Giáo án Lớp 3B - Tuần 6

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ

An toàn giao thông Bài 5: Giáo dục an toàn giao thông

Con đường an toàn đến trường

 I. Mục tiêu :

 -Học sinh biết tên đường xung quanh trường.Biết sắp xếp các đường

này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn

 - Học sinh biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường đi. Biết lựa

chọn đường đến trường an toàn nhất

 - Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn

 II. Chuẩn bị : Tranh minh họa

 III. Các hoạt động dạy học

 

docx 27 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng.
- Bước 2.
+ Yêu cầu 1 số học sinh.
Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh nhiễm trùng.
 Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Làm việc theo cặp.
+ Các bạn trong hình làm gì?
+ Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Bước 2. Làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu học sinh.
+ Yêu cầu thảo luận cả lớp.
- Chúng ta làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống nước đủ?
Giáo viên chốt lại bài và liên hệ giáo dục: hằng ngày thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo ( đặc biệt là quần áo lót), có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu.
. Củng cố & dặn dò:
+ 2 học sinh nêu lại mục “bạn cần biết” SGK/25.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò: CBB: Cơ quan thần kinh.
- HS trả lời 
+ Học sinh thảo luận theo câu hỏi.
+ không bị nhiễm trùng.
+ Một vài học sinh lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Từng cặp học sinh cùng quan sát các hình 2;3;4;5/ 25/ SGK.
+ tắm, giặt, uống nước, đi cầu ( tiểu).
+ tránh được bệnh viêm cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Một số cặp lên trình bày trước lớp.
+ Các học sinh khác góp ý bổ sung.
+ Tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo. Hằng ngày thay quần áo (đặc biệt là quần áo lót).
+ Chúng ta cần uống đủ nước để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước ra ngoài hằng ngày, để tránh bệnh sỏi thận.
----------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Chính tả
I.Mục tiêu: HS chọn được từ thích hợp điền vào chỗ chấm
Điền được dấu hỏi,dấu ngã vào bài tập.
II. Các hoạt động dạy -học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2 ở vở bài tập trang 24.
Yêu cầu HS làm bài
Nhận xét chữa bài.
III. Củng cố -dặn dò
GV củng cố bài- dặn BTVN.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 7 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp chia hết cho tất cả các lượt chia) 
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số . Bài tập cần làm: Bài 1, 2a, 3
II. Đồ dùng dạy học: Bảng con, bảng ép 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : HS làm bảng con: Tìm 1/2 của 24 giờ
- GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Các em đã nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số , tiết học hôm nay các em sẽ được học chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số . Ghi mục bài. 
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 96 : 3 
- Em có nhận xét gì về phép chia này? (Số bị chia có mấy chữ số, số chia có mấy chữ số?)
- Theo các em ta thực hiện phép chia này như thế nào cô mời cả lớp lấy bảng con thực hiện phép chia này ?
- GV theo dõi, nếu có HS làm đúng gọi HS đó lên thực hiện và trình bày cách thực hiện 
- Nếu không có HS nào biết thực hiện GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện tính: 96 : 3
- Bắt đầu chia bằng chữ số nào ?
- 9 chia cho 3 được mấy ? 
- GV vừa ghi, vừa hướng dẫn cách viết kết quả 
- Lấy kết quả mới chia được nhân ngược lại với số chia để trừ ở số bị chia .
- Còn số nào phải chia nữa ? 
- Y/c HS hạ xuống và chia tiếp.
Như vậy: phép tính này đã được chia hết. Gọi 1 số em đứng tại chỗ nhắc lại cách chia (GV ghi nhanh các bước chia bên cạnh phép chia)
- Muốn thực hiện phép chia này ta làm thế nào?
3. Thực hành 
Bài 1: Y/c HS đọc đề bài
- BT yêu cầu làm gì?
GV ghi phép tính 1 lên bảng. Gọi 1 HS đứng tại chỗ tính miệng. GV ghi lên bảng.
- Ba phép tính còn lại cho học sinh thực hiện vào bảng con
- Ba em lên bảng làm
- Giáo viên sửa bài nhận xét
Bài 2a,b*: Y/c HS đọc đề bài
 Giáo viên ghi lên bảng.
- Cho học sinh trình bày bài vào vở
- Giáo viên chấm 7 vở 
- GV nhận xét, chốt
- Hỏi củng cố: Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta làm thế nào?
Bài 3: Y/c 1 em đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho HS tự tóm tắt và giải bài vào vở; 2 em lên bảng.
- Chấm 5 vở. 
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn. 
- Giáo viên chốt
4. Củng cố dặn dò: 
- Muốn chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ta làm như thế nào?
 Về nhà làm xem lại bài
 Xem trước bài sau: Luyện tập.
- Cả lớp làm bảng con 
- 1 em làm bảng lớp. Lớp nhận xét
- Nghe
- Phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số.
- HS làm bảng con theo cách hiểu của mình
- Lớp theo dõi
- Học sinh đặt tính vào bảng con
- Bắt đầu chia từ chữ số 9
- 9 : 3 = 3, viết 3
- 3 x 3 = 9 9 – 9 = 0
- HS nêu
- Hạ 6; 6 chia cho 3 được 2, viết 2; 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0
- HS nêu
- Đặt tính và bắt đầu chia từ trái sang phải
- 1 HS đọc
- Tính
- 1 HS nêu miệng. Lớp nhận xét
- 1 em đọc đề bài
- Lớp làm vào vở. 3 em lên bảng làm. 
- Lớp nhận xét
- HS nêu
- 1 em đọc đề lớp theo dõi
- Mẹ hái được 36 quả cam, biếu bà 1/3 số cam đó
- Mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam?
- Học sinh làm bài vào vở
- 2 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- HS nêu
----------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng , tình cảm .
- Hiểu ND: Những kỷ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học . (Trả lời được các CH 1,2,3,4,). HS khá, giỏi thuộc một đoạn văn em thích
II. Đồ dùng dạy học:-Tranh minh hoạ nội dung bài học SGK, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: đọc bài “Bài tập làm văn”
? Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Cho HSQS tranh SGK, nêu nội dung sau đó GV chốt, giới thiệu: Ngày đầu tiên đi học bao giờ cũng để lại trong lòng chúng ta những kỷ niệm không hề phai nhạt. Nhà văn Thanh Tịnh sẽ gợi lại cho chúng ta những kỷ niệm thân thương ấy ntn chúng ta cùng tìm hiểu qua bài TĐ hôm nay
2. Luyện đọc
(Tiến hành tương tự các tiết TĐ trước)
- Các từ dễ đọc sai: náo nức, tựu trường, nảy nở, mơn man...
- Câu dài: Hằng năm,/ cứ vào cuối thu,/ lá ngoài đường rụng nhiều,/ lòng tôi lại nao nức/ những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.//
- Thực hiện theo HD của GV
3. Tìm hiểu bài:
- Điều gì gợi tác giả nhớ buổi tựu trường ?
- Giảng, ghi bảng: náo nức, mơn man, tựu trường
-Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn ?
- Giảng, ghi bảng: âu yếm, thay đổi
- GV chốt lại: Ngày đến trường đầu tiên với mỗi trẻ em và với gia đình của mỗi em đều là ngày quan trọng, là 1 sự kiện, 1 ngày lễ. Vì vậy ai cũng hồi hộp trong ngày đến trường, khó có thể quên kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên. 
- Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường 
- Ghi bảng: nép mình, ngập ngừng, e sợ, rụt rè
- Bài văn nói lên điều gì?
- GV chốt nội dung bài
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường 
- HS đọc đoạn 2, trả lời: Vì tác giả khi đó là lần đầu trở thành học trò được mẹ đưa đến trường. Cậu rất bỡ ngỡ, thấy mình rất quan trọng nên cảm thấy mọi vật xung quanh cũng thay đổi vì mình đã thay đổi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi: Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ; như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ; thèm vụng và ước ao được mạnh dạn như những học trò cũ.
- HS khác nhận xét
- Những kỷ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.
4. Luyện đọc lại
- Luyện đọc nối đoạn toàn bài
- GV nêu cách đọc
- Luyện đọc đoạn 1
- GV nhận xét chung
- 3 HS đọc nối đoạn toàn bài
- HS khác nhận xét
- 2 em đọc
- Luyện đọc nhóm 2
- 1 số em thi đọc. Lớp nhận xét
C. Củng cố - dặn dò :
? Khi kể lại ngày đầu mình đi học, nhà văn đã nói đến những chi tiết nào ?
- GV chốt lại nội dung bài, giáo dục HS yêu trường, yêu lớp .
- Về nhà tiếp tục học thuộc 1 đoạn văn trong bài .
- HS trả lời+ Thời tiết/+ Cảnh vật xung quanh/+ Cảm xúc của bản thân tác giả/+ Sự mới lạ so với thường ngày/+ Mọi người xung quanh... 
--------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Cơ quan thần kinh
I. Mục tiêu:
- Học sinh nêu được tên, chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK/26;27.
- Hình cơ quan thần kinh phóng to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động (ổn định tổ chức).
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Làm thế nào để tránh viêm nhiễm các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Nhận xét.
C Bài mới:
Hoạt động 1. Quan sát. 
Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
Cách tiến hành:
- Bước 1.
+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ.
+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống?
Sau khi chỉ trên sơ đồ, nhóm trưởng đề nghị các bạn chỉ vị trí của não bộ, tủy sống trên cơ thể mình hoặc cơ thể bạn.
- Bước 2. Làm việc cả lớp.
+ Hình cơ quan thần kinh phóng to.
+ Giáo viên vừa chỉ vào hình vẽ vừa giảng.
- Từ não và tủy sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong 
( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết ...) và các cơ quan bên ngoài ( mắt, mũi, tai, lưỡi, da ...) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống và não.
Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não ( nằm trong hộp sọ), tủy sống ( nằm trong cột sống) và các dây thần kinh.
 Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Chơi trò chơi.
+ Giáo viên cho cả lớp chơi.
+ Giáo viên hỏi: các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi trò chơi?
- Bước 2. Thảo luận nhóm.
Giáo viên nêu câu hỏi.
+ Não và tủy sống có vai trò gì?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não, tủy sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng?
- Bước 3:
+ Giáo viên kết luận SGK/27.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên chốt nội dung bài học, liên hệ giáo dục.
+ 2 học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/27.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Hoạt động thần kinh
HS nêu
+ Làm việc theo nhóm.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sár sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1;2/ 26;27/ SGK, trả lời.
+ Học sinh thực hành.
+ não được bảo vệ trong hộp sọ và tủy sống được bảo vệ trong cột sống.
+ Học sinh thực hành theo yêu cầu.
+ Học sinh lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh. Nói rõ đâu là tủy sống, não, các dây thần kinh và nhấn mạnh não được bảo vệ bởi hộp sọ, tủy sống được bảo vệ bởi cột sống.
+ Chơi trò chơi “ con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
+ Học sinh phản ứng nhanh, nhạy của người chơi.
+ Kết thúc trò chơi.
- Thị giác (mắt)
- Thính giác (tai)
- Xúc giác (tay)
+ Nhóm trưởng điều khiển: đọc mục “bạn cần biết” và liên hệ với quan sát để trả lời.
+Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
+ một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống nhóm dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ quan.
+ không được bình thường ( điên ...)
Làm việc cả lớp – Đại diện nhóm.
--------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I .Mục tiêu: HS biết chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số.
Giải toán có lời văn có liên quan đến phép chía số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
II . Các hoạt động dạy- học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3 4 ở vở bài tập thực hành trang 23,24.
Yêu cầu HS làm bài
Gọi HS lên bảng làm
Nhận xét –đánh giá
III. Củng cố-dặn dò:
Củng cố nội dung bài-Dặn BTVN.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 8 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 11: Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
I. Mục tiêu: - Tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc..
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp . 
- Chơi trò chơi " Mèo đuổi chuột ". Biết cách chơi và bước đầu chơi được .
II. Địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
	- Phương tiện : Còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi vượt chướng ngại vật và trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp phổ biến ND, YC giờ học
+ Khởi động: 
2. Phần cơ bản
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc
- Ôn đi vượt chướng ngại vật
+ Chơi trò chơi mèo đuổi chuột
3. Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
- GV giao bài tập về nhà : Ôn đi đều và vượt chướng ngại vật
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo.
+ Nghe.
+ Tập các động tác khởi động. cả lớp xoay các khớp cổ tay cổ chân, đầu gối, hông, vai....
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
- HS tập theo tổ
- Lớp tập theo đội hình hàng dọc. 
- HS nhắc lại luật chơi.
- HS chơi trò chơi
+ Đi theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu
---------------------------------
Tiết 2: Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết ở tất cả các lượt chia ) .
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán . Bài tập cần làm: Bài 1,2,3
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để thành thạo các kĩ năng thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bảng con
- HS khác nhận xét
- HS nêu
2. Thực hành
Bài 1: a) Đặt tính rồi tính:
 84 : 4 55 : 5 96 : 3 
- Gv nhận xét chung, sau đó y/c HS nêu cách chia
b) Đặt tính rồi tính (theo mẫu):
- GV viết mẫu lên bảng, nêu câu hỏi HDHS tìm hiểu mẫu
- Chấm 5 vở- nhận xét cách thực hiện phép chia của học sinh.
? Các phép chia ở câu b có gì khác với các phép chia ở câu a? 
- GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện
- HS làm bài câu b vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài, nêu cách thực hiện
- HS khác nhận xét
- HS trả lời: ở câu b là các phép chia trong bảng, ta có thể tìm kết quả ngay
Bài 2: Tìm 1/4 của: 20cm; 40km; 80kg.
- Y/c BT là gì?
- GV bao quát chung
- GV nhận xét, chấm điểm 3 em
- Hỏi chốt : Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm ntn ?
- HS đọc đề bài
- HS nêu
- HS làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét
- HS nêu
Bài 3 : Gọi học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho học sinh tóm tắt và giải bài vào vở. 1 em lên bảng làm
Tóm tắt : 84 trang
  trang?
- GV nhận xét, chốt bài giải đúng
- 1 em đọc đề
- Quyển truyện có 84 trang, My đã đọc được 1/2 số trang đó
- My đã đọc được bao nhiêu trang?
- 1 HS tóm tắt trên bảng
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- Muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Xem trước bài sau: Phép chia hết và phép chia có dư
- 1 HS nêu
----------------------------------
Tiết 3: Luyện Toán + Phụ đạo yếu: Ôn tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố các kĩ năng thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 
- Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.ổn định tổ chức
B. Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 48 : 4 77 : 7 36 : 3
 86 : 2 88 : 4 63 : 3
- GV nhận xét, chốt
Bài 2: Tìm của: 20 kg; 60m; 55 kg.
- GV nhận xét, chốt
Bài 3: Đặt bài toán theo tóm tắt rồi giải:
 86 trang
  trang?
- GV nhận xét, chốt
Bài 4 : Tìm X
 X x 3 = 69 X – 123 = 547
X x 6 = 96 84 : X = 4
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài câu a vào vở
- 3 HS lên bảng chữa bài, nêu cách thực hiện
- HS khác nhận xét
- HS đọc đề bài
- HS làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS đặt đề toán
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
 Giải
Bạn... đã đọc được số trang sách là:
86 : 2 = 43 (trang)
 Đáp số: 43 trang
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài câu a vào vở
- 4 HS lên bảng chữa bài, nêu cách làm
- HS khác nhận xét
-----------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH Toán
I .Mục tiêu: HS biết thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
HS biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Các hoạt động dạy –học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3,4 trang 24 ở vở thực hành toán 3.
Yêu cầu HS làm bài
Nhận xét –đánh giá
III. Củng cố dặn dò: Củng cố nội dung bài-Dặn BTVN.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 9 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 12:Tập hợp hàng dọc,hàng ngang và 
 đi theo nhịp1-4 hàng dọc. Trò chơi Mèo đuổi chuột
I. Mục tiêu
- Tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng hàng, đi theo 1 - 4 hàng dọc..
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp . 
- Chơi trò chơi " Mèo đuổi chuột ". Biết cách chơi và bước đầu chơi được .
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ
- Phương tiện : Còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng 
( phải, trái )
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
+ GV nhận lớp, phổ biến ND, YC của tiết học
+ Khởi động: 
- GV điều khiển lớp
2. Phần cơ bản
+ Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng và đi 
Theo nhịp 1-4 hàng dọc.
- GV nhắc nhở uốn nắn động tác cho từng em
- Chơi TC : Mèo đuổi chuột
3. Phần kết thúc
+ GV cùng HS hệ thống bài
- Dặn HS về nhà ôn tập bài đã học.
+ Tập hợp, điểm số, báo cáo 
+ HS đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
+ Tập các động tác khởi động 
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp
- HS chơi trò chơi " Kéo cưa lừa xẻ"
+ HS tập theo tổ
- Tập luyện 1, 4 hàng dọc
- HS biết cách tập hợp hàng ngang dóng thẳng hàng ngang và đi theo nhịp 1-4 hàng 
Dọc
- HS chơi trò chơi
+ Cả lớp đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát
----------------------------------
Tiết 2: Toán: Phép chia hết và phép chia có dư
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. Biết số dư bé hơn số chia. Bài tập cần làm: Bài 1,2,3
II. Đồ dùng học tập: Bảng nhóm, phiếu BT (ghi nd BT 2)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :Cho HS làm bảng con. Gọi 2 em lên bảng làm : 84 : 4 54 : 6
- GV sửa bài, nhận xét.
2. Bài mới :
a. Phép chia hết và phép chia có dư .
 - GV viết lên bảng 2 phép chia: 8 : 2 9: 2
- Y/c lớp thực hiện vào bảng con, 2 em lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt các bước chia
- 2 phép chia này có gì giống và khác nhau?
các em thấy phép chia nào đó chia hết? Phép chia nào chia không hết? Vì sao các em biết?
- GV chỉ vào phép chia: 8 : 2 = 4 không còn thừa và ta nói: Đây là phép chia hết. Còn 9 : 2 = 4 còn thừa 1 ta nói đây là phép chia có dư (dư 1)
- Kiểm tra lại bằng mô hình: Gv dán lên bảng 8 chấm tròn (sgk) chia thành 2 phần bằng nhau, như vậy mỗi phần đều có 4 chấm tròn, không còn thừa chấm tròn nào.
- Với phép chia 9 : 2, GV dán 9 hình tròn như sgk lên bảng. Gọi học sinh lên chia và trả lời
- Học sinh thực hiện bằng que tính
- GV: Vậy phép chia như thế nào được gọi là phép chia hết?
- Phép chia như thế nào được gọi là phép chia có dư?
- Em hãy so sánh số dư và số chia ở phép chia 9 : 2 = 4(dư 1) ?
- Vì sao số dư lại phải bé hơn số chia?
GV: nếu số dư lớn hơn hay bằng số chia thì có thể chia tiếp nữa, như thế bước chia liền trước chưa thực hiện đúng
GV ghi bảng, chốt: Số dư bé hơn số chia
b. Thực hành :
Bài 1 : 
- Yêu cầu BT là gì ?
- GV ghi 12 : 6 rồi HD lên bảng
- HD tương tự với 17 : 5 
- GV giải thích thêm cách trình bày bài .
- Cho HS làm vào VBt
- GV sửa bài . Nhận xét .
- Chỉ ra những phép chia hết, những phép chia có dư?
Bài 2 : Yêu cầu BT là gì ?
- Phát phiếu học tập cho các nhóm
- Yêu cầu: Thảo luận và ghi Đ, S vào các phép chia và giải thích vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh và đúng.
Bài 3 VBT: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề
- Nêu y/c BT?
- Y/c HS thảo luận nhóm 2 ghi kết quả vào VBT
- GV tuyên dương những bạn trả lời đúng
3. Củng cố- dặn dò: 
- Thế nào là phép chia hết? phép chia có dư?
- Số dư so với số chia phải như thế nào?
- Xem trước bài sau : luyện tập
- Lớp làm bảng con. 2 em lên bảng làm. 
- Lớp nhận xét
- HS đọc
- Lớp thực hiện vào bảng con. 2 em lên bảng thực hiện và nói cách chia
- Lớp nhận xét
- Phép chia thứ nhất 8:2 là phép chia hết. Vì kết quả trừ còn 0
- Phép chia thứ hai 9:2 là phép chia không hết vì kết quả trừ còn 1
- HS lấy 8 que tính chia 2 phần để kiểm tra lại kết quả
- Mỗi phần có 4 chấm chấm tròn còn thừa một chấm tròn
- Học sinh lấy 9 que tính để chia thành 2 phần bằng nhau còn thừa 1
- Phép chia không còn thừa là phép chia hết
- Phép chia còn thừa lại là phép chia có dư
- Số dư (1) bé hơn số chia (2)
- Vì không chia được cho nên gọi là số dư
- HS đọc nd BT
- Tính rồi viết theo mẫu
- Thực hiện theo HD
- Lớp làm vào VBT. 3 em lên bảng làm
- 1 số em trả lời
- Ghi Đ, S?
- HS thảo luận nhóm bàn
-1 em đọc, lớp theo dõi
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm 2 ghi kết quả vào VBT
- 1 số em trả lời. Lớp nhận xét
- HS trả lời
- HS trả lời
-----------------------------------
Tiết 3: Chính tả: Nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Ng

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 6.docx