Giáo án Lớp 3B - Tuần 21

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Luyện tập

I. Mục tiêu:Giúp học sinh:

- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm , tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4

II. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: (Lồng trong dạy bài mới)

2. Hướng dẫn luyện tập

Bài 1: HD mẫu: GV viết 4000 + 3000 = ? lên bảng và yêu cầu HS tính nhẩm.

- Hỏi HS cách cộng nhẩm của em như thế nào?

- GV chốt, ghi lên bảng và giới thiệu cách cộng nhẩm như trong SGK

- GV ghi các phép tính còn lại của bài 1 lên bảng, Y/c HS nhẩm, nêu k.quả

- GV nhận xét, ghi kết quả HS trả lời trên bảng và chốt cách nhẩm

Bài 2: HD mẫu: GV viết 6000 + 500 = ?

- Yêu cầu học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.

- Hỏi HS cách cộng nhẩm của em như thế nào?

- GV chốt cách nhẩm đúng, ghi lên bảng các phép tính còn lại và y/c HS nhẩm

- Gọi học sinh nêu kết quả của từng phép tính

- GV ghi các kết quả HS trả lời vào các phép tính và chốt cách nhẩm

 

docx 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Rau má, dưa hấu,.....
Leo
Mây
Dưa chuột, mướp,... 
- Củ phình to.
- HS kể: su hào, cây bí đỏ, rau muống....
- HS thực hiện yêu cầu.
-----------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu: HS biết cách cộng các số trong phạm vi 10 000.
Giải được bài toán có hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học: 
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 101 Luyện tập trang 10 vở Thực hành Toán 3 tập 2.
Yêu cầu HS làm bài,gọi HS lên bảng làm,nhận xét ,đánh giá.
III. Củng cố,dặn dò:
 GV nhận xét giờ học,dặn dò.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 27 tháng 1 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Phép trừ các số trong phạm vi 10000 
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Biết trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải toán có lời văn ( có phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ). Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2b, Bài 3, Bài 4 
II. Đồ dùng dạy học:	HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính, tính: 345 - 145
- GV nhận xét chung
B. Bài mới
1. GTB: Các em đã biết trừ các số trong phạm vi 1000. Vậy trừ các số trong phạm vi 10 000 làm ntn chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
2. Giảng bài
- GV ghi phép trừ 8652 – 3917 lên bảng, hỏi:
+ Muốn tính được kết quả của 8652 – 3917 = ? bằng bao nhiêu trước hết chúng ta phải làm gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng đặt tính - cả lớp đặt tính vào bảng con.
* Giáo viên nhận xét cách tính của học sinh
- Thực hiện phép trừ này như thế nào?
- Giáo viên chốt kết quả đúng.
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại cách trừ
* Hỏi: Muốn trừ số có 4 chữ số cho số có 4 chữ số ta làm thế nào ?
- GVchốt quy tắc thực hiện phép trừ: Ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau: Chữ số hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với hàng chuc, chữ số hàng trăm thẳng cột với hàng trăm rồi viết dấu trừ, kẻ vạch ngang và trừ từ phải sang trái.
2. Thực hành
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Cho học sinh thực hiện vào VBT
- Thu vở 1 số em
- GV nhận xét, chốt, y/c HS nhắc lại cách trừ
Bài 2,b: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề
- Cho học sinh làm bảng con 
 GV nhận xét bài làm của HS, y/c HS nhắc lại cách đặt tính
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Gọi học sinh lên bảng tóm tắt đề bài
Tóm tắt4283m
còn ? mét
bán 1635m
- Giáo viên thu 7 vở nhận xét
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8cm rồi xác định trung điểm O của đoạn thẳng đó.
GV nhận xét bài làm của HS, chốt cách xác định trung điểm đoạn thẳng
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu lại quy tắc thực hiện phép trừ.
 - Nhận xét tiết học. Dặn dò
- 2 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con
- Lớp nhận xét
- Nghe
- Hs đọc phép trừ
- Muốn tính kết quả của phép trừ này ta phải đặt tính và tính.
- 1 em lên bảng đặt tính. Cả lớp đặt tính vào bảng con
- HS làm bảng con. 1 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- 1 số học sinh nhắc lại cách trừ phép tính trên.
- Đặt tính rồi tính kết quả từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị
- 1 số học sinh nhắc lại quy tắc trừ.
- Học sinh đọc yêu cầu đề
- Bài yêu cầu tính
- Cả lớp làm vào VBT. 4 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- HS nhắc lại
- Học sinh đọc yêu cầu đề
- Cả lớp làm bảng con. 2 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- Có 4283 m vải; Đã bán 1635 m vải
- Cửa hàng còn lại bao nhiêu m vải ?
- Cả lớp tóm tắt vào vở 
- Cả lớp làm vào vở. 
- 1 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng vẽ, nêu cách xác định trung điểm
- HS khác nhận xét
- HS nhắc lại quy tắc thực hiện phép trừ
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Bàn tay cô giáo 
I. Mục tiêu:
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
- Hiểu ND: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo (Trả lời được các CH trong SGK thuộc 2 – 3 khổ thơ ) 
II. Đồ dùng dạy học:- Tranh SGK, ...Bảng viết khổ thơ cần HD HS luyện đọc và HTL
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2 em đọc đoạn 1,2 chuyện: “Ông tổ nghề thêu “
- Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
- Giáo viên nhận xét,đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Y/c HSQS tranh SGK, nêu nội dung sau đó GV giới thiệu : Dạy học cũng là 1 nghề lao động. Với bàn tay khéo léo của cô giáo đã tạo nên biết bao điều lạ. Đọc bài thơ “ Bàn tay cô giáo “ các em sẽ hiểu hơn điều đó.
2. Luyện đọc
 (Tiến hành tương tự tiết TĐ trước)
- Từ khó đọc: Cong cong, thoắt cái, dập dềnh.
- Hướng dẫn ngắt nhịp thơ khi đọc
Thoắt cái / đã xong
Chiếc thuyền / xinh quá !
* Chuyển ý: Các em vừa luyện đọc rất tốt bài thơ. Để biết bàn tay cô giáo có sự kì diệu như thế nào chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Cả lớp đọc thầm bài thơ và cho biết:
+ Tờ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?
+ GV ghi bảng, giảng: thoắt cái (Làm rất nhanh.), chiếc thuyền, mặt nước dập dềnh (động tác lên xuống nhịp nhàng), làn sóng lượn
- Y/c các em suy nghĩ tưởng tượng để tả bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô.
- Giáo viên gợi ý : Cách 1: (Tả gần như theo sự xuất hiện của các hình ảnh thơ)
 Cách 2: (Khái quát bức tranh rồi đi vào từng chi tiết-cách tả hay hơn)
- Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào ?
- Ghi từ “ Phép màu nhiệm, giảng.
- Bài thơ nói lên điều gì ?
 Giáo viên chốt ý: Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại như có phép màu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em học sinh. Các em đang say sưa theo dõi cô gấp giấy, cắt dán giấy để tạo nên cả một quang cảnh biển thật đẹp lúc bình minh.
4. Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ.
- GV đọc lại bài thơ, lưu ý về cách đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài theo phương pháp xoá dần.
- Gọi từng tốp 5 em nối tiếp nhau thi đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
- *1 số học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
5. Củng cố - dặn dò :
- Đọc bài thơ em có suy nghĩ gì ?
- Để tỏ làng biết ơn thầy cô giáo em phải như thế nào ?
- Nhận xét tiết học. Dặn dò
- 2 HS đọc. Lớp nhận xét
- Học sinh trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét
- HSQS tranh SGK, nêu nội dung : Cô giáo đang thực hành làm các sản phẩm môn thủ công, các bạn học sinh vây quanh chăm chỉ theo dõi và rất ngạc nhiên.
- Thực hiện theo HD của GV
+ Từ tờ giấy trắng thoắt cái cô đã làm xong chiếc thuyền cong cong rất xinh.
+ Với 1 tờ giấy màu đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra một mặt trời với nhiều tia nắng toả.
+ Thêm một tờ giấy xanh cô cắt rất nhanh tạo ra một mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền.
- HS đọc thầm cả bài, trả lời:
+ Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh. Mặt trời đỏ ối phô những tia nắng hồng. Đó là cảnh biển lúc bình minh 
Hoặc: Đó là bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi sáng bình minh. Mặt biển dập dềnh một chiếc thuyền trắng đậu trên mặt biển, những làn sóng vỗ nhẹ quanh mạn thuyền. Phía trên, một vòng mặt trời đỏ ối đang tỏa ngàn tia nắng rực rỡ.
- 1 em đọc lại 2 dòng thơ cuối, trả lời: Cô giáo rất khéo tay./- Bàn tay cô giáo như có phép màu./- Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ,
- Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo
- Học sinh nhìn bảng đọc theo tổ
- 5 em thi đọc thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ
- 1 số em xung phong đọc thuộc lòng cả bài thơ
- Cả lớp bình chọn bạn đọc thuộc nhanh bài thơ.
- Nhắc lại nội dung bài
- HS nêu
- HS nêu
-------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Thân cây (TT) 
I. Mục tiêu:
+ Học sinh nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật 
+ Kể ra một số ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
+ Biết chăm sóc và bảo vệ cây cối.
II.Chuẩn bị:
+ Các hình trong sách giáo khoa trang 80,81.
+ Một số cây
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở đầu: 
+ Kiểm tra bài cũ:
- Kể một số cây thân gỗ.?
- Kể một số cây thân thảo?
 Nhận xét ,đánh giá.
+Giới thiệu bài mới: Chúng ta cùng tìm hiểu về thân cây(tt)
HĐ2. Chức năng của thân cây 
Làm việc cả lớp.
*Cách tiến hành:Yêu cầu học sinh quan sát hình 1,2,3 trong sách giáo khoa.
+ Việc làm nào chứng tỏ thân cây có chứa nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn nhỏ trong hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
+ Em hãy nêu chức năng của thân cây?
+ Nêu chức năng của nhựa cây
KL: Thân cây vận chuyển nhựa để nuôi cây,...
HĐ3: Ích lợi của thân cây 
- Hoạt động nhóm
 - YCHS quan sát hình 5,6,7,8 \ 81 \ SGK.
- Kể tên một số thân cây dùng để làm thức ăn cho người và động vật.
- Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà,đóng tàu,thuyền,làm bàn ghế, giường,...
- Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su ,làm sơn ?
-Ngoài ra thân cây còn được dùng để làm gì?
Kết luận:Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật,làm nhà ,đóng bàn ghế...
- Cây cối có rất nhiều ích lợi .Em hãy kể những việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây.
HĐcuối. Củng cố dặn dò :
? Ở địa phương em thường sử dụng thân cây vào những việc gì ?
- Nhận xét tiết học. Dặn dò bài sau.
- 2 HS nêu
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Rạch thân cây thì có nước chảy ra chức tỏ thân cây có nhựa.
- Các bạn bẻ gập một ngọn cây xuống. Sau vài ngày ra quan sát thấy ngọn cây bị héo.
- Thân cây vận chuyển nhựa để nuôi cây, nâng đỡ,mang lá, hoa, quả,.
- Nuôi cây.
- HS làm việc theo 3 nhóm.Quan sát hình và thảo luận nhóm.
+Các nhóm trình bày kết quả.
 - Rau cải,rau muống,xà lách,rau lang
- Mít, lim, táu,bạch đàn,keo,....
- Cao su.
-làm chất đốt.
- bón phân, tỉa cành, tưới nước.....
- HS nêu.
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc
I.Mục tiêu: HS đọc trôi chảy bài Người trí thức yêu nước.
Trả lời các câu hỏi ở sgk.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS đọc bài Người trí thức yêu nước
Yêu cầu HS đọc bài-nhận xét đánh giá.
GV nêu câu hỏi ở sgk HS trả lời.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học-dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 28 tháng 1 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Nhảy dây kiểu chụm hai chân
 Trò chơi: Lò cò tiếp sức
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm 2 chân và biết cách so dây, chao dây, quay dây.
- Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức. Biết cách chơi và biết tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, dụng cụ, dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- GV điều khiển lớp
- Yêu cầu thực hiện các động tác khởi động
2. Phần cơ bản
* Học nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân
- GV nêu tên và làm mẫu động tác, kết hợp giải thích từng cử động một để HS nắm được.
- GV HD so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây
- GV QS sửa động tác sai cho HS
-Cho các nhóm nhảy dây.
+ Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức
3. Phần kết thúc
* GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét tiết học.
- GV điều khiển lớp
- Dặn HS về nhà ôn bài.
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo.
+ Nghe. 
* Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Đi đều theo 1 - 4 hàng dọc
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- HS khởi động. Mỗi động tác 2 lần x8 nhịp.
- HS QS
- HS tập luyện theo nhóm
-HS các nhóm thi đua nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
+ HS chơi trò chơi.
-Đội hình xuống lớp: 3 hàng ngang.
- Đi thường theo 1 vòng tròn, thả lỏng chân tay 
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số .
- Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4(giải được một cách )
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào bài mới)
2. GTB: Để giúp các em củng cố lại cách trừ nhẩm, cách trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Luyện tập
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi học sinh đọc đề.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV ghi: 8000 – 5000 = ? Y/c HS nhẩm
- Gọi học sinh nêu cách nhẩm của mình.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại cách nhẩm đúng
- Giáo viên ghi các phép tính còn lại lên bảng.
-Gọi HS lần lượt nêu kết quả tính nhẩm được.
-Giáo viên nhận xét ghi kết quả học sinh trả lời vào từng phép tính.
 Bài 2: Gọi học sinh đọc đề.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV ghi bảng: 5700 – 200 
- Theo em bài này được nhẩm như thế nào ?
- GV chốt cách nhẩm đúng rồi ghi các phép tính còn lại và y/c HS tính nhẩm.
- Gv nhận xét chung
- Tiếp tục hướng dẫn mẫu ở cột 2 
- Tính nhẩm như thế nào để được kết quả như trên
- Các phép tính còn lại gọi học sinh nêu kết quả
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. Chốt cách nhẩm
 Bài 3: Gọi học sinh đọc đề.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Cho học sinh làm bảng con (chia 4 tổ)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta làm thế nào
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- GVHDHS tóm tắt
- Bài toán yêu cầu giải mấy cách?
- GV chỉ yêu cầu HS giải 1 cách. Khuyến khích HS giải 2 cách
- Giáo viên thu 7 vở nhận xét.
- GV nhận xét, chốt 2 cách giải
4. Củng cố - dặn dò: Nêu cách trừ số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số. 
- Nhận xét tiết học. Dặn dò
- 1 học sinh đọc đề
- Tính nhẩm theo mẫu
- Học sinh nêu kết quả tính nhẩm được.
- Học sinh nêu cách tính nhẩm của mình.
- HS nhẩm kết quả
- HS nêu kết quả của từng phép tính. Lớp nhận xét
- 1 học sinh đọc đề
- Tính nhẩm theo mẫu
- HS nêu
- HS nhẩm rồi nối tiếp nhau đọc kết quả. Lớp nhận xét
- HS nêu
- HS nhẩm rồi nối tiếp nhau đọc kết quả. Lớp nhận xét
- 1 học sinh đọc đề
- Bài yêu cầu đặt tính và tính.
- 4 tổ làm 4 phép tính. 4 em lên bảng làm
- Lớp chữa bài, nhận xét
- Một số học sinh nêu quy tắc trừ
- 1 học sinh đọc đề
- Có 4720 kg muối. Lần đầu chuyển 2000kg. Lần sau chuyển đi 1700kg
- Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối?
- HS tóm tắt
- 2 cách
- Cả lớp làm vào vở. 1 HS chữa bài
- Lớp nhận xét
- HS nêu
---------------------------------------
Tiết 3: GDKNS: Trách nhiệm của em trong gia đình 
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu: HS thành thạo phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 102 trang 10,11 vở Thực hành toán 3 tập 2.
Yêu cầu HS làm bài,gọi HS lên bảng làm,nhận xét đánh giá.
III. Củng cố-dặn dò: Nhận xét giờ học,dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 29 tháng 2 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: : Nhảy dây kiểu chụm hai chân
 Trò chơi: Lò cò tiếp sức
I. Mục tiêu
- Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân và cách so dây, chao dây, quay dây.
- Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức. Biết cách chơi và biết tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
Phương tiện : Còi, dụng cụ, dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- GV điều khiển lớp
- Yêu cầu thực hiện các động tác khởi động
2. Phần cơ bản
* Ôn nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân
- GV yêu cầu HS nhắc lại 
- GV HD so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây
Cho các tổ nhóm luyện tập
- GV QS sửa động tác sai cho HS
-Cho các tổ nhóm thi đua.
-Nhận xét,đánh giá.
+ Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức
3. Phần kết thúc
* GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét tiết học.
- GV điều khiển lớp
- Dặn HS về nhà ôn bài.
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo.
+ Nghe. 
* Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Đi đều theo 1 - 4 hàng dọc
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- HS khởi động.Mỗi động tác 2 lần x8 nhịp.
- HS QS
- HS tập luyện theo nhóm
-Các tổ nhóm thi đua nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
-Các tổ nhận xét lẫn nhau.
+ HS chơi trò chơi.
-Đội hình xuống lớp: 3 hàng ngang.
- Đi thường theo 1 vòng tròn, thả lỏng chân tay 
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000 .
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Bài tập cần làm: Bài 1 ( cột 1,2 ) ; Bài 2; Bài 3; Bài 4
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào bài mới)
2. GTB: Để giúp các em củng cố lại cách cộng, trừ các số trong phạm vi 10000; giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Luyện tập chung
3. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1cột 1,2,3*:
- Yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- GV y/c HS làm vào VBT 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả
- Y/c HS nêu cách nhẩm?
- GV chốt k.quả làm đúng, cách nhẩm
- Bài 1a có gì khác với bài 1b? 
- GV lưu ý cách làm ở mỗi bài.
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề
- GV ghi bảng phép tính thứ nhất
- Y/c 3 tổ làm 3 phép tính còn lại
- Giáo viên nhận xét, y/c HS trình bày cách đặt tính và tính
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Thu 1 số vở nhận xét.
- GV nhận xét
- Em nào có cách giải khác ?
 - Giáo viên chốt bài làm đúng
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề
- Giáo viên ghi từng phép tính lên bảng..
- Chữa bài - nhận xét
- Hỏi cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết? 
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi lại cách tính nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò
- Học sinh đọc đề 
- Tính nhẩm
- Cả lớp làm bài vào VBT 
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả. Lớp nhận xét
- Học sinh trình bày
- HS nêu
- Học sinh đọc đề
- Cả lớp làm bài vào bảng con. 2 em lên bảng
- Học sinh nhận xét bài bạn làm
- Cả lớp làm bài vào bảng con. 3 em lên bảng
- Học sinh nhận xét bài bạn làm
- HS nêu
- Học sinh đọc đề
- Đã trồng được 948 cây, sau đó trong thêm được 1/3 số cây đã trồng.
- Đội đó trồng được tất cả bao nhiêu cây ?
- Cả lớp làm bài vào vở. 1em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- Có thể tìm 1/3 rồi nhân với 4
- Học sinh đọc đề
- HS làm vào vở, 3 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- Học sinh phát biểu
- HS nêu
-----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: (Nhớ- viết) Bàn tay cô giáo
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết bài CT ; trình bày đúng các khổ thơ , dòng thơ 4 chữ. Làm đúng BT(2) a.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: viết bảng con: Trí thức, trêu chọc, ngả mũ.
- Giáo viên nhận xét
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài: Bài hôm nay yêu cầu các em nhớ viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ: “Bàn tay cô giáo“ và tiếp tục làm kiểu bài luyện tập về các âm dấu thanh dễ lẫn (tr/ch dấu hỏi - dấu ngã)
2. Hướng dẫn học sinh nhớ viết
a. Tìm hiểu nội dung bài chính tả.
- Gọi HS đọc thuộc bài thơ: “Bàn tay cô giáo“
- Giáo viên nêu câu hỏi nội dung bài
+ Mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì?
b. Hướng dẫn học sinh nhận xét về chính tả
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Chữ đầu câu dòng thơ viết như thế nào?
- Trong bài có những từ nào, chữ nào thường hay viết sai.
- GV ghi các từ khó lên bảng và HD phân tích các tiếng khó:
+ Thoắt: = th + oăt + thanh sắc
+ Toả = t + oa + thanh hỏi (không viết bắng thanh ngã)
+ Dập dềnh: (âm d )
- Gọi HS đọc lại các từ GV vừa phân tích.
- Cho HS viết bảng con – 2 em viết bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét
c. Học sinh viết chính tả
- Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở
- Học sinh tự nhớ và viết bài vào vở
d. Nhận xét, chữa bài
- 1 em đọc bài của mình cho cả lớp dò lỗi trong bài của mình.
- Thu một số vở - nhận xét
- Hỏi số lỗi học sinh mắc trong bài
e. Làm bài tập chính tả.
- Chọn bài 2a/29. 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Cho học sinh thảo luận nhóm 2. Điền ch/tr.
 Trí thức là những người chuyên làm các công việc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với người lao động chân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức đem hết trí tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta.
- Giáo viên sửa bài - nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Nghe viết – Ê – đi – xơn
- 2 em lên bảng viết
- Cả lớp viết bảng con
- Học sinh theo dõi giới thiệu
- 1 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ
- Học sinh phát biểu
- Mỗi dòng thơ có 4 chữ
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa 
- Thoắt, toả, dập dềnh, mầu nhiệm,biếc,
- Học sinh phân tích
- Học sinh đọc các từ khó
- HS viết bảng con, 2 em lên bảng viết.
- Cách lề 3 ô vở
- Học sinh tự nhớ và viết bài vào vở
- Học sinh tự dò bài của mình.
- Học sinh đổi vở của bạn để dò lỗi chính tả bằng bùt chì.
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét
-------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức: Ôn luyện bài Biết ơn thương binh liệt sỹ 
I. Mục tiêu:
+ Biết công lao của các thương binh , liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
+ Kính trọng, biết ơn và quan tâm , giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng .
 * GDHS tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Một số tranh ảnh về tấm gương những người anh hùng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
Hoạt động 1. Mở đầu:
+ Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải biết ơn thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gv nhận xét đánh giá.
+ Giới thiệu bài. Hôm nay ta ôn luyện bài Biết ơn thương, binh liệt sỹ 
Hoạt động 2: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
- Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh
 ( hoặc ảnh ) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 21.docx