Giáo án Lớp 3B - Tuần 18

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Chu vi hình chữ nhật

I. Mục tiêu:

- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng được để tính chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài và chiều rộng )

- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3

II. Đồ dùng dạy học: - Thước thẳng, phấn màu. Hình chữ nhật SGK.

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra về nhận diện các hình đã học. Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật.

* Nhận xét, chữa bài cho học sinh.

B. Dạy học bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật.

a. Ôn tập về chu vi các hình

- Giáo viên vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu học sinh tính chu vi của hình này.

- Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ?

 

docx 18 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng.
- Tự làm bài vào VBT, 2 HS lên viết phiếu trên bảng.
- 3 HS đọc bài
----------------------------------------
Tiết 2: Tập viết: Ôn tập tiết 4
I. Mục tiêu:
- Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Bước đầu viết được đơn xin cấp lại thẻ đọc sách ( BT2)
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
2. Kiểm tra học thuộc lòng.
- Gọi HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài.
- Nhận xét-bổ sung.
3. Ôn luyện về viết đơn
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc đơn của mình và HS khác nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học
* Dặn: HS ghi nhớ mẫu đơn .
- HS nhắc lại: Hai bàn tay em, Khi mẹ vắng nhà, Quạt cho bà ngủ, Mùa thu của em, Ngày khai trường, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru, Quê hương, Vẽ quê hương, Cảnh đẹp nong sông, Nhớ Việt Bắc, Về quê ngoại, Anh Đom Đóm.
- Lần lượt HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi
-Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- 2 HS đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK
- Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách vì đã bị mất.
- HS làm bài vào VBT
- 5 - 7 HS đọc lá đơn của mình.
--------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Ôn tập kiểm tra
I. Mục tiêu
+ Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc + Giới thiệu được về gia đình của em.
+ Giáo dục HS tình yêu gia đình, quê hương.
II. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở đầu: 
+ Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét. 
+Giới thiệu bài mới: Ôn tập (T)
HĐ2: QS tranh – Thảo luận. 
 - Yêu cầu HS quan sát 4 tranh trong SGK trang 67 và cho biết : Hình nào thể hiện hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc ?
=> GV nhận xét.
? Kể tên một số hoạt động nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc ở quê hương em.
? Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại , thông tin liên lạc mà em đã từng biết.
=> GV nhận xét, kể thêm một số hoạt động 
HĐ3: Nói về gia đình em. 
- Giao nhiệm vụ: Giới thiệu gia đình mình cho các bạn biết. Giới thiệu về số lượng người trong gia đình mình, nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em trong nhà,
- Gia đình em là gia đình mấy thế hệ ?
- Để gia đình luôn hoà thuận , mọi người cần làm gì?
 HĐcuối.Củng cố dặn dò.
H. Em hãy nêu lợi ích của hoạt động phát thanh truyền hình?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Tổ trưởng báo cáo.
- Thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diên báo cáo kết quả.
H1: Hoạt động thông tin liên lạc.
H2 : Hoạt động công nghiệp.
H3 : Hoạt động thương mại.
H4 : Hoạt động nông nghiệp.
- HS kể miệng.
- Giới thiệu về gia đình mình.
- Từng em giới thiệu về gia đình mình
- ...mọi người trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
- HS lần lượt trả lời.
-----------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán 
I.Mục tiêu:
HS biết tính chu vi hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 86 ,Chu vi hình chữ nhật,trang 68,vở Thực hành Toán 3 tập 1.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS lên bảng làm bài
Nhận xét,đánh giá.
III. Củng cố-Dặn dò: GV nhận xét giờ học-Dặn dò. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 30 tháng 12 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Chu vi hình vuông 
I. Mục tiêu:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông ( độ dài cạnh x 4 ) .
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
II. Đồ dùng dạy học:- Thước thẳng, phấn màu, hình vuông cạnh 3cm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra học thuộc lòng qui tắc tính chu vi hình chữ nhật 
* Nhận xét đánh giá .
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học cách tính chu vi hình chữ nhật, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học cách tính chu vi hình vuông.
2. Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình vuông.
- Giáo viên vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh 3dm, và yêu cầu học sinh tính chu vi hình vuông ABCD.
- Yêu cầu học sinh tính theo cách khác. ( Hãy chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 thành phép nhân tương ứng )
- 3 độ dài gì của hình vuông ABCD?
- Hình vuông có mấy cạnh ? Các cạnh của hình vuông như thế nào với nhau ?
- Muốn tính chu vi của hình vuông ta làm thế nào?
3. Luyện tập:
Bài 1
- Cho học sinh tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
*Nhận xét, chữa bài
Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm thế nào ?
- GV chốt kết quả
Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ.
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải biết được điều gì ?
- Hình chữ nhật tạo thành bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu ?
- Chiều dài hình chữ nhật mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông ?
- GV thu bài nhận xét
- GV chốt
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Gv nhận xét tiết học
3 học sinh đọc thuộc quy tắc
- Nghe giới thiệu
- Chu vi hình vuông ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( dm )
- Chu vi hình vuông ABCD là:
3 x 4 = 12 ( dm )
- 3 là độ dài cạnh của hình vuông ABCD.
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau
- Độ dài một cạnh nhân với 4
- Học sinh đọc quy tắc trong SGK
- HS đọc yêu cầu
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn
- HS đọc bài toán
- Ta tính chu vi của hình vuông có cạnh là 10cm.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở
- Lớp nhận xét chữa bài
- HS đọc bài toán
- Quan sát hình
- Ta phải biết chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật.
- Chiều rộng hình chữ nhật chính là độ dài cạnh viên gạch hình vuông.
- Chiều dài hình chữ nhật gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lớp nhận xét
- HS nêu lại quy tắc
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Ôn tập tiết 5
I. Mục tiêu:
- Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:- Phiếu ghi sẵn tên các bài đã học. Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ phiếu và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2. Kiểm tra tập đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1
3. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS tự làm
-Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
-Cho bạn nhận xét.
- Chốt lại lời giải đúng
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió giông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rể phải dài, cắm sâu vào lòng đất.
4. Củng cố - dặn dò:
* Hỏi: Dấu chấm có tác dụng gì ?
* Dặn: HS về nhà học thuộc các bài có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở bài tập
- 4 HS đọc to bài làm của mình.
- Các HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- Dấu chấm dùng để ngắt câu trong đoạn văn.
-------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu
Sau bài học học sinh biết:
+ Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người
+Thực hiện hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường.
GDKN S :KNquan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin để biết tác hại của rác thải.
+ Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phê phán các hành vi việc làm không đúng.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trướng. Kĩ năng ra quyết định. KN hợp tác
II. Chuẩn bị
+ Tranh sưu tầm được về rác thải,... các hình trong sgk tr.68-69.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở đầu: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- Nhận xét.
+Giới thiệu bài mới: Chúng ta cùng tìm hiểu về vệ sinh môi trường.
HĐ2. Sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khỏe
Bước 1: Thảo luận nhóm
-Cho HS quan sát hình 1,hình 2 thảo luận nhóm bàn .
-Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu:
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. 
+ Rác có hại như thế nào?
+ Những sinh vật nào thường sống trong đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
Bước 2: Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: 
-GV nhận xét,bổ sung.
*Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác rễ bị thối rữa và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
HĐ3: Nhận xét việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
-Cho các nhóm quan sát hình 3,4,5,6 trang 69 và thảo luận hình nào đúng hình nào sai.
Yêu cầu các nhóm trình bày.
Cho nhóm bạn nhận xét.
GV nhận xét bổ sung.
Giáo viên kết luận:
- Vệ sinh nơi công cộng: Không vứt rác, phóng uế bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định,...
. Củng cố - dặn dò:
- Em cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Nêu cách xử lí rác ở quê em?
- Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- Tổ trưởng báo cáo
- Các nhóm nhận nội dung thảo luận ,quan sát H1,H2 thảo luận 
 - Các nhóm thảo luận .
+Khi đi qua đống rác mùi rất hôi thối, khó chịu. Rất hại đối với sức khoẻ.
+Trong rác rất nhiều các sinh vật gây bệnh sinh sống như: Ruồi, gián, chuột. Chúng là các con vật trung gian truyền bệnh
- Đại diện các nhóm đôi trình bày ý kiến của mình trước lớp:
- Nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm quan sát các hình 3,4,5,6 ở trang 69 và các ảnh sưu tầm được cho biết hình nào đúng hình nào sai.
- Một số nhóm trình bày quan điểm của mình trước lớp, nhóm khác bổ sung.
 H3: Sai, H4 + 5 + 6 việc làm đúng.
- Một số em nhắc lại
- HS nêu.
-HS nêu
- Nêu cách xử lí rác của gia đình em, nơi em ở.
- HS lần lượt nêu
- VN thực hành vệ sinh nhà mình sạch sẽ và xử lý rác của gia đình đúng theo quy định .
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán, Tự nhiên- xã hội
I.Mục tiêu:-
HS biết tính chu vi của hình vuông.
HS biết giữ vệ sinh môi trường.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập ở tiết 87,trang 69 Chu vi hình vuông ở vở Thực hành Toán 3 tập 1.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS lên bảng làm bài-Nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3 trang 49 vở bài tập Tự nhiên-xã hội 3.
Yêu cầu HS làm bài-Gọi HS nêu.
Cho bạn nhận xét,GV nhận xét,chữa bài.
III.Củng cố-Dặn dò: GV nhận xét giờ học-dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 31 tháng 12 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải quay trái.
 Đi vượt chướng ngại vật thấp.
 Trò chơi: Đua ngựa
I. Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng ngang nhanh, trật tự, dóng thẳng hàng ngang, quay phải, quay trái, đúng cách.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Chơi trò chơi : Đua ngựa.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : Còi, kẻ sẵn vạch chơi trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Phần mở đầu
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
- Chơi trò chơi : Có chúng em
- Tập bài TD phát triển chung 
2. Phần cơ bản
* Ôn tập đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
-Cho các tổ tự tập luyện.
-Cho các tổ thi đua tập.
-Cho bạn nhận xét.
GV nhận xét,bổ sung.
- Chơi trò chơi : Đua ngựa
GV nêu lại cách chơi
Cho HS chơi. 
3. Phần kết thúc
* GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung giờ học
- Dặn HS về nhà ôn bài
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập
- HS chơi trò chơi
- HS tập bài thể dục 1 lần
+ HS tập phối hợp các động tác : tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải quay trái, đi đều 1 - 4 hàng dọc.
- HS tập theo tổ như đã phân công khu vực
- Thi biểu diễn giữa các tổ
- HS chơi trò chơi
-Đội hình xuống lớp 3 hàng ngang.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tính chu vi hình chữ nhật , chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học . Bài tập cần làm: Bài 1a, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc thuộc quy tắc tính chu vi hình vuông
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
* Nhận xét,đánh giá.
Bài 2:- Gọi 1 học sinh đọc đề
* Hướng dẫn: Chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh 50 cm.
- Số đo cạnh viết theo đơn vị xăng – ti – mét, đề bài hỏi chu vi theo đơn vị mét nên sau khi tính chu vi theo xăng – ti – mét ta phải đổi ra mét.
Bài 3:- Gọi 1 HS đọc đề
- Yêu cầu HS làm bài
Chữa bài nhận xét
Bài 4
- Vẽ sơ đồ bài toán
- Bài toán cho biết những gì ?
* Hỏi: Nửa chu vi của hình chữ nhật là gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Làm thế nào để tính chiều dài của hình chữ nhật ?
* Nhận xét đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học
- 3 học sinh đọc thuộc quy tắc
- Nghe giới thiệu
- 1 học sinh đọc bài
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 1 học sinh đọc bài toán
- Học sinh làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra.
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
- Lớp nhận xét 
- HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết nửa chu vi của hình chữ nhật là 60m và chiều rộng là 20m.
- Nửa chu vi của hình chữ nhật chính là tổng của 1 chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó.
- Bài toán hỏi chiều dài của hình chữ nhật.
- Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
---------------------------------------
Tiết 3: Giáo dục kĩ năng sống: Bài học của em về hạnh phúc
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán 
I.Mục tiêu: HS biết tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 88, ở vở Thực hành Toán 3,tập 1,trang 70.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS lên bảng làm bài.
Cho bạn nhận xét-GV nhận xét,chữa bài.
III. Củng cố-dặn dò:
Nhận xét giờ học.Dặn học thuộc qui tắc đã học. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 1 tháng 1 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
 ( Dạy vào thứ 2/5/1/2015)
Tiết 1: Thể dục Ôn tập học kỳ I 
I. Mục tiêu Nhắc lại các nội dung đã học trong học kỳ I.
HS nhớ và thực hiện được các nội dung đã học.
-Chơi trò chơi Đua ngựa.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : Còi, kẻ sẵn vạch chơi trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Phần mở đầu
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- GV điều khiển lớp
- Chơi trò chơi : Có chúng em
- Tập bài TD phát triển chung 
2. Phần cơ bản
* GV nêu những nội dung đã học ở học kỳ I.
-Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ:tập hợp hàng dọc,quay phải,trái,đứng nghiêm,nghỉ,dàn hàng,dồn hàng,cách chào,báo cáo.
-Ôn bài tập rèn luyện tư thế,kỹ năng vận động:Đi kiễng gót 2 tay chống hông,dang ngang; Đi theo vạch kẻ thẳng,đi nhanh chuyển sang chạy.
-Tập hợp hợp hàng ngang,dóng hàng,điểm số.
-Ôn đi đều.
-Học động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
-Học bài thể dục phát triển chung.
-GV gọi một số HS thực hiện các động tác-Cho bạn nhận xét-GV nhận xét đánh giá .Biểu dương khen ngợi những tổ ,cá nhân làm tốt-nhắc nhở những động tác chưa tốt cần khắc phục để có hướng phấn đấu trong học kỳ II.
-Trò chơi: Cho HS chơi trò chơi Đua ngựa
3. Phần kết thúc
- GV nhận xét chung giờ học
- Dặn HS về nhà ôn bài
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập
- HS chơi trò chơi
- HS tập bài thể dục 1 lần
- HS theo dõi
-Một số HS thực hiện các động tác theo yêu cầu của GV
-HS nghe-thực hiện.
-HS chơi trò chơi.
HS nghe và thực hiện.
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính nhân, chia trong bảng; nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số
- Biết tính chu vi hình chữ nhật , chu vi hình vuông , giải toán về tìm một phần mấy của một số . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2(cột 1,2,3), Bài 3, Bài 4
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:- gọi HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật,chu vi hình vuông
GV ra bài HS làm vào bảng con.
* Nhậnxét đánh giá.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ củng cố về phép nhân, chia số có 2,3 chữ số và tính giá trị biểu thức , tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:- Yêu cầu HS tự làm bài ở vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-GV Chữa bài và nhận xét 
Bài 2:- Yêu cầu HS tự làm bài ở vở bài tập.
- GV Chữa bài, yêu cầu một số HS nêu cách tính của một số phép tính cụ thể trong bài.
Bài 3:- Gọi 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật và làm bài.
- GV Chữa bài và nhận xét 
Bài 4: - Gọi học sinh nêu bài tập 4.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải.
- Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- GV chữa bài và nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS ôn tập thêm
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Kiểm tra
- HS đọc thuộc quy tawcsvaf làm bài tập vào bảng con.
- Nghe giới thiệu
- Một em nêu yêu cầu bài tập 1.
- HS tự làm bài. 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: Ôn tập tiết 6
I. Mục tiêu:
- Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:- Phiếu ghi sẵn các tên bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
- HS chuẩn bị giấy viết thư.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài lên bảng
2. Kiểm tra học thuộc lòng
- Tiến hành tương tự như tiết 5
3. Rèn kĩ năng viết thư
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Em viết thư cho ai ?
- Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc lại bài: Thư gửi bà.
- Yêu cầu HS tự viết bài. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi 1 số HS đọc lại lá thư của mình. GV chỉnh chữa từng từ, câu .
 4. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học
* Dặn: HS tập viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Em viết thư cho bà, ông, bố, mẹ, dì, cậu, bạn học cùng lớp ở quê,......
- Em viết thư hỏi thăm bà xem bà có bị đau lưng không ? Em hỏi thăm ông xem ông có khoẻ không ? Vì bố em bảo dạo này ông hay bị ốm. Ông em còn đi tập thể dục buổi sáng với các cụ trong làng không ? Em hỏi dì em dạo này dì bán hàng có tốt không ? Em Bi còn hay khóc nhè không ?....
- 3 HS đọc bài: Thư gửi bà trang 81 SGK, cả lớp theo dõi để nhớ cách viết.
- HS tự làm bài
- 7 HS đọc lá thư của mình.
-------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I
I,Mục tiêu: 
- Củng cố lại những kiến thức đã học về các nội dung: Chia sẻ vui buồn cùng bạn ;Tích cực tham gia việc trường, việc lớp; Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng; Biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
II.Tài liệu và phương tiện:
- Gv chuẩn bị một số câu hỏi cho nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của HS
1.GT bài.Hôm nay chúng ta ôn tập củng cố các kiến thức đã học ở học kì I.
Ôn tập:
Hoạt động 1:
-Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về các nội dung: Chia sẻ vui buồn cùng bạn; Tích cực tham gia việc trường, việc lớp; Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng; Biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
-Tiến hành:
-Bước1: Gv đưa ra các câu lệnh:
-Chia các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
+Khi bạn có chuyện vui, em sẽ làm gì?
+Khi bạn có chuyện buồn,em sẽ làm gì?
+Em đã làm những việc gì để chia sẻ vui buồn cùng bạn?
+Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
+Các em đã tham gia những việc gì ở trường, ở lớp?
+Vì sao em phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
+Em đã làm những việc gì để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
+Thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
+Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, các em phải làm gì?
-Bước2:
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại từng nội dung đã ôn tập, chuyển ý sang hoạt động 2.
Hoạt động 2:
-Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức đã học bằng hình thức bốc thăm trả lời câu hỏi.
-Nội dung:
+Khi bạn có chuyện vui hay buồn, em phải làm gì?
+Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
+Em hãy kể những việc mà em đã tham gia ở lớp,ở trường?
+Em đã làm gì để giúp đỡ bà con làng xóm?
+Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, em 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 18.docx