Sáng kiến kinh nghiệm Một số Phương pháp giải toán lớp 3 cho học sinh dân tộc

MỤC LỤC

Nội dung Trang

LỜI CẢM ƠN 1

I. PHẦN MỞ ĐẦU 2

I.1. Lý do chọn đề tài: 2

I.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI : 3

I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3

I.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3

I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 3

II. PHẦN NỘI DUNG 4

II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 4

II.2. THỰC TRẠNG: 5

II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP: 8

III. KẾT LUẬN: 14

III.1. Tóm lược giải pháp: 14

III.2. Kiến nghị: 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

MỤC LỤC 16

 

doc 17 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 681Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số Phương pháp giải toán lớp 3 cho học sinh dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải quyết những tình huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống; nhờ đó mà hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới
Đổi mới phương pháp dạy học là một chương trình của Bộ giáo dục&Đào tạo đối với ngành giáo dục. Chính vì vậy trong những năm học vừa qua, chúng ta đã giảng dạy theo sách giáo khoa toán mới. Qua việc dạy học giải toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán tìm tòi, rèn luyện những đức tính và phong cách làm việc của người lao động mới như ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, cụ thể chu đáo, làm việc có kế hoạch và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo ở mức độ khác nhau.
Năm học 2016 – 2017 tôi được Lãnh đạo trường tiểu học Trần Quốc Toản phân công giảng dạy lớp 3A2, đây là một lớp có 25 học sinh, trong đó có tới 24 em học sinh dân tộc Mông. Một điều đáng quan tâm là đa số các em học toán chưa thật chất lượng bởi có nhiều lý do và nguyên nhân.
Chính vì vậy sau những thời gian tiếp cận các em, tìm hiểu thực tế về kiến thức, năng lực của mỗi học sinh, tôi đã nhận thấy rất nhiều điều về vần đề học môn toán của các em trong lớp. Do đó tôi rất băn khoăn và quyết định chọn nghiên cứu đề tài : “Một số Phương pháp giải toán lớp 3 cho học sinh dân tộc”.
I.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
1/ Mục tiêu nghiên cứu : Xét thấy năng lực học tập môn toán của một số em trong lớp 3A2 còn yếu nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là ứng dụng một số phương pháp giải toán ở tiểu học để hướng dẫn học sinh dân tộc giải các bài toán trong sách giáo khoa lớp 3.
2/ Nhiệm vụ nghiên cứu : Do thời gian nghiên cứu hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa cao nên tôi chỉ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau :
- Nghiên cứu lý thuyết về phương pháp giải toán ở lớp 3, tham khảo các tài liệu có liên quan. Tìm hiểu thực trạng về việc của các em học sinh dân tộc trong việc tiếp thu kiến thức về môn toán.
- Tìm hiểu thực tế việc dạy môn toán của giáo viên cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học Trần Quốc Toản để đưa ra những lý giải cho vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất một số phương pháp có tính thực tiễn trong việc áp dụng vào dạy giải toán cho học sinh dân tộc tại trường tiểu học Trần Quốc Toản 
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài “Phương pháp giải toán lớp 3 cho học sinh dân tộc” là một nội dung nghiên cứu về phương pháp giải các dạng toán có trong sách giáo khoa lớp 3 nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là các em học sinh lớp 3A2 trường tiểu học Trần Quốc Toản , huyện Mđrăk – tỉnh Daklak
I.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu các phương pháp giải toán ở lớp 3 cho học sinh dân tộc. Do vậy giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi của trường tiểu học.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 
Phương pháp phân tích : Tiến hành thu nhập các số liệu trong những điều kiện đã có, phân tích các yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu. 
Phương pháp điều tra khảo sát : Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế việc sử dụng các phương pháp giải toán lớp 3 tại trường tiểu học Trần Quốc Toản , huyện Mđrăk, tỉnh Daklak
Phương pháp đọc sách và tài liệu : Nắm bắt được vấn đề mà đề tài đề cập đã được giải quyết đến đâu, cung cấp cho chúng em những cơ sở lý luận của đề tài, các luận chứng để lý giải kết quả của đề tài.
Phương pháp tổng kết đánh giá :
Dựa trên những số liệu và căn cứ đã nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và rút ra kết luận của đề tài.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong dạy toán ở lớp 3, chúng ta cần tạo cho trẻ em nói và tư duy theo kiểu toán học vì chỉ đưa ra các biểu trưng và thuật ngữ toán học thì chưa đủ. Trẻ cần có cơ hội và nói chuyện với nhau về toán học. Điều đầu tiên là trẻ phải có các kỹ năng đọc để học toán, đặc biệt là trẻ dân tộc. Nhiều trẻ gặp khó khăn trong môn toán do phức tạp của từ ngữ nhiều hơn là chính các bài toán đó. Nên đối với học sinh các kỹ năng đọc là rất cần thiết giúp học sinh giải bài toán.
Đọc không phải là yêu cầu học sinh đọc to một từ mà là đọc và hiểu. Học sinh cần phải có khả năng đọc được các câu hỏi về toán, hiểu chúng và cuối cùng là giải các bài toán đó. Vì vậy giáo viên phải giúp học sinh hiểu nội dung bài toán. Giáo viên cần trình bày nội dung môn toán theo trình độ ngôn ngữ mà trẻ có thể đọc và hiểu được. Tuy nhiên việc đọc, nghe, nói của các em chưa đủ để học giải toán. Các em cần phải biết những điều các em nói, nghe, đọc và hiểu. Do đó các em cần phải biết dùng bút để viết các con số, các ký hiệu và ghi lại các thao tác giải toán, các em cần phải biết viết các bài toán cũng như biết vẽ hình. Do đó bạn cần phát triển kỹ năng viết bằng cách khuyến khích các em viết về các tư duy, ý tưởng toán học có sử dụng ngôn ngữ toán học phù hợp. Do vậy khi dạy giải toán cần chú ý tới các điểm sau:
+ Sự hiểu biết của học sinh đối với bài toán.
+ Ngôn ngữ toán học dùng trong các bài toán.
+ Khả năng đọc của học sinh.
Vì thế cần có ba mức độ trong việc tổ chức dạy học giải toán:
+ Mức độ 1: Hoạt động chuẩn bị cho giải toán.
+ Mức độ 2: Hoạt động làm quen với giải toán.
+ Mức độ 3: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.
a, Các hoạt động chuẩn bị cho giải toán: 
- Trong nhiều trường hợp học sinh cần được rèn luyện làm quen với hoạt động giải toán thông qua hoạt động với nhóm đồ vật, tranh ảnh, hình vẽ.
- Các bài toán liên quan đến các đại lượng là một phần quan trọng trong giải toán tiểu học. Vì thế học sinh cần được rèn luyện kĩ năng thao tác đo đại lượng, tính toán trên các số đo đại lượng.
Việc giải bài toán hợp thực chất là giải các bài toán đơn. Vì vậy việc dạy kỹ các bài toán đơn là một công việc chuẩn bị tốt cho việc giải các bài toán hợp.
b, Hoạt động làm quen với giải toán:
Trong việc dạy giải toán ở tiểu học, giáo viên cần giải quyết 2 vấn đề sau:
- Làm cho học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước đó một cách thành thạo, được tiến hành theo 4 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề bài 
Bước 2: Lập kế hoạch giải 
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải 
Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
- Làm cho h.sinh nắm được và có kỹ năng vận dụng các phương pháp chung cũng như thủ thuật giải toán vào việc giải các bài toán một cách có hiệu quả.
c, Hình thành và rèn kĩ năng giải toán:
Để hình thành năng lực khái quát hoá và kỹ năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo trong học tập, cần tiến hành các hoạt động sau:
- Giải các bài toán nâng dần mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hoặc điều kiện bài toán.
- Giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
- Giải các bài toán trong đó phải xét tới nhiều khả năng để chọn một khả năng thoả mãn điều kiện bài toán.
- Lập và biến đổi bài toán bằng cách lập bài toán tương tự; lập bài toán theo tóm tắt hoặc sơ đồ bài toán.
II.2. THỰC TRẠNG:
Trường tiểu học Trần Quốc Toản là một đơn vị mới .Trường được đóng trên địa bàn xã Eatrang của huyện Mđrăk Với 276 học sinh, đa số là con em gia đình nông nghiệp. Đội ngũ CBGV của trường có tay nghề vững vàng, nhiệt huyết với công việc. Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đúng mức đến chất lượng học tập và nề nếp của các em. Đầu năm học 2013-2017 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3A2, đây là lớp có số học sinh 25 em, trong đó 1 em học sinh giỏi, 2 em học sinh khá. Đây cũng là thuận lợi lớn trong công tác giảng dạy của bản thân.
a. Thuận lợi – Khó khăn:
* Thuận lợi:
Ngay khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự ửng hộ từ phía nhà trường cũng như một số giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hướng dẫn chi tiết cho tôi cách trình bày nội dung đúng với hướng dẫn của Phòng giáo dục, cung cấp cho tôi những tư liệu cần thiết để nghiên cứu. Bên cạnh đó các anh chị em đồng nghiệp rất cởi mở và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành nội dung nghiên cứu, nhiều giáo viên không ngại khó khăn đã cùng trao đổi rất lâu với tôi về những kinh nghiệm nghiệp vụ, hướng dẫn tôi cách gần gũi với các em học sinh dân tộc. Đặc biệt các em học sinh lớp 3A2 rất nhiệt tình và ngoan ngoãn, sẵn sang hợp tác mỗi khi giáo viên dạy áp dụng các phương pháp vào bài dạy.
* Khó Khăn:
Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như : Trường mới được tách ra và thuộc đơn vị xã vùng 3 (xã khó khăn của huyện nhà) nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của giáo dục hiện nay. Địa bàn dân cư trải rộng, đường sá khó đi, nhất là về mùa mưa làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của các em học sinh và giáo viên. số học sinh có hoàn cảnh gia đình nghèo trong lớp chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là các em gia đình dân tộc thiểu số (ở đây chủ yếu là học sinh dân tộc Tày), trình độ dân trí thấp, một số gia đình phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình. Dẫn đến rất khó khăn trong công tác giảng dạy tại đây.
b. Thành công – Hạn chế:
* Thành công
Ngay từ đầu năm học, khi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3A2, tôi đã tiến hành xây dựng cho học sinh trong lớp một nề nếp học tập đúng đắn, vừa mang lại hiệu quả của kiến thức vừa tạo ra một không khí học tập cởi mở và thân thiện. Việc tìm hiểu thực tế từ học sinh rồi xây dựng các biện pháp học tập giúp các em tiến bộ nhiều hơn trước. Chính điều này là một trong những thành công của bản thân tôi trong quá trình giảng dạyc ác phương pháp dạy học này này đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển về chất lượng học tập của các em trong lớp.
* Hạn chế : 
Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định như 24/25 học sinh trong lớp 3A2 là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên cách học của các em chủ yếu là nghe giáo viên giảng chứ chưa biết cách tham gia học tương tác (học sinh đóng vai trò chủ đạo) nên tính mạnh dạn, tự tin của các em còn yếu, gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng các trò chơi khi giáo viên tổ chức.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Việc sử dụng những phương pháp giải toán dành cho các em học sinh dân tộc đạt được những điểm mạnh sau:
Thứ nhất : giúp các em dễ hiểu bài hơn khi tiến hành luyện tập giải toán. 
Thứ hai : Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn không ngại khó, không xấu hổ trước tập thể khi làm bài sai.
Thứ ba: Xây dựng ý thức học tập tự giác, tự tin, sáng tạo trong học tập của mỗi cá nhân học sinh.
* Mặt yếu:
Bên cạnh những mặt mạnh của những phương pháp dạy học này thì việc xẩy ra những điểm yếu là không thể tránh khỏi nếu giáo viên tổ chức không phù hợp, không logic:
- Rất dễ gây nhàm chán cho những em học sinh giỏi bởi các em học sinh này có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
- Sử dụng các phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên nhẫn, chịu khó từng bước giúp đỡ thì hiệu quả của tiết dạy mới đạt.
d. Các nguyên nhân:
Việc tổ chức các phương pháp giải toán cho học sinh dân tộc lớp 3A2 ở trường tiểu học Trần Quốc Toản hiện nay chưa được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và có hiệu quả. Nguyên nhân ở đây có rất nhiều yếu tố, nhưng chúng tôi xin nêu ra 3 yếu tố cơ bản :
- Do học sinh là đối tượng dân tộc thiểu số, các em mới học văn hóa được 3 năm nên nói Tiếng việt vẫn còn chưa thật rõ. 
- Đa số gia đình phụ huynh là những gia đình làm nông nghiệp, nghèo về vật chất, trình độ dân trí thấp (có nhiều gia đình bố mẹ không biết chữ) nên việc tạo điều kiện giúp đỡ con cái học tập gần như không thực hiện, nhiều gia đình con không cho các em đi học (đến mùa thu hoạch yêu cầu các em ở nhà giúp gia đình).
- Đối tượng học tập trong lớp không đồng đều, rất khó cho việc thực hiện những phương pháp như thế này.
- Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với học sinh, khi dạy chi xem tất cả các em như nhau, dạy cùng một hình thức, phương pháp cũng sử dụng chung. Điều này nếu học sinh hiểu bài thì các em học sinh TB và yếu chưa hiểu, nếu dạy nhiều hơn thì các em học sinh giỏi, khá sẽ nhàm chán và gây mất trật tự.
Điều kiện về cơ sở vật chất và các yếu tố khác cũng là một yếu tố không nhỏ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức dạy học cho các em. 
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp này là sử dụng một số phương pháp hướng dẫn học sinh dân tộc giải toán giúp các em hiểu bài hơn, nâng cao chất lượng học tập môn toán hơn trước. Xây dựng cho học sinh một hình thức học tập vui tươi, thân thiện trong học tập nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh. Phát huy tốt những kỹ năng tiềm tàng sẵn có trong mỗi cá nhân các em.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
* Sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng:
Trong giải toán ở lớp 3, phương pháp sơ đồ đoạn thẳng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ sử dụng sơ đồ đoạn thẳng một cách hợp lý, các khái niệm và quan hệ trừu tượng được biểu thị trực quan hơn. Ngoài chức năng tóm tắt bài toán, sơ đồ đoạn thẳng còn giúp trực quan hoá các suy luận, làm cơ sở tìm ra lời giải toán. 
Đặc biệt với các em học sinh dân tộc dùng đoạn thẳng thì dễ hiểu hơn, các em dễ định hình cách giải hơn thông qua sơ đồ mà giáo viên hướng dẫn.
Ví dụ: khi dạy dạng toán “Bài toán giải bằng hai phép tính”
Đề bài 1 :
Ngăn trên có 32 quyển sách, ngăn dưới có ít hơn ngăn trên 4 quyển sách. Hỏi cả hai ngăn có bao nhiêu quyển sách?
4 q
32 q
Ở bài này, giáo viên cần tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng vừa diễn giải cách thiết lập sơ đồ từng bước cho các em. dựa trên biểu tượng sơ đồ, các em sẽ định hình tường bước để giải:
Tóm tắt:
?q
Số sách của ngăn trên: 
Số sách của ngăn dưới:
Khi hướng dẫn cho học sinh giỏi, giáo viên chỉ cần hướng dẫn sơ đồ trên và cho các em tự tìm phương án giải (Có thể các em giải bằng hai phép tính hoặc giải bằng phép tính gộp).
32 q
Nhưng với các em học sinh dân tộc, giáo viên phải hướng dẫn thêm một bước nữa, đó là hình thành tìm ngăn sách dưới qua cách vẽ sơ đồ:
Tóm tắt:
?q
?q
?q
Số sách của ngăn trên: 
4 q
Số sách của ngăn dưới:
Như vậy, theo sơ đồ này, học sinh cần tìm số sách ở ngăn dưới trước:
32 – 4 = 28 (quyển sách)
Sau đó mới tìm tổng của 2 ngăn sách:
32 + 28 = 60 (quyển sách)
Đáp số: 60 quyển sách
Đề bài 2 :
Quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện dài 18 km, quãng đường từ chợ huyện về nhà bằng quãng đường từ bưu điện tỉnh đến chợ huyện. Hỏi quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà dài bao nhiêu km?
Ở bài toán này, ta có hai cách vẽ sơ đồ:
Cách 1: dùng để hướng dẫn học sinh khá giỏi
Tóm tắt:
18 km
Ta có sơ đồ sau: 
Bưu điện 
tỉnh
Nhà 
Chợ huyện
Như vậy dựa vào sơ đồ và hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự tìm và nêu cách giải cho mình (có thể tính gộp hoặc tình bằng 2 phép tính)
(18 : 3) x 4 = 24 (km)
Cách 2: dùng để hướng dẫn học sinh dân tộc: Với các em học sinh dân tộc, ta phải thực hiện vẽ sơ đồ bằng một phương pháp khác:
Tóm tắt:
18 km
18 km
Ta có sơ đồ sau:
? km
Q đường từ B. điện đến chợ huyện
Q đường từ chợ huyện về nhà 
? km
Nếu vẽ sơ đồ như trên, giáo viên vẽ từng bước, đầu tiên là vẽ sơ đồ quãng đường từ bưu điện tỉnh về chợ huyện gồm 18 km; sau đó lại vẽ quãng đường từ chợ huyện về nhà 1 đoạn thẳng bằng đoạn thẳng từ bưu điện tỉnh về chợ huyện. Như thế các em học sinh dân tộc sẽ dễ nhận định từng phần của bài toán:
- Tìm quãng đường từ chợ huyện về nhà: 18 : 3 = 6 (km)
- Tìm quãng đường từ bưu điện tỉnh về nhà: 6 x 4 = 24 (km)
Và cứ như thế nếu gặp những dạng toán về tỷ số hặc những dạng toán có thể sử dụng phương pháp sơ đồ, giáo viên cơ thể thực hiện như vậy thì các em học sinh dân tộc sẽ nắm được nội dung bài hanh hơn.
* Phương pháp nối số :
 Đây là một phương pháp tuy không mới, đã có sử dụng trong sách giáo khoa, nhưng số lượng sử dụng còn rất ít. Còn đối với các em học sinh dân tộc thì cần nhiều hơn những phương pháp này nhằm rèn luyện kỹ năng học thuộc bảng cửu chương, kĩ năng tính toán nhanh, các định kết quả. Đồng thời giúp giáo viên kiểm tra mức độ thuộc và nhớ sâu những bảng cửu chương hoặc đánh giá kiến thức của từng em.
Ví dụ : khi dạy bảng nhân 6. Sau khi cho học sinh học thuộc, giáo viên dùng phương pháp nối số để kiểm tra mức độ thuộc bài của học sinh như sau :
9 x 6
4 x 6
54
7 x 6
6 x 7
6 x 9
6 x 4
42
24
Có thể khẳng định rằng đối với học sinh dân tộc thì đây được xem là một trong những phương pháp khá hiệu quả trong việc nhận xét đánh giá chất lượng hiểu bài của học sinh. Chính vì thế ở các dạng bài toán về bản cửu chương giáo viên có thể áp dụng.
Hoặc ở dạng toán “Xem đồng hồ” giáo viên cũng có thể áp dụng phương pháp này vào các bài tập xem giờ:
Đề bài: em hãy quan sát và nối các câu chỉ giờ với mỗi đồng hồ để có giờ đúng nhất
11 giờ 5 phút
4 giờ 40 phút
10 giờ 10 phút
12 giờ
* Phương pháp ghép hình để xác định hình:
Lớp 3, việc dạy học sinh nhận biết về hình và các đặc điểm của hình được sách giáo khoa dùng các ô vuông nhỏ để hình thành kiến thức cho các em. Đây có thể nói là phương pháp cơ bản nhất giúp xác em nhận biết về một loại hình nào đó như hình vuông, hình chữ nhật, thông qua các ô vuông nhỏ, các em có thể đếm, đo để xác định độ dài các cạnh rồi kết luận đó là hình gì.
Ví dụ khi dạy bài hình vuông, giáo viên chỉ cần sử dụng bảng có ô vuông để hình thành khái niệm về hình vuông cho học sinh. Nhưng với học sinh dân tộc thì việc hình thành qua các ô vuông như thế là chưa đủ mà người giáo viên cần hướng dẫn thêm cho các em về khai niệm hình vuông bằng cách ghép hình như sau:
- Giáo viên có thể dùng một số tấm bìa hình vuông, sau đó cắt những hình vuông đó thành những hình khác nhau và để lẫn lộn trong một hộp. Sau đó cho học sinh lên nhặt các hình nhỏ ghép lại với nhau rồi đo các cạnh của hình và kết luận có phải hình vuông hay không. Làm như thế các em học sinh dân tộc sẽ có khái niệm sâu hơn với cách nhận diện hình vuông. Phương pháp này giáo viên cũng có thể áp dụng vào các bài dạy có hạng hình tương tự. 
Các cắt các hình để học sinh ghép lại giáo viên có thể thực hiện từ dễ đến khó nhằm rèn luyện kiến thức cho học sinh:
Hình cắt ghép ở mức độ đơn giản:
Hình cắt ghép ở mức độ khó hơn:
Việc sử dụng một số phương pháp giúp học sinh dân tộc giải toán, nắm kiến thức nội dung sâu hơn, kĩ hơn thì có rất nhiều phương pháp nhưng vì điều kiện thời gian nên tôi chỉ nếu một vài nét chính nhằm cung cấp thêm những phương pháp có tính khả thi giúp các em học sinh dân tộc học bài nhanh hiểu hơn, kiến thức vững vàng hơn.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp:
Để việc thực hiện nội dung của đề tài vào thực tế, chúng ta cần phải đảm bảo được các điều kiện sau thì tính khả thi của nội dung đề tài mới phát huy hết nhứng thế mạnh của nó:
- Người giáo viên phải cần xác định cho mình một động cơ dạy học thật nhiệt tình, tâm huyết với học sinh. Xem các em như con cái của mình thì mới làm được.
- Giáo viên cần phải giành nhiều thời gian tiếp cận với các em, tìm hiểu tâm sinh lý của mỗi em, cá tính, hoàn cảnh của mỗi em. Đặc biệt cần quan tâm nhiều đến những em có hoàn cảnh khó khăn, ở những nơi vùng sâu, vùng xa ít được tiếp cận với những nếp sống văn minh hiện đại. Bởi những em này rất nhút nhát, e ngại trong việc học tập dẫn đến rất khó hướng dẫn các em.
- Giáo viên phải xây dựng thời gian để giúp các em từng bước học tập bởi các em học sinh dân tộc có khả năng tiếp thu kiến thức, nhất là môn toán rất chậm, không thể dứng dụng một cách vội vàng hoặc đơn giản như những học sinh khác. 
- Đối với nhà trường cần phải có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc (như kế hoạch dạy 2 buổi/ ngày, học phụ đạo,)
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp:
Để những giải pháp trên có thể áp dụng được và hiệu quả cao hơn thì cần phải có sự phối hợp hài hòa giữa giáo viên, nhà trường và gia đình :
- Với nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiến hành thực hiện công tác giảng dạy một cách đầy đủ nhất, quan tâm đến tinh thần cũng như vật chất, mua sắm các thiệt bị dạy học đầy đủ để giáo viên có điều kiện giảng dạy đúng với kế hoạch đã đề ra.
- Với giáo viên cần có lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp, thật sự yêu thương và gắn bó với các em, quan tâm và tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý từng em để có những kế hoạch dạy học phù hợp. Thường xuyên đến thăm các gia đình phụ huynh học sinh để tìm hiểu, trao đổi với họ về việc học tập của các em, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
- Với gia đình học sinh cần quan tâm chăm sóc đến học sinh, tạo điều kiện cho các em tham gia học tập đều đặn, theo dõi kịp thời những hành vi, thái độ của con em để trao đổi với giáo viên và tìm cách giải quyết
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 
Sau khi áp dụng những phương pháp trên vào lớp 3A2, tôi đã nhận thấy có những kết quả tích cực rõ rệt:
- Số lượng học sinh hiểu bài môn toán tăng lên nhiều, đa số các em hiểu bài nhanh hơn trước. Ví dụ trước đây tôi dạy 1 tiết toán 35-40 phút thì mất khoảng 25 phút dạy kiến thức. Nhưng sau khi dùng những phương phát nêu trên, thời gian lý thuyết giảm xuống còn khoảng 15-20 phút. Điều này chứng tỏ những phương pháp trên là có hiệu quả hơn trước.
- Tính thần học tập của cả lớp phấn chấn hơn, đồng đều hơn, nhìn nét mặt của các em sau tiếp toán có phần rạng rỡ, vui tươi hơn. Không còn tình trạng buồn hoặc im lặng như trước. Một số em có biểu hiện chăm chỉ hơn, cùng với bạn trao đổi rất nhiệt tình những bài toán lỡ làm sai trong giờ học để rút kinh nghiệm.
Những kết quả trên tuy chưa phải là nhiều hoặc nâng cao toàn diện được chất lượng học tập của ác em. Nhưng đây là những tín hiệu vui, đáng quan têm để thúc đẩy tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để sau này đưa ra những biện pháp mới hơn, khả thi hơn giúp cho các em học sinh dân tộc nắm được bài tốt như những em học sinh khác.
Kết quả khảo sát đầu năm:
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
25
Kết quả sau khi khảo nghiệm:
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
25
III. KẾT LUẬN:
III.1. Tóm lược giải pháp:
Qua nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo sát nội dung của các phương pháp giải toán đã cho ta thấy rằng sử dụng các phương pháp này vô cùng quan trọng trong chương trình môn toán ở tiểu học. Sử dụng tốt các phương pháp này sẽ giúp cho học sinh :
+ Củng cố kiến

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan hoc 3_12188628.doc