Giáo án Lớp 3B - Tuần 34

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán:

 Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)

I. Mục tiêu Giúp HS:

 Biết làm tính cộng , trừ , nhân , chia ( nhẩm , viết ) các số trong phạm vi 100 000 .

- Giải được bài toán bằng hai phép tính . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4(cột 1,2)

II. Đồ dùng dạy học

- Bài 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra bài tập luyện tập của tiết 165

- GV nhận xét và đánh giá HS.

2. Hướng dẫn ôn tập

 Bài 1:

- Nêu yêu cầu của bài tập sau đó cho HS tự làm bài

a) Em đã thực hiện nhẩm như thế nào ?

 

docx 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng 1 con chữ o
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng.
- 3 HS đọc:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
- Chữ T, M, V, N, B, H, h, b, g cao 2 li rưỡi, chữ đ, p, cao 2 li, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết:
+ 1 dòng chữ A, M, cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ V, N, cỡ nhỏ
+ 2 dòng chữ An Dương Vương, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
 --------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: 
 Bề mặt lục địa 	 
I – Mục tiêu : Nêu được đặc điểm Bề mặt lục địa.
II- Đồ dùng dạy học : Các hình trong sgk trang 128-129. Tranh ảnh suối, sông, hồ .
III- Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 -Về cơ bản mặt Trái Đất được chia làm mấy phần?
 -Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương.
2.Bài mới
 Giới thiệu bài: Bài học trước, chúng ta đã biết những khối đất liền lớn trên Trái Đất được gọi là lục địa. Vậy trên lục địa cụ thể có những gì, tìm hiểu bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ hiểu rõ điều đó: Bề mặt lục địa
-Hoạt động cả lớp
+Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy?
-Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
-Kết luận : Bề mặt Trái Đất không bằng phẳng, có chỗ mặt đất nhô cao, có chỗ đất bằng phẳng, có chỗ có nước có chỗ không.
-Thảo luận nhóm
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
1)Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
2)Nước sông, suối thường chảy đi đâu?
-Nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS.
-Giảng kiến thức: (kết hợp chỉ vào hình 1 trong SGK) : từ trên núi cao, nước theo các khe chảy thành suối. Các khe suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển cả.
Tìm hiểu về suối, sông, hồ.
-Hoạt động cả lớp
+Yêu cầu: quan sát hình 2, 3, 4 trang 129 SGK, nhận xét xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế?
-Nhận xét.
-Kết luận : Bề mặt lục địa có những dòng nước chảy(như sông, suối) và cả những nơi chứa nước (như ao, hồ).
-Hoạt động cả lớp.
+Yêu cầu: HS trình bày trước lớp những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam.
-Nhận xét.
Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau
- HS trả lời – lớp nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe
-3 đến 4 HS trả lời.
+Theo em, bề mặt lục địa là bằng phẳng vì đều là đất liền.
+Theo em, bề mặt lục địa không bằng phẳng, có chỗ lồi lõm, có chỗ nhô cao, có chỗ có nước
-HS cả lớp lắng nghe.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến:
1)Giống nhau : đều là nơi chứa nước.
Khác nhau : hồ là nơi nước không lưu thông được; suối: do nước từ các khe núi chảy ra tạo thành; sông: do các suối chảy ra tạo thành.Suối và sông lưu thông được.
2)Nước sông, suối thường chảy ra biển hoặc đại dương.
-HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
-3 đến 4 HS trả lời.
+Hình 2 thể hiện sông, vì quan sát thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.
+Hình 3 là thể hiện hồ, vì em quan sát thấy có tháp Rùa, đây là Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội và không nhìn thấy thuyền nào đi lại trên đó cả.
+Hình 4 là thể hiện suối, vì có thấy nước chảy từ trên khe xuống, tạo thành dòng.
-HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
-HS trình bày nội dung đã được chuẩn bị sẵn ở nhà trước lớp.
-HS cả lớp lắng nghe, bổ sung và tiến hành trao đổi, thảo luận.
 -----------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I. Mục tiêu:
HS thực hiện được 4 phép tính cộng, trừ , nhân, chia trong phạm vi 100 000.
Giải được bài toán có 2 phép tính.
II. Hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm BT tiết 166 trang 69, 70 vở thực hành Toán 3.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS lên bảng làm- Nhận xét- Đánh giá.
III. Củng cố- Dặn dò:
GV nhận xét giờ học- Dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 2 ngày 11 tháng 5 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
( Dạy bài thứ 3)
Tiết 1: Toán: Ôn tập về đại lượng
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học ( độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam ) .
- Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
- 2 chiếc đồng hồ bằng giấy hoặc thật để làm bài 3
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài 4 của tiết 166
- GV nhận xét ,đánh giá
2. Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm
- Câu trả lời nào là câu đúng ?
- Em đã làm như thế nào để biết B là câu trả lời đúng.
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
 Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Chú ý yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Còn cách nào để tính được trọng lượng của quả đu đủ nặng hơn trọng lượng của quả cam.
 Nhận xét, đánh giá.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi 2 HS lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài hoặc dán kim phút vào đồng hồ đã có kim chỉ giờ.
- Nhận xét bài làm của HS
- Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm thế nào ?
 Bài 4: - Cho HS tự đọc đề toán, tóm tắt và làm bài.
Tóm tắt
Có: 2 tờ loại 2000 đồng
Mua hết: 2700 đồng
Còn lại: đồng
- GV chốt kết quả
3. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên làm bài
- Làm bài vào vở bài tập
- B là câu trả lời đúng
- Đổi 7m3cm = 703cm, nên khoanh vào chữ B
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10 lần.
- Làm bài vào vở bài tập
- 3 HS nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS làm 1 phần.
- Quả cam nặng bằng 2 quả cân và nặng 300gam vì 200g + 100g = 300g
- Quả đu đủ nặng bằng 2 quả cân và nặng 700g vì 500g + 200g = 700g
- Quả đu đủ nặng hơn quả cam:
700g – 300g = 400g
- Ta thấy có 2 quả cân 200g bằng nhau vậy quả đu đủ nặng hơn quả cam là:
500g – 100g = 400g
- Đọc yêu cầu trong SGK
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp vẽ theo kim phút vào đồng hồ.
- Ta thực hiện phép nhân 5 x 3 = 15 phút vì lúc Lan ở nhà đi kim phút ở vạch ghi số 11 và lúc Lan đến trường kim phút ở vạch ghi số 2, có 3 khoảng mà mỗi khoảng là 5 phút nên ta thực hiện phép nhân 5 x 3. Vậy thời gian Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
 - HS đọc và tóm tắt bài toán
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng
- Lớp nhận xét chữa bài
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Mưa 
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ , khổ thơ .
- Hiểu ND: tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúm của gia đình trong cơn mưa , thể hiện tình yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống gia đình của tác giả ( Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ ) 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài : Sự tích chú Cuội cung trăng.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì ?
- Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy vẻ đẹp của trời mưa và cảnh sinh hoạt gia đình khi có mưa.
- Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
Tiến hành tương tự các tiết trước
- HD đọc từ khó: lũ lượt, lật đật, xòe tay, lăn lội
3. Tìm hiểu bài: - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài
+ Khổ thơ đầu tả cảnh gì ?
- GV giảng từ: lũ lượt, lật đật
+ Khổ thơ 2,3 tả cảnh gì ?
+ Cảnh sinh hoạt gia đình khi trời mưa ấm cúng như thế nào ?
- GV chốt: Trong cơn mưa, gia đình của bé sum vậy thật là ấm cúng, hạnh phúc.
+ Vì sao mọi người thương bác ếch ?
+ GV giảng từ phất cờ: Ý nói mưa đầu mùa làm cho lúa nhanh phát triển.
Người nông dân có kinh nghiệm.
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
+ Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai ?
+ Hãy nêu nội dung chính của bài thơ ?
- GV chốt nội dung bài
4. Học thuộc lòng bài thơ
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
5. Củng cố - dặn dò:
- Bài thơ nói lên tình cảm của tác giả như thế nào đối với thiên nhiên, gia đình và người lao động?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà học lại cho thuộc bài thơ
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Vẽ cảnh ngoài trời đang mưa, trong nhà mọi người đang quây quần quanh bếp lửa.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS thực hiện theo HD của GV
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
+ Tả cảnh bầu trời trước cơn mưa mây đen lũ lựơt kéo về, mặt trời lật đật chui vào trong mây.
+ Khổ thơ 2,3 tả cảnh trong cơn mưa: Có chớp giật, mưa nặng hạt, cây lá xoè tàu hứng làn gió mát, gió hát giọng trầm, giọng cao, sấm rền, chớp chạy trong mưa rào.
+ Trong cơn mưa, cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xâu kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.
+ Vì trời mưa to chú ếch vẫn lặn lội trong mưa để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.
+ Hình ảnh bác ếch gợi cho ta nghĩ đến những bác nông dân, trời mưa vẫn lặn lội làm việc ngoài đồng.
+ Bài thơ cho thấy cảnh trời mưa và sinh hoạt gia đình đầm ấm trong ngày mưa.
- Đọc đồng thanh theo yêu cầu
- HS đọc thuộc lòng bài thơ
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Tác giả yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình và rất thương những người lao động vất vả.
-------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Bề mặt lục địa (TT)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
+ Nhận biết đựơc những đặc điểm của đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.
+ Phân biệt được sự khác nhau giữa đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
+ Thực hành kĩ năng vẽ mô hình thể hiện đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.
II. Chuẩn bị
+ Các hình minh hoạ trong SGK
+ Phiếu thảo luận nhóm
+ Giấy A4
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1:
+ Kiểm tra bài cũ: Nước sông, suối thường chảy đi đâu ?
+ Giới thiệu bài: : Bài hôm trước đã cho thấy rằng: bề mặt lục địa không hề bằng phẳng, có những chỗ cao, thấp khác nhau. Chính sự không bằng phẳng ấy đã tạo nên những địa hình khác nhau trên Trái đất mà trong bài học ngày hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về đồi và núi.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 và 2/130SGK, sau đó thảo luận ghi kết quả vào phiếu.
* Nhận xét, tổng hợp các ý kiến
* Kết luận: Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có đỉnh nhọn và sườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên thì thoai thoải.
 Hoạt động 3:Tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và ảnh 3, 4, 5 thảo luận nhóm, đưa ra các ý kiến trình bày trước lớp.
* Nhận xét
* Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng khác nhau về nhiều điểm như: độ cao, màu đất
 Hoạt động 4: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 4/131SGK, vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
- Giáo viên yêu cầu * Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm.
 Hoạt động cuối: 
+ Yêu cầu học sinh về nhà củng cố, ôn tập lại kiến thức đã học về tự nhiên chuẩn bị cho tiết ôn tập và kiểm tra sau.
- 2 HS trả lời.
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến.:
* Chẳng hạn:
So sánh
Đồi
Núi
Độ cao
Thấp
Cao hơn
Đỉnh
Tròn
Nhọn
Sườn
Thoai thoải
Dốc
- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung
- 1 – 2 học sinh nhắc lại
Cao nguyên
Đồng bằng
Giống nhau
Cùng tương đối bằng phẳng
Khác nhau
Cao đất thường màu đỏ
Thấp hơn đất màu nâu
- Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày trước lớp.
- Học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ
- đại diện mỗi nhóm lên thuyết trình về hình vẽ của nhóm mình.
- Học sinh cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
 --------------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Tập đọc
I. Mục tiêu:
HS đọc rõ ràng, trôi chảy bài “Trên con tàu vũ trụ”.
HS hiểu nội dung bài.
II. Hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS đọc bài ở sách Tiếng Việt 3
Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở SGK
Nhận xét- đánh giá
III. Củng cố- Dặn dò:
GV nhận xét giờ học- Đánh giá
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
( Dạy bài thứ 4)
Tiết 1: Thể dục: Tung bắt bóng 2,3 người Trò chơi : Chuyển đồ vật
I. Mục tiêu
- Thực hiện tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
- Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện 
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện : 3 em 1 quả bóng, 2 em 1 dây nhảy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
* Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người
- GV chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3 người
- Sau 1 số lần tập GV đổi vị trí để tăng các tình huống trong khi thực hiện bài tập
+ Nhảy dây kiểu chụm hai chân
+ Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- GV làm trọng tài
* GV tập hợp lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài
+Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Tập bài TD phát triển chung
- Chạy chậm 1 vòng sân khoảng 200 - 300m
* Từng nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau
- HS tự ôn động tác nhảy dây theo các khu vực đã quy định cho tổ mình.
- HS chơi trò chơi
* Đứng thành vòng tròn, cúi người thả lỏng
------------------------------------------
Tiết 2: Toán: Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:Giúp HS
- Xác định được góc vuông , trung điểm của đoạn thẳng .
- tính được chu vi hình tam giác , hình chữ nhật , hình vuông . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3,
Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ bài 1 trên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 167
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài
- Hỏi: Vì sao M lại là trung điểm của đoạn AB ?
- Vì sao đoạn ED lại có trung điểm là N ?
- Xác định trung điểm của đoạn AE bằng cách 
nào ?
- Xác định trung điểm của đoạn MN bằng cách nào ?
 Bài 2: - Yêu cầu HS tự đọc đề và làm bài
- GV nhận xét ,đánh giá.
 Bài 3
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS tự đọc đề bài và làm bài.
- Nhận xét ,đánh giá.
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật 
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
- Nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố - dặn dò
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập luyện tập thêm theo trình độ HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng đánh dấu các góc vuông và xác định các trung điểm.
- 3 HS nối tiếp đọc bài của mình trước lớp, mỗi HS làm 1 phần.
- Vì M nằm giữa A và B và đoạn thẳng 
AM = MB
- Vì N nằm giữa E và D và đoạn thẳng EN = ND
- Ta lấy điểm H nằm giữa A và E và sao cho 
AH = HE
- Lấy điểm I nằm giữa M và N sao cho IM = IN
- Làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng
- Lớp nhận xét chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- Tính chu vi mảnh vườn hcn, chiều dài 125m, chiều rộng 68m 
- Làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét chữa bài
- 1 HS nêu quy tắc
- Làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét chữa bài
---------------------------------------
Tiết 3: GDKNS: Trách nhiệm với cộng đồng
---------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán 
I. Mục tiêu
HS biết xem đồng hồ bằng chữ số La Mã.
Biết giải bài toán có 2 phép tính- có liên quan đến tiền tệ.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm BT tiết 167 trang 70, 71 vở thực hành Toán 3
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS lên bảng làm- Nhận xét đánh giá.
III. Củng cố- Dặn dò:
GV nhận xét giờ học- Dặn dò
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 13 tháng 5 năm 2015
( Dạy lớp 3B)
( Dạy bài thứ 5)
Tiết 1: Thể dục: Tung bắt bóng 2 người Trò chơi : Chuyển đồ vật
I. Mục tiêu
- Thực hiện tung bắt bóng theo nhóm 2 người.
- Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện 
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện : 2 em 1 quả bóng, 2 em 1 dây nhảy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
* GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
* Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 người
- GV chia lớp thành từng tổ, chia nhóm 2 người
- Sau 1 số lần tập GV đổi vị trí để tăng các tình huống trong khi thực hiện bài tập
+ Nhảy dây kiểu chụm hai chân
+ Chơi trò chơi : Chuyển đồ vật
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- GV làm trọng tài
* GV tập hợp lớp
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài
+Tập hợp, điểm số, báo cáo. 
+ Nghe. 
+ Tập bài TD phát triển chung
- Chạy chậm 1 vòng sân khoảng 200 - 300m
* Từng nhóm thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau
- HS tự ôn động tác nhảy dây theo các khu vực đã quy định cho tổ mình.
- HS chơi trò chơi
* Đứng thành vòng tròn, cúi người thả lỏng
--------------------------------------
Tiết 2: Toán: Ôn tập về hình học (TT)
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết tính diện tích các hình chữ nhật , hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật , hình vuông . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
- 8 miếng bìa hình tam giác 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Em tính diện tích mỗi hình bằng cách nào ?
- Ai có nhận xét gì về hình A và D.
 Nhận xét bài làm của HS
 Bài 2 - Yêu cầu HS tự đọc đề bài và làm bài.
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật.
- Nhận xét, đánh giá
- Bài 3- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- GV hỏi: Diện tích hình H bằng tổng diện tích các hình chữ nhật nào ?
- GV nhắc HS chú ý khi tính theo cách diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG cần chú ý đến tính số đo cạnh BC.
- Gọi HS có cách tính diện tích khác nhau lên bảng làm
- Cách 2
Diện tích hinh CKHE là: 3 x 3 = 9 ( cm2 )
Diện tích hình ABEG là: 6 x 6 = 36 ( cm2)
Diện tích hình H là: 9 + 36 = 45 ( cm2 )
ĐS: 45 cm2
3. Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
- Bài sau: Ôn tập về giải toán
- HS đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở bài tập
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp.
- Tính diện tích bằng cách đếm số ô vuông.
- Hình A và D có hình dạng khác nhau nhưng có diện tích bằng nhau vì đều do 8 hình vuông có diện tích 1cm2 ghép lại.
- Làm bài vào vở bài tập, 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 phần.
- 4 HS nhắc lại
- HS đọc yêu cầu: Em tìm cách tính diện tích hình H có kích thước như sau:
- Bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABEG + CKHE hoặc bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Cách 1 Bài giải
Độ dài đoạn HG là: 6 + 3 = 9 ( cm )
Diện tích hình ABCD: 6 x 3 = 18 (cm2)
Diện tích hình GDKH là: 3 x 9 = 27 (cm2)
Diện tích hình H là: 27 + 18 = 45 ( cm2 )
 ĐS: 45 cm2
-----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: (Nghe- viết ) Dòng suối thức
I.Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
-Nghe-viết chính xác,trình bày đúng bài thơ Dòng suối thức.
-Làm được các bài tập có âm đầu dễ lẫn: ch/tr .
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ của GV
 HĐ của HS
Â.Kiểm tra: GV đọc HS viết bảng con
Thái Lan,Đông Ti – mo,Ma-lai-xi-a,Cam-pu-chia.
Nhận xét đánh giá.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe-viết:
a/ Hướng dẫn HS chuẩn bị
GV đọc bài chính tả Dòng suối thức
Gọi 2 HS đọc bài.
? Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
? Trong đêm Dòng suối thức để làm gì?
-Hãy nêu cách trình bày bài thơ thể lục bát?
? Những từ nào trong bài chính tả được viết hoa?
Viết từ khó vào nháp
b/ GV đọc hS viết bài
c/Thu bài nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Yêu cầu HS làm bài
Gọi HS nêu,nhận xét,đánh giá.
 4. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học,dặn dò.
-HS viết vào bảng con.
-HS nghe.
-2 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi.
-HS nêu
-HS nêu
-HS nêu
-Đầu dòng phải viết hoa.
-HS viết vào nháp.
-HS nghe viết bài vào vở.
HS nghe,sửa lỗi.
HS đọc bài tập 2
-HS làm bài vào phiếu.
-Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Bạn nhận xét.
-HS nghe.
 -------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức: Dành cho địa phương 
 Phòng chống các tệ nạn xã hội
I / Mục tiêu : 
- Học sinh biết các tệ nạn xã hội sẽ làm cho cuộc sống kém văn minh và lịch sự . Có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn khi có người dụ dỗ . Nhắc nhớ bạn bè tránh xa các tệ nạn xã hội 
 II Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh cố động phòng chống các tệ nạn xã hội . 
 III/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 	
- Giới thiệu giải thích cho học sinh hiểu thế nào là các tệ nạn xã hội .
- Nêu tác hại của một số tệ nạn xã hội mà em biết ?
 Hoạt động 1 Xử lí tình huống . 
- Nêu các tình huống :
- Trên đường đi học về em gặp một đám thanh niên tụ tập uống rượu say xỉn rồi chửi bới , đánh nhau em sẽ xử lí như thế nào ? 
- Có một anh thanh niên hút thuốc đến này em hút thử một lần trước việc làm đó em sẽ xử lí ra sao ?
- Trên đường đi chơi em bất ngờ phát hiện ra một nhóm người đang bàn bạc để trộm cắp tài sản người khác . Trước hành vi đó em giải quyết như thế nào ? 
- Yêu cầu các đại diện lên nêu cách xử lí tình huống trước lớp 
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 34.docx