Giáo án Lớp 3B - Tuần 5

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ

Tiết 2: Toán: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( Có nhớ)

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )

- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân . Bài tập cần làm: Bài 1(Cột 1,2,3,4), Bài 2, Bài 3

II. Hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: Tính: 25 x 3 ; 31 x 3

- Muốn nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ta làm thế nào?

* Giáo viên nhận xét

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Từ kiểm tra bài cũ GV dẫn vào bài mới.

b. Hướng dẫn thực hiện phép nhân

* GV nêu bài toán 1. SGK

- HDHS tìm hiểu đi đến phép tính giải: 26 x 3 = ?

- Y/c học sinh đặt tính và tính

- GV nhận xét cách đặt tính và tính của HS.

- Gọi học sinh đứng tại chỗ nêu cách tính- giáo viên ghi lên bảng và bổ sung thêm (nếu HS lúng túng).

 Vậy 26 x 3 = 78

- Gọi 1 học sinh nêu lại cách nhân

Lưu ý: Đọc 3 nhân 6 bằng 18; 3 nhân 2 bằng 6, chứ không đọc 6 nhân 3 bằng 18; 2 nhân 3 bằng 6.

- Y/C HS nhận xét xem phép nhân này khác gì so với phép nhân ở tiết trước?

- GV lưu ý: Khi nhân với chữ số hàng chục xong nhớ cộng thêm số nhớ

* GV nêu bài toán 2. SGK

- HDHS tìm hiểu đi đến phép tính giải: 54 x 6 = ?

- Y/c học sinh đặt tính và tính

 

docx 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dò: Củng cố nội dung bài
Dặn bài tập về nhà. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 30 tháng 9 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ) .
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút . Bài tập cần làm: Bài 1,2a,b,3,4
II. Đồ dùng dạy học: - Đồng hồ bàn.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ÔĐTC:
2. GTB:
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1. VBT: Tính:
- Y/c 3 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 2 phép tính, cả lớp làm vào vở BT.
- GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Câu a. Y/c lớp làm bảng con
- Gọi 2 em lên bảng làm
* Giáo viên nhận xét cách đặt tính và tính
Câu b,c. Cho học sinh làm vào vở
- Gọi học sinh chữa bài
- Giáo viên nhận xét cách đặt tính và tính.
- Nêu cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số?
Bài 3: Hai em đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
* GV: Một ngày có 24 giờ vậy 6 ngày có tất cả bao nhiêu giờ em làm thế nào?mời các em làm vào vở
- Một em làm bảng lớp
- Chấm 5 vở - sửa bài - nhận xét
- GV chốt bài làm đúng.
Bài 4: Đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS dùng mặt đồng hồ trong bộ đồ dùng học toán quay kim đồng hồ theo nội dung bài tập.
- GV gõ thước và nhận xét theo từng tổ.
- Ở bài c và d có cách đọc giờ khác như thế nào? (GV quay đồng hồ và gọi HS trả lời).
- GV dùng đồng hồ để chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng.
Bài 5*:Tổ chức trò chơi:“ Nối nhanh và đúng”
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm hoặc 5 bạn tiếp sức lên bảng dùng bút nối 2 phép tính với nhau.
- Gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương
GV hỏi thêm: Qua 2 phép nhân có kết quả bằng nhau em có nhận xét gì?
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 3 HS lên bảng mỗi HS thực hiện 2 phép tính, cả lớp làm vào vở BT.
- Lớp nhận xét, chữa bài và nêu cách thực hiện.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp làm bảng con, 2 em lên bảng làm
- Lớp cùng làm rồi nhận xét (đặt tính và kết quả).
- Học sinh làm vào vở
- 2 em lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
- HS nêu
- 1 HS đọc đề bài.
- Mỗi ngày có 24 giờ
- 6 ngày có tất cả bao nhiêu giờ
- HS tự tóm tắt ra nháp.
- Cả lớp tự làm.
- 1 HS chữa bài trên bảng. 
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp thực hiện: (Mỗi yêu cầu thực hiện trong nửa phút) 
- Một số em trả lời
- Ở bài c: 7 giờ kém 15 phút
 bài d: 12 giờ kém 25 phút
- Lớp nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- Các nhóm thi đua làm nhanh
 2 x 4 4 x 2 
 7 x 4 4 x 7
 6 x 5 5 x 6
 3 x 6 6 x 3
- Đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Cuộc họp của chữ viết
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu , đọc đúng các kiểu câu ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu ND: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung (TL được các CH trong SGK)
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn 4 bài: “Người lính dũng cảm”
? Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
- GV nhận xét, cho điểm
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Cho HSQS tranh SGK, nêu nội dung sau đó GV chốt, giới thiệu: Dấu câu đóng vai trò rất quan trọng khi chúng ta viết bài văn. Hôm nay, chúng ta càng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của dấu câu và biết cách tổ chức một cuộc họp qua bài tập đọc“Cuộc họp của chữ viết” .
2. Luyện đọc
a) GVđọc mẫu.
 Tiến hành tương tự các tiết TĐ trước
+ Từ khó đọc: dõng dạc, giầy da, lấm tấm
+ Câu khó đọc:
“- Thưa các bạn!// Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.// Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.// Có đoạn văn / em viết thế này:// Chú lính bước vào đầu chú.// Đội chiếc mũ sắt dưới chân.// Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”//
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
- Ghi bảng: chữ cái, dấu câu, giúp đỡ
- Bạn Hoàng có điều gì cần giúp đỡ?
- Theo Dấu Chấm, vì sao bạn Hoàng mắc lỗi như vậy?
- Chốt: Dấu chấm câu có vai trò rất quan trọng.
- Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng?
GV chốt: Khi viết hết một câu, chúng ta phải dùng dấu chấm, có như vậy thì người đọc mới hiểu được ý cần nói. Dấu chấm được dùng khi diễn đạt một ý trọn vẹn.
- Tìm những từ trong bài thể hiện đúng diễn biến cuộc họp:
a. Nêu mục đích yêu cầu
b. Nêu tình hình của lớp
c. Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó
d. Nêu cách giải quyết
e. Giao cho mọi người
- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì ?
- GV chốt nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm : 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1.
- GV y/c HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm bàn
- GV sửa cách đọc cho HS.
- Phân vai đọc diễn cảm cả bài.
- GV nhận xét chung
D. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung của bài? 
- GV nhấn mạnh nội dung bài.
- GV nhắc nhở những em thường viết sai dấu chấm lưu ý viết đúng.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi . 
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát tranh SGK, theo dõi nội dung bài đọc.
- Thực hiện theo HD của GV
- HS đọc đoạn 1 trả lời: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc giúp đỡ Hoàng
- HS đọc đoạn 2 trả lời: Bạn Hoàng hoàn toàn không biết cách chấm câu.
- HS đọc đoạn 3 trả lời.
VD: - Bạn Hoàng không để ý đến dấu câu, mỏi tay chỗ nào là chấm chỗ ấy
- HS đọc đoạn 4 trả lời: Mỗi khi Hoàng định chấm câu, yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa đã.
Thứ tự những việc cần làm trong cuộc họp là:
 -Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng .
- Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.
- Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy
-Từ nay, mỗi khi Hoàng định đặt dấu chấm câu, Hoàng phải đọc lại đoạn văn một lần nữa.
-Anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa trước khi Hoàng định chấm câu.
- Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung.
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn
- 2 HS đọc. 
- HS luyện đọc theo nhóm bàn
- 2 nhóm đọc
- HS phân vai đọc
- 2 nhóm HS thi đọc lại toàn bài. HS khác nghe và nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay.
- Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung.
----------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Hoạt động bài tiết nước tiểu
I. Mục tiêu: 
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK/22;23.
- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
- Ở lứa tuổi nào thường bị bệnh thấp tim?
- Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
- Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
- Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim?
 - Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
Cách tiến hành:
- Bước 1. 
+ Làm việc theo cặp.
- Bước 2.
+ Làm việc cả lớp.
Giáo viên treo hình SGK phóng to.
Giáo viên kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu:
Cách tiến hành:
- Bước 1.Làm
- Bước 2. Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển, làm việc theo nhóm.
+ Thận làm nhiệm vụ gì?
+ Nước tiểu được chứa ở đâu và thoát ra ngoài bằng đường nào?
+ Mỗi ngày chúng ta thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
- Bước 3:
+ Giáo viên nhận xét.
+ Học sinh nào trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi.
+ Giáo viên khuyến khích cùng một nội dung có thể đặt các câu hỏi khác nhau.
+ Lớp và giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm đặt nhiều câu hỏi nhất.
Kết luận: 
- Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.
- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
- Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên gọi một vài học sinh lên bảng, vừa chỉ vào cơ quan bài tiết nước tiểu vừa nói tóm lại hoạt động của cơ quan này.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò thực hành. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
+ CBB: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
HS nêu
+ 2 học sinh cùng quan sát hình 1/ 22/ SGK và chỉ ra quả thận, ống dẫn nước tiểu.
+ Vài học sinh lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Nhiều học sinh nêu kết luận của giáo viên .
SGK/23.
+ Làm việc cá nhân..
+ Học sinh quan sát hình.
+ Các bạn tập đặt câu hỏi và TLCH có liên quan đến chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Lọc máu, lấy ra những chất thải tạo thành nước tiểu.
+ bóng đái, thoát ra bằng ống đái.
+ từ 1 đến 1,5 lít nước tiểu.
Thảo luận cả lớp.
+ Học sinh xung phong đặt câu hỏi và chỉ định nhóm khác trả lời.
+ Khi thải ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?( ở bóng đái)
+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào ? (ống đái ).
+ Vài học sinh nhắc lại “ bạn cần biết” 
----------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
 I . Mục tiêu : HS biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
Biết cách tìm số bị chia chưa biết.
Giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3,4 ở vở thực hành toán 3 tập I trang 18,19.
Yêu cầu HS làm bài.
Nhận xét –đánh giá.
III . Củng cố-dặn dò:
GV củng cố bài –Dặn BTVN.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 1 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 9: Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
I. Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay trái đúng cách.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Chơi trò chơi " Thi xếp hàng ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia 
được trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : Còi, kẻ sân, vạch, dụng cụ tập vượt chướng ngại vật thấp...
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp, phổ biến ND, YC giờ học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái
- Lần đầu GV hô cho lớp tập, lần sau lớp trưởng hô cho lớp tập
- GV uốn nắn, nhắc nhở các em thực hiện tốt
+ Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
- HS chơi trò chơi.
3. Phần kết thúc
+ Trò chơi thi xếp hàng
- GV nhắc HS chú ý đảm bảo trật tự, phòng tránh chấn thương
+ GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
Điểm số, báo cáo 
+ Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
- Chơi trò chơi : Có chúng em
- Chạy chậm theo vòng tròn rộng
- HS tập
- HS thực hiện theo hàng ngang sau đó mới tập theo hàng dọc
- HS chơi trò chơi
- Đi thường theo nhịp và hát
-HS nghe.
-------------------------------------
Tiết 2: Toán: Bảng chia 6
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu thuộc bảng chia 6 .
- Vận dụng trong giải toán có lời văn ( có một phép chia 6 ). Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3
II. Đồ dùng dạy học:Vở Toán , phấn màu, tấm bìa có gắn hình tròn.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 em đọc bảng nhân 6 - cho hai em quay mặt vào nhau đố bạn 3 phép nhân.
- Giáo viên nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đó học bảng nhân 6, dựa vào bảng nhân 6 làm thế nào để lập bảng chia 6 chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Hướng dẫn lập bảng chia 6
- GV gắn lên bảng tấm bìa có 6 chấm tròn (như SGK) rồi hỏi HS:
- 6 chấm tròn được lấy mấy lần? 
- Ta có phép nhân nào?
- Có 6 chấm tròn chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn. Hỏi chia được mấy nhóm?
- Ta có phép tính nào?
- GV viết phép tính lên bảng: Từ phép nhân 6 x 1 = 6 ta có phép chia 6 : 6 = 1
- Lấy 2 tấm bìa 6 chấm tròn
- Giáo viên dán lên bảng
- Đã lấy tất cả bao nhiêu chấm tròn ? Vì sao em biết?
- Cô chia 12 tấm tròn thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn, bạn nào lập phép chia giúp cô? 
- Kết quả bằng bao nhiêu?
- Ngoài ra, dựa trên cơ sở nào em lập được phép chia này?
- Đây là phép tính thứ hai trong bảng chia 6
- 2 em đọc lại - dùng bút chì ghi kết quả.
- Tiếp tục lấy 3 tấm bìa 6 chấm tròn
- Đã lấy tất cả bao nhiêu chấm tròn?
Vì sao em biết ?
- Từ phép nhân 6 x 3 = 18 em nào lập được phép chia có số chia là 6
- Kết quả là 3 cho ta biết điều gì?
- Gọi học sinh đọc lại
- Đây là phép chia thứ 3 trong bảng chia 6 các em ghi kết quả.
- Các phép chia tiếp theo các em tự ghi kết quả.
- Ai xong trước giơ tay
- Giáo viên hỏi bất kì phép chia nào ?
- Giáo viên ghi trên bảng.
- Hướng dẫn học thuộc bảng chia 6
Lần 1: Gọi HS đọc cả bảng chia xuôi - ngược
Lần 2: Giáo viên cho một số kết quả 2 em nối tiếp nhau đọc ( mỗi em 5 phép).
Lần 3: Giáo viên cho thêm một số kết quả và gọi bất kì học sinh đọc.
Lần 4: Giáo viên cho một số chỗ số bị chia, số chia. Gọi bất kì học sinh đọc để khôi phục lại
Lần 5: Cho biết thương học sinh lần lượt đọc nối tiếp ( 1 em đọc phép nhân).
Lần 6: Gọi 2 em đọc nối tiếp
Lần 7: 1 số em đọc cả bảng chia
- GV nhận xét, hỏi: Nếu khi đọc mà quên 1 kết quả của phép chia nào đó thì ta làm thế nào?
- Y/ c cả lớp đọc lại 1 lần.
c. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- Nêu yêu cầu đề
- Ta làm thế nào?
- Cho HS nêu miệng (mỗi em trả lời 1 phép tính)
- Giáo viên ghi kết quả nhận xét
Bài 2: Tính nhẩm
- Cho học sinh tự làm vào vở
- Gọi 1số em đọc kết quả (mỗi em đọc một cột và nêu nhận xét).
- Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong mỗi cột?
- Giáo viên nhận xét, chốt
Bài 3: Gọi 1 em đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS lên vẽ sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt hoặc tóm tắt bằng lời rồi giải.
- Chấm 7 em
- Sửa bài trên bảng - nhận xét
Bài 4*: Gọi 1 em đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS lên để tóm tắt bằng lời rồi giải.
- Nêu sự giống và khác nhau giữa hai bài 3 và 4?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh đọc lại bảng nhân chia 6
- Về nhà làm bài VBT
- Xem trước bài sau: Luyện tập
- 2 em đọc bảng nhân 6. Lớp nhận xét
- HS lấy theo và đặt lên bàn.
- 1 lần. 
- 6 x 1 = 6
- 1 nhóm
- 6 : 6 = 1 
- Lấy 2 tấm bìa 6 chấm tròn
- Đã lấy 12 tấm tròn. Vì 6 được lấy 2 lần:
 6 x 2 = 12
- 12 : 6 
- 2
- Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia
- 2 em đọc rồi cả lớp dùng bút chì ghi kết quả vào bảng chia 
- Lấy 3 tấm bìa 6 chấm tròn
- 18 chấm tròn
- 6 lấy 3 lần: 6 x 3 = 18
- 18 : 6 = 3
- Có 18 chấm tròn chia đều vào mỗi tấm bìa 6 chấm tròn ta được 3 tấm bìa.
- Học sinh ghi kết quả bằng bút chì.
- Học sinh tự ghi kết quả vào các phép chia tiếp theo.
- Học sinh trả lời kết quả
- Một số học sinh đọc
- Các cặp 2 em đọc nối tiếp
- 1 số học sinh đọc
- 1 số học sinh đọc
- Mỗi em đọc một phép
- Cặp 2 em đọc nối tiếp
- Một số em đọc cả bảng chia 6.
- Dựa vào phép nhân để đọc kết quả của phép chia.
- Cả lớp đọc lại 1 lần.
- 1 em đọc đề
- Tính nhẩm
- Tính nhẩm kết quả và điền vào phép tính.
- HS làm vào VBT
- 1 số em nêu kết quả. Lớp nhận xét
- 1 em đọc đề
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh mỗi em đọc một cột và nêu nhận xét
- Từ phép nhân ta có thể viết thành 2 phép chia tương ứng (hoặc lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia).
- HS đọc đề
- Sợi dây dài 48 cm cắt thành 6 đoạn bằng nhau.
- Mỗi đoạn dài mấy cm?
- 1 em tóm tắt
- 1em lên bảng giải. Lớp làm vào vở
- HS dưới lớp so sánh với bài làm trên bảng để nhận xét
- HS đọc đề
- HS nêu
- 1HS lên bảng làm bài. 
- HS dưới lớp ghi tóm tắt ra nháp rồi làm bài và so sánh với bài làm trên bảng để nhận xét
- Học sinh đọc lại bảng nhân chia 6
-----------------------------------
Tiết 3: Luyện Toán + Phụ đạo HS yếu: Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp HS 
Củng cố cách nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số (có nhớ).
Củng cố cách tìm số bị chia
Củng cố bảng chia 6.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ôn định tổ chức 
B. Luyện tập
Bài 1: , =?
a) 42 : 6 < 8
 54 : 6 < 5 x 2
 48 : 6 > 7 x 1
b) 60 : 6 > 9
24 : 6 < 3 x 2
30 : 6 < 45 : 5
Bài 2: Số? (Số in đậm là đáp án) 
 : 6 x 3 : 2 x 4 
 a) 36 6 18 9 36
 : 6 : 3 x 8 : 6
b) 54 9 3 24 4
 c) 60 10 25 5 30
- Giáo viên đánh giá chung.
- Công bố điểm thi đua của các nhóm.
Bài 3: Có 54 học sinh xếp thành các hàng.
 Mỗi hàng có 6 học sinh. Hỏi có bao nhiêu hàng như vậy?
Tóm tắt : 6 học sinh: 1 hàng
 54 học sinh:  hàng?
- Lưu ý học sinh đơn vị là hàng
- Giáo viên đánh giá chung.
Bài 4: Mỗi bình nước có 26 lít nước. Hỏi 6 bình nước như thế có bao nhiêu lít nước?
Gọi HS làm
C. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm ra giấy .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình 
- Cả lớp nhận xét, đánh giá cách làm của các nhóm.
- 1 HS đọc bài
- 1HS nêu tóm tắt
- Lớp làm bài vào vở
- 1HS lên bảng giải. Chữa bài
Giải
Số hàng xếp được là:
54 : 6 = 9 (hàng)
 Đáp số: 9 hàng
- Lớp nhận xét
1 HS đọc bài
1HS nêu tóm tắt
HS làm bài vào vở.
1 HS lên bảng làm bài.
 Giải
6 bình như thế có số lít nước là:
26 x 6 = 156 (l)
 Đáp số: 156 lít
-Lớp nhận xét
-------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I .Mục tiêu: -Củng cố bảng chia 6
-HS giải được bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3,4 ở vở thực hành toán 3 trang 20.
Yêu cầu HS làm bài.
Nhận xét – đánh giá
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 2 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 10: Trò chơi : Mèo đuổi chuột
I. Mục tiêu
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay trái đúng cách.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Học trò chơi : Mèo đuổi chuột: Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
Phương tiện : Còi, kẻ sân, vạch, dụng cụ tập vượt chướng ngại vật thấp...
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp phổ biến ND, YC giờ học
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- Ôn đi vượt chướng ngại vật
- Học trò chơi : Mèo đuổi chuột
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi
- GV giám sát nhắc nhở các em không được ngáng chân ngáng tay cản trở đường đi của bạn
3. Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài học
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn đi đều và vượt chướng ngại vật
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo.
+ Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
+ Tập các động tác khởi đông: Xoay các khớp tay, chân.
- Chơi trò chơi : Diệt các con vật có hại 
+ HS tập theo tổ 
- Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc.
- HS học thuộc vần điệu
- HS chơi thử 1, 2 lần
- HS chơi trò chơi
+ Đứng vỗ tay và hát
------------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết nhân , chia trong phạm vi bảng nhân 6 , bảng chia 6 .
- Vận dụng trong giải toán có lời văn ( có một phép chia 6 ) 
- Biết xác định 1/6 của một hình đơn giản . Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
Sau khi học thuộc bảng chia 6, chúng ta sẽ vận dụng bảng chia 6 như thế nào, bài hôm nay sẽ cho em biết điều đó.
2. Luyện tập:
 Bài 1: Yêu cầu chúng ta làm gì?
a. Gọi học sinh nêu kết quả tính nhẩm
- Giáo viên ghi lên bảng
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 2 phép tính ở cột 1.
- Khi đã biết 6 x 9 = 54, có thể ghi ngay kết quả 54 : 6 được không ? Vì sao?
- Còn phép chia nào khác được lập từ phép nhân này?
b. Cho học sinh điền kết quả tính nhẩm vàoVBT.
- Gọi HS đọc K.quả
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong mỗi cặp phép tính.
Bài 2: Tổ chức trò chơi: "Xì điện"
Cách chơi: GV nêu 16 : 4 mời 1 em nêu kết quả, em đó trả lời xong đọc phép tính tiếp gọi bất kì bạn nào ở tổ bên trả lời kết quả
- Gv đánh giá chung
Bài 3:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Em sẽ tóm tắt bài toán này như thế nào ? (1 em lên bảng, lớp làm nháp)
- Giáo viên nhận xét tóm tắt bài của học sinh.
- Cho học sinh giải vào vở - 1 em lên bảng
- Chấm 7 bài 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 4: Giáo viên treo hình 1,2,3
- Để nhận biết đã tô màu 1/6 hình nào ta cần lưu ý gì?
- Vậy hình nào đã chia thành 6 phần bằng nhau ?
- Vậy đã tô màu vào 1/6 hình nào? 
- Giáo viên chốt ý: Hình được chia thành 6 phần bằng nhau, trong đó 1 phần được tô màu ta nói 1/6 của hình được tô màu đó là hình 2 và 3
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học sau khi cho HS đọc lại bảng nhân 6 và chia 6.
- Tính nhẩm
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả
- Từ phép nhân chúng ta có thể chuyển thành phép chia
- Có thể ghi ngay 54 : 6 = 9. Vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- Học sinh trả lời: 54 : 9 = 6
- HS điền kết quả tính nhẩm vàoVBT.
- HS đọc kết quả. Lớp nhận xét
- Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
-1 HS đọc yêu cầu.
- Học sinh thi đua giữa các tổ trả lời
- Tổ nào người bạn trả lời nhanh và đúng dành phần thắng.
- Lớp nhận xét
-1 HS đọc yêu cầu.
- May 6 bộ quần áo hết 18 m
- Mỗi bộ quần áo may hết mấy mét vải.
- 1 em lên bảng tóm tắt 
- HS giải vào vở - 1 em lên bảng giải
- Học sinh nhận xét bài bạn
-1 HS đọc yêu cầu.
- Hình 2 và 3
- 1/6 hình 2 và 1/6 hình 3 đã được tô màu
- Lớp nhận xét
- HS đọc lại bảng nhân 6 và chia 6.
---------------------------------
Tiết 3: Chính tả: Tập chép: Mùa thu của em
I. Mục tiêu: 
- Chép và trình bày đúng bài chính 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 5.docx