Giáo án Lớp 3B - Tuần 31

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số

I. Mục tiêu:Giúp HS:

- Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp) . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng ép

III. Các hoạt động dạy học

 

docx 23 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ và thảo luận theo hai câu hỏi sau:
1. Quan sát hình 1/116 SGK em hãy mô tả những gì em thấy trong hệ Mặt Trời ?
2. Hãy nhận xét về vị trí của Trái Đất với Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?
* Tổng hợp ý kiến của các nhóm
* Hỏi tiếp:.- Tại sao lại gọi Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời ?
- Vậy hệ Mặt Trời gồm có những gì ?
* Kết luận: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời. Có 9 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Trời. Chúng cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
 Hoạt động 2: Trái Đất là hành tinh có sự sống.
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu quan sát hình 2/117 SGK thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
1. Trên Trái Đất có sự sống không ?
2. Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh có sự sống ?
- Tổng hợp các ý kiến của học sinh.
* Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Sự sống ở hầu như khắp mọi nơi trên Trái Đất. ( Giáo viên kết hợp vừa chỉ vừa giải thích trên hình vẽ cho học sinh dễ tiếp thu )
* Hỏi: Để giữ gìn sự sống trên Trái Đất, mỗi người chúng ta phải làm gì ?
( GV ghi nhanh các ý kiến không trùng lặp của học sinh lên bảng )
- Tổng hợp các ý kiến của học sinh.
- Kết luận: Mỗi người trong chúng ta ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Vì đó cũng chính là sự sống của chúng ta.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu thêm về các hành tinh
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm 2 với nhau các thông tin mở rộng (mà mỗi HS đã tự sưu tầm được) về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- GV tổ chức cho học sinh nêu kết quả
* Giáo viên nhận xét
* Củng cố - dặn dò: Nêu vị trí của Trái Đất với Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?
- Hệ Mặt Trời gồm có những gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà và ôn lại các kiến thức đã được học về Mặt Trăng.
- Bài sau: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu
- Học sinh cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung
+ Nhìn thấy Mặt Trời, Mặt Trăng
+ Nhìn thấy mây bay
+ Nhìn thấy các vì sao
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Tiến hành thảo luận nhóm bàn
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Ý kiến đúng là:
1. Qua quan sát em thấy: Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Đó là: Sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương.
2. Nếu xét vị trí từ Mặt Trời tới các hành tinh thì Trái Đất là hành tinh thứ ba. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao Thuỷ và hành tinh xa Mặt Trời là sao Diêm Vương.
- Vì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
- Gồm có Mặt Trời và 9 hành tinh
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Tiến hành thảo luận cặp đôi
- 3 – 4 cặp học sinh đại diện trình bày 
* Ý kiến đúng là:
1. Trên Trái Đất có sự sống
2. Ví dụ: Quan sát hình 2 ta thấy sự sống có mặt ở hầu hết khắp mọi nơi trên Trái Đất. Ở biển có các loài cá, tôm sinh sống, trên đất liền các loài thú hươu cao cổ, lạc đà, đà điểu sinh sống. Ở Bắc cực, Nam cực lạnh giá cũng còn có cả gấu trắng, chim cánh cụt sinh sống.
- Học sinh cả lớp nhận xét bổ sung
- Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.
- Học sinh trả lời: + Giữ vệ sinh môi trường chung/ + Không xả rác bừa bãi/ + Tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường Trái Đất.
- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS trao đổi nhóm 2 với nhau các thông tin mở rộng tự sưu tầm được về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- 2 nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS nêu
- 2 HS nêu
- Đọc ghi nhớ
-----------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu: HS thực hiện được phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
Giải bài toán bằng hai phép tính.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập tiết 151 ở vở Thực hành Toán 3 trang 54.
Yêu cầu HS làm bài,gọi HS lên bảng làm bài,nhận xét đánh giá.
III.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học,dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 14 tháng 4 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
+ Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
+ Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức, giải toán bằng hai phép tính.
II. Chuẩn bị: 
+ Bảng phụ để HS làm BT2.
III. Các HĐ dạy- học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
+ Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS thực hiện phép tính, lớp làm giấy nháp .
 20113 x 4 20113 x 3
+ Giới thtiệu bài: Hôm nay ta học bài luyện tập.
 Hoạt động 2 : HD làm bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 - GV củng cố cách đặt tính và tính.
Bài 2: Giải toán
- Nhận xét và chốt kết quả đúng 
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 
- GV củng cố cho HS cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 4: Tính nhẩm (theo mẫu).
- Viết mẫu, phân tích mẫu.
- Gọi HS nêu miệng , lớp nhận xét
+ Nhận xét.
- GV củng cố cách nhẩm.
Hoạt động cuối: 
+ Nhận xét tiết học.
+ Về ôn lại bài.
- 2HS lên bảng làm bài , lớp làm bài vào giấy nháp 
 - HS nghe 
- HS làm bài bảng con.
- HS đọc đề.
+ 1HS làm bảng phụ , cả lớp làm vào nháp.
Đáp số : 31005 lít dầu
- HS làm bài vào vở.
 ĐS: a) 69070 b)96897 
 45722. 8599
- HS nêu cách tính biểu thức.
- HS quan sát.
 - HS nêu miệng, lớp nhận xét. HS nêu cách nhẩm.
 a) 3000 x 2 = 6000 b) 11000 x 2 = 22000
 2000 x 3 = 6000 12000 x 2 = 24000
 4000 x 2 = 8000 13000 x 3 = 39000
- HS nhắc lại nội dung đã luyện tập
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Bài hát trồng cây
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ , khổ thơ .
- Hiểu ND : Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp , ích lợi và hành phúc . Mọi người hãy hăng hái trồng cây xanh ( Trả lời được các CH trong SGK ; thuộc bài thơ ) 
II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng đọc 2 đoạn của bài Bác sỹ Y-éc-xanh.
- Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sỹ Y-éc - xanh ?
- GV nhận xét đánh giá. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu :Cho HSQS tranh SGK, nêu nd, GVGT: Trồng cây không những mang lại cho ta nhiều cảnh đẹp mà cây xanh còn cho ta ích lợi và mang lại hạnh phúc cho mọi người. Bài tập đọc hôm nay sẽ cho các em thấy điều đó.
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện đọc
(Tiến hành tương tự các tiết trước)
- GV ghi bảng tiếng khó: Trồng cây, lay lay, vòm cây
3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài.
1- Cây xanh mang lại những gì cho con người?
- Giảng, ghi bảng: Tiếng hót mê say, vòm cây, bóng mát.
- GV nhấn mạnh ích lợi của cây xanh
2- Hạnh phúc của con người trồng cây là gì ?
- Giảng, ghi bảng: cây lớn 
- GV chốt: hạnh phúc của con người trồng cây là mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên từng ngày.
3- Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ. 
- Giảng, ghi bảng: em trồng cây
- Nêu tác dụng của chúng?
- GV nhấn mạnh tác dụng cách sử dụng điệp ngữ
- Bài thơ muốn nói lên điều gì?
- GV chốt nd bài
4- Luyện đọc lại- Học thuộc lòng .
- GV đọc mẫu lần 2
- Hướng dẫn cách đọc, (như mục 1) 
- GV xoá dần từng cụm từ trừ lại các chữ ở mỗi dòng.
- HS đọc thuộc .
- GV nhận xét chung
6. Củng cố dặn dò:- Nội dung bài thơ nói gì ?
- Liên hệ, giáo dục: Yêu quý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh. Hãy hăng hái trồng cây xanh
* GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em thuộc bài , phát biểu nhiều. Dặn dò
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Lớp nhận xét
- HS nghe giới thiệu
- Thực hiện theo HD của GV
- 1 HS đọc cả bài lớp đọc thầm.
- Cây xanh mang lại: Tiếng hót mê say của các loài chim trên vòm cây.
+ Ngọn gió mát làm rung cành cây, hoa lá.
+ Bóng mát trong vòm cây làm con người quên nắng xa, đường dài .
- Hạnh phúc được mong chờ cây lớn lên từng ngày.
+ Được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên từng ngày.
+ Các từ được lặp đi lặp lại: Ai trồng cây, người đó có, em trồng cây
- Cách sử dụng điệp ngữ như một điệp khúc trong bài hát khiến người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, nhấn mạnh ý khuyến khích mọi người hăng hái trồng cây.
- Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc mọi người hãy hăng hái trồng cây.
- HS nghe
- HS nghe
- HS đọc bài thơ
- HS đọc bài thơ theo tổ, nhóm, từng khổ thơ vài lần.
- HS đọc thuộc khổ 1; cả 2 khổ thơ.
- 4 HS thi đọc thuộc 4 khổ thơ
- 2 HS thi đọc thuộc cả bài. Lớp nhận xét
- Cây xanh mang lại cho con người nhiều lợi ích, hạnh phúc, con người phải bảo vệ cây xanh, tích cực trồng cây xanh.
-------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
+ Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ So sánh được độ lớn của Trái Đất với Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, Mặt Trời lớn hơn Trái Đất rất nhiều lần.
II. Chuẩn bị
+ Quả địa cầu.
+ VBT, giấy A4
.III. Các HĐ dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Mở đầu 
+ Kiểm tra bài cũ: Vì sao nói Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?
- Nhận xét
+ Giới thiệu bài. Hôm nay ta học bài Mặt trăng......
HĐ2: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất 
- Yêu cầu HS quan sát hình và thảo luận nhóm đôi.
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+Hãy so sánh kích thước giữa Mặt Trời , Trái Đất và Mặt Trăng ?
=> GV bổ sung.
+ Em biết gì về Mặt Trăng ? 
+ Kết luận: Mặt Trăng cũng có dạng hình cầu . Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng : Trên Mặt Trăng không có không khí , nước và sự sống .
HĐ3: Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất : 
B1. GV giảng cho HS hiểu: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
+ Tại sao MTrăng lại được gọi là vệ tinh của TĐất?
- GV: Vì thế nó là vệ tinh tự nhiên của TĐ. Còn vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
- GV giảng về chu kì quay của MTrăng.
B2.Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh TĐ
+ Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh TĐ nên nó được gọi là vệ tinh của TĐ.
HĐ4: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. 
- GV chia bốn nhóm, xác định ví trí làm việc của từng nhóm.
- Chơi trò chơi theo nhóm.
- GV hd cách chơi, sau đó cho HS chơi. 
=> GV và HS nhận xét.
HĐcuối:Củng cố - Dặn dò: 
+ Củng cố, dặn dò:
+ Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- HS quan sát hình 1 trang 118 SGK,
 người hỏi, người trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HS chỉ 
- Mặt Trời có kích thước lớn nhất sau đó là Trái Đất và cuối cùng là Mặt Trăng.
- Mặt trăng hình tròn , giống Trái Đất 
- Trên Mặt Trăng không có sự sống .
- Bề mặt Mặt Trăng lồi lõm .
- HS nghe và ghi nhớ 
- Vì hướng chuyển động của nó cũng giống nhau, đều là hướng chuyển động từ Tây sang Đông .
- HS lắng nghe.
- HS vẽ sơ đồ vào giấy A4, trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau.
- Các nhóm về vị trí của nhóm mình.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu 1 vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu (như hình trang 119 - SGK).
- Một số HS trình diễn trước lớp.
- HS nhắc lại nội dung bài 
--------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc
I.Mục tiêu: HS đọc trôi chảy bài Con cò
HS trả lời được các câu hỏi ở SGK
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS đọc bài: Đọc nối tiếp câu,nối tiếp đoạn,đọc trong nhóm.
Cho một số nhóm đọc bài.Nhận xét đánh giá.
GV cho HS đọc từng đoạn,nêu câu hỏi HS trả lời.Nhận xét.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học,dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 15 tháng 4 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Tung bắt bóng cá nhân. Trò chơi “Ai kéo khỏe”
I. Mục tiêu:	
- Biết cách tung bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
- Trò chơi "Ai kéo khoẻ":Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm- phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 	Chuẩn bị một còi, dụng cụ tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Phần mở đầu: GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu buổi học.
 Cho lớp chạy nhẹ nhàng trên sân 1 vòng.
 Cho đứng tại chỗ khởi động các khớp
 Cho đi đều theo nhịp.
 2.Phần cơ bản:
a. Tung bắt bóng cá nhân: tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- GV triển khai đội hình tập luyện, sau đó gọi 1 HS lên thực hiện động tác, GV giải thích thêm.
- Triển khai cho cả lớp thực hiện, LT điều khiển, GV quan sát sửa sai.
- Triển khai cho tập luyện theo tổ, do tổ trưởng điều khiển, GV sửa sai cho HS. 
- Kết thúc nhận xét, tuyên dương những tổ, cá nhân thực hiện tốt.
b. Trò chơi:Ai kéo khỏe.
- Nhắc lại tên trò chơi, luật chơi.
- Cho chơi thử, chơi chính thức, GV điều khiển.
- Tổ chức thi đua trong tổ với nhau.
- Nhắc nhở chú ý đảm bảo an toàn.
- Kết thúc nhận xét, tuyên dương.
3.Phần kết thúc: Đi thường theo một vòng tròn, thả lỏng chân tay tích cực. 
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- Nhận xét, giao bài tập về nhà.
 - LT tập trung lớp, báo cáo GV, cả lớp lắng nghe.
 Chạy 1 vòng quanh sân tập.
Tại chỗ khởi động các khớp.
 Thực hiện.
- Tham gia tập luyện.
- 1 HS lên thực hiện động tác
- Tham gia tập luyện dưới sự điều khiển của LT.
- Thi đua các tổ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, quan sát, tiếp thu.
- Tham gia chơi thử.
- Tham gia chơi chính thức
- Lắng nghe, tiếp thu.
- Thả lỏng.
- Lắng nghe, tiếp thu.
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
I.Mục tiêu :Biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số : Trường hợp có một lần chia dư và số dư cuối cùng là 0 .
II.Đồ dùng dạy học : - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .
 III.Các hoạt động dạy học :	
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 
+ Bài cũ.
-Gọi hai em lên bảng chữa bài tập 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra 
+ Giới thiệu bài
Hoạt động 2
- Giáo viên ghi lên bảng phép chia : 
37648 : 4 .
-Giáo viên nêu vấn đề .
-Gọi học sinh đứng tại chỗ thực hiện phép chia và nêu cách chia chẳng hạn 
Hoạt động 3
-Bài 1: 
-Ghi bảng lần lượt từng phép tính 
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chia .
-Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở 
- Mời 3 em lên bảng tính .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 
-Yêu cầu cả lớp tính vào vở .
-Mời một học sinh lên bảng giải bài 
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
Bài 3
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Mời hai em lên bảng tính kết quả 
- Hoạt động cuối 
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Hai em lên bảng chữa bài tập số 4 .
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
- Học sinh nêu cách đặt tính và tính : 
37648 4
9412
 04
 08
 0
* Lớp theo dõi và nhận xét bạn thực hiện 
* Hai học sinh nêu lại cách chia .
- Học sinh nêu lại cách thực hiện phép chia .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở các phép tính .
-Ba em lên bảng tính kết quả .
 84848 4 24693 3 23436 3
 04 21212 06 8231 24 7812
 08 09 03
 04 03 06
 08 0 0
 0
-Học sinh khác nhận xét bài bạn
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
-Một học sinh lên bảng giải bài : 
 Đ/S: 7310 kg 
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
a/ 69218 – 26736 : 3 
 = 69218 – 8 912 = 60306 ;
 - Hai học sinh khác nhận xét bài bạn .
---------------------------------------
Tiết 3: GDKNS: Giúp đỡ bạn bè
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán 
I.Mục tiêu:HS biết cách nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số.
Giải được bài toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập ở vở Thực hành Toán 3 tiết 152 trang 55.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS lên bảng làm bài-Nhận xét đánh giá.
III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học-dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 16 tháng 4 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Tung bắt bóng cá nhân. Trò chơi “Ai kéo khỏe”
I. Mục tiêu:	
- Biết cách tung bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
- Trò chơi "Ai kéo khoẻ":Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm- phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: 	Chuẩn bị một còi, dụng cụ tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Phần mở đầu: GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu buổi học.
 Cho lớp chạy nhẹ nhàng trên sân 1 vòng.
 Cho đứng tại chỗ khởi động các khớp
 Cho đi đều theo nhịp.
 2.Phần cơ bản:
a. Tung bắt bóng cá nhân: tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- GV triển khai đội hình tập luyện, sau đó gọi 1 HS lên thực hiện động tác, GV giải thích thêm.
- Triển khai cho cả lớp thực hiện, LT điều khiển, GV quan sát sửa sai.
- Triển khai cho tập luyện theo tổ, do tổ trưởng điều khiển, GV sửa sai cho HS. 
- Kết thúc nhận xét, tuyên dương những tổ, cá nhân thực hiện tốt.
b. Trò chơi:Ai kéo khỏe.
- Nhắc lại tên trò chơi, luật chơi.
- Cho chơi thử, chơi chính thức, GV điều khiển.
- Tổ chức thi đua trong tổ với nhau.
- Nhắc nhở chú ý đảm bảo an toàn.
- Kết thúc nhận xét, tuyên dương.
3.Phần kết thúc: Đi thường theo một vòng tròn, thả lỏng chân tay tích cực. 
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- Nhận xét, giao bài tập về nhà.
 - LT tập trung lớp, báo cáo GV, cả lớp lắng nghe.
 Chạy 1 vòng quanh sân tập.
Tại chỗ khởi động các khớp.
 Thực hiện.
- Tham gia tập luyện.
- 1 HS lên thực hiện động tác
- Tham gia tập luyện dưới sự điều khiển của LT.
- Thi đua các tổ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, quan sát, tiếp thu.
- Tham gia chơi thử.
- Tham gia chơi chính thức
- Lắng nghe, tiếp thu.
- Thả lỏng.
- Lắng nghe, tiếp thu.
 ----------------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo)
Mục tiêu: Giúp HS:
+ Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp chia có dư . Bài tập cần làm 1,2,
Bài 3 ( dòng 1,2 )
II. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1:
+ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS thực hiện phép chia. .
 14756 : 7 20560 : 4
+ Giới thiệu bài.Hôm nay ta học bài Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số 
Hoạt động 2: HD thực hiện phép chia:
- GV viết : 12485 : 3 = ?
+VD này có gì khác so với VD tiết trước?
- GV viết theo hàng ngang:
 12485 : 3 = 4161 (dư 2)
* Lưu ý: Số dư luôn luôn bé hơn số chia.
Hoạt động 3 : Thực hành:
Bài 1: Tính.
Gọi HS đọc yêu cầu bài ở vở bài tập
Cho 3 HS lên bảng làm
Cả lớp làm vào nháp
- GV củng cố cách tính.
Bài 2: Giải toán.
- GV cùng HS phân tích bài toán.
GV hướng dẫn cách giải
- GV nhận xét, củng cố lại cách làm.
Bài 3: Số?
- GV kẻ BT lên bảng.
? Muốn điền được vào cột thương và cột số dư em phải làm gì?
+ Nhận xét đánh giá.
Hoạt động cuối: 
? Trong phép chia có dư số dư bé hơn hay lớn hơn số chia ?
+ Nhận xét tiết học.
+ Về ôn lại phép chia.
- 2H lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
- Lớp nhận xét 
- HS nghe 
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
 12485 3
 04 4161
 18
 05
 ( 2 )
- ...Có số dư
- HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
- Đây là phép chia có dư.
+ 3HS lên làm, lớp làm vào nháp 
- HS nêu lại cách tính.
- HS đọc bài toán.
+ 1HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở nháp. 
 Bài giải:
Thực hiện phép chia:
 10 250 : 3 = 3416 ( dư 2)
Vậy may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và còn thừa 2 m vải.
 Đáp số : 3416 bộ quần áo thừa 2m vải.
- Em phải thực hiện phép tính.
+ 1HS lên làm, cả lớp làm vở nháp, nhận xét.
Số bị chia
Số chia
Thương
Số dư
15725
3
5241
2
33272
4
8318
0
42737
6
7122
5
- Số dư luôn luôn bé hơn số chia.
 -------------------------------------- 
Tiết 3: Chính tả: (Nhớ- viết) Bài hát trồng cây 
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng ; trình bày đúng qui định bài CT .
- Làm đúng BT2a .
II. Đồ dùng dạy - học: - 4 tờ giấy A4 làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:3 HS lên bảng viết.
- GV đọc: rung mành, giao việc, cõi tiên.
- GV nhận xét , đánh giá .
B. Bài mới
1- Giới thiệu:Bài hôm nay các em sẽ nhớ viết lại bài thơ: Bài hát trồng cây. Biết cách trình bày chính xác sau đó làm bài tập chính tả.
2- Hướng dẫn HS nhớ - viết
a) Chuẩn bị:GV đọc mẫu bài viết. 
- Gọi HS đọc lại bài.
+ Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
- Bài thơ này có mấy khổ thơ ?
- Cách trình bày như thế nào cho đẹp ?
- Các dòng thơ được trình bày như thế nào ?
b) Hướng luyện tiếng khó:
- Trồng cây : trồng: tr +ông + huyền; 
cây: c+ ây 
- Mê say, lung lay
- Luyện viết bảng con.
- GV đọc lại lần 2 
- Hướng dẫn cách viết, trình bày đẹp .
- Cho HS đọc lại bài thơ.
c) HS viết chính tả:
- GV sửa bài ở trên bảng, 
- HD cách bắt lỗi.
- Thu vở 5 đến 7 em nhận xét.
Tuyên dương.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a : Gọi HS đọc đề bài .
- Bài này yêu cầu gì ?
- Gọi 2 HS lên bảng điền.
- Gọi HS chữa bài bạn.
- GV chốt lời giải đúng: rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong..
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn dò.
- 3 HS lên bảng viết, lớp bảng con.
- Lớp nhận xét
- HS nghe
- 2 HS đọc lại bài chính tả SGK.
- HS đọc thầm lại 4 khổ thơ
+ Hạnh phúc của người trồng cây là mong chờ cây lớn được chứng kiến cây lớn từng ngày.
- Có 4 khổ thơ
- Khoảng cách giữa 2 khổ thơ cách ra 1 dòng.
- Các chữ đầu dòng phải viết hoa và lùi vào 3 ô.
- HS phát âm tiếng khó.
- Lớp đồng thanh tiếng khó.
- Viết bảng con tiếng khó.
- HS nghe hướng dẫn cách trình bày.
- HS đồng thanh bài thơ 2 lần.
- HS nhớ lại và viết bài
- 1 HS lên bảng viết .
- HS sửa bài ở vở bằng chì.
- Đổi vở chấm.
- Đếm số lỗi ghi lề đỏ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Điền vào ô trống: rong, dong, hay giong.
- 2 HS lên bảng điền lớp làm vào VBT.
- HS chữa bài bạn ở bảng.
-------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức: Chăm sóc cây trồng vật nuôi ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh hiểu:
- Kể được một số ích lợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 31.docx