Giáo án Lớp 3B - Tuần 3

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ

Tiết 2: Toán: Ôn tập về hình học

I. Mục tiêu:

- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Bài tập cần làm: Bài1, Bài 2, Bài 3

II. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 1: 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
Tóm tắt: 230 cây
Đội Một: 90 cây
Đội Hai: 
 ? cây 
- Y/c HS xác định dạng toán?
- Chấm 1 số em
- GV đánh giá, nhận xét.
Bài 2: - GV hướng dẫn giải bài toán bằng các câu hỏi 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
 - Y/c HS xác định dạng toán?
Tóm tắt: 635lít 
 B/sáng
 B/ chiều 128 lít 
 ? lít 
- GV n/xét, chốt bài làm đúng
Bài 3: a, Giải bài toán (theo mẫu):
HDHS tìm hiểu mẫu :
- Hàng trên có mấy quả cam? 
- Hàng dưới có mấy quả cam? 
- Hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam? 
- Vậy muốn tìm số cam ở hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả, ta làm thế nào? 
- GV n/xét và y/cầu HS khá giỏi cho biết bài thuộc dạng toán gì?
- GV cùng cả lớp nxét
b, 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV HDHS vẽ s/đồ tóm tắt b/toán 
- GV cùng cả lớp nxét
- Kết luận: Đây là dạng toán tìm phần hơn của số lớn so với số bé. Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé.
3. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS kể tên những dạng bài toán vừa ôn tập.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị cho bài sau: Xem đồng hồ
- HS mở SGK
- 1 HS đọc đề bài
- Đội một trồng được 20 cây . Đội hai trồng được nhiều hơn đội một 90 cây
- Đội hai trồng được bao nhiêu cây?
- HS lên tóm tắt bài toán.
- Dạng toán về nhiều hơn
- Lớp làm vào vở - 1 em lờn bảng làm
- Dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng. 
- 1 HS đọc đề bài
 - Buổi sáng bác được 635 lít xăng buổi chiều bác được ít hơn buổi sáng 128 lít xăng.
- Buổi chiều bác được bao nhiêu lít xăng?
“Hơn kém nhau một số đơn vị”
- Cả lớp làm bài.
- 1 HS làm bài trên bảng 
- Dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng. 
- 1 HS đọc bài toán
- 7 quả
- 5 quả
- 2 quả
- Lấy 7 quả cam bớt đi 5 quả còn 2 quả cam: 7 - 5 = 2
- HS đọc bài giải mẫu giải
- Tìm phần hơn 
 - 1 HS đọc bài toán
- HS nêu
- HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm
- Cả lớp nxét
Bài toán về: - Tìm phần nhiều hơn (phần ít hơn)/ - Hơn kém nhau một số đơn vị
---------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Quạt cho bà ngủ
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ , nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc cả bài thơ ) 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài học SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn 1 bài: Chiếc áo len
- Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì? 
- Gv nx, cho điểm
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Cho HSQS tranh SGK, nêu nội dung sau đó GV chốt, giới thiệu: Trong gia đình, ngoài bố mẹ ra, chúng ta còn có những người thân khác như ông bà. Tình cảm của những người cháu đối với ông bà cũng rất thắm thiết. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó qua bài thơ: Quạt cho bà ngủ
2. Luyện đọc
Tiến hành tương tự các tiết trước
- Từ khó : lặng, lim dim, chín lặng...
- GV HD đọc khổ thơ 1 
- Khổ 1 :Ơi/ chích choè ơi !//
 Chim đừng hót nữa,/
 Bà em ốm rồi,/
 Lặng/ cho bà ngủ.//
- Khổ 2, 3 : ngắt hơi sau mỗi dòng thơ
- Khổ 4: Hoa cam,/ hoa khế /
Chín lặng trong vườn,/
Bà mơ tay cháu/
Quạt / đầy hương thơm.//
3. Tìm hiểu bài
- Bạn nhỏ trong bài đang làm gì? 
- Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào? 
Ghi bảng, giảng: đừng hót, bà ốm, lặng, thiu thiu, nằm im
- GV nhận xét, chốt.
- Bà mơ thấy gì? 
- Ghi bảng: quạt cho bà ngủ
- GV nhận xét, chốt.
- Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy? 
- GV nhận xét, chốt.
- Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào? 
- GV nhận xét
 GV chốt: Bạn nhỏ trong bài rất hiếu thảo, yêu thương chăm sóc bà. Các em đã làm gì để thẻ hiện sự yêu thương, chăm sóc bà như bạn nhỏ?
4. Học thuộc lòng
- Đọc nối tiếp từng khổ
- Học thuộc từng khổ thơ, bài thơ
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài
+ Thi thuộc cả khổ thơ 
D. Củng cố - dặn dò
Giáo dục: Là cháu, các em biết làm những điều thể hiện sự hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc ông bà cha mẹ, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.
- GV nhận xét, dặn dò: học thuộc và đọc cho ông bà, bố mẹ nghe.
- 2 HS đọc
- 1 HS trả lời. Lớp nhận xét
- HS theo dõi SGK
- Thực hiện theo HD của GV
- Quạt cho bà ngủ
- Mọi vật đều im lặng như đang ngủ: ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường, cốc chén nằm im, hoa cam, hoa khế trong vườn chín lặng lẽ. Chỉ có một chú chích choè đang hót
- HS đọc khổ cuối, trả lời: Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới
+ Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước khi bà ngủ/+ Trong giấc ngủ bà vẫn thấy mùi hương của hoa cam, hoa khế./+ Bà yêu cháu, biết cháu hiếu thảo với bà; bà yêu ngôi nhà...
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc lại bài, trả lời: Hiếu thảo, kính yêu, chăm sóc bà...
- HS liên hệ
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ. 
- Học sinh đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ theo HD của GV
+ 4 học sinh đại diện 4 nhóm nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ. Lớp nhận xét
+ 2 hoặc 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài
- Cả lớp bình chọn bạn thắng cuộc
-------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu:
 - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK/14;15.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: “bệnh lao phổi”
- Nêu ra nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu:
Trình bày sơ lược về thành phần máu và chức năng của huyết cầu đỏ.
Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
Cách tiến hành:
- Bước 1.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 1;2;3/ 14/ SGK. 
+ Kết hợp quan sát ống máu.
+ Giáo viên nêu câu hỏi:
- Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa? Thấy gì khi bị trầy da?
- Khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay đặc?
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì?
+ Giáo viên kết luận: (SGV/32)
Ngoài huyết cầu đỏ, còn có các loại huyết cầu khác như huyết cầu trắng. Huyết cầu trắng có chức năng tiêu diệt vi trùng xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng chống bệnh.
- Bước 2.
* Hoạt động 2:Làm việc với SGK.
Mục tiêu:kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
Cách tiến hành:
- Bước 1.Làm việc theo cặp.
+Học sinh chỉ đâu là tim, mạch máu
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực.
- Bước 2.
+ Giáo viên yêu cầu một số cặp lên bảng trình bày.
+ Giáo viên kết luận: cơ quan tuần hoàn gồm có : tim và các mạch máu.
* Hoạt động 3:Chơi trò chơi tiếp sức.
Mục tiêu:Hiểu được các mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
Cách tiến hành:
- Bước 1.nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
+ Chia học sinh thành 2 đội có số học sinh bằng nhau; đứng cách đều bảng.
+ Giáo viên hô “bắt đầu”.
- Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên các bộ phận của cơ thể, đội đó thắng.
- Kết thúc trò chơi. Giáo viên nhận xét, kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc.
Bước 2.Học sinh chơi như hướng dẫn.
- Kết luận: nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các bộ phận của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ôxi để hoạt động. Máu có chức năng chuyên chở khí cacbonic và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Vài học sinh nhắc lại mục “ bạn cần biết”.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò học sinh làm vở BTTN-XH, ghi nhớ bài học.
+ CBB: Hoạt động tuần hoàn.
HS nêu
+ SGK/14;15.
+ Học sinh làm việc theo nhóm.
+ Học sinh thực hành theo yêu cầu, thảo luận và TLCH.
+ trầy da có một ít nước màu vàng chảy ra 9 mẹ bảo là huyết tương).
+ lỏng
+ cơ quan tuần hoàn.
+ Đại diện nhóm phát biểu – bổ sung.
+ Vài học sinh đọc lại SGK ( bạn cần biết).
+ Học sinh quan sát hình 4/ 15/ SGK
+ Học sinh chỉ được trên hình vẽ tim, chỉ các mạch máu.
+ chính giữa lồng ngực.
+ chỉ được tim trên lồng ngực của mình.
+ Học sinh làm việc cả lớp.
+ Đại diện một vài cặp lên thực hành theo yêu cầu.
+ Trình bày kết quả thảo luận.
+ Học sinh đứng đầu trên cùng cầm phấn viết lên bảng tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới. Khi viết xong, bạn đó đi xuống đưa phấn cho bạn tiếp theo.
+ Số học sinh còn lại cổ động cho cả 2 đội.
--------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I. Mục tiêu:
HS tính được độ dài đường gấp khúc và tính được chu vi hình tam giác, tứ giác
II. Các hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm BT số 1,2,3,4 ở VBT Toán 3, tập 1 trang 13,14
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, đánh giá
III. Củng cố- dặn dò:
Củng cố cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật
Dặn BTVN.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 17 tháng 9 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 5:Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số
I. Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
- Biết cách đi thường 1-4 hàng dọc theo nhịp.
- Chơi trò chơi : Tìm người chỉ huy. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : Chuẩn bị còi và kẻ sân cho trò chơi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Phần mở đầu
+ GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
2. Phần cơ bản
+ Ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, quay phải, dàn hàng, dồn hàng
- GV đi đến các hàng uốn nắn nhắc nhở
+ Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- GV giới thiệu làm mẫu trước một lần
- Chơi trò chơi tìm người chỉ huy ( GV nhắc tên trò chơi và cách chơi
3. Phần kết thúc
+ GV nhận xét giờ học
+ Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân
- Chơi trò chơi " chạy tiếp sức "
+ Lớp trưởng hô cho lớp tập
- HS tập theo tổ cách tập hợp hàng ngang
- Thi đua giữa các tổ
- HS chơi trò chơi
+ Đi thường theo nhịp và hát
- GV cùng HS hệ thống bài
-------------------------------
Tiết 2: Toán: Xem đồng hồ
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 . 
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
II. Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ bằng bìa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có các vạch chia giờ, chia phút)
- Đồng hồ để bàn (loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài). Đồng hồ điện tử, bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu bài học 
2. Ôn tập về giờ 
+ Một ngày có mấy giờ ? Được bắt đầu từ lúc mấy giờ ?
+ Gọi 6 em lên bảng dán mặt đồng hồ bằng bìa để quay kim tới các vị trí : 12 giờ , 8 giờ sáng , 11 giờ trưa , 1 giờ chiều (13 giờ), 8 giờ tối (20 giờ)
- GV nhận xét tuyên dương
- GV giới thiệu các vạch chia trên mặt đồng hồ.(Chỉ vào các vạch ở xung quanh : Từ số 12 đến số 1 cú 5 vạch nhỏ; kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. )
3. Hướng dẫn xem giờ, phút:
- GV treo 3 mặt đồng hồ như SGK lên bảng để hướng dẫn :
- Đồng hồ 1 : - Kim ngắn đang ở vị trí nào?
- Kim dài đang ở vị trí nào ?
- Tính từ vạch chỉ số 12 đến vạch chỉ số 1 có mấy vạch?
- Như vậy kim dài chạy từ vạch chỉ số 12 đến vạch chỉ số 1 là kim dài chạy được mấy phút?
- Vậy đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
- Gọi 1 số HS đọc giờ đồng hồ 1.
- Hỏi tương tự với 2 đồng hồ còn lại
- Lưu ý: Đồng hồ 3 có hai cách đọc là 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi
GV chốt: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ.
4. Thực hành
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Gọi HS nêu vị trí kim dài, kim ngắn từng đồng hồ
- Gọi học sinh nêu giờ , phút tương ứng của từng đồng hồ (A,B,C)
- Lưu ý: Đồng hồ G (12 giờ 35 phút) hay (1 giờ 25 phút)
- GV nhận xét
Bài 2:Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:.
- GV đi kiểm tra - hướng dẫn cho học sinh yếu
- GV nhận xét, chốt
Bài 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Giới thiệu cho HS : đây là mặt đồng hồ điện tử (Dấu 2 chấm ngăn cách số chỉ giờ và số chỉ phút)
- Gọi học sinh đọc giờ trên các đồng hồ đó.
- Có thể hỏi học sinh :
? Tại sao trên mặt đồng hồ để bàn không có số 14 mà ở đồng hồ điện tử lại có “14 giờ 5 phút”?
- GV nhận xét, chốt.
Bài 4: Vào buổi chiều, 2 đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
- GV nhận xét, chốt.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ
Nhận xét giờ học. 
- 1 ngày có 24 giờ. Bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- 6 HS thực hành để cùng cả lớp ôn lại kiến thức cũ
- HS nhận xét bạn thực hiện
- HS quan sát theo dõi
- HS quan sát 
- Kim ngắn đang ở vị trí quá số 8 một ít
- Kim dài đang chỉ vào vạch có ghi số1
- 5 vạch
- 5 phút
- 8 giờ 5 phút
- 1 số em đọc
- HS trả lời
- HS nêu lại cách xem giờ.
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm
- HS chữa bài miệng
- Cả lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm 2
- Các nhóm chữa bài bằng đồng hồ để bàn hoặc cho học sinh tự quay trên đồng hồ trong bộ đồ dùng học toán
- Cả lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS quan sát
 HS chữa miệng. 
- Tính từ 12 giờ trưa trở đi, để phân biệt với lúc 1giờ sáng, người ta còn gọi 1giờ chiều là 13giờ, cứ tính tiếp như vậy đến 24giờ đêm
- HS quan sát, thảo luận nhóm bàn trả lời. Lớp nhận xét
---------------------------------
Tiết 3: Luyện Toán + Phụ đạo yếu: Ôn tập
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn và cách xem đồng hồ.
- Giới thiệu bài toán tìm phần hơn kém.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức
B. Hướng dẫn luyện tập
Đội 1
 98 cây 
Đội 2 
Bài 1: Giải bài toán theo Giải tóm tắt sau:
 389 cây
- GV nhận xét
Bài 2: VBT – T 13
+Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Số gạo buổi chiều cửa hàng bán được là số lớn hay số bé?
- Gv hướng dẫn Hs vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
- Gv yêu cầu Hs giải vào VBT.
- GV nhận xét
Bài 3: Xem đồng hồ
- Quay kim đồng hồ đến 8 giờ 5 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Quay đồng hồ đến 8 giờ 15 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc 8 giờ 15 phút?
- Vậy khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 3 là bao nhiêu phút?
GV nhận xét , tuyên dương
 Bài 4: Tìm tổng và hiệu của :
456 và 123 512 và 278 
- Gv nhận xét, chốt
Bài 5: Bao gạo cân nặng 50kg, bao ngô cân nặng 35kg. Hỏi bao ngô nhẹ hơn bao gạo bao nhiêu ki- lô- gam?
- Gv nhận xét, chốt
? Hỏi bao gạo nặng hơn bao ngô bao nhiêu ki- lô- gam?
Bài 6: Kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình để được:
a, 3 hình tam giác:
b, 2 hình tứ giác
- Lưu ý: Khi chữa bài, GV y/c HS đặt tên các điểm có trong hình và gọi tên các hình tam giác, tứ giác có trong hình.
- Gv nhận xét, chốt: có nhiều cách kẻ
C. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học.
- Hs đọc yêu cầu đề bài, làm bài
- 1 HS chữa bài
- Cả lớp nhận xét
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- HS trả lời
- HS làm bài, chữa bài
- Cả lớp nhận xét
- Hs đọc yêu cầu đề bài, làm bài
- 8 giờ 5 phút.
- 8 giờ 15 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 8, kim phút chỉ ở số 3.
- Là 15 phút.
- HS nêu yêu cầu. Cả lớp tự làm. 
- HS lên bảng làm bài, chữa bài
- Lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu. Cả lớp tự làm. 
- HS lên bảng làm bài, chữa bài
- Lớp nhận xét
- Bao gạo nặng hơn bao ngô là 15kg
- HS nêu yêu cầu. Cả lớp tự làm. 
- 2 HS lên bảng làm bài. 
- Lớp nhận xét
-----------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I. Mục tiêu:
HS giải được các bài toán có lời văn
II. Các hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS làm BT số 1,2,3,4 ở VBT Toán 3, tập 1 trang 15,16
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, đánh giá
III. Củng cố- dặn dò
Củng cố nội dung bài- dặn BTVN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 18 tháng 9 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 6:Ôn đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
- Thực hiện đi đúng theo vạch kẻ thẳng.
- Chơi trò chơi " Tìm người chỉ huy ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách tương đối chủ động
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : chuẩn bị còi và kẻ sân chơi trò chơi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
2. Phần cơ bản
- GV HD HS chơi
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số
- GV điều khiển lớp 1, 2 lần
+ Ôn đi đều 1 - 4 hàng dọc theo vạch kẻ thẳng
3. Phần kết thúc
+ GV tập hợp lớp, nhận xét giờ học
+ Lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo
- Đứng tại chỗ vừa xoay các khớp vừa đếm to
- Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân
- Chơi trò chơi " chui qua hầm"
- Lớp trưởng hô cho lớp tập
- Cuối giờ các tổ thi tập hợp nhanh với nhau
- HS chia theo tổ tập
- Chơi trò chơi " Tìm người chỉ huy "
Các tổ tự tập tổ trưởng hô
-Nghe GV hô tập
-các tổ tự tập.
-Cả lớp tập
- Chạy trên địa hình tự nhiên xung quanh sân trường
+ Đi thường theo nhịp và hát
------------------------------
Tiết 2: Toán: Xem đồng hồ ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo hai cách. Chẳng hạn, 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4
II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, đồng hồ, bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách xem đồng hồ qua bài “Xem đồng hồ” (tiếp theo).
2. Hướng dẫn cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách:
GV dán 3 mặt đồng hồ phần khung xanh lên bảng
. Đồng hồ 1: Gọi hs đọc:
- Chúng ta còn có cách đọc khác nữa?
- Còn thiếu bao nhiêu phút thì đến 9h?
-Vậy đọc như thế nào?
GV ghi dưới đồng hồ
. Đồng hồ 2:
-Kim ngắn chỉ vị trí nào?
-Kim dài chỉ vị trí nào?
-Lúc này là mấy giờ?
-Có thể đọc cách khác như thế nào? Vì sao?
. Đồng hồ 3:-Ai đọc được?
Đọc cách khác như thế nào? Vì sao?
Gv chốt lại:Thông thường chúng ta đọc hay nói giờ theo 1 trong 2 cách: -Nếu kim dài vượt quá số 6,(theo chiều thuận)thì nói theo 2 cách (ví dụ:”7h 20 phút”
- Nếu kim dài vượt quá số 6(theo chiều thuận) thì nói theo cách(ví dụ:”9h kém 20 phút”
VD: 9 giờ kém 10 phút; 8 giờ kém 15 phút.
3. Luyện tập
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ? (trả lời theo mẫu):
Gv treo đồng hồ A lên bảng để hướng dẫn làm miệng: -Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Mẫu: A. 6 giờ 55 phút (hoặc 7 giờ kém 5 phút)
-Gọi hs đọc - nxét
- GV nhận xét, chốt 2 cách đọc.
Bài 2: - Cho hs quay kim để đồng hồ chỉ đúng giờ quy định
- Gv đi kiểm tra nhận xét
- Giáo viên chữa chung bằng quay đồng hồ
- Hỏi chốt sự khác nhau giữa kim giờ và kim phút?
Bài 3*: Mỗi đồng hồ ứng với cách đọc nào?
- GV bao quát chung
- GV nhận xét.
Bài 4: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi:
Cho hs thảo luận nhóm bàn,sau đó trả lời nhanh:
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò.
- Còn thời gian, GVcho HS nêu những thời điểm có thể đọc giờ theo 2 cách và đọc cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét giờ học.
- Hs quan sát
- 8h35phút
- còn thiếu 25 phút nữa (cách nhẩm: Tính từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch số 12 là còn 5, 10, 15, 20, 25)
- 9 giờ kém 25 phút
- gần 9h
- số 9
- 8h 45 phút
- 9h kém 15 phút (vì từ vạch số 9 đến vạch số 12 là còn thiếu 15 phút)
- 8h 55 phút
- 9 h kém 5 phút (vì từ vạch số 11 đến vạch số 12 còn thiếu 5 phút)
- Hs nghe
- HS nêu yêu cầu.
- Hs quan sát trả lời (theo mẫu)
- Cả lớp tự làm các câu còn lại 
- HS chữa bài 
- Cả lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS lấy đồng hồ ở bộ đồ dùng quay kim để đồng hồ chỉ đúng giờ quy định
- Cả lớp nhận xét.
- HS nêu
- HS nêu yêu cầu.
- Làm vào VBT
- HS chữa bài (nêu miệng) 
- Cả lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS tự làm bài và chữa miệng
- Cả lớp nhận xét.
- HS nêu lại 2 cách.
----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: Chị em
I. Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng bài CT ,
- Làm đúng bài BT về các từ chứa tiếng có vần ăc /oăc (BT2) , BT3a 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Viết các từ: trùng trục, chênh chếch
- GV nxét, đánh giá.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
· Đọc đoạn viết
· Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài viết
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì? 
+ Em có cảm nhận nhận gì về bạn nhỏ này?
· Hướng dẫn nhận xét cách trình bày bài viết
+ Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? 
+ Khi bắt đầu viết ta lùi mấy ô? 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa? 
· Viết tiếng, từ dễ lẫn : trải chiếu, quét sạch, luống rau...
- GV nhận xét, chốt
2.2 HS chép bài vào vở
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết
2.3 Chấm, chữa bài
- GV chấm, nhận xét một số bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống ăc hay oăc
đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn
GV đánh giá
Bài 3: Tìm các từ
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với riêng : chung
- Cùng nghĩa với leo : trèo
- Vật đựng nước để rửa mặt, tay, rau : chậu
- GV nhận xét, chốt kết quả, tổng kết trò chơi 
D. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS viết vào vở nháp
- 2 HS lên bảng viết, Lớp nhận xét
- HS mở SGK, ghi vở
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét sạch thềm, đuổi gà không cho phá vườn rau, ngủ cùng với em
- Bạn rất yêu em mình, chăm làm việc nhà, thương bố mẹ...
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ
- Chữ đầu của dòng 6 lùi 2 ô, dòng 8 lùi 1 ô
- Các chữ đầu dòng
- HS viết vào vở nháp
- 1 HS đọc lại
- HS chép bài 
- HS đọc, soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài
- 1 HS chữa miệng
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- Lớp suy nghĩ 
- Đại diện 2 đội lên viết các từ tìm được
- HS khác nhận xét theo các tiêu chí
----------------------------------
Tiết 4: Luyện Tiếng Việt + Phụ đạo yếu: Ôn tập
I. Mục tiêu:
Tiếp tục ôn tập giúp cho HS xác định cá

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 3.docx