh và cho cô biết các bạn trong tranh đang làm gì ?
- Em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ ?
4.Củng cố, dặn dò:3’ 
- Yêu cầu HS đọc bài 
 Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : iêp-ươp
 - HSKK đọc và phân tích 
- HSNK đọc 
- HS viết bảng con 
- Lắng nghe
- HS nhắc lại đề bài.
- Theo dõi
- HSKK : Từ u và a.
- HSKK phân tích: Âm i đứng trước, âm p đứng sau. 
- Đánh vần ( cá nhân - lớp)
- Đọc: CN, ĐT
- Ghép bìa cài: ip
- HSNK: Thêm âm nh và dấu nặng
- HSKK: Âm nh đứng trước vần ip đứng sau và dấu nặng dưới âm i
- Đánh vần (cá nhân-lớp)
- Đọc (cá nhân-lớp)
- Quan sát tranh, nhận xét
- Đọc (cá nhân-lớp)
- HSNK: Giống: kết thúc bằng âm p. Khác: ip bắt đầu bằng âm i
- Đọc (cá nhân-lớp)
- Theo dõi qui trình
- Viết bảng con
- HSNK: Dịp, kịp, chụp, giúp
- HSKK: Đọc, phân tích 
- Đọc (cá nhân-lớp)
- Lắng nghe
- 2 nhóm thi tìm từ 
- Đọc tiếp nối
- 2,3 HS đọc toàn bảng, lớp đọc
- HSKK: Vẽ đàn cò, hàng dừa 
- HSNK: Nhịp
- HSKK: Đọc, phân tích tiếng “nhịp”
- Đọc từ, câu, đoạn thơ
- HS mở sách, đọc bài
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở rồi viết vào vở Tập viết
- Quan sát tranh, trả lời
- Quét nhà, rửa chén, trông em,...
- HSNK đọc 
- Lắng nghe
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết tìm số liền trước, số liền sau, biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4 ( cột 1, 3), 5( cột 1, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 1’
2.Bài cũ: 5’
- Đặt tính rồi tính: 14 - 4, 10 + 5
- Tính: 14 – 4 + 2; 12 + 3 – 3 
- GV nhận xét bài cũ
3.Bài mới: 27’
a.Giới thiệu bài – ghi bảng
b.Hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:
0 9
 10 20 
- Gắn bảng: Hướng dẫn HS mỗi vạch của tia số sẽ ứng với 1 số từ 0 đến 9 và từ 10 đến 20
- Nhận xét, sửa sai
- Cho HS đọc các số trên tia số
Bài 2: Trả lời câu hỏi:
+ Muốn tìm số liền sau của một số, ta làm thế nào ?
- GV: Lấy một số nào đó cộng với 1 thì được số liền sau.
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời
+ Số liền sau của 7 là số nào?
+ Số liền sau của 9 là số nào?
+ Số liền sau của 10 là số nào?
+ Số liền sau của 19 là số nào?
Bài 3: Trả lời câu hỏi:
+ Muốn tìm số liền trước của một số ta làm thế nào ?
Thảo luận nhóm đôi (bằng hình thức hỏi đáp nhanh theo từng cặp 
- Số liền trước của 8 là số nào?
- Số liền trước của 10 là số nào?
- Số liền trước của 11 là số nào?
- Số liền trước của 1 là số nào?
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 4: Đặt tính rồi tính (cột 1, 3)
- Đặt tính cần lưu ý điều gì ?
- Cách tính như thế nào?
Hướng dẫn mẫu: 12 + 3 
 - Đặt tính: 
+ Viết 12 rồi viết 3 thẳng cột với 2 (ở cột đơn vị)
+ Viết dấu + giữa hai số
+ Kẻ vạch ngang dưới hai số đó
 12
+ + 2 cộng 3 bằng 5, viết 5
 3
 15 + Hạ 1, viết 1
- Cho HS làm bài
- Chữa bài trên bảng
Bài 5: Tính( cột 1, 3)
- Cách làm bài này như thế nào?
Hướng dẫn: 11 + 2 + 3 = ? 
GV vừa nói vừa thực hiện:
 Ta lấy 11 cộng 2 bằng 13, 13 cộng 3 bằng 16. Viết 16 sau dấu =
 Vậy: 11 + 3 + 4 = 16
- Gọi 3 HS lên làm ở bảng lớp (mỗi em 1 cột), lớp làm bài vào sgk.
- Chữa bài trên bảng, nhận xét
4. Nhận xét, dặn dò :3’ 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- 2 HSKK lên bảng làm
- HSNK làm, lớp làm b/c
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài
- HS đọc yêu cầu
- 2 HSKK lên bảng điền số vào dưới mỗi vạch của tia số, CL làm vào sách
- HS đọc
- HS đọc yêu cầu
HSNK: Cộng thêm 1.
- Lắng nghe
- HSKK: Số liền sau của 7 là 8
- HSKK: Số liền sau của 9 là 10
- HSKK: Số liền sau của 10 là 11
- HSKK :Số liền sau của 19 là 20 
- HS đọc yêu cầu
- HSNK : Bớt đi 1, trừ đi 1
- HS thảo luận và trình bày trước lớp
- HSNK : Số liền trước của số 8 là 7
- HSKK : Số liền trước của số 10 là 9
- HSNK : Số liền trước của 11 là 10
- HSNK : Số liền trước của số 1 là 0
- HS đọc yêu cầu
- HSNK : Đặt sao cho hàng chục thẳng cột với hàng chục, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị
- Tính từ phải sang trái
- Theo dõi
- CL làm vở, 2HSKK làm bảng
- HS đọc yêu cầu
- Thực hiện phép tính từ trái sang phải
- Theo dõi
- 2 HSNK lên bảng, CL làm vào SGK
- Lắng nghe
TIẾNG VIỆT(TC): ÔN LUYỆN 
I. MỤC TIÊU
 - Biết đọc, viết được một cách chắc chắn vần ip, up và từ ứng dụng
 - Biết ghép vần ip, up với một số âm đã học để tạo thành tiếng mới. 
 Làm đúng nội dung bài tập ở vở BTTV
 - Làm bài cẩn thận, giữ vở sạch sẽ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng phụ, tranh ảnh
- VBT Tiếng Việt, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:1’
2. Luyện đọc:12’
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách.
- Luyện đọc cho học sinh. 
- Nhận xét.
3. Luyện viết:10’
- GV đọc một số từ trên cho HS viết
- Nhận xét.
4. Hướng dẫn làm bài tập Tiếng Việt: 10’
 Bài 1: HD học sinh nêu yêu cầu bài.
- HD học sinh làm bài tập
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Điền vần ip, up?
 HD học sinh quan sát hình vẽ ở sách BT
- Cho HS làm vào sách 
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Viết:
- Treo bảng phụ viết sẵn nội dung.
- HD cách trình bày.
- Chấm vở, nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị trước bài : iêp, ươp
- HS mở sách.
- HSKK đọc, phân tích 
- HSNK đọc SGK
- HSNK nghe đọc, viết vào vở
- HSKK tập chép 
- Nêu yêu cầu: Nối ô chữ thích hợp
- HS quan sát, đọc từ và nối
- HSNK đọc lại câu vừa nối hoàn chỉnh
- HSKK nêu nội dung tranh
- 3 HSKK lên bảng điền. CL điền vào SGK. 
- HSNK đọc từ: nhân dịp, giúp đỡ.
- HS viết từng dòng. 
- HS lắng nghe và thực hiện 
 Thứ năm ngày 25 tháng 1 năm 2018
HỌC VẦN: IÊP - ƯƠP
I. MỤC TIÊU
- Đọc được: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp; từ và đoạn thơ ứng dụng. Viết được: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp 
- Luyện nói từ 1 - 3 câu theo chủ đề: Nghề nghiệp của cha mẹ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ từ khoá, đoạn thơ ứng dụng và phần luyện nói
- HS: SGK, vở tập viết, bảng con,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Tiết 1 
1.Ổn định: 1’ 
2.Kiểm tra bài cũ:5’ 
- Đọc ở bảng con : ip- bắt nhịp, up- búp sen 
- Đọc SGK 
- Đọc cho HS viết bảng con: nhân dịp
- Nhận xét bài cũ
3.Bài mới:29’ 
a. Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học tiếp 2 vần có kết thúc bằng âm p nữa đó là vần: iêp – ươp
b. Dạy chữ ghi vần
Dạy vần iêp:
- GV viết lên bảng : iêp
- Vần iêp được tạo nên từ những âm nào ?
- Phân tích vần iêp
- Hướng dẫn HS đánh vần: iê-pờ-iêp
- Cho HS đọc trơn 
- Muốn có tiếng “liếp” ta thêm gì?
 - Phân tích tiếng “liếp”
- Hướng dẫn HS đánh vần: lờ-iêp-liếp-sắc-liếp
- Gọi HS đọc trơn
- Gắn tranh, giới thiệu từ khoá: tấm liếp
- Ghi bảng. Cho HS đọc
- Đọc lại sơ đồ
Dạy vần ươp: ( Qui trình tương tự) 
- So sánh vần ip và up
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu, HDHS viết: iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp
- Cho HS viết, kiểm tra bảng con
Giải lao
Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 rau diếp ướp cá
 tiếp nối nườm nượp
- Tìm tiếng có vần vừa học
- Cho HS đọc, phân tích tiếng vừa tìm
- Cho HS đọc từ ngữ
- Giải thích từ: tiếp nối, nườm nượp
+ Tiếp nối : Nối theo, liền theo sau.
+ Nườm nượp : Đông đúc, lũ lượt
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài ở bảng
- Trò chơi: Soi chữ
 Nhận xét, tuyên dương
 Tiết 2
c.Luyện đọc: 32’
Đọc bài trên bảng lớp
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
Đọc đoạn thơ ứng dụng: 
- Gắn tranh lên bảng, hỏi : Tranh vẽ gì ?
GV : Từ nội dung tranh này, ta có đoạn
 “ Nhanh tay thì được 
 Chậm tay thì thua
 Chân giậm giả vờ
 Cướp cờ mà chạy.”
- Tìm tiếng có vần vừa học
- Giải thích nội dung bức tranh
Đọc SGK:
 Nhận xét
Giải lao
Luyện viết:
- HD HS viết vào vở : iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp
 Chấm vở 1 vài em, nhận xét
Luyện nói: “Nghề nghiệp của cha mẹ”.
- Gắn tranh. Các em quan sát tranh và cho cô biết nghề nghiệp của từng người trong tranh ?
 + Tranh vẽ gì ?
 + Bác nông dân đang làm gì ?
 + Ai đang giảng bài ?
 + Bác công nhân đang làm gì ?
- GV : Nghề nghiệp của các người trong tranh không giống nhau, nghề nghiệp của bố mẹ các em cũng vậy. Em hãy giới thiệu nghề nghiệp của bố mẹ em cho cô và các bạn nghe. 
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi.
 - GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV : Mỗi người đều phải có một nghề nghiệp để góp phần xây dựng đất nước, và nuôi sống bản thân, gia đình.
4. Củng cố, dặn dò:3’ 
- Yêu cầu HS đọc bài ở sgk.
- Trò chơi : Tìm từ chứa tiếng có vần iêp, ươp
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài : Ôn tập
- Hát tập thể 
- HSKK đọc và phân tích 
- HSNK đọc 
- HS viết bảng con
- HSNK : âm đôi iê và âm p.
- HSKK: Phân tích 
- Đánh vần ( cá nhân - lớp)
- Đọc (cá nhân-lớp)
- HSNK: Thêm âm l và dấu sắc
- HSKK: Âm l đứng trước vần iêp đứng sau và dấu sắc trên âm i
- Đánh vần (cá nhân-lớp)
- Đọc (cá nhân-lớp)
- Quan sát tranh, nhận xét
- Đọc (cá nhân-lớp)
- HSNK: Giống: kết thúc bằng âm p. Khác: iêp bắt đầu bằng âm iê
- Đọc (cá nhân-lớp)
- Theo dõi qui trình
- Viết bảng con
- Diếp, tiếp, ướp, nườm, nượp
- HSNK: Đọc, phân tích 
- HSKK: Đọc (cá nhân-lớp)
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
- HS thi đọc
- Đọc tiếp nối
- 2,3 HS đọc toàn bảng, lớp đọc
- HSNK: Vẽ các bạn đang chơi trò chơi cướp cờ
- HSKK: cướp
- HSKK: Đọc, phân tích tiếng “cướp”
- Đọc từ, câu, đoạn thơ
- Lắng nghe
- HS mở sách, đọc bài
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở rồi viết vào vở Tập viết
- Quan sát tranh, trả lời
- Hai em cùng bàn giới thiệu với nhau về nghề nghiệp của cha mẹ mình.
 - Đại diện nhóm lên trình bày.
 - HS lắng nghe ...
- HSNK: Đọc
- 2 đội thực hiện trò chơi
- Lắng nghe
TOÁN: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm).
- Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
- Bài tập 3 yêu cầu nêu tiếp câu hỏi bằng lời để có bài toán
- Bài tập 4 yêu cầu nhìn hình vẽ, nêu số thích hợp và câu hỏi bằng lời để có bài toán.
- Bài tập cần làm : 1, 2, 3, 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
- Tranh minh hoạ bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:1’
2.Bài cũ: 5’
- Đặt tính rồi tính: 12 + 3, 15 - 3
- Tính: 14 + 3 + 2; 17 – 1 – 5 
- GV nhận xét bài cũ
3.Bài mới:26’
a.Giới thiệu bài toán có lời văn
- GV ghi bảng : 13 + 2 = 
	 17 - 5 =
- GV hỏi : Cô viết gì trên bảng ?
- GV : Đó là một bài tập về số. Bài tập này chỉ có lệnh và số liên kết với nhau bởi phép tính. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em về một dạng bài tập mới mới : "Bài toán có lời văn".
- GV ghi đề lên bảng : Bài toán có lời văn
b.Hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài làm.
- GV treo tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát tranh và nhận xét theo gợi ý của GV
+ Lúc đầu có mấy bạn đang chơi ?
+ Thêm mấy bạn nữa chạy đến ?
+ Có thể viết số thích hợp nào vào chỗ chấm ?
- GV gọi HS ghi số vào chỗ chấm. 
- GV : Như vậy chúng ta vừa lập được 1 bài toán. Bài toán này là bài toán có lời văn.
- Cho HS đọc lại bài toán
- GV hỏi: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán có câu hỏi gì?
+ Theo câu hỏi này ta phải làm gì?
- GV nói và cho HS nhắc lại : Vậy bài toán có lời văn bao giờ cũng có các số (GV chỉ bảng) gắn với thông tin mà đề bài cho biết và câu hỏi để chỉ thông tin cần tìm.
Bài 2: Hướng dẫn tương tự
- Gọi HS nêu yêu cầu bài làm.
- GV treo tranh lên bảng và hướng dẫn HS quan sát tranh :
+ Có mấy con thỏ ?
+ Thêm mấy con thỏ đang chạy tới ?
- GV yêu cầu HS viết số vào chỗ chấm và đọc bài toán.
- Như vậy, đây là loại bài toán gì ?
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán
- Gọi HS nêu yêu cầu bài làm.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ rồi đọc bài toán
+ Bài toán còn thiếu gì?
+ Em nào xung phong nêu câu hỏi ?
(- Gọi HS đọc lại toàn bộ bài toán khi nêu câu hỏi)
- GV : Yêu cầu HS ghi tiếp câu hỏi vào đề toán.
 - GV nhận xét, chữa bài.
- Lưu ý HS: Trong các câu hỏi đều phải có từ “Hỏi” ở đầu câu. Trong câu hỏi của bài toán này nên có từ “tất cả”, viết dấu ? ở cuối câu
Bài 4: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán
- Hướng dẫn HS tự điền số thích hợp, viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm
- Cho HS đọc lại bài toán
+ Bài toán thường có những gì ?
- Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò: 3’
- Trò chơi: Thi lập nhanh đề bài toán
- Hướng dẫn HS lập bài toán dựa vào mô hình tranh vẽ
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị bài: Bài toán có lời văn (tt)
- 2 HSKK lên bảng làm
- 2HSNK làm bảng
- HSKK : Một phép trừ và một phép cộng.
- HS nhắc lại đề.
- HSNK đọc yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- Quan sát tranh
- HSKK : Có 3 bạn.
- HSKK : 1 bạn.
- HSKK : Chỗ trống thứ nhất điền số 1, chỗ trống thứ hai điền số 3.
- HSKK lên bảng ghi. CL lớp vào SGK
- 3 HSNK đọc lại bài toán: có 1 bạn, có thêm 3 bạn đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 21 Lop 1_12268322.doc