Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 31 - GV: Vương Quốc Cường

TUẦN 31:

Tiết 2: Chính tả (Tiết 31)

NGHE LỜI CHIM NÓI

I. Mục tiêu:

1. KT: Nghe và viết lại đúng bài chính tả. Biết cách trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2(a) ; 3(b)

2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe và viết đúng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.

3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ; phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Buổi chiều - Tuần 31 - GV: Vương Quốc Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31:
 Ngày soạn: 26/03/2017
 Ngày giảng: Chiều thứ hai, ngày 27/03/2017.
Tiết 2: Chính tả (Tiết 31) 
NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục tiêu:
1. KT: Nghe và viết lại đúng bài chính tả. Biết cách trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2(a) ; 3(b)
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng nghe và viết đúng nội dung bài. Trình bày bài khoa học và sạch sẽ.
3. GD: GD cho HS luôn có tính cẩn thận, nắn nót.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ; phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 2. Dạy bài mới HĐ1: Cả lớp và cá nhân.
HĐ2: HĐ nhóm và cả lớp.
HĐ3: HĐ nhóm và cả lớp.
C. Củng cố-dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi:“Truyền thư”. HS cuối cùng nhận lá thư trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu một số từ chứa âm r/d/gi”.
- Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
1. Hướng dẫn HS nghe - viết.
- GV đọc bài chính tả
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Nêu nội dung của bài thơ? (Bầy chim nói về những cảnh đẹp...)
- GV lưu ý cho HS các từ khó cần chú ý trong bài và cho HS luyện viết trên bảng con.
- Nhận xét và sửa sai cho HS
- Cho HS nêu cách trình bày bài viết.
- GV nhắc HS cách trình bày.
- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe và viết lại bài vào vở. 
- GV cho HS soát lỗi (Từng cặp HS đổi vở kiểm tra lỗi cho nhau.)
- GV chữa lỗi và nhận xét một số vở
- GV chữa lỗi và nhận xét một số vở
2. Bài tập
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- HD và cho HS làm bài theo nhóm
 - Cho các nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt ý đúng:
+ là, lạch, lãi, làm, lãm, lảng, lảnh, lãnh, làu, lảu, lảu, lí, lĩ, lị, liệng, lìm, lủng, luôn, lượng,..
+ này, nãy, nằm, nắn, nấng, nấu, nơm nuột, nước, nượp, nến, nống, nơm,
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- HD và cho HS làm bài theo nhóm
- Cho các nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt ý đúng:
+ Thứ tự điền: ở nước Nga - cũng - cảm giác - cả thế giới.
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em xem lại bài viết của mình, xem một số mẫu chữ viết đẹp luyện viết theo các mẫu. 
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Đọc đoạn văn. 
- Trả lời. 
- Tìm và nêu 
- HS viết bảng con
- Nghe.
- Nêu.
- Nghe và viết bài.
 - Thực hiện 
 - Nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm làm bài bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm gắn bài lên bảng lớp.
- NX bài của nhóm bạn, nghe GV chốt kết quả bài làm đúng.
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm làm bài bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm gắn bài lên bảng lớp.
- BHT nêu câu hỏi cho các bạn chia sẻ nội dung của bài học.
- Nghe.
Tiết 3: Ôn Tiếng Việt - Luyện viết (Tiết 28)
HANG ĐỘNG LÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH 
VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn tập củng cố, chép chính xác trình bày đúng đoạn bài viết trong vở luyện viết lớp 4: “Hang động là tiềm năng du lịch vùng cao nguyên đá” HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đúng chính tả bài viết
2. KN: Củng cố, HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, đúng chính tả bài viết
3. GD: HS yêu thích môn học, yêu thích viết chữ đẹp. Rèn tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, cận thận. 
II. Đồ dùng dạy và học: 
- GV: Bảng phụ; HS: Bảng con, vở luyện viết chữ đẹp L4.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GTB.
2. HDHS viết bài, viết đúng.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: “Bạn hãy nêu một số mô hình đổi mới kinh tế ở huyện (hoặc) của tỉnh ta mà bạn biết?”
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV đọc đoạn bài viết
- Gọi HS đọc lại đoạn bài viết
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.
+ Bài viết gồm mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì? 
+ Chữ đầu câu, đầu dòng viết ntn? 
+ Những chữ nào phải viết độ cao hai ô ly rưỡi?
+ Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly rưỡi? Những chữ nào phải viết độ cao một ô ly? Những chữ nào phải viết kéo xuống một ly rưỡi?
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV chấm bài, nhận xét
- YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Các em hãy sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu về các khu di tích lịch sử của quê hương Hà Giang.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Nghe.
- Đọc bài viết.
- Trả lời nối tiếp.
- NX, bổ sung.
- Nghe.
- HS chép bài luyện viết vào vở. 
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài.
- Nghe.
 Ngày soạn: 27/03/2017.
 Ngày giảng: Chiều thứ ba, ngày 28/03/2017.
Tiết 1: Kể chuyện (Tiết 31)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
1. KT: HS chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại, đi chơi xa mà em được tham gia (hoặc chứng kiến). Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện theo trình tự hợp lý để kể lại rõ ràng. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. KN: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt tự nhiên.	
3. GD: GD cho HS yêu thích môn học. Luôn biết quan tâm đến những điều xung quanh mình.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 
1. GT bài.
HĐ1: Hoạt động cả lớp.
 HĐ2: Hoạt động cặp đôi và cả lớp.
C. Củng cố- dặn dò
- Chơi trò chơi: “Truyền thư”. HS thua trò chơi trả lời câu hỏi: Bạn hãy kể lại chuyện đã nghe, đã đọc và nêu nôi dung câu chuyện đó?
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1. Tìm hiểu yêu cầu của đề.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hỏi để gạch chân những từ trọng tâm của đề bài.
Đề bài: Kể lại về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
- Gọi HS đọc các gợi ý.
- GV gợi ý HS tìm kể câu chuyện nếu các em chưa từng đi du lịch hay cắm trại, các em có thể kể về cuộc đi thăm ông bà, cô bác...hoặc một buổi đi chợ xa, đi chơi đâu đó.
2. Học sinh kể chuyện
- Cho từng cặp HS kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi HS lên thi kể trước lớp và nói về ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể
- Cho HS dựa vào tiêu chuẩn nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em kể lại câu chuyện hôm nay đã kể ở lớp cho bạn bè và người thân của em nghe; Qua câu chuyện các em thấy mình đã học tập được những gì qua câu chuyện.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Đọc yêu cầu 
- Nghe.
 - Quan sát, đọc thầm
 - Đọc gợi ý
- Nối tiếp nêu
 - Kể theo cặp đôi
- Đại diện thi kể 
- NX và bổ sung
- Đánh giá, bình chọn
 - BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài
- Nghe.
Tiết 3: Kỹ thuật (Tiết 31)
LẮP Ô TÔ TẢI (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. KT: HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp ô tô tải.
- Lắp được xe ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
2. KN: Rèn HS kĩ năng quan sát, nêu nhận xét. Thực hành lắp ráp được ô tô tải. HS khéo tay lắp được ô tô tải theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
3. GD: Có ý thức học bài và làm việc theo mô hình kĩ thuật. Sử dụng các đồ dùng an toàn, ngăn lắp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 4.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Dạy bài mới HĐ1: Hoạt động cá nhân.
 HĐ2: Hoạt động cả lớp.
 HĐ3: Hoạt động cặp đôi.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu các bước thực hiện lắp xe nôi?
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
1. Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu:
- Cho HS quan sát mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn. HS quan sát từng bộ phận của xe nôi và đặt CH để HS trả lời
+ Ô tô tải có những bộ phận nào?
 - Gv nêu tác dụng của xe ô tô tải trong thực tế cuộc sống.
2. GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào lắp hộp theo từng loại
b) Lắp từng bộ phận.
+ Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin: HD HS quan sát H2 SGK
- Trong quá trình lắp, GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS 
+ Để lắp được bộ phận này, ta cần phải lắp mấy phần?
+ Khi lắp em cần chú ý điều gì?
- Lắp ca bin: H3 - SGK
+ Hãy nêu các bước lắp ca bin?
- Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe: H4; H5 (SGK)
- Cho HS quan sát H4, H5 sau đó gọi một em lên lắp
c) Lắp ráp xe ô tô tải:
- GV tiến hành lắp ráp các bộ phận để hoàn thành xe ô tô tải như hình 1. Sau đó kiểm tra sự chuyển động của xe.
d) HD HS tháo các chi tiết.
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.
- Cho HS thực hiện thao tác lắp ráp một số bộ phận. Theo dõi và HD thêm cho HS thực hiện.
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em tập lắp ráp xe ô tô tải đúng theo các quy trình đã học hôm nay và tìm hiểu xem công dụng của xe trong cuộc sống.
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- Quan sát các chi tiết
- Trả lời. 
- HS khác NX, BS.
 - Thực hiện cặp đôi, chọn các chi tiết.
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát
 - Quan sát
 - Quan sát
 - Quan sát, nghe.
- Quan sát, nghe.
 - Thực hiện cặp đôi.
 - BHT cho các bạn chia sẻ ND bài: Bạn hãy nêu các bước thực hiện lắp ráp xe nôi?
- Nghe.
 Ngày soạn: 28/03/2017.
 Ngày giảng: Chiều thứ tư, ngày 29/03/2017.
Tiết 1: Địa lý (Tiết 31) 
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. Mục tiêu:
1. KT: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
- Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, là đầu mối của nhiều tuyến đường GT.
- Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
2: KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, nhận xét, trình bày đúng các kiến thức chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam (Lược đồ).
3: GD: GD cho HS ý thức học tập. Yêu cảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng nói riêng, cảnh đẹp của quê hương đất nước nói chung.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học: 
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
B. Bài mới: 1. GT bài: 2. Dạy bài mới HĐ1: HĐ cá nhân và cả lớp
 HĐ2: HĐ cặp đôi và cả lớp. 
 HĐ3: HĐ cặp đôi và cả lớp. 
C. Củng cố- Dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Truyền thư” HS cuối cùng nhận được lá thư, trả lời câu hỏi: Bạn hãy nêu một số cảnh đẹp và các hoạt động du lịch ở Huế?
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1. Đà Nẵng thành phố cảng. 
- Tổ chức học sinh xác định vị trí thành phố Đà Nẵng trên bản đồ.
- Yêu cầu học sinh HĐ cặp đôi đọc các thông tin SGK và trả lời các câu hỏi: 
+ Thành phố Đà Nẵng thuộc đồng bằng nào? Nằm ở vị trí nào đèo Hải Vân? Đà Nẵng nằm ở bên sông nào, và vịnh, bán đảo nào?
+ Đà Nẵng tiếp giáp với tỉnh nào? Muốn đến Đà Nẵng phải đi bằng những phương tiện GT nào?
+ Tại sao Đà Nẵng là đầu mối GT lớn ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: (Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân khí hậu có 2 mùa, là thành phố cảng, đầu mối GT quan trọng ở miền Trung...)
2. Thành phố công nghiệp. 
- Đưa ra yêu cầu, cho HS quan sát sơ đồ và thảo luận cặp đôi các câu hỏi:
+ Kể tên các hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đưa đi nơi khác? Hàng hoá đưa đến Đà Nẵng chủ yếu là những sản phẩm nào? Nêu tên một số ngành SX ở Đà Nẵng?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: 
Một số hàng đưa đến
Một số hàng đưa đi nơi khác.
- Ô tô, máy móc, thiết bị.
- Hàng may mặc
- Đồ dùng SH.
- Vật liệu XD đá mĩ nghệ.
- Vải may quần áo.
- HS đông lạnh cá tôm.
3. Đà Nẵng - địa điểm du lịch. 
- Cho HS quan sát tranh, lược đồ SGK, đưa ra yêu cầu cho HS thảo luận cập đôi các câu hỏi sau:
+ Những điều kiện nào cho ta thấy Đà Nẵng có điều kiện phát triển du lịch?
+ Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: (Vì nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh đẹp như: bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn...)
- Kết luận: HS đọc phần ghi nhớ bài.
- Yêu cầu BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp.
*Vận dụng: Về nhà các em học thuộc bài đã học sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về thành phố Đà Nẵng để giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về kinh tế, văn hoá khoa học, của người thành phố này
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 
 - Nghe
 - HĐ cá nhân nôi tiếp chỉ bản đồ và nêu
- HĐ theo cặp đôi: Viết câu trả lời vào phiếu học tập.
- Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả. Cặp khác NX, BS.
 - Nghe.
- HĐ theo cặp đôi: Viết câu trả lời vào phiếu học tập.
- Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả. Cặp khác NX, BS.
 - Nghe.
- HĐ theo cặp đôi: Viết câu trả lời vào phiếu học tập.
- Đại diện các cặp đôi trình bày kết quả. Cặp khác NX, BS.
- Nghe.
- Đọc bài.
- BHT cho các bạn chia sẻ ND bài: Bạn hãy nêu những nội dung đã học bài học hôm nay?
- Nghe.
Tiết 3: Đạo đức (Tiết 31)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. KT: Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
2. KN: Rèn cho HS kĩ năng phân tích, thảo luận, làm được các bài tập. Biết nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
3. GD: GD cho HS biết tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng nhừng việc làm phù hợp với khả năng.
* Tăng cường kĩ năng sống cho HS: Qua bài học giúp HS có: Kĩ năng trình bày ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường; Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường; Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
ND - HT
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Khởi động.
 B. Bài mới: 1. GT bài 2. Dạy bài mới HĐ1: HĐ nhóm và cả lớp.
 HĐ2: HĐ cặp đôi và cả lớp.
 HĐ3: HĐ cặp đôi và cả lớp.
C. Củng cố- dặn dò.
- Chuẩn bị trò chơi: “Hái hoa” HS trả lời các câu hỏi ở các bông hoa: Bạn hãy cho biết ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1. Trao đổi nhóm bài tập 2/ Tr44: 
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm Mỗi nhóm 1 tình huống trao đổi và đưa ra dự đoán và giải thích dự đoán. 
- Từng nhóm trình bày nối tiếp, lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét chung, chốt ý đúng.
2. Bày tỏ ý kiến của em (Bài tập 3)
- Tổ chức hs trao đổi theo cặp đôi và đưa ra ý kiến của mình:
- Cả lớp bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu theo qui định.
- GV cùng HS NX, trao đổi và chốt ý
+ a, b: không tán thành
+ c, d, g: tán thành.
3. Xử lí tình huống (Bài tập 4)
- Tổ chức HS trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống để đưa ra cách xử lí.
- Lần lượt từng nhóm nối tiếp nhau nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, chốt ý đúng:
a. Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
b. Đề nghị giảm âm thanh.
c. Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- HS đọc phần ghi nhớ.
* Tăng cường kĩ năng sống cho HS.
- YC BHT lên bục giảng chia sẻ nội dung bài cùng cả lớp
*Vận dụng: Về nhà các em hãy học thuộc bài và vận động mọi người trong gia đình em và những người em quen biết cùng chung tay bảo vệ môi trường. 
- BVN tổ chức cho các bạn chơi trò chơi
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm, đưa ra tình huống.
- Các nhóm trả lời.
 - Nghe.
 - HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi. 
- Lớp bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu. 
- Cặp khác NXBS. 
- Nghe.
- Các cặp đôi thảo luận, thực hiện. 
- Đại diện cặp đôi trình bày ý kiến. 
- Cặp khác NXBS. 
- Nghe.
 - HS đọc bài SGK 
- Nghe.
- BHT cho các bạn chia sẻ nội dung bài: Bạn hãy cho biết ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 31.doc