Giáo án Khối 3 - Tuần 26

TIẾT 1-2

TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN

 SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỮ ĐỒNG TỬ

I/ MỤC TIÊU :

*Tập đọc : Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. ( Trả lời được các câu hỏi SGK )

- GDHS lòng kính yêu, biết ơn những người có công với đất nước như vợ chồng Chử Đồng Tử.

* Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

II/ CHUẨN BỊ :

-GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

-HS : SGK

 

doc 36 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 3 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, nhận xét 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
Bài tập a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 2
MÔN : TOÁN
Bài : LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU 
I/ MỤC TIÊU : 
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
- Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập số liệu. 
II/ CHUẨN BỊ :
-GV ; Trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
-HS: bảng con , vở,nháp
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
NDHĐ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1
KTBC
HĐ2
GTB
HĐ3
Hướng dẫn HS làm bài
HĐ4
Củng cố dặn dò
Khởi động : 
Bài cũ : Luyện tập 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu 
*Làm quen với dãy số liệu 
Hình thành dãy số liệu
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong SGK và hỏi:
+ Hình vẽ gì ?
+ Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu ?
Giáo viên giới thiệu: các số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu.
Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 130cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 127cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 118cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Dãy số liệu này có mấy số ?
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp.
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ thấp đến cao.
+ Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
+ Chiều cao của bạn nào thấp nhất ?
+ Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Những bạn nào cao hơn bạn Anh ?
+ Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ? 
Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh hoạ bài
Cho học sinh đọc số lít dầu đựng trong 4 thùng
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét. 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Làm quen với số liệu thống kê ( tiếp theo ). 
Hát
Học sinh quan sát và trả lời 
Số 122cm đứng thứ nhất 
Số 130cm đứng thứ hai
 Số 127cm đứng thứ ba 
Số 118cm đứng thứ tư 
Dãy số liệu này có 4 số 
Phong, Ngân, Anh, Minh 
Minh, Anh, Ngân, Phong 
Chiều cao của bạn Phong cao nhất
Chiều cao của bạn Minh thấp nhất
Phong cao hơn Minh 12cm
Những bạn cao hơn bạn Anh là Ngân, Phong
Bạn Ngân cao hơn bạn Anh và Minh 
HS đọc 
Dãy số liệu về cân nặng của bốn con vật nuôi trong gia đình: gà, vịt, ngỗng, lợn: 2kg, 1kg, 5kg, 75kg. 
Bài toán yêu cầu hãy viết tiếp vào chỗ chấm. 
Học sinh làm bài
HS đọc 
110, 220, 330, 440, 550, 660, 770, 880, 990. 
Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. 
Học sinh làm bài
HS đọc 
Học sinh quan sát 
195l, 120l, 200l, 50l 
Học sinh làm bài
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 3
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
Bài : TÔM , CUA
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được ích lợi của tôm và cua đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của con tôm, cua được quan sát.
- HS có ý thức bảo vệ động vật.
II/ CHUẨN BỊ:
-GV:Các hình trong SGK trang 98, 99, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
-HS : sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
NDHĐ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1
KTBC
HĐ2
GTB
HĐ3
Hướng dẫn HS làm bài
HĐ4
Củng cố dặn dò
Khởi động :
Bài cũ : Côn trùng
 Côn trùng có mấy chân? có gì đặc biệt ?
Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? 
Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
Trên đầu côn trùng thường có gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Giới thiệu bài: Tôm và cua 
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn một bài hát bất kì có nhắc đến con tôm hoặc con cua.
Ghi tựa bài lên bảng.
* Quan sát và thảo luận 
Cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
+ Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua
+ Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
*Thảo luận cả lớp 
Cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Tôm, cua sống ở đâu ?
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua 
Nêu ích lợi của tôm và cua
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5, hỏi:
+ Cô công nhân trong hình đang làm gì ?
Giáo viên giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp 
Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. 
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
GV nhận xét tiết học.
Bài sau : CÁ
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh chia thành 2 nhóm chọn bài hát.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Tôm, cua sống ở dưới nước
Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú 
Cua bể, cua đồng
Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu.
 Học sinh lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 4 Môn: Aâm nhạc
 Bài: Ơn tập bài hát chị ong nâu và em bé
TIẾT 5
 Môn: Thể dục
 Bài: Nhảy dây –Trị chơi- Hồng Anh-Hồng Yến
Ngày soạn: //2012
Thứ tư , ngày tháng năm 2012
TIẾT 1
MÔN : TẬP ĐỌC 
Bài : RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO 
I/ MỤC TIÊU :
- Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau. ( Trả lời được các CH SGK )
II/ CHUẨN BỊ :
-GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, một số hình ảnh về ngày hội Trung thu.
-HS : SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
NDHĐ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1
 KTBC
HĐ2
GTB
HĐ3
1.Luyện đọc
2.Tìm hiểu bài
3.Luyện đọc lại
HĐ4
Củng cố dặn dị
Khởi động :
Bài cũ : Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử
Giáo viên gọi 4 học sinh đọc bài trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 *Giới thiệu bài , Ghi bảng.
 Luyện đọc 
GV đọc mẫu toàn bài
GV toàn bài này đọc với giọng vui tươi, thể hiện tâm trạng hào hứng, rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm hội đón cỗ ,rước đèn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Luyện đọc từng câu 
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Gọi từng dãy đọc hết bài.
Nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: Tết Trung thu  non rất vui mắt.
Đoạn 2: Chiều rồi đêm xuống  Tùng tùng tùng, dinh dinh!..
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Cho học sinh luyện đọc câu dài
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy .
GV kết hợp cho học sinh giải nghĩa từ khó: chuối ngự 
GV giải nghĩa thêm một số từ sắm, nom, vui mắt
-GV cho 1 học sinh đọc lại cả bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 , hỏi CH SGK
Câu 1 Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?
-Cho học sinh đọc thầm đoạn 2
Câu 2 Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?
Câu 3 Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?
Nội dung của bài này cho ta biết điều gì?
Luyện đọc lại
Giáo viên đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc đoạn văn 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất
Cho học sinh đọc lại cả bài và trả lời một câu hỏi ở trên.
Cho học sinh đọc lại nội dung của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập – Kiểm tra Tập đọc, Học thuộc lòng.
Hát
Thực hiện
Học sinh lắng nghe
Cá nhân 
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Mâm cỗ, quả bưởi, xung quanh, rất vui, bập bùng trống ếch, thỉnh thoảng
Cá nhân
Chiều rồi đêm xuống./ Trẻ con bên hàng xóm/ bập bềnh trống ếch rước đèn//Tâm thích nhất/ cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm.//Cái đèn làm bằng giấy bóng đỏ,/ trong suốt,/ ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc.// Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Cá nhân 
Học sinh đọc thầm, trả lời
Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím, bày xung quanh nom rất vui mắt. 
-Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc.Trên đỉnh cắm ba lá cờ con.
-Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn.Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cằm một lúc.Có lúc cả hai cùng cằm chung cái đèn,reo: “ Tùng tùng tùng, dinh dinh!...”
-Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn.Trong cuộc vui ngày tết trung thu,các em thêm yêu quý gắn bó với nhau.
HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Học sinh thi đọc 
Lớp nhận xét
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 2
MÔN : TOÁN 
Bài : LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU ( TIẾP THEO )
I/ MỤC TIÊU : 
- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
- Biết cách phân tích số liệu của một bảng.
II/ CHUẨN BỊ :
-GV :Trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
- HS :bảng con,nháp,vbt
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
NDHĐ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1
KTBC
HĐ2
GTB
HĐ3
Hướng dẫn HS làm bài
HĐ4
Củng cố dặn dò
Khởi động :
Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
 Giới thiệu bài, ghi tựa
 Làm quen với thống kê số liệu 
Hình thành bảng số liệu
Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số trong SGK và hỏi:
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
Giới thiệu: bảng trên là bảng thống kê về số con của ba gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
Đọc bảng số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Bảng thống kê số con của mấy gia đình ?
+ Gia đình cô Mai có mấy người con ?
+ Gia đình cô Lan có mấy người con ?
+ Gia đình cô Hồng có mấy người con ?
+ Gia đình nào có ít con nhất ?
+ Những gia đình nào có số con bằng nhau ?
Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : tương tự
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét.
Bài 3: tương tự
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét. 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập. 
Hát
Học sinh quan sát và trả lời 
Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình.
Bảng có 4 cột và 2 hàng
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên của các gia đình.
Hàng thứ hai của bảng cho biết số con của mỗi gia đình 
Bảng thống kê số con của ba gia đình: gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
 Gia đình cô Mai có 2 người con
Gia đình cô Lan có 2 người con
Gia đình cô Hồng có 2 người con
Gia đình cô Lan có ít con nhất
Những gia đình có số con bằng nhau là gia đình cô Mai và cô Hồng.
HS đọc 
Trả lời
- HS đọc 
Dựa vào bảng trên, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Học sinh làm bài
HS đọc 
Hãy viết số thích hợp vào ô trống:
Học sinh làm bài
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 3
Mỹ thuật
Bài: Tập nặn tạo dáng.Nặn hoặc vẽ hình con vật	
TIẾT 4
MÔN : THỦ CÔNG 
Bài dạïy : LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối thẳng, đều, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Như tiết trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
NDHĐ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1
KTBC
HĐ2
GTB
HĐ3
Hướng dẫn HS tìm hiểu
HĐ4
Củng cố dặn dò
Khởi động (ổn định tổ chức).
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Bài mới: Giới thiệu, ghi tựa
* Hoạt động Thực hành.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
+ Giáo viên tổ chức: trong quá trình học sinh thực hành. Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ cho những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
+ Giáo viên tuyên dương, khen ngợi những em trang trí sản phẩm đẹp, có nhiều sáng tạo.
+ Giáo viên đánh gái kết quả học tập của học sinh. 
 + Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh.
+ Chuẩn bị giờ học sau ( Tiết 3 )
- Đặt đồ dùng lên bàn.
+ Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
- Bước 1: gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2: tách đều phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Bước 3: làm thành lọ hoa gắn tường.
+ Học sinh thực hành theo nhóm.
+ Học sinh cắt dán các bông hoa có cánh lá để cắm trang trí vào lọ hoa (bài 5), có thể dùng bút chì vẽ thêm các bông hoa để trang trí lọ hoa.
+ Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: /./2012
Thứ năm ngày tháng năm 2012
TIẾT 1
MÔN : CHÍNH TẢ ( NGHE VIẾT ) 
Bài : RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I/ MỤC TIÊU :
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi hoặc ên/ênh.
II/ CHUẨN BỊ :
-GV :Bảng phụ viết bài Rước đèn ông sao
-HS : bảng con,bút chì,vở ghi
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
NDHĐ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1
KTBC
HĐ2
GTB
HĐ3
Hướng dẫn HS làm bài
HĐ4
Củng cố dặn dò
Khởi động :
Bài cũ : 
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3,Bài mới :Giới thiệu bài 
Hướng dẫn học sinh nghe-viết 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa ?
+ Đoạn văn tả gì ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: mâm cỗ nhỏ, quả bười, quả ổi.
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết 
Cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, nhận xét 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm 
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm 
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Nghe đọc
2 – 3 học sinh đọc. 
Từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 4 câu 
Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài, tên riêng Tết Trung thu, Tâm.
Đoạn văn tả mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Tìm và viết tiếp vào chỗ trống tên các đồ vật, con vật
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 2
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY
I/ MỤC TIÊU : 
- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội ( BT 1 )
- Tìm được 1 số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội ( BT 2 )
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
II/ CHUẨN BỊ :
-GV :Bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.
-HS: bảng con,nháp,vở ghi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YE

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 26 Lop 3_12257871.doc