Giáo án Lớp 3B - Tuần 9

Tiết 1: Sinh hoạt tập thể: Chào cờ đầu tuần

Tiết 2: Toán: Góc vuông, góc không vuông

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Bước đầu có biểu tượng về góc , góc vuông , góc không vuông .

- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông , góc không vuông và vẽ được góc vuông ( theo mẫu )

- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2(3 hình dòng 1), Bài 3, Bài 4

II. Đồ dùng dạy học: +mô hình đồng hồ bàn, ê ke.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3B - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o giấy A4, sau khi làm xong dán bài bài làm lên bảng .
- GV cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đọc yêu cầu BT: Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- Cả lớp thực hện làm bài.
- 2 em làm vào tờ giấy A4, khi làm xong dán bài làm lên bảng lớp rồi đọc lại câu vừa đặt.
- Cả lớp cùng nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 3 - Mời 2HS đọc yêu cầu và mẫu đơn.
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và viết thành lá đơn đúng thủ tục.
- Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân.
Giáo viên lưu ý: Nội dung phần kính gửi em chỉ cần viết tên xã.
- Mời 4 – 5 học sinh đọc lá đơn của mình.
- GVnhận xét về nội dung điền và hình thức trình bày đơn.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu đơn - Cả lớp đọc thầm và nghiên cứu kĩ mẫu đơn
- Học sinh làm bài vào phiếu
- Học sinh đọc lại lá đơn của mình trước lớp.
- Lớp nhận xét
C. Củng cố dặn dò: - Về nhà tiếp tục đọc lại các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8 nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
----------------------------------------
Tiết 2: Tập viết: Ôn tập tiết 4
I. Mục tiêu: 
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Lựa chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2) 
- Đặt được 2 – 3 câu mẫu Ai là gì ? (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bốc thăm như tiết 1. Bảng ghi nội dung BT2; 3 tờ giấy A4
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ôn định tổ chức
B. Luyện tập
1. Giới thiệu bài: Để khắc sâu kiến thức đã học, bài hôm nay các em sẽ ôn lại các bài thơ văn đã học trong 8 tuần qua. Đồng thời ôn lại kiểu câu Ai làm gì ?
2. Kiểm tra đọc thuộc lòng
- Kiểm tra 4 học sinh trong lớp.
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm bài đọc, xem lại bài trong 2 phút.
- Gọi HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu của phiếu
- Nhận xét,đánh giá. 
- Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
- HS ghi vở
- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Về chỗ xem lại bài trong 2 phút.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp theo dõi bạn đọc.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2 - Gọi HS đọc nội dung BT
- Yêu cầu BT là gì?
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp rồi làm vào VBT
- Gọi 2 HS làm trên bảng, sau đó đọc kết quả.
- Giáo viên cùng lớp chốt lại lời giải đúng .
- Mời 2 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh .
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở bài tập .
* GVchốt ý đúng: Các em đã chọn từ bổ sung và giải thích vì sao rất đúng, rất phù hợp
- 1 HS đọc 
- Tìm từ bổ sung ý nghĩa thích hợp cho từ in đậm đứng trước . 
- Từng cặp 2 em trao đổi với nhau và làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, đọc kết quả.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 2 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
Bài tập 3 - Mời 1 em đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Cho 3 HS làm riêng trên giấy A4. Sau khi làm xong dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài.
- Một em đọc yêu cầu bài tập 3: Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- 3 em làm bài trên giấy A4, dán bài làm lên bảng và đọc lại câu văn trước lớp.
- Lớp bình chọn bạn làm đúng nhất.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : + Luyện đọc và học thuộc lòng.
+ Làm thử bài luyện ở tiết 8 để chuẩn bị kiểm tra
------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Ôn tập con người và sức khỏe
I. Mục tiêu:
+ Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài , chức năng, giữ vệ sinh.
+ Biết không sử dụng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, rượu, ma tuý.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Sơ đồ câm các cơ quan đã học.
- Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để hs rút thăm.
- Giấy khổ A4, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Mở đầu
+ Giới thiệu bài. Để khắc sâu kiến thức ...các cơ quan....
Hoạt động 2: Nêu tên các cơ quan.
- GV treo lần lượt 4 tranh như SGK.
- Yêu cầu nêu tên và từng bộ phận của các cơ quan trong từng hình ?
- GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Nêu chức năng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm quan sát 1 tranh và nêu chức năng của từng cơ quan.
- Cho các nhóm nêu kết quả thảo luận kết hợp chỉ vào tranh.
- GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Cách bảo vệ – giữ vệ sinh các cơ quan.
- GV nhận xét củng cố.
Hoạt động 4 : Vẽ tranh
- GVhướng dẫn cách vẽ tranh
- GV nhận xét, đánh giá.
 Hoạt động cuối :
+ Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
+ Về nhà xem lại bài.
- HS quan sát thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm nối tiếp nêu kết quả và chỉ trên hình vẽ.
+ Tranh 1: cơ quan tuần hoàn.
+ Tranh 2: cơ quan bài tiết nước tiểu..
+ Tranh 3: Cơ quan hô hấp..
+ Tranh 4: Cơ quan thần kinh.
- HS thảo luận theo nhóm 4. Nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện nhóm nêu kết quả
+ Nhóm 1(T2): Lọc máu, lấy ra chất thải.
+ Nhóm 2(T1): Vận chuyển máu 
+ Nhóm 3(T3): Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
+ Nhóm 4(T4): điều khiển hoạt động cơ thể.
- HS làm việc cá nhân, nêu nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ các cơ quan.
* Nên làm: ăn đủ chất, mặc ấm khi trời lạnh, tắm rửa sạch sẽ....
* Không nên làm: Làm việc quá sức,....
- HS nắm nội dung, vẽ tranh vào VBT.
- HS trình bày bài vẽ.
--------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán, Chính tả
I . Mục tiêu: -Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở vở thực hành toán 3 –HS biết kiểm tra góc vuông
Và góc không vuông.
-Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở thực hành Tiếng Việt 3.HS nhận biết được các sự vật được so sánh
Với nhau trong những câu đã cho.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3,4 trang 34 vở thực hành toán 3.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS nêu- nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập số 3,4,5,6,7 trang 31 vở bài tập thực hành Tiếng Việt.
Yêu cầu HS làm bài-nhận xét đánh giá.
III. Củng cố -dặn dò: Củng cố nội dung bài- Nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 3 ngày 28 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Toán: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng eke
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết sử dụng ê ke để kiểm tra , nhận biết góc vuông , góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản . Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 , Bài 3
II. Đồ dùng dạy học: ê ke
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu: Giờ học hôm nay, các em sẽ thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê- ke
2. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn HS thực hành vẽ góc vuông có đỉnh O.
* GV hướng dẫn HS vẽ góc vuông:
- Đặt đỉnh góc vuông của ê- ke trùng với điểm O và một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh đã cho(chẳng hạn OM). 
- Dọc theo cạnh kia của ê- ke, vẽ cạnh ON. Ta được góc vuông đỉnh O, cạnh OM và ON.
- 1 HS đọc đề bài. 
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vở.
- HS đổi vở chéo để kiểm tra chéo và nhận xét bài làm của bạn
Bài 2: Dùng ê ke để kiểm tra trong mỗi hình sau có mấy góc vuông?
- GV chốt kết quả đúng
- 1 HS đọc đề bài
- HS làm bài dùng ê ke để kiểm tra trong mỗi hình có mấy góc vuông.
(Hình bên trái có 4 góc vuông, Hình bên phải có 2 góc vuông).
- 1 HS lên bảng kiểm tra lại bằng ê- ke trên hình vẽ sẵn.
Bài 3: Hai miếng bìa nào có thể ghép lại được một góc vuông như hình A hoặc hình B?
1
2
3
4
?
a
b
b
- Lưu ý: Quan sát kỹ nét đứt trong hình A và B rồi so sánh với các miếng bìa ở bên phải .
- GV chốt kết quả đúng
- HS đọc đề bài
- HS quan sát hình vẽ và tưởng tượng xem mỗi hình A và B được ghép từ các hình nào. Sau đó dùng các miếng ghép để kiểm tra lại.(Góc vuông ở A được ghép từ miếng bìa 1 và 4, còn góc vuông ở B được ghép từ miếng bìa 2 và 3.)
- HS lên bảng ghép.
- Lớp nhận xét
Bài 4*: Thực hành
Gấp tờ giấy theo hình sau để được góc vuông:
- GV kiểm tra.
- HS lấy giấy để gấp
(Gấp tờ giấy làm tư để có góc vuông như hình vẽ.)
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc: Ôn tập tiết 5
I. Mục tiêu: 
- Mức độ đọc yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì (BT3)
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài CT (BT3) tốc độ viết khoảng 55 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. HS khá, giỏi viết đúng tương đối đẹp bài CT (tốc độ 55 chữ/15 phút)
II. Đồ dùng dạy học:- Phiếu bốc thăm ghi tên các bài HTL. Bảng ghi nội dung BT2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ôn định tổ chức
B. Luyện tập
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ ôn tập về đọc, viết chính tả và cách đặt câu hỏi cho các bộ phận Ai làm gì ?
2. Kiểm tra tập đọc : 
- Kiểm tra số học sinh còn lại.
- Hình thức KT như tiết 1.
Lưu ý: Học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại.
 Bài tập 2: -Yêu cầu một em đọc bài tập 2, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. 
+ Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào ?
- Yêu cầu lớp làm nhẩm.
- Gọi 4 em nối tiếp nhau nêu câu hỏi mình vừa đặt được
- GV nhận xét, ghi các câu hỏi đúng lên bảng.
- Gọi HS đọc lại.
Bài tập 3: - Đọc đoạn văn một lần. 
- Yêu cầu cả lớp viết ra giấy nháp các từ mà em hay viết sai .
- Đọc chính tả, cả lớp viết bài vào vở.
- Thu 1 số bài, nhận xét , chữa lỗi phổ biến.
- Số vở còn lại về nhà nhận xét.
 C. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Về nhà đọc lại các bài TĐ có yêu cầu HTL đã học để chuẩn bị cho tiết KT tới.
- Lớp lắng nghe để nắm về yêu cầu của tiết học .
- Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra 
- Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại 
- Học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc .
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm trong sách giáo khoa.
+ Cấu tạo theo mẫu câu : Ai làm gì ?
- Cả lớp làm bài.
- 4 em nối tiếp nêu câu hỏi vừa đặt được
- Lớp nhận xét chọn lời giải đúng.
 a/ Ở câu lạc bộ chúng em làm gì? 
 b/ Ai thường đến các câu lạc bộ vào các ngày 
nghỉ ?
- 2 em đọc lại các câu hỏi trên bảng.
- 1 em đọc - Lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp suy nghĩ và viết các từ hay sai ra nháp. 
- Nghe - viết bài vào vở.
- Nộp vở để GV nhận xét.
--------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên- xã hội: Ôn tập con người và sức khỏe (Tiếp theo)
I. Mục tiêu.
- Thông qua giờ học khắc sâu cho HS kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học.
 - 1 cành cây để các thăm tổ chức hái hoa dân chủ
 - Ghi hệ thống câu hỏi vào thăm.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Mở đầu :
+ Giới thiệu bài.
Hoạt động 2. Tiến hành kiểm tra. ( tổ chức dưới hình thức hái hoa dân chủ.)
- GV ghi hệ thống câu hỏi vào thăm cài lên cành hoa, Sau đó gọi HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi mình hái được.
- GV nhận xết bổ sung
Hệ thống câu hỏi:
+ Cơ quan hô hấp gồm có những bộ phận nào?
+ Cơ quan hô hấp có chức năng gì ?
+ Thở không khí trong lành có lợi gì ?
+ Bạn đã làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi ?
+ Cơ quan tuần hoàn có những bộ phận nào ?
+ Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tim
 mạch ?
+ Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim ?
+ Cơ quan bài tiết nước tiểu có những bộ phận nào ? 
+ Em hãy nêu chức năng của cơ quan bài tiết nước
 tiểu ?
+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào ?
+ Nêu vai trò của não, tuỷ sống và các dây thần kinh ?
- Nêu ví dụ về một số phản xạ thường gặp trong đời sống hàng ngày ?
Hoạt động cuối.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà. 
- HS nối tiếp bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Gồm: mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
- Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
- Có lợi cho sức khoẻ.
-HS nêu
- Do 1 loại vi khuẩn gây ra.
- Các mạch máu và tim.
- Thường xxuyên luyện tập TDTT
- Giữ ấm cơ thể, ăn đủ chất
- 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Lọc máu lấy ra các chất thải độc hại có trong máu
- Não, tuỷ sống và các dây thần kinh.
- Não và tuỷ sống là TW thần kinh điều khiển mọi HĐ của cơ thể
-HS nêu.
--------------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán, Tự nhiên- xã hội
I.Mục tiêu: -HS thực hành nhận biết về góc vuông,góc không vuông bằng e ke.
- HS nhận biết tên các cơ quan trong cơ thể. Biết được chức năng và cách giữ vệ sinh của các cơ quan đó.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3,4 ở vở thực hành toán 3 trang 35.
Yêu cầu HS làm bài
Gọi HS nêu-nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập só 1,2 ở vở bài tập Tự nhiên-xã hội 3 trang 25.
Yêu cầu HS làm bài
Gọi HS nêu-Nhận xét đánh giá.
III. Củng cố dặn dò: Củng cố nội dung bài –Dặn dò.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4 ngày 29 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 17: Học động tác vươn thở và tay của bài phát triển chung
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
 - Chơi trò chơi: Chim về tổ –Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi .
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Còi và kẻ sân.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Phần mở đầu:
-Nhận lớp phổ biến nội dung giờ học.
-Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
-Khởi động các khớp.
-Trò chơi: Đứng ngồi theo hiệu lệnh.
B.Phần cơ bản.
1)Học động tác vươn thở, động tác tay của bài thể dục phát triển chung.
Động tác vươn thở.
+Nêu tên động tác làm mẫu và giải thích động tác cho HS tập theo. 
Lần đầu GV hô.
Lần sau theo dõi nhận xét uốn nắn cho những em tập sai.
+Động tác vươn thở chậm, nhịp hô kéo dài.
Nhịp 1 và nhịp 5 chân bước lên trước trọng tâm dồn vào chân đó, mặt ngửa hít sâu từ từ bằng mũi.
Nhịp 2 thở ra thân người hơi cúi. Nhịp 3-7 như nhịp 1. nhịp 4 = TTCB.
-Động tác tay.
+Nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích. 
Nhịp 1 và 5 bước chân sang ngang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng về phía trước, cánh tay giang ngang vai, nhịp 2-6 hai tay thẳng lên cao vỗ vào nhau.
-Thực hiện tập.
-Chia tổ tập luyện.
2)Trò chơi: Chim về tổ.
-Nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
-Thực hiện chơi.
-Nhận xét thưởng phạt.
C.Phần kết thúc.
-Đi thường theo nhịp 
-Hệ thống bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Giao bài tập về nhà:
- Tập hơp, điểm số, báo cáo.
- Nghe. 
- Thực hiện theo yêu cầu 
- Thực hiện mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.
- Lớp tự chơi dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng.
- Nghe 
- Thực hiện theo giáo viên.
- Thực hiện theo tổ
- Nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
- HS nêu lại cách chơi và tự chơi. 
- Thực hiện theo yêu cầu 
---------------------------------------
Tiết 2: Toán: Đề-ca-mét, Héc-tô-mét
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết tên gọi , kí hiệu của để-ca-met, hec-tô-met. Biết quan hệ giữa hec-to-met và đê-ca-met 
- Biết đổi từ đê-ca-met , hec-tô-met ra met . Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1,2,3), Bài 2 (dòng 1,2,3), Bài 3 (dòng 1, 2) 
II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, bảng ép
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn đinh tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: BT2 - VBT
- GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS chữa
C. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: Đề-ca-mét, Héc-tô-mét
a. Cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học
b. Giới thiệu 2 đơn vị đo độ dài: Đề - ca - mét và héc - tô - mét: 
- GV vừa giới thiệu vừa ghi bảng như SGK. 
+ Đề - ca - mét là 1 đơn vị đo độ dài.
 Đề - ca - mét viết tắt là dam.
 1dam = 10m
- Cho HS nhắc lại và ghi nhớ.
+ Héc - tô - mét là một đơn vị đo độ dài.
 Héc - tô - mét viết tắt là hm.
 1hm = 100m ; 1hm = 10dam.
- Cho HS nhắc lại và ghi nhớ.
- Học sinh nêu lại tên của các đơn vị đo độ dài đã học: m, dm, cm, mm, km. 
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để nắm về tên gọi và cách đọc , cách viết của hai đơn vị đo độ dài đề - ca - mét và héc - tô -mét.
- HS đọc và ghi nhớ 2 đơn vị đo độ dài vừa học.
3. Thực hành 
Bài 1: Số?
 - GV nhận xét
- 1 HS đọc đề bài
- Lớp làm bài trong vở
- HS đổi vở để chữa bài. 
- Lớp nhận xét
Bài 2: a) 4dam= ... m
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu, nhận xét:
Nhận xét: 4dam = 1dam x 4
	 = 10m x 4
 = 40m
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- GV đánh giá
- 1 HS đọc đề bài, nêu y/c Bt
- HS theo dõi, nhận xét
- HS làm bảng con
- HS nhận xét bài bạn
Bài 3: Tính (theo mẫu): 2dam + 3dam = 5 dam 
Lưu ý: nhớ viết tên đơn vị đo sau kết quả tính.
- GV đánh giá
- 1 HS đọc đề bài
- HS theo dõi, nhận xét mẫu
- 2 HS lên bảng làm 
- Lớp làm bài và nhận xét.
C. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà luyện tập thêm về các đơn vị đo độ dài đã học
- Nhắc lại kiến thức vừa học
------------------------------
Tiết 3: Luyện Toán + Phụ đạo HS yếu: Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 Củng cố về phép chia hết và phép chia có dư .Tìm một thành phần chưa biết của phép tính
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:Trong tiết luyện toán ngày hôm nay các em sẽ được ôn tập về Phép chia hết và phép chia có dư, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
2. Bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
70 : 7 68 : 2 93 : 3 48 : 4
- GV đọc từng phép tính, HS làm bảng con
- GV nhận xét
+ Phép chia hết có gì khác với phép chia có dư? 
Bài 2 : Tìm X
63 : X = 7 40 : X = 5
48 : X = 4 	 X x 6 = 66 
- Gv bao quát chung 
- GV nhận xét, hỏi củng cố về cách tìm số chia, số bị chia, thừa số chưa biết.
Bài 3* :: Viết một phép chia:
a) Có số chia bằng thương:
b) Có số bị chia bằng số chia:
c) Có số bị chia bằng thương:
Bài 4* : Tìm x:
a) X x 4 = 4 x 8 b) 4 x X = 3 x 5 + 9
c) 2 x 4 < 2 x X < 2 x 7
Bài 5*: Tuổi Mẹ là 35. Tuổi con bằng 1/5 tuổi của Mẹ. Hỏi:a) Lan bao nhiêu tuổi?
b) Mẹ hơn Lan bao nhiêu tuổi?
c) 5 năm nữa Mẹ hơn Lan bao nhiêu tuổi?
- GV nhận xét chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò:- GV nhận xét, dặn dò
- Dặn dò : Cẩn thận khi đặt tính và tính toán.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào bảng con
- 2 HS lên bảng làm. HS khác nhận xét
- HS nêu
- 1 HS đọc đề bài
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài	
- 1 HS khác nhận xét
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- HS xung phong chữa bài
a) 4 : 2 = 2 ; 9: 3 = 3 ; 16 : 4 = 4 ...
b) 2 : 2 = 1 ; 7 : 7 = 1 ; 9 : 9 = 1 ...
c) 3 : 1 = 3 ; 5 : 1 = 5 ; 8 : 1 = 8 ...
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 3 HS xung phong chữa bài
. Lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 1 HS xung phong chữa bài
. Lớp nhận xét bổ sung.
------------------------------
Tiết 4: Hướng dẫn tự học: HDTH môn Toán
I.Mục tiêu: -Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở vở bài tập thực hành toán 3.HS biết đổi từ đơn vị
Km-hm-dam –m-dm-cm-mm.
II. Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1,2,3,4 ở vở bài tập thực hành toán 3 trang 35,36.
Yêu cầu HS làm bài tập.
Gọi HS nêu-Nhận xét đánh giá.
III. Củng cố -dặn dò: Nhận xét giờ học-dặn dò.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 5 ngày 30 tháng 10 năm 2014
( Dạy lớp 3B)
Tiết 1: Thể dục: Bài 18
Ôn hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
I.Mục tiêu:
- Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi: Chim về tổ –Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi 
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Còi và kẻ sân.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Phần mở đầu:
-Nhận lớp phổ biến nội dung giờ học.
-Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
-Khởi động các khớp.
-Trò chơi: Đứng ngồi theo hiệu lệnh.
B.Phần cơ bản.
1)Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung.
-Cho HS thực hiện liên tiếp các động tác.
-Chú ý các lỗi hay mắc phải: Vươn thở thở không sâu hoặc chưa biết hít thở sâu
Động tác tay hai tay duỗi không thẳng. Lòng bàn tay không hướng vào nhau. 
-Hô mẫu. 
-Thực hiện tập theo yêu cầu – GV theo dõi chỉnh sửa 
2)Trò chơi: Chim về tổ.
-Nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
-Thực hiện chơi.
-Nhận xét thưởng phạt.
C.Phần kết thúc.
-Đi thường theo nhịp 
-Hệ thống bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Giao bài tập về nhà
- Tập hơp, điểm số, báo cáo.
- Nghe. 
- Thực hiện theo yêu cầu 
- Thực hiện mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.
- Lớp tự chơi dưới sự hướng dẫn của quản trị.
- Thực hiện theo giáo viên.
- Thực hiện theo tổ
- Thực hiện theo giáo viên. 
- HS chơi 
-Lớp xếp 3 hàng dọc.
- Thực hiện theo giáo viên
----------------------------------------
Tiết 2: Toán: Bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại .
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m ; m và mm ).
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài .
- Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1,2,3), Bài 2 (dòng 1,2,3), Bài 3 (dòng 1, 2) 
II. Đồ dùng dạy học: + Bảng ép, phấn màu. Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn đinh tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ: 
1hm = ... dam 12 dam + 34 dam = 
28 hm + 22 hm = 65 dam – 36 dam =
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài
- GV chỉ bảng đơn vị đo độ dài lên bảng và g/thiệu về các cột có trong bảng
? Nêu những đơn vị đo độ dài đã học?
- Đơn vị cơ bản là mét (m). Những đơn vị đo nhỏ hơn mét, ta ghi ở các cột bên phải cột Mét “nhỏ hơn mét”. Những đơn vị đo lớn hơn mét, ta ghi ở các cột bên trái cột Mét “lớn hơn mét”.
- GV giới thiệu thêm về mqh giữa km và hm.
- Điền số thích hợp vào chỗ trống
1 km =  hm = m; 1 hm =  dam =  m
1 m =dm = cm = mm; 1 dm = cm = mm
1 cm =  mm

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 9.docx