Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần
Tiết 2: Toán: Điểm ở giữa – Trung điểm của một đoạn thẳng
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2
II. Đồ dùng dạy học:- Thước kẻ dài, bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Bài cũ: GV vẽ đường thẳng, vẽ một số điểm trên đường thẳng đó. Y/c HS nêu tên các điểm.
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Để hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Giảng bài
Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa
- Cho HS lấy bảng con (giấy trắng) kẻ đường thẳng.
- Trên đường thẳng đó vẽ hai điểm A,B rồi tiếp tục vẽ điểm O sao cho điểm O ở giữa hai điểm A và B
- GV hướng dẫn cách vẽ: Dùng bút đặt vào một trong hai điểm A và B của đoạn thẳng rồi di chuyển bút trên đoạn thẳng theo hướng đến điểm kia của đoạn thẳng (Từ điểm A đến điểm B hoặc ngược lại từ điểm B đến điểm A ). Nếu gặp điểm O trước khi gặp điểm kia thì ta có điểm O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- GVQS, sữa lỗi những HS làm sai và hỏi:
+ Em hãy nhận xét về tính thẳng hàng của 3 điểm A, O, B trên bảng ?.
- GV ghi: A, O, B là ba điểm thẳng hàng.
hanh truyền hình ? ? Theo bạn, người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông ? ? Tại sao chúng ta không vứt rác ở nơi công cộng ? ? Trong nước thải có gì gây hại cho sinh vật và sức khoẻ con người ? ? Hoạt động chủ yếu của hs ở trường là gì ? - Nhận xét HĐcuối. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn tập tốt, giờ sau chuẩn bị một số cây hoặc lá cây. - Học sinh nêu. - Nhận xét, bổ sung. - Phân công nhóm trưởng. - Các nhóm thực hành: - Đại diện lên mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh. -Lắng nghe g/v phổ biến luật chơi - Thực hành: +Chơi thử: +Chơi thật ( trong khi chơi nếu em nào đến lượt mà không trả lời được thì phải hát 1 bài) - Nhận xét - Theo dõi - HS thực hiện yêu cầu. ----------------------------------------- Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán I.Mục tiêu: HS nhận biết được ba điểm thẳng hàng, điểm ở giữa,trung điểm. II.Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 96 trang 6 ở vở Thực hành Toán 3 tập 2. Yêu cầu HS làm bài. Gọi HS lên bảng làm bài,nhận xét,đánh giá. III.Củng cố,dặn dò: GV nhận xét giờ học-dặn dò. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sáng thứ 3 ngày 20 tháng 1 năm 2015 ( Dạy lớp 3B) Tiết 1: Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000 ; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại . - Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4a II. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, bảng con III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ:- So sánh: 2543; 2453 - Y/c HS giải thích cách so sánh? - GV nhận xét, đánh giá - HS làm bảng con. Lớp nhận xét nhau - 1 HS nêu. HS khác nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Để giúp các em biết so sánh các số trong phạm vi 10 000 ; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng chúng ta cùng tìm hiểu bài Luyện tập 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: >, <, =? ) Gọi HS đọc, nêu y/c BT - GV thu bài 1 số em nhận xét. - GV nhận xét, yêu cầu HS giải thích cách làm - GV Y/C HS nêu 3 cách so sánh các số trong phạm vi 10 000. Bài 2: Gọi HS đọc, nêu y/c BT Viết các số 4208, 4802, 4280, 4082: a) Theo thứ tự từ bé đến lớn b) Theo thứ tự từ lớn đến bé - Y/c HS giải thích cách làm? - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng làm - HS khác nhận xét, bổ sung - HS giải thích vì sao điền dấu đó - HS nêu như SGK - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài: - Lớp nhân xét - HS giải thích - HS khác nhận xét, bổ sung Bài 3: Gọi HS đọc, nêu y/c BT - GV nêu từng yêu cầu - GV nhận xét, chốt bài làm đúng - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào bảng con. 2 HS lên bảng - HS khác nhận xét Bài 4*: a) Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số nào? - GV nhận xét,đánh giá. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào VBT - 1 HS lên bảng làm bài. - HS khác nhận xét, bổ sung C. Củng cố - dặn dò:GV nhận xét, dặn dò - Chú ý về thứ tự các hàng khi viết và đọc số ------------------------------------ Tiết 2: Tập đọc: Chú ở bên Bác Hồ I. Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mội dòng thơ , khổ thơ . - Hiểu ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc (Trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ) - Các KNS cần đạt : Thể hiện sự cảm thông; Lắng nghe tích cực II. Đồ dùng dạy học:- Tranh SGK ; Bảng lớp viết bài thơ III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ :- Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu chuyện: “ Ở lại với chiến khu “ - Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc dân nhỏ tuổi ? - GV nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát, tìm hiểu nội dung tranh ở SGK, sau đó GV giới thiệu: Gắn với chủ điểm bảo vệ Tổ quốc ,hôm nay các em sẽ được học bài thơ: “ Chú ở bên Bác Hồ”. Bài thơ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình, tình cảm của nhân dân đối với liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 2. Luyện đọc a. Đọc mẫu - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: Hai khổ thơ đầu: Giọng ngây thơ, hồn nhiên thể hiện băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga. Khổ cuối: Đọc nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ bé Nga khi nhớ đến người đã hi sinh. b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc - Kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng dòng thơ - Hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bài. - Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp: Ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và cuối mỗi dòng thơ - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ mới trong bài. - Giải thích thêm từ: Bàn thờ là nơi thờ cúng những người đã mất, con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, tết. - Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối đọc khổ thơ trước lớp ( lần 2 ) - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm - Mỗi học sinh 1 khổ thơ. - Tổ chức học sinh thi đọc theo nhóm - Yêu cầu học sinh cả lớp đồng thanh đọc lại bài thơ. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Y/c cả lớp đọc thầm khổ 1,2, trả lời: Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ? - Ghi bảng: Chú Nga: đi bộ đội - GV nhấn mạnh sự băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga: Nga ngây thơ nhớ người chú đi bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc chú. - Y/c cả lớp đọc thầm khổ 2,3, trả lời: - Khi nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao ? - Ghi bảng, giảng: mẹ: đỏ hoe mắt Ba: ngước bàn thờ Chú ở bên Bác Hồ - GV nhấn mạnh sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ bé Nga khi nhớ đến người đã hi sinh: Ba mẹ không muốn nói với em. Chú đã hi sinh, không thể trở về. Nhìn lên bàn thờ ba bảo em: Chú ở bên Bác Hồ. - Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ? - Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi? * Giáo viên chốt: Vì những chiến sĩ đó là hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên ơn họ. - Nội dung bài thơ là gì ? GV: Các liệt sĩ không mất, họ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân 4. Học đọc thuộc lòng bài thơ - Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ. - Xoá dần nội dung bài thơ cho học sinh học thuộc lòng. - Thi đọc thuộc lòng bài thơ - Tuyên dương những học sinh đã học thuộc lòng bài thơ, đọc bài hay. 5. Củng cố - dặn dò: Nhắc lại nội dung bài thơ? - Để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì Tổ quốc chúng ta phải làm gì? - Nhận xét, dặn dò - 4 HS đọc. Lớp nhận xét - 1 HS trả lời. Lớp nhận xét - Học sinh QS, nêu. - Vài học sinh đọc lại đề bài - Học sinh đọc thầm theo - Học sinh nối tiếp đọc 2 dòng thơ từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng - Đọc từng khổ thơ theo hướng dẫn của giáo viên - Học sinh đọc từng khổ thơ cá nhân - HS đọc - Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới SGK. - 3 học sinh tiếp nối đọc từng khổ thơ - Cả lớp theo dõi SGK - Học sinh lần lượt từng em đọc 1 khổ thơ trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối - Đồng thanh cả bài thơ - Cả lớp đọc thầm, trả lời: Chú Nga đi bộ đội, Sao lâu quá là lâu! - Chú bây giờ ở đâu ? Chú ở đâu ? Ở đâu ? - Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không trở về. Ba giải thích với bé Nga. Chú ở bên Bác Hồ. - Chú đã hi sinh/ Bác Hồ đã mất. Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới những người đã khuất./ Bác Hồ không còn nữa. Chú đã hi sinh và được ở bên Bác. - Học sinh trao đổi nhóm - Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc - Học thuộc lòng bài thơ - Thi đọc thuộc bài theo cá nhân. - Thi đọc đồng thanh theo bàn - HS nêu - HS nêu ------------------------------------------- Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Thực vật I. Mục tiêu: + HS biết được cây đều có rễ , thân, lá, hoa, quả. + Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật . + Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân , rễ, lá, hoa, quả của một số cây. + GDKNSống: + Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Phân tích , so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây. + Kỹ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. II. Chuẩn bị: + Các hình trong SGK trang 76,77 và cây trong sân trường. + Giấy khổ A 4 và bút màu cho học sinh . III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Mở đầu: + Kiểm tra bài cũ: - Khi đi xe đạp cần chú ý điều gì? - Kể các hoạt động nông nghiệp? Nhận xét , đánh giá. +Giới thiệu bài mới: Để biết được ích lợi của thực vật chúng ta cùng tìm hiểu bài: Thực vật HĐ2: Quan sát nhận xét Làm việc theo nhóm +Cách tiến hành: Bước 1:Chia lớp thành 4 nhóm. Bước 2: Nêu yêu cầu để các nhóm thảo luận. -Chỉ và nói tên cây? Nói từng bộ phận của cây? -Nêu điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng của những cây đó? Bước 3:Làm việc cả lớp. - Cả lớp tập hợp và đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện 4 nhóm báo cáo kết quả quan sát. - Nhận xét phần trả lời. *Kết luận:SGK HĐ3. Điểm giống nhau và khác nhau của một số cây. (7-8phút) Làm việc theo cặp - Đưa HS về lớp yêu cầu HS quan sát 6 bức tranh trong SGK: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của một số cây có trong các hình. KL: Xung quanh ta có rất nhiều loại cây chúng có hình dạng và độ lớn khác nhau,... HĐ4. Vẽ cây. Bước 1:Yêu cầu học sinh vẽ một cây mà em quan sát được. Bước 2:Trình bày. - 4 nhóm dán bài vào tờ giấy khổ to và giới thiệu về những bức tranh của nhóm mình. - Nhận xét , tuyên dương. HĐcuối Củng cố- dặn dò: *Cây thường có những bộ phận nào? - Giáo dục học sinh biết chăm sóc và bảo vệ cây cối. - Nhận xét tiết học. - 2 HS nêu -Lắng nghe - 4 nhóm quan sát cây trong sân trường. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát . -4 em báo cáo kết quả quan sát. -Lắng nghe. -Học sinh quan sát và trả lời. - Giống nhau: Cây nào cũng có : Rễ, thân,lá, hoa và quả. - Khác nhau: Hình dạng và độ lớn . -Học sinh vẽ và tô màu,học sinh ghi tên cây và những bộ phận của cây trên hình vẽ. - 1 em lên giới thiệu về tranh của nhóm mình. -1 em trả lời. - HS thực hiện yc. -------------------------------------------- Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc I.Mục tiêu: HS đọc đúng,đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học. Trả lời được câu hỏi ở sgk. II. Các hoạt động dạy học: GV gọi HS đọc bài tập đọc Ở lại với chiến khu GV nêu câu hỏi ở sgk HS trả lời. Nhận xét đánh giá. III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học-Dặn dò. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sáng thứ 4 ngày 14 tháng 1 năm 2015 ( Dạy lớp 3B) Tiết 1: Thể dục: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng đi theo nhịp 1-4 hàng dọc. Trò chơi: Thỏ nhảy I. Mục tiêu - Ôn tập hợp hàng ngang nhanh , trật tự, dóng hàng thẳng. - Biết cách đi theo nhịp 1- 4 hàng dọc. - Chơi trò chơi " Thỏ nhảy ". Biết được cách chơi và tham gia chơi . II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm : Trên sân trờng, vệ sinh sạch sẽ. Phương tiện : Còi, dụng cụ. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu * GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - GV điều khiển lớp 2. Phần cơ bản + Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc - GV chia HS thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. - GV đi QS và sửa sai cho HS - GV chọn tổ thực hiện tốt nhất để biểu diễn - Chơi trò chơi : " Thỏ nhảy " 3. Phần kết thúc + GV cùng HS hệ thống lại bài - GV điều khiển lớp. - Dặn HS về nhà ôn bài. + Tập hợp, điểm số, báo cỏo. + Nghe. Giậm chân tại chỗ, đếm to tho nhịp - Trò chơi : " Có chúng em " + HS tập luyện theo HD của GV - Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều, lần lượt từng tổ thực hiện. - HS khởi động lại các khớp, ôn lại cách bật nhảy, chơi trò chơi + Đi thường theo nhịp và hát + Lớp xếp 3 hàng dọc. ------------------------------------------ Tiết 2: Toán: So sánh các số trong phạm vi 10000 I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 - Biết so sánh các đại lượng cùng loại. Bài tập cần làm: Bài 1a, Bài 2 II. Đồ dùng dạy học:Bộ đồ dùng dạy học toán III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Yêu cầu học sinh làm bảng con: Điền dấu > < = thích hợp vào ô trống: 215 o 236 395 o 167 - Gọi học sinh giải thích chọn dấu đó: ( > < = ) - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Các em đã biết so sánh các số có 3 chữ số. Còn so sánh các số có 4 chữ số ta làm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học: “ So sánh các số trong phạm vi 10.000” 2.Giảng bài: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10000 + So sánh 2 số có số chữ số khác nhau. - Giáo viên giới thiệu các thẻ số: 10; 100; 1000; 10000 - GV lần lượt gắn thẻ số lên bảng (theo cột dọc) và nêu: Cô có 9 thẻ số 100 đơn vị, 9 thẻ số 10 đơn vị và 9 thẻ số 1 đơn vị. Như vậy cô có tất cả bao nhiêu đơn vị ? - Ghi dưới các thẻ số: 999 - Gắn thẻ số: 1000 và hỏi: Có bao nhiêu đơn vị ? - Ghi dưới thẻ số 1000 số: 1000 - Em hãy chọn dấu thích hợp ( = ) để so sánh 2 số 999 và 1000 - Vì sao em chọn dấu < ? * Giảng: Khẳng định các cách giải thích của HS đều đúng, trong đó cách giải thích thứ 3 là hay nhất: 999 là số có 3 chữ số, 1000 là số có 4 chữ số nên 999 < 1000. - Ghi bảng: 999 < 1000 Kết luận: Trong 2 số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn Ví dụ: So sánh 10000 và 9999 - Gắn thẻ số 10000 hỏi: Có bao nhiêu đơn vị ? - Lần lượt gắn thẻ số lên bảng (theo cột dọc) và nêu: Cô có 9 thẻ số 1000 đơn vị, 9 thẻ số 100 đơn vị, 9 thẻ số 10 đơn vị và 9 thẻ số 1 đơn vị. Như vậy cô có tất cả bao nhiêu đơn vị ? - Ghi dưới các thẻ số: 9999 - Em hãy chọn dấu thích hợp ( = ) để so sánh 2 số: 9999 với 10000 - Vì sao em lại chọn dấu > ? * Giảng: Khẳng định các cách của HS đều đúng, trong đó cách giải thích thứ 3 là hay nhất: 10.000 là số có 5 chữ số, 9999 là số có 4 chữ số nên 10000 > 9999. - Ghi bảng 1000 > 9999 Kết luận: Trong 2 số, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. - Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau em dựa vào dấu hiệu nào ? + So sánh 2 số có chữ số bằng nhau * Ghi ví dụ: 9000.8999 - Yêu cầu học sinh chọn dấu thích hợp ( = ) để so sánh 2 số: 9000 với 8999 - Vì sao em chọn dấu > ? * Giảng: So sánh 2 số có 4 chữ số giống như so sánh 2 số có ba chữ số, ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng kề từ trái sang phải. Hàng nghìn: 9 > 8 nên 9000 > 8999 * Ghi ví dụ: 6579.6580 - Y/c HS chọn dấu thích hợp để so sánh: 6579 với 6580 - Vì sao em chọn dấu < ? - Muốn so sánh 2 số có cùng số chữ số thì em dựa vào dấu hiệu nào ? Chốt: Nếu 2 số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải. Nếu 2 số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng đều giống nhau thì 2 số đó bằng nhau. * Hoạt động 2: Thực hành * Bài 1a,b*: Đọc và nêu yêu cầu của bài - Thu bài 1 số em nhận xét - Gọi học sinh lên bảng làm. - Gọi học sinh giải thích cách điền dấu - GV nhận xét, chốt * Bài 2: Đọc và nêu yêu cầu của bài * Lưu ý học sinh: Khi so sánh các số đo khối lượng hay các số đo độ dài thì các số đo đó phải cùng đơn vị. - Yêu cầu học sinh đổi ra cùng 1 đơn vị rồi so sánh - Gọi học sinh nhận xét giáo viên sửa bài trên bảng. - GV nhận xét, chốt Bài 3*: Đọc và nêu yêu cầu của bài - Y/c HS nhận xét, giải thích cách làm - GV nhận xét, chốt 3. Củng cố - dặn dò: - Muốn so sánh 2 số trong phạm vi 10000 ta làm thế nào? - Nhận xét, dặn dò. - 2 học sinh làm bảng - Lớp làm bảng con. - Lớp nhận xét - 999 đơn vị - 1000 đơn vị - Nêu: 999 < 1000 - Dựa trên tia số: 999 đứng trước 1000;(999 thêm 1 được 1000 hay 999 có 3 chữ số, 1000 có 4 chữ số nên 999 < 1000) - 10.000 đơn vị - 9999 đơn vị - 10000 > 9999 - Dựa trên tia số 10000 đứng sau 999 (9999 thêm 1 được 10000/ 10000 là số có 5 chữ số, 9999 là số có 4 chữ số.) - Dựa vào số các chữ số: Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. 9000> 8999 - Dựa trên tia số 9000 đứng trước 8999 (Dựa trên cách đọc: Chín nghìn / Tám nghìn./Hàng nghìn 9 > 8 nên 9000 > 8999) - 6579 < 6580 - Vì hàng nghìn đều là 6, hàng trăm đều là 5, hàng chục là 7 < 8 nên 6579 < 6580 - HS nêu - HS đọc, nêu y/c BT - Lớp làm vào VBT; 2 HS ở làm bảng lớp - Lớp nhận xét - HS đọc, nêu y/c BT - Lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét - HS đọc, nêu y/c BT - Lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét, giải thích cách làm - HS nêu --------------------------------------- Tiết 3: GDKNS Quan tâm và chăm sóc bản thân --------------------------------------- Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán I.Mục tiêu: HS biết so sánh các số trong phạm vi 10 000. HS làm được các bài tập ở vở Thực hành Toán. II. Các hoạt động dạy học: GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 98 trang 8 ở vở Thực hành Toán 3 tập 2. Yêu cầu HS làm bài.Gọi HS lên bảng làm Nhận xét đánh giá. III. củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học-dặn dò. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sáng thứ 5 ngày 15 tháng 1 năm 2015 ( Dạy lớp 3B) Tiết 1: Thể dục: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng đi theo nhịp 1-4 hàng dọc. Trò chơi: Lò cò tiếp sức I. Mục tiêu - Ôn tập hợp hàng ngang nhanh , trật tự, dóng hàng thẳng. - Biết cách đi theo nhịp 1- 4 hàng dọc. - Chơi trò chơi " Lò cò tiếp sức ". Biết được cách chơi và tham gia chơi . II. Địa điểm, phương tiện Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. Phương tiện : Còi, dụng cụ. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu * GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - GV điều khiển lớp 2. Phần cơ bản + Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc - GV chia HS thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. - GV đi QS và sửa sai cho HS - GV chọn tổ thực hiện tốt nhất để biểu diễn - Chơi trò chơi : "Lò cò tiếp sức " 3. Phần kết thúc + GV cùng HS hệ thống lại bài - GV điều khiển lớp.- Dặn HS về nhà ôn bài. + Tập hợp, điểm số, báo cáo. + Nghe. + Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp + Trò chơi : " Có chúng em " + Tập 8 động tác thể dục đã học. + HS tập luyện theo HD của GV - Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều, lần lượt từng tổ thực hiện. - HS khởi động lại các khớp, ôn lại cách bật nhảy, chơi trò chơi + Đi thường theo nhịp và hát -------------------------------------- Tiết 2: Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000 ; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại . - Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4a II. Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, bảng con III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ:- So sánh: 2543; 2453 - Y/c HS giải thích cách so sánh? - GV nhận xét, đánh giá - HS làm bảng con. Lớp nhận xét nhau - 1 HS nêu. HS khác nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Để giúp các em biết so sánh các số trong phạm vi 10 000 ; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng chúng ta cùng tìm hiểu bài Luyện tập 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: >, <, =? ) Gọi HS đọc, nêu y/c BT - Thu vở 1 số em nhận xét. - GV nhận xét, yêu cầu HS giải thích cách làm - GV Y/C HS nêu 3 cách so sánh các số trong phạm vi 10 000. Bài 2: Gọi HS đọc, nêu y/c BT Viết các số 4208, 4802, 4280, 4082: a) Theo thứ tự từ bé đến lớn b) Theo thứ tự từ lớn đến bé - Y/c HS giải thích cách làm? - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng làm - HS khác nhận xét, bổ sung - HS giải thích vì sao điền dấu đó - HS nêu như SGK - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài: - Lớp nhân xét - HS giải thích - HS khác nhận xét, bổ sung Bài 3: Gọi HS đọc, nêu y/c BT - GV nêu từng yêu cầu - GV nhận xét, chốt bài làm đúng - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào bảng con. 2 HS lên bảng- HS khác nhận xét Bài 4a,b*: a) Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số nào? - GV nhận xét, chữa bài . - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào VBT - 1 HS lên bảng làm bài, chỉ vào tia số - HS khác nhận xét, bổ sung C. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét, dặn dò - Chú ý về thứ tự các hàng khi viết và đọc số ----------------------------------- Tiết 3: Chính tả: (Nghe-viết) Trên đường mòn Hồ Chí Minh I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .Làm đúng BT(2) a. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết sẵn BT2a III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ:- Cho HS viết bảng con các từ: trắng muốt, chia sẻ. - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài. 2. Hướng dẫn HS nghe viết a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn 1 lần 1 - Gọi 2 HS lên đọc lại - Đoạn văn nói lên điều gì ? b. Hướng dẫn cách trình bày. - Bài viết có mấy câu ? - Chữ đầu câu đoạn viết như thế nào ? - Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ? c. Hướng dẫn viết từ khó - Viết từ khó, dễ lẫn: Trơn lầy, thung lũng, lúp xúp - Y/c cả lớp viết bằng bảng con và 3 HS lên bảng viết - GV nhận xét d. Viết chính tả. - GV đọc - HS viết - GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết. e. Soát lỗi: Đọc toàn bài g. Nhận xét bài: Thu 10 bài, nhận xét nêu lỗi phổ biến 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Gọi 1 HS lên đọc yêu cầu của bài 2a - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Lời giải: Sáng suốt – xao xuyến Sóng sánh – xanh xao - GV nhận xét Bài 3*: Chơi trò chơi
Tài liệu đính kèm: