ĐẠO ĐỨC
TIẾT 31: BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG
(tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.
- HS biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
-GDKNS: KN giao tiếp ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
B.Đồ dùng dạy học:
GV: - VBT Đạo đức 1. Bài hát “Ra chơi vườn hoa”
- Tranh phóng to BT3.
C. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 31 Thứ hai ngày 10 tháng 4 năm 2017 LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP TIẾT 61: BÀI 73 -------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC TIẾT 31: BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG (tiết 2) A. Mục tiêu: - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. - HS biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện -GDKNS: KN giao tiếp ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay. B.Đồ dùng dạy học: GV: - VBT Đạo đức 1. Bài hát “Ra chơi vườn hoa” - Tranh phóng to BT3. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I.Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời:Tại sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng? - Nhận xét. III.Bài mới : 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu qua KT bài cũ. - Ghi tên bài. 2.Hoạt động 1 : Làm bài tập 3 - Gọi HS đọc bài 3. - Hướng dẫn làm bài tập và cho học sinh thực hiện vào VBT. -Gọi một số học sinh trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - Kết luận: Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4. 3.Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4: - Gọi Hs đọc bài 4. - Chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận đóng vai. - Gọi các nhóm đóng vai. - Nhận xét, kết luận : Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành. 4.Hoạt động 3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa. - Cho học sinh thảo luận theo nhóm nội dung sau: Nhận bảo vệ chăm sóc cây và hoa ở đâu? Vào thời gian nào? Bằng những việc làm cụ thể nào? Ai phụ trách từng việc? -Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày, cho cả lớp trao đổi. - Nhận xét, kết luận :Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển. Các em cần có hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa. 5.Hoạt động 4: Học sinh cùng giáo viên đọc đoạn thơ trong VBT: “Cây xanh cho báng mát Hoa cho sắc cho hương Xanh, sạch, đẹp môi trường Ta cùng nhau gìn giữ”. 6.Củng cố- Dặn dò: - Hỏi tên bài. -Cho hát bài “Ra chơi vườn hoa” -Nhận xét, tuyên dương. - Dặn HS về thực hiện theo bài học, xem lại các bài đã học. -Trả lời: Cây và hoa cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành. -Vài HS nhắc lại. - Đọc bài 3. - Làm vào VBT. -Trình bày, học sinh khác nhận xét và bổ sung. - Nhắc lại nhiều em. -Đọc bài 4. - Thảo luận, đóng vai theo nhóm 4 - Vài nhóm đóng vai. Lớp nhận xét, bổ sung. 2 câu đúng là: Câu c: Khuyên ngăn bạn; Câu d: mách người lớn. Học sinh nhắc lại nhiều em. -Thảo luận và nêu theo thực tế. -Trình bày trước lớp. HS khác bổ sung và hoàn chỉnh. -Nhắc lại. -Đọc lại các câu thơ trong bài. - Trả lời. -Hát và vổ tay theo nhịp. ---------------------------------------------- HƯỚNG DẪN HỌC ---------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2017 LUYỆN TIẾNG VIỆT TIẾT 61 : LUYỆN ĐỌC: CHIA BÁNH (Tiết 1 - Tuần 31 - Vở LTTiếng Việt) A. Mục tiêu : - Hiểu được nội dung bài: Khi chia bánh hai chị em đều nhường nhịn nhau. *- Đọc trơn được cả bài; đọc đúng các từ , tiếng khó trong bài (băn khoăn, chẳng, nhiệm màu, ngoan,..) và trả lời được câu hỏi cuối bài. - Yêu thích tiếng Việt. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh trong bài học. - HS : VLTiếng Việt. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc Gà con viết chữ tiết 1 tuần trước. - Nhận xét . III. Bài mới 1.Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc - GV đọc mẫu bài - Gọi HS tìm từ khó đọc - Gọi HS phân tích từ khó đọc, giải nghĩa từ khó. - Cho HS đọc câu theo nhóm bàn. - Gọi HS đọc từng dòng. - Hướng dẫn HS chia đoạn. - Gọi HS đọc từng đoạn. - Gọi HS đọc bài. 3. Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: - Đọc lại bài. -Gọi 1 HS đọc. *Câu1: Khi chia bánh, hai chị em có chút băn khoăn về điều gì? Đáp án: B * Câu 2: Chị và em đều nhận về mình phần bánh như thế nào? Đáp án: C *Câu 3: Vì sao gọi đó là “phép chia nhiệm màu”? Đáp án B. * Câu 4: Tìm và viết vào chỗ trống: - Tiếng trong bài có vần oan: ngoan - Tiếng ngoài bài có vần ăt và ăc: mặt, chặt, giặt,... ; mặc, chắc,... - Nhận xét . - Rút ra nội dung bài: Khi chia bánh hai chị em đều nhường nhịn nhau. 4. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc lại bài - Nhận xét , đánh giá . - Dặn HS: Về nhà xem lại bài . Chuẩn bị bài sau. -Hát - HS đọc. - Nhận xét - HS nêu yêu cầu. - HS tìm: băn khoăn, chẳng, nhiệm màu, ngoan,.. - HS đọc - HS đọc nối tiếp (1 lượt). - HS chia: 4 khổ. - HS đọc từng khổ (1-2 lượt) - Đọc từng khổ theo dãy. - 1 HS đọc cả bài. - Theo dõi. - 1 HS đọc lại bài. - HS trả lời. HS trả lời.Lớp nhận xét.. -HS trả lời.Lớp nhận xét. - HS trả lời.Lớp nhận xét. - Mỗi đội 2 HS: một bạn tìm , một bạn ghi. - HS nhắc lại. -1 HS đọc ----------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TIẾT 61: CHỦ ĐỀ: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ HOẠT ĐỘNG 2: TRÒ CHƠI “ THUYỀN TRONG SƯƠNG MÙ” A.Mục tiêu: - Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, hợp tác vượt khó khăn. - Giáo dục cho hs kĩ năng truyền thống, kĩ năng lắng nghe tích cực. - Thích thú khi tham gia trò chơi. B. Tài liệu và phương tiện: -GV: -HS: Chuẩn bị các bài hát C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I.Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: III. Tiến hành: 1. Giới thiệu: 2.HĐ1: Chuẩn bị: - Giáo viên phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi để hs nắm được: + Cách chơi: Người chơi được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm 4 người. mỗi nhóm là 1 con thuyền và mang 1 tên riêng, do hs tự đặt, chẳng hạn: Hải đăng, Thái bình dương, Tuổi trẻ + Luật chơi:Các hoa tiêu phải hướng dẫn sao cho các tàu không đụng nhau và không đụng chướng ngại vật. Tàu nào va chạm với các tàu khác và đụng chướng ngại vật sẽ bị trừ điểm ( Mỗi lần va sẽ bị trừ 1 điểm). -Tổ chức cho hs chơi thử. 3. Tiến hành chơi: -Tổ chức cho hs chơi thật. -Bình chọn và khen thưởng đội thắng. 4. Thảo luận: - Để giành được thắng lợi trong trò chơi, người hoa tiêu cần phải chỉ dẫn như thế nào? Các thủy thủ cần phải lắng nghe và làm theo lời chỉ dẫn của hoa tiêu như thế nào? - Nhận xét, kết luận: Để giành được thắng lợi trong trò chơi, phải có sự đoàn kết, hợp tác tốt giữa các thành viên: hoa tiêu phải chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ , chính xác ; các thủy thủ phải chú ý lắng nghe, hỏi lại nêu có chỗ nào chưa roc và cùng nhau thực hiện. 5.Củng cố, dặn dò: - Củng cố bài, giáo dục HS tinh thần đoàn kết. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. -HS lắng nghe phổ biến cách chơi. - Hs chơi thử (3 lần). - HS chơi thật -Vài HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung. -Hs nghe. -Nghe. ------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN HỌC ---------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2017 LUYỆN TOÁN TIẾT 61: ÔN TẬP CHUNG (Tiết1 -Tuần 31 - Vở LT Toán) A. Mục tiêu: Giúp HS *- Củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ). - Củng cố kĩ năng xem giờ đúng. - Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Vở Luyện tập Toán. Bảng phụ bài 3. - HS: Vở LT Toán, thước kẻ, bút. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: -Cho HS làm bảng con: 62 + 32 = 66 - 35 = -Nhận xét III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn HS làm các bài tập: *Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào vở. - Nhận xét. - Cho Hs nhận xét các phép tính cộng với nhau; phép cộng với phép trừ. *Bài 2 :> , < , = ? - Cho HS yêu cầu đọc bài - Gọi HS nêu cách làm. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Nhận xét . - Chốt lại cách so sánh. * Bài 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét , đánh giá. - Gọi Hs nhắc lại cách xem giờ đúng. *Bài 4: Viết số vào ô trống để có phép tính đúng. - Mời HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn cách làm bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Nhận xét. 3. Củng cố,dặn dò - Nhắc lại nội dung . - Nhận xét tiết học. - Dặn HS: VN hoàn thành bài. HS làm bài con. - Làm bài vào vở. 4 HS chữa bài trên bảng. Lớp nhận xét. + 25 + 51 - 76 - 76 51 25 51 25 76 76 21 51 -Nhận xét: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi. Lấy kết quả trừ đi số thứ nhất thì được số thứ hai và ngược lại... - Nêu yêu cầu. - Nêu cách làm: Thực hiện pphép tính ở hai vế rồi so sánh hoặc so sánh từng cặp số ở hai vế. - Làm vào vở. 4 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét, giải thích cách điền dấu. -Nêu yêu cầu. -Làm vào vở. HS nêu kết quả. Lớp nhận xét. - HS nêu - Cả lớp làm bài vào vở 4HS lên bảng . HS khác nhận xét . 26 + 31 = 57 31 + 26 = 57 57 – 26 = 31 57 – 31 = 26 -HS nêu lại cách thực hiện phép tính. -------------------------------------------------------- LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP TIẾT 62: BÀI 74,75 ---------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2017 LUYỆN TIẾNG VIỆT TIẾT 62: ÔN VIẾT TỪ, CÂU (Tiết 3 - Tuần 31 – Vở LT Tiếng Việt) A. Mục tiêu : * - Viết được từ chứa vần et hoặc oet. Điền tr hoặc ch vào chỗ trống. - Nhìn tranh, viết câu chứa tiếng có vần ươc hoặc ươt. - Yêu thích tiếng Việt. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh trong bài học. - HS : Vở Luyện Tiếng Việt. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc hoàn thành các bài tiết 3 tuần trước. - Nhận xét III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: *Bài 1 : Viết từ chứa vần et hoặc oet vào chỗ trống: - Gọi HS nêu yêu cầu. -Yêu cầu HS điền vần. - Nhận xét , đánh giá Đáp án:gào thét, sấm sét, nhòe nhoẹt. *Bài 2: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống: - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài. -Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét , đánh giá. Đáp án: chiếc, trong. * Bài 3 : Nhìn tranh, viết câu chứa tiếng có vần ươc hoặc ươt: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - Cho HS nêu miệng vài câu. - Gọi HS đọc câu của mình. - Viết một số câu lên bảng. - Nhận xét , chốt câu đúng . 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc lại bài 2. - Nhận xét , đánh giá . - Dặn HS: Về nhà xem lại bài . -Hát - Nêu - HS điền - HS đọc các từ ngữ. HS khác nhận xét . -Đọc. Lớp theo dõi. - Làm bài tập vào vở - HS lên bảng điền - HS đọc đồng thanh , cá nhân bài hoàn chỉnh. Nhận xét , sửa chữa . - HS đọc. - Quan sát, nêu. - Nêu. Lớp nhận xét - Viết câu vào vở. - Đọc câu. Hs khác nhận xét, bình chọn có câu hay. -HS đọc ------------------------------------------------------ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN ----------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN HỌC Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2017 LUYỆN TOÁN TIẾT 62: ÔN ĐỒNG HỒ, THỜI GIAN (Tiết 2-Tuần 31- Vở LT Toán ) . Mục tiêu: Giúp HS * - Biết đọc giờ đúng, nối đông hồ với số giờ, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày. - Rèn kĩ năng xem giờ đúng. - Biết ứng dụng vào thực tế. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Vở Luyện tập Toán. Bảng phụ bài 2. - HS: Vở LT Toán, thước kẻ, bút. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Giơ đồng hồ cho HS nêu giờ. -Nhận xét. III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn HS làm các bài tập: *Bài 1:Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Cho HS làm bài. - Nhận xét, chữa bài. - Gọi HS nhắc lại cách xem giờ đúng. *Bài2:Nối đồng hồ với số giờ thích hợp: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Cho HS làm bài - Nhận xét, chữa bài. * Bài 3:Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Cho HS làm bài - Gọi HS lên bảng chỉnh kim ngắn. - Nhận xét, chữa bài * Bài 4:Hướng dẫn cho HS khá. 3. Củng cố,dặn dò - Nhắc lại nội dung . - Nhận xét tiết học. - Dặn HS: VN hoàn thành bài. -HS nêu. - HS thực hiện yêu cầu. - Làm bài vào vở. - 4HS trả lời. Lớp nhận xét. - HS nêu: Kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số giờ. - HS nêu. - Làm bài vào vở. - 4HS lên bảng nối. Lớp nhận xét. - HS nêu. - Làm bài vào vở. - 5HS chữa bài. Lớp nhận xét. - HS nghe. -------------------------------------------- HƯỚNG DẪN HỌC --------------------------------------------- SINH HOẠT TIẾT 31: SINH HOẠT LỚP A. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. B. Chuẩn bị: GV: - Chuẩn bị ghi chép của sao đỏ. HS: - Lớp trưởng, tổ trưởng tổng kết hoạt động trong tuần. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định tổ chức. 2.Nhận xét chung tuần qua. * Đánh giá công tác tuần. -Yêu cầu lớp trưởng báo cáo tình hình chung cả lớp . - Nhận xét đánh giá chung hoạt động tuần 31. +Trang phục đúng quy định. +Sôi nổi xây dựng bài: *Tồn tại: -Một số em còn nói chuyện riêng, còn quên vở. 3.Kế hoạch tuần tới. - Thi đua học tốt giữa các tổ với nhau -Phát động phong trào thi đua học tốt dành nhiều bông hoa học tốt cho mừng ngày 30 tháng 4; 1/5. -Duy trì sĩ số, xây dựng nề nếp lớp. -Đồ dùng học tập đầy đủ. -Trang phục sạch sẽ, đúng quy định. * Cho HS chơi trò chơi( nếu còn thời gian) 4.Củng cố - dặn dò -Nhận xét tiết học. - Dặn Hs thực hiện yêu cầu * Hát đồng thanh. - Lớp trưởng báo cáo . - Nghe , rút kinh nghiệm cho tuần sau . - Cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến xây dựng kế hoạch tuần 28 . -Lớp trưởng điều khiển -Nghe ----------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: