Giáo án Lớp 3B - Tuần 15

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số

I. Mục tiêu:Giúp HS:

- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,2,3 ), Bài 2, Bài 3

II. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính: 72 : 3

- Nhận xét chữa bài và đánh giá HS

2. Dạy học bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. Còn cách chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số ta làm thế nào? các em sẽ học qua tiết học hôm nay.

2.2 Hướng dẫn thực hiện phép chia

a. Phép chia 648 : 3

- Viết lên bảng phép tính 648 : 3 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc rồi tính.

- Gv nhận xét, chốt kết quả và cách chia đúng

Lưu ý: Nếu HS làm sai, GVHD HS các bước chia như SGK

- Vậy 648 : 3 = ?

 

docx 24 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó 1 chữ số (Tiếp) 
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. Bài tập cần làm: Bài 1( cột 1,2,4 ), Bài 2, Bài 3
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước chia số có ba chữ số cho số có một chữ số?
- Nhận xét chữa bài cho HS
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: các em đã biết chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. tiết học hôm nay các em tiếp tục chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
2.2 Hướng dẫn thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
a. Phép chia 560 : 8
- Viết lên bảng phép tính 560 : 8 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Gv chốt kết quả đúng
- Lưu ý: Nếu HS lúng túng, GVHD, giải thích cách chia cho HS hiểu
b. Phép chia 632 : 7
- Viết lên bảng phép tính 632 : 7 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Gv chốt kết quả
- Lưu ý: Nếu HS lúng túng, GVHD, giải thích cách chia cho HS hiểu
- Muốn chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào ?
2.3 Luyện tập thực hành
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Xác định yêu cầu của bài
- Y/c HS làm bài vào bảng con
- Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình.
- Chữa bài, chốt kết kiến thức và y/c HS nêu lại các bước chia.
Bài 2:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Một năm có bao nhiêu ngày ?
- Một tuần lễ có bao nhiêu ngày ?
- Muốn biết một năm có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ta phải làm thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài, chốt kết quả đúng
 Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Xác định yêu cầu của bài
- Hướng dẫn HS kiểm tra phép chia bằng cách thực hiện lại từng bước của phép chia sau đó ghi câu đúng vào bảng con.
- Yêu câu HS giải thích đúng, sai
- Phép tính b) sai ở bước nào, hãy thực hiện lại cho đúng ?
GV lưu ý HS một lần nữa về trường hợp này
- Chữa bài và nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: Muốn chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học -Dặn dò.
- 2 HS nêu. Cả lớp nhận xét.
- Nghe giới thiệu
- 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con.
- Lớp nhận xét chữa bài
- 3 HS nêu lại cách tính chia
- 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con.
- Lớp nhận xét chữa bài
- 3 HS nêu lại cách tính chia
- HS nêu
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu
- 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 bài, cả lớp làm bài vào bảng con (3 nhóm, mỗi nhóm 1 phép tính).
- 3 HS lần lựơt nêu trước lớp, cả lớp nghe và nhận xét.
- HS nêu
- 1 HS đọc đề bài
- Có 365 ngày
- Mỗi tuần lễ có 7 ngày
- Ta phải thực hiện phép chia 365 : 7
- Cả lớp làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Đọc bài toán
- HS nêu y/c BT
- HS tự kiểm tra hai phép chia
- Phép tính a đúng, phép tính b sai
- Phép tính b chia ở lần chia thứ hai. Hạ 3, 3 chia 7 được 0, phải viết 0 vào thương nhưng phép chia này đã không viết 0 vào thương nên bị sai.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu
 ------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết bài với giọng kể , nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên .
- ND: Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây nguyên gắn với nhà rông (Trả lời được các CH trong SGK ) 
`II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Hũ bạc của người cha.
- Nhận xét và đánh giá HS
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: - GV cho HS quan sát trang ở SGK và giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được biết một kiểu nhà của các dân tộc anh em ở Tây Nguyên - nhà rông. Nhà rông là nhà công cộng của buôn làng. Mỗi buôn làng thường có một nhà rông để làm nơi thờ cúng, hội họp, vui chơi (giống như đình làng ở miền xuôi). (HS quan sát ảnh nhà rông trong SGK, trong tranh ảnh, sưu tầm). Các em hãy đọc bài văn để tìm hiểu đặc điểm của nhà rông và mở rộng hiểu biết về văn hoá của người Tây Nguyên.
2.2 Luyện đọc: (Tiến hành tương tự các tiết TĐ trước)
- Từ khó đọc: gỗ, múa rông, chiêng, vũ khí, ...
- Chú ý ngắt ở một số câu văn:
+ Nó phải cao/để đàn voi đi qua mà không đụng sàn/và khi múa rông chiêng trên sàn,/ngọn giáo không vướng mái.
+ Theo tập quán của nhiều dân tộc, / trai làng từ 16 tuổi trở lên / chưa lập gia đình / đều ngủ tập trung ỏ nhà rông để bảo vệ buôn làng.
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
- Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ nào ?
- GV ghi bảng, giảng từ: nhà rông (HS quan sát ảnh nhà rông trong SGK), lim, gụ, sến, táu
- Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?
- Ghi bảng, giảng từ: rông chiêng
- GV chốt
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3,4 cho biết: Nhà rông gồm mấy gian? Đó là những gian nào?
- Gian đầu nhà rông được trang bị như thế nào ?
- GV ghi bảng, giảng từ: thần làng, nông cụ
GV: Trong nhà rông, gian đầu là nơi thiêng liêng, trang trọng của nhà rông. Gian giữa được coi là trung tâm của nhà rông. 
- Vì sao nói gian giữa được coi là trung tâm của nhà rông?
- Từ gian thứ ba cuả nhà rông dùng để làm gì?
- Qua tìm hiểu bài, em hãy nêu nội dung bài?
 GVchốt: Nhà rông là ngôi nhà đặc biệt quan trọng đối với dân tộc Tây Nguyên. Nhà rông được làm rất to, cao và chắc chắn. Nó là trung tâm của buôn làng, là nơi thờ thần làng, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng quan trọng của người dân tộc Tây Nguyên.
2.4 Luyện đọc lại bài: 
- GV chọn đọc mẫu đoạn 1: Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ: bền chắc, cao, không đụng sàn, không vướng mái.
- Yêu cầu HS luyên đọc đoạn 1.
- GV bao quát chung
- Nhận xét và đánh giá HS
3. Củng cố - dặn dò:Nêu nội dung bài?
- Nhận xét tiết học -Dặn dò.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài
- HS thực hiện theo HD của GV
- HS đọc thầm và trả lời:
- Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu.
- Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không chạm sàn, để khi múa rông chiêng ngọn giáo không vướng mái.
- HS đọc thầm và trả lời: nhiều gian. Gồm gian đầu, gian giữa và các gian tiếp theo
- Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách có treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng để cúng tế.
- Vì gian giữa là nơi đặt bếp lửa của nhà rông, nơi các già làng tụ họp để bàn việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của nhà rông.
- Từ gian thứ ba trở đi là nơi ngủ của trai tráng trong buôn làng đến 16 tuổi, chưa lập gia đình. Họ tập trung ở đây để bảo vệ buôn làng.
- Bài văn giới thiệu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây nguyên gắn với nhà rông.
- 4 HS đọc nối đoạn toàn bài
- Theo dõi bài đọc mẫu, có thể dùng bút chì gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng.
- 2 HS đọc
- Tự luyện đọc nhóm bàn, sau đó 3 HS thi đọc. 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu
-------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Hoạt động nông nghiệp
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
+ Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp 
+ Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
+ BVMT: Biết các hoạt động nông nghiệp, ích lợi và một số tác hại(nếu thực hiện sai) các hoạt động đó.
+ GDKNS: + KN tìm kiếm và xử lý thông tin: Quan sát tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
 + Tổng hợp sắp xếp các thông tin về hoạt đông nông nghiệp nơi mình đang sống.
 II. Đồ dùng dạy học: 
+ Các hình / 58, 59/ SGK.(HĐ1), 3 tờ giấy khổ to cho HĐ3.
+Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động nông nghiệp.HĐ3)
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở đầu: 
+ Kiểm tra bài cũ:
Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, phát thanh, truyền hình trong đời sống?
- GV nhận xét.
+Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp.
HĐ2: Hoạt động nhóm 
- GV chia lớp thành 4 nhóm .
YC HS qs các hình/ 58, 59/ SGK và thảo luận:
 + Kể tên các hoạt động trong từng hình?
 + Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
- GV giới thiệu thêm 1 số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau: Trồng ngô, khoai, sắn, chè, ; chăn nuôi trâu, bò, dê, 
=> KL: SGK/ 59.
GDBVMT:Trong HĐ nông nghiệp, việc làm nào có tác động xấu đến môi trường?
Em làm gì góp phần ngăn chặn những tác động xấu đó?
HĐ3: Thảo luận theo cặp
Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm 2: Kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống. 
-YC 2cặp trình bày phần thảo luận của mình.
HĐ4: Triển lãm góc hđ nông nghiệp.
(6-7phút)
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ A4. Yêu cầu các em dán những tranh ảnh sưu tầm về hoạt động nông nghiệp.
HĐcuối. Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà học thuộc bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS trả lời.
- Các nhóm quan sát và thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nx, bổ sung.
- 1 số học sinh đọc kết luận.
- .phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ.
- HS nêu.
- 2 HS ngồi gần nhau kể cho nhau nghe.
- Các cặp lên trình bày phần thảo luận.
- Các cặp khác nx, bổ sung.
- Các nhóm dán vào giấy A4 sau đó trình bày tranh, ảnh đã sưu tầm được về các hoạt động nông nghiệp.
- Từng nhóm thực hiện.
- Các nhóm khác nx, bổ sung, bình bầu nhóm làm tốt.
- HS thực hiện
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH Toán,Tập đọc
I.Mục tiêu: Biết chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
HS đọc đúng –hiểu nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên.
II.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 71 trang 57 vở bài tập Thực hành Toán 3.
Yêu cầu HS làm bài 
Gọi HS lên bảng làm
Nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên,sách Tiếng Việt 3 tập 1 trang 121.
Gọi HS lần lượt đọc bài theo từng đoạn.
Nhận xét đánh giá.
III. Củng cố-Dặn dò: củng cố nội dung bài. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 10 tháng 12 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: Đua ngựa
I. Mục tiêu
- Thực hiện cơ bản đúng động tác của bài thể dục phát triển chung. 
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình. 
- Chơi trò chơi : Đua ngựa
II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
	 Phương tiện : Còi, kẻ sẵn vòng tròn cho trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
- Trò chơi " Chui qua hầm "
2. Phần cơ bản
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- GV điều khiển
+ Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung
- GV điều khiển lớp
- GV nêu tên động tác
- Chơi trò chơi " Đua ngựa "
3. Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài học
- Nhận xét chung giờ học
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập . Tập các động tác khởi động: vai, cổ tay, cánh tay, đầu gối. khuỷu chân. 
- HS chơi trò chơi
- Cả lớp thực hiện ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- HS tập liên hoàn cả 8 động tác
- Chia tổ tập luyện theo hình thức thi đua
- HS nhớ và tự tập
- Biểu diễn thi đua bài thể dục phát triển chung giữa các tổ.
+HS nêu cách cách cầm ngựa, cách phi ngựa, cách quay vòng
- HS chơi trò chơi
+ Đứng tại chỗ
- Vỗ tay hát
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Giới thiệu bảng nhân
I. Mục tiêu:Giúp HS
- Biết cách sử dụng bảng nhân. vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Ở lớp 2 và lớp 3, các em đã được học từ bảng nhân 2 tới bảng nhân 9. Trong tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em bảng nhân khái quát.
2. Giới thiệu bảng nhân
- Treo bảng nhân như trong sách toán 3 lên bảng.
- Yêu cầu hs đếm nêu số hàng, số cột trong bảng.
- Y/c HS đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng
 Giới thiệu: Đây là các thừa số trong các bảng nhân đã học. Các ô còn lại của bảng chính là kết quả của các phép nhân trong các bảng nhân đã học.
- Yêu cầu hs đọc từ hàng thứ 3 trong bảng.
- Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng nhân nào đã học?
- Yêu cầu HS đọc các số trong hàng thứ 4 và tìm xem các số này là kết quả của các phép nhân trong bảng mấy.
GV: Vậy mỗi hàng trong bảng này không kể số đầu tiên của hàng ghi lại một bảng nhân. Hàng thứ nhất là bảng nhân 1, hàng thứ hai là bảng nhân 2,hàng cuối là bảng nhân 10
2.3 Hướng dẫn sử dụng bảng nhân
- HDHS tìm kết quả của phép nhân 3 x 4:
+ Tìm số 3 ở cột đầu tiên (hoặc hàng đầu tiên) tìm số 4 ở (ho cột đầu tiên) đặt thước dọc theo hai mũi trên gặp nhau ở ô thứ 12. Số 12 là tích của 3 và 4.
- Yêu cầu HS thực hành tìm tích của một số cặp số khác. VD: 5 x 7 9 x 3
- GV theo dõi và nhận xét.
3. Luyện tập - thực hành:
Bài 1:Gọi HS đọc đề bài
 - Nêu yêu cầu của bài toán?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn làm bài.
- Y/c 4 HS nêu cách tìm tích của 4 phép tính trong bài.
- GV chốt
 Bài 2: Gọi HS đọc đề bài
- Nêu y/c BT?
- Y/c HS tìm thừa số trong phép nhân có tích là 8, thừa số kia là 4
- Lưu ý: Nếu HS lúng túng, GV gợi ý: Tìm 4 trong cột đầu tiên, dóng theo 4 hàng có số 4 vừa tìm được để tìm tích là 8, sau đó dóng thẳng theo cột có 8 lên hàng đầu tiên của bảng nhân, thấy số 2. Vậy 2 chính là thừa số cần tìm.
- Y/c HS vận dụng làm BT2. VBT
- GV theo dõi và nhận xét, chốt.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toàn gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chấm 1 số HS
- Gv chốt, hỏi cách gấp một số lên một số lần.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các phép nhân đã học.
- Nhận xét tiết học
- Nghe giới thiệu
- Bảng nhân có 11 hàng và 11 cột
- Đọc các số: 1,2,3,..,10
- Đọc các số: 2, 4, 6, 8, 10.,20
- Các số trên chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 2.
- Các số trong hàng thứ 4 là kết quả của các phép nhân trong bảng nhân 3
- HS theo dõi
- Thực hành tìm tích của 3 và 4
- Thực hành tìm tích 5 x 7 9 x 3
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu
- Thảo luận nhóm bàn
- Lần lượt 4 HS lên tìm trước lớp
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài
- Sử dụng bảng nhân để tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia
- HS nêu cách tìm
- Theo dõi
- HS tự tìm tích trong bảng nhân, sau đó điền kết quả vào ô trống trong VBT.
- 4 HS lần lượt trả lời
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu
- Bài toán giải bằng hai phép tính
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu
---------------------------------------
Tiết 3: Âm nhạc: Học bài hát: Ngày mùa vui. Giới thiệu 1 vài nhạc cụ dân tộc 
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh.
II. Chuẩn bị:
- Hát chuẩn xác lời 2 bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác phụ họa cho bài hát.
- Tranh ảnh minh họa các nhạc cụ dân tộc sẽ giới thiệu cho HS trong tiết học này.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn tập bài hát.
3. Bài mới
Hoạt động1: Dạy bài hát Ngày mùa vui (lời2)
- Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS tên bài hát, dân ca của dân tộc nào?
- Cho HS nghe lại băng bài hát Ngày mùa vui, sau đó hướng dẫn HS ôn hát lại lời 1 với sắc thái vui tươi.
- Tập tiếp lời 2 của bài hát trên cơ sở HS đã nắm được giai điệu, tiết tấu của lời 1, GV có thể cho HS tự ghép lời 2; GV theo dõi và sửa nếu các hát chưa đúng.
- Hướng dẫn HS ôn hát cả hai lời kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca của bài hát. Trong quá trình ôn hát, GV có thể kết hợp đánh giá đối với những cá nhân hát và gõ đệm đúng yêu cầu.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Cụ thể:
Lời 1:
Câu 1, 2, 3, 4: Nhún chân nhịp nhàng sang trái, phải theo nhịp; kết hợp vỗ tay và nghiên người cùng bên với nhịp bước chân.
Câu 5, 6, 7, 8: Tiếp tục nhún chân hai tay lên bên trái (tay trái cao hơn đầu, tay phải ngang vai), uốn các ngón tay; sau đó đổi bên đều đặn theo nhịp chân.
Lời 2: Thực hiện các động tác như ở lời 1.
- GV hướng dẫn từng động tác, sau khi tập xong cho HS thực hiện lại vài lần cho thuần thục.
- Mời vài nhóm, cá nhân lên biểu diẽn trên lớp (vừa hát kết hợp vận động phụ họa).
- Nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh).
- GV treo tranh minh họa hình ảnh của các nhạc cụ và lần lượt giới thiệu tên và tính năng từng nhạc cụ (chỉ nêu tóm tắt).
1. Đàn bầu: Còn gọi là đàn độc huyền (độc là một, huyền là dây), cấu trúc rất đơn giản nhưng khả năng diễn cảm của đàn rất phong phú. Đàn bầu thường dùng để độc tấu, hoà tấu với các nhạc cụ dân tộc khác hoặc đệm cho hát,...
2. Đàn nguyệt: Còn gọi là đàn kìm, có hai dây, vì mạt bầu vang của nhạc cụ này có hình tròn như mặt trăng nên gọi là đàn nguyệt. Đàn nguyệt được dùng trong dàn nhạc dân tộc để độc tấu, hoà tấu hoặc đệm cho hát,...
3. Đàn tranh: Còn gọi là đàn thập lục (gồm 16 dây) có hình hộp dài, âm thanh trong trẻo, sáng sủa, có khả năng diễn cảm ,phong phú (như mô phỏng tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi, ...). Đàn dùng để độc tấu, song tấu, đệm cho hát, ...thường nữ dùng là chính.
- Nếu có thể cho HS nghe qua âm thanh từng nhạc cụ để giúp HS cảm nhận tốt hơn về âm sắc cũng như khả năng diễn cảm của nhạc cụ dân tộc (cho nghe băng nếu khong có nhạc cụ trực quan).
4. Củng cố – Dặn dò
	- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ, tác giả viết lời mới; cả lớp hát đồng thanh lại bài hát Ngày mùa vui (cả hai lời) theo hướng dẫn của GV.
	- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái vui tươi, biết thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độtích cực trong tiết học đồng thời nhắc nhở các em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
	- Dặn HS về học thuộc bài hát: Ngày mùa vui
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nghe lại bài hát, sau đó ôn hát lại bài hát theo hướng dẫn của GV: Hát đồng thanh, dãy, ...
- Học tiếp lời 2 theo hướng dẫn của GV, dựa theo giai điệu và tiết tấu ở lời 1 để ghép lời 2.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách của bài hát. Sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách,...
- Xem GV thực hiện mẫu.
- HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng, chuẩn xác.
- HS tập lại nhiều lần cho đều và thuần thục hơn.
- Từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp lên vận động phụ họa nhịp nhàng.
- HS xem tranh minh họa và nghe giới thiệu từng nhạc cụ.
- HS có thể nghe âm thanh các cụ sau đó tập nhận biết âm thanh từng nhạc cụ đã được nghe.
- Nghe GV nhận xét bài hát và nghe bài hát lại một lần nữa.
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 10 tháng 12 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Trò chơi: Đua ngựa
I. Mục tiêu.
-Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình. 
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải trái đúng cách.
- Chơi trò chơi : " Đua ngựa ". Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi
II. Địa điểm, phương tiện.
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : Còi, dụng cụ, kẻ sẵn vạch chuẩn bị cho tập đi phải trái
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động cuả GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
- Trò chơi : Đua ngựa
2. Phần cơ bản
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số 
+ Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái
- GV sửa động tác chưa chính xác và HD cách khắc phục
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Chơi trò chơi : Đua ngựa
- GV nhắc lại cách phi ngựa, cách quay vòng
3. Phần kết thúc
* GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
+Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập
- Khởi động các khớp
- HS chơi trò chơi
+ HS tập 2 - 3 lần liên hoàn các động tác
- HS chia tổ tập luyện theo phân công, tổ trương điều khiển tổ mình
- HS đi vượt chướng ngại vật và đi chuyển hướng phải tái theo đội hình 2 - 3 hàng dọc
- Lần lượt các tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- 1 số em làm trọng tài và người chỉ huy
- HS chơi trò chơi.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát hoặc đi lại thả lỏng.
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Giới thiệu bảng chia 
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết cách sử dụng bảng chia . vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng chia
HS: Chuẩn bị 8 miếng bìa hình tam giác trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra kĩ năng sử dụng bảng nhân. 6 x 8 9 x 7
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Tiết trước các em được học cách sử dụng bảng nhân, còn cách sử dụng bảng chia ntn chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
2.2 Giới thiệu bảng chia
- Treo bảng chia như trong toán 3 lên bảng.
- Yêu cầu hs đếm nêu số hàng, số cột trong bảng.
- Yêu cầu HS đọc các số trong hàng đầu tiên của bảng.
- Yêu cầu HS đọc các số trong cột đầu tiên của bảng 
 Giới thiệu: hàng đầu tiên ghi các thương của hai số , cột đầu tiên ghi các số chia. Các ô còn lại của bảng chính là số bị chia của phép chia 
- Yêu cầu hs đọc hàng thứ 3 trong bảng.
- Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng chia nào đã 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 15.docx