TIẾT 3: Tập đọcÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Yu cầu cần đạt:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được các CH trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy-học:
A/ Mở đầu:
- Cho hs xem tranh SGK/3
- Gọi hs nêu tên chủ điểm
- Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- Hãy nói những gì em thấy trong tranh?
B. Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài:
- Y/c hs quan sát tranh SGK/104
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Cậu bé ấy tên là gì? Vì sao cậu không vào lớp học mà lại đứng ngoài cửa lớp? Các em cùng tìm hiểu qua bài hôm hôm nay: Ông Trạng thả diều.
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
g điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp vui tươi. - Lắng nghe - 3 hs đọc to trước lớp - Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội ************************************************ TIẾT 6: Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. Yêu cầu cần đạt: Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ( đang, đã, sắp ). Nhận biết và sử dụng các từ đó qua các bài tập thực hành ( 1, 2, 3 ) trong SGK. Giảm tải: Khơng làm bài tập 1 II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng lớp viết nội dung BT1 - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2, 3 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs lên bảng trả lời - Động từ là gì? Cho ví dụ. - Gạch chân những động từ trong đoạn văn sau: Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới 1) Giới thiệu bài: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ luyện tập về từ bổ sung ý nghĩa cho động từ và biết cách dùng những từ đó. 2) HD làm bài tập: Bài tập 1:Giảm tải:Khơng làm bài tập 1 *Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c - Ở BT2b, các em chọn 1 trong 3 từ (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống sao cho hợp nghĩa. - Các em đọc thầm các câu văn, câu thơ suy nghĩ để chọn và điền từ đúng vào chỗ trống (làm trong VBT), phát phiếu cho 2 hs - Gọi 2 hs làm trên phiếu dán bài lên bảng và đọc kết quả - Nhận xét, kết luận lời giải đúng * Nếu hs điền sắp hót, đã tàn thì GV phải phân tích để các em thấy là không hợp lí + "Chào mào sắp hót..." - sắp biểu thi hoạt động chắc chắn xảy ra trong tương lai gần. Qua 2 dòng thơ tiếp, ta biết bà đã nghe tiếng chim chào mào kêu với rất nhiều hạt na rụng vì chim ăn + "Mùa na đã tàn..." cũng không hợp lí vì mùa na hết thì chào mào cũng không về hót như trong câu Chào mào vẫn hót nữa. Vả lại, bà mong cháu về là để ăn na. Nếu mùa na đã tàn thì chắc bà cũng không sốt ruột mong cháu về. Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c và truyện vui Đãng trí - Các em suy nghĩ tự chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ hoặc bỏ bớt từ - Dán 2 tờ phiếu lên bảng , gọi 4 hs lên bảng thi làm bài - Gọi hs lần lượt đọc truyện vui, giải thích cách sửa bài của mình - Tại sao lại thay đã bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ)? - Nhận xét, kết luận lời giải đúng - Kết luận lời giải đúng, tuyên dương em làm bài nhanh, giải thích đúng. - Truyện đáng cười ở điểm nào? C. Củng cố, dặn dò: - Những từ nào thường được bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ? - Hãy đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ? - Về nhà xem lại bài, tập đặt câu với từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. Kể lại truyện vui Đãng trí cho người thân nghe - Bài sau: Tính từ Nhận xét tiết học 1 hs lên bảng trả lời - Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. VD: đi, hát, vẽ,... 1 hs lên bảng tìm, cả lớp tìm động từ và viết vào vở nháp Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn để lộ ra cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi chanh. (HS HTT) - Lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc y/c và nội dung - Lắng nghe, thực hiện - HS làm bài cá nhân, 2 hs làm trên phiếu - Dán phiếu và đọc kết quả a) ..., ngô đã thành cây...ánh nắng b) Chào mào đã hót..., cháu vẫn đang xa..., Mùa na sắp tàn - 2 hs nối tiếp nhau đọc - HS làm bài vào VBT - 4 hs thi làm bài - Lần lượt đọc truyện vui và giải thích: đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang + Thay đã bằng đang vì nhà bác học đang làm việc trong phòng + Bỏ đang vì người phục vụ đi vào phòng rồi + Bỏ sẽ vì tên trộm đã lẻn vào phòng rồi - Ở chỗ vị giáo sư rất đãng trí. Ông đang tập trung làm việc nên được thông báo có trộm lẻn vào thư viện thì ông chỉ hỏi tên trộmđọc sách gì? ông nghĩ vào thư viện chỉ để đọc sách mà quên rằng tên trộm đâu cần đọc sách, nó chỉ cần những đồ đạc quí của ông (HS HTT) - Đã, đang, sẽ + Em đang ăn cơm + Em đã học xong bài cho ngày mai + Em Nụ đang ngủ ngon lành *************************************************************************************** Thứ Tư ngày 08 tháng 11 năm 2017 TIẾT 1: Tốn NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I. Yêu cầu cần đạt: Biết cách nhân với số` có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II/ Đồ dùng dạy-học: III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Tính chất kết hợp của phép nhân Gọi hs lên bảng trả lời và tính - Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta làm sao? - Tính bằng cách thuận tiện 2 x 26 x 5 5 x 9 x 3 x 2 Nhận xét. B/ Dạy - học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 2) HD nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - Ghi lên bảng phép tính: 1324 x 20 = ? - Có thể nhân 1324 với 20 như thế nào? - Ta có thể nhân 1324 với 10 được không? - Nhân bằng cách nào? - Sau câu trả lời của hs, GV ghi bảng như SGK/61 1324 x 20 = 1324 x (2 x10) = ( 1324 x 2) x 10 = 2648 x 10 = 26480 Vậy ta có: 1324 x 20 = 26480 Từ đó ta có cách đặt tính rồi tính như sau: 1324 (nói và viết như SGK) x 20 26480 - Gọi hs nhắc lại cách nhân trên 3) Nhân các số có tận cùng là chữ số 0 - Ghi lên bảng 230 x 70 - Hãy tách số 230 thành tích của một số nhân với 10 - Tách số 70 thành tích của một số nhân với 10 Ta có: 230 x 70 = (23 x 10) x ( 7 x10) - Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân các em hãy tính giá trị của biểu thức (23 x10) x (7 x 10) - Hai thừa số của phép nhân 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng? - Khi nhân 230 với 70 ta làm sao? - Hãy đặt tính và thực hiện tính 230 x 70 - Gọi hs nhắc lại cách nhân 230 x 70 4) Luyện tập, thực hành: Bài 1: Ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, y/c hs thực hiện vào B, Gọi 1 hs lên bảng thực hiện Bài 2: Gọi 3 HS lên bảng tính, cả lớp làm vào vở. GV nhận xét. C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà làm bài 2/62 - Bài sau: Đề-xi-mét vuông Nhận xét tiết học - 2 hs lần lượt lên trả lời và thực hiện tính(HS CHT) - Ta nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba * 2 x 26 x 5 = ( 2 x5) x 26 = 10 x 26 = 260 * 5 x 9 x 3 x 2 = (5 x 2) x (9 x 3) = 10 x27 = 270 - Lắng nghe - Ta nhân 1324 với 2 sau đó thêm 0 vào bên phải kết quả vừa tìm được - Được - Ta nhân 1324 với 2 sau đó nhân với 10 (vì 20 = 2x10) . Viết chữ số 0 vào hàng đơn vị của tích . 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 vào bên trái 0 . 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 vào bên trái 8 . 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 vào bên trái 4 . 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 vào bên trái 6 - 2 hs nhắc lại 230 = 23 x 10 70 = 7 x 10 - 1 hs lên bảng thực hiện , cả lớp làm vào vở nháp ( 23 x 10 ) x (7 x 10) = (23x 7) x (10 x 10) = 161 x 100 = 16100 - 2 chữ số 0 ở tận cùng - Ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải của tích 23 x 7 - 1 hs lên bảng tính và nêu cách thực hiện tính của mình: Nhân 23 với 7 được 161, viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải 161 được 16100 - 2 hs nhắc lại - Hs thực hiện vào B 1a) 1342 x 40 = 53680 b) 13546 x 30 = 406380 c) 5642 x 200 = 1128400 - sau mỗi câu, hs nêu cách làm a) ta chỉ việc nhân 1342 x 4 rối viết thêm 1 số 0 vào bên phải của tích 1342 x 4 ... - 3 hs lên bảng tính (HS HTT) a) 1326 x 300 = 397800 b) 3450 x 20 = 69000 c) 1450 x 800 = 1160000 ************************************************ TIẾT 2: ÂM NHẠC (Giáo viên bộ mơn dạy) TIẾT 3: THỂ DỤC (Giáo viên bộ mơn dạy) TIẾT 4: KĨ THUẬT (Giáo viên bộ mơn dạy) **************************************************************************************** Thứ Năm ngày 09 tháng 11 năm 2017 TIẾT 1: Kể chuyện BÀN CHÂN KÌ DIỆU I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu ( Do GV kể ). - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. II/ Đồ dùng dạy-học: III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1) Giới thiệu bài: Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ được nghe câu chuyện về tấm gương Nguyễn Ngọc Ký - một người nổi tiếng về nghị lực vượt khó ở nước ta. Bị liệt cả 2 tay, bằng ý chí vươn lên, Nguyễn Ngọc Ký đã đạt được những điều mình mơ ước 2) Kể chuyện: - Kể lần 1 với giọng kể chậm rãi thong thả - kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh và đọc lời phía dưới mỗi tranh 3) Hd kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc các y/c SGK/107 - Các em hãy kể trong nhóm 6, mỗi em kể 1 tranh và trao đổi về điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký - Tổ chức cho hs thi kể trước lớp - Y/c hs chất vấn lẫn nhau về nội dung câu chuyện. - Tuyên dương bạn kể hay và trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho các bạn - Em học được điều gì ở anh Nguyễn Ngọc Ký ? - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 4) Củng cố, dặn dò: - Thầy Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ cậu bé bị tàn tật ông trở thành một nhà thơ, nhà văn. Hiện ông là Nhà giáo ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường Trung học ở TPHCM - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về một người có nghị lực Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Lắng nghe - 3 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý SGK - Kể trong nhóm 6 - Lần lượt từng nhóm thi kể, mỗi em kể 1 tranh - Vài học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện (HS HTT) + Hai cánh tay của Ký có gì khác mọi người + Khi cô giáo đến nhà Ký đã làm gì? + Ký đã đạt được những thành công gì? + Nhờ đâu mà Ký đạt được những thành công đó - Học được tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn (HS CHT) - Nghị lực vươn lên trong cụôc sống - Lòng tự tin trong cuộc sống, không tự ti vì bản thân bị tàn tật - Em thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa trong học tập - Khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại, vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình - Lắng nghe ************************************************ TIẾT 2: Luyện từ và câu TÍNH TỪ I. Yêu cầu cần đạt: II/ Đồ dùng dạy-học: - Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái, (ND Ghi nhớ ). - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn ( đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2). GD TTHCM: Bác HồÀ là tấm gương về phong cách giản dị. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Luyện tập về động từ - Gọi hs lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ - Gọi hs nối tiếp nhau đọc lại BT 2,3 đã hoàn thành - Gọi hs nhận xét câu các bạn đặt trên bảng Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Những tiết học trước các em đã biết về từ loại danh từ và động từ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là tính từ ; bước đầu tìm được tình từ trong đoạn văn, biết đặt câu có dùng tính từ 2) Tìm hiểu ví dụ: Bài tập 1,2 - Gọi hs đọc y/c - Y/c hs đọc phần chú giải - Câu chuyện kể về ai? - Các em hãy đọc thầm truyện Cậu hs ở Ác-boa viết vào VBT các từ trong mẩu truyện miêu tả các đặc điểm của người, vật. (phát phiếu cho 2 hs ) - Gọi hs phát biểu ý kiến - GV nhận xét - Gọi hs làm bài trên phiếu lên dán bài lên bảng - Gọi hs đọc lại lời giải trên phiếu Kết luận: Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i, chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ. Bài tập 3 - Gọi hs đọc y/c - Viết cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn lên bảng - Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào? Kết luận: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật được gọi là tính từ. - Tình từ là gì? - Hãy đặt câu có tính từ? 3) Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung @TTHCM: Bác HỒ là tấm gương về phong cách giản dị. - Các em hãy gạch chân dưới tính từ trong đoạn văn trên - Gọi hs lên bảng gạch dưới những từ là tính từ trong đoạn văn Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Bạn em (người thân em) có đặc điểm tính tình như thế nào? - Tư chất của bạn em, người thân em như thế nào? - Hình dáng của bạn (người thân) em ra sao? - Ở câu (a) các em đặt câu với những từ các em vừa tìm được. Ở câu (b) các em đặt câu với những từ miêu tả màu sắc, hình dáng, kích thướ, các đặc điểm khác của sự vật. - Y/c hs tự làm bài vào VBT - Gọi hs nêu câu mình đặt 4) Củng cố, dặn dò: - Thế nào là tính từ? Cho ví dụ - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, tìm xung quanh mình những từ là tính từ và tập đặt câu với từ mình vừa tìm - Bài sau: Mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị lực Nhận xét tiết học -2 hs lên bảng đặt câu (HS HTT) - 3 hs nối tiếp nhau đọc BT 2,3(HS CHT) - HS nhận xét câu bạn đặt có từ bổ sung ý nghĩa cho động từ chưa? Câu văn có đúng ngữ pháp không? Lời văn có hay không - Lắng nghe - 2 hs nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1,2 - 3 hs đọc phần chú giải - Kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ - HS làm bài vào VBT (2 hs làm trên phiếu) - HS lần lượt nêu ý kiến - Dán phiếu lên bảng - 3 hs nối tiếp đọc lời giải trên phiếu - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại - Gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi - Lắng nghe - Là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... + Bạn Thuý lớp em có mái tóc rất đẹp + Bạn Thành rất thông minh - 2 hs nối tiếp nhau đọc y/c - HS tự làm bài vào VBT - hs lần lượt lên bảng tìm tính từ: a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, dài, thanh mảnh - HS nhận xét từ của bạn tìm có phải là tính từ không - 1 hs đọc y/c - ngoan, hiền, chăm chỉ, nhân hậu,... - thông minh, giỏi giang, khôn ngoan,sáng dạ - Cao, thấp, to, gầy, lùn,... - Lắng nghe - HS tự làm bài vào VBT - HS nối tiếp nhau nêu câu của mình đặt + Mẹ em là người nhân hậu + Cô giáo em rất xinh + Bạn Ngàn là người thấp nhất lớp em + Khu vườn nhà em rất đẹp + Chú mèo nhà em rất tinh nghịch + Cây bàng trước sân trường tỏa bóng mát rượi ... - HS nhận xét - 1 hs nêu - Lắng nghe, thực hiện ************************************************ TIẾT 3: Tốn ĐỀ – XI – MÉT VUÔNG I. Yêu cầu cần đạt: Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích. Đọc, viết đúngcác số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông. Biết được 1dm2 = 100cm2.Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại. II/ Đồ dùng dạy-học: Chuẩn bị hình vuông cạnh 1dm đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1cm2 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: số có tận cùng là chữ số 0 - Gọi hs lên bảng thực hiện tính bài 2/62 - Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Ở lớp 3 các em đã học đơn vị đo diện tích nào? Tiết toán hôm nay, các em sẽ học thêm một đơn vị đo diện tích mới lớn hơn cm vuông, đó là đề-xi-mét vuông 2) Giới thiệu đề-xi-mét vuông - Treo hình vuông đã chuẩn bị lên bảng: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông. Đây là hình vuông có diện tích 1dm2 - Gọi 1 hs lên bảng thực hành đo cạnh hình vuông - dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm và đây là dm2 (chỉ vào hình vuông trên bảng) - Dựa vào kí hiệu cm2, các em hãy viết kí hiệu đề-xi-mét vuông. - Nêu: đề-xi-mét vuông viết tắt là dm2 * Mối quan hệ giữa cm2 và dm2 vuông - Các em hãy quan sát hình vẽ và cho cô biết hình vuông có diện tích 1dm2 bằng bao nhiêu hình vuông có diện tích 1cm2 xếp lại Ta có 1dm2 = 100 cm2 - Gọi hs nêu lại 3) Luyện tập, thực hành: Bài 1: Viết lần lượt các số đo diện tích lên bảng, gọi hs đọc Bài 2: GV đọc lần lượt các đơn vị đo diện tích, Y/c hs viết vào B Bài 3 : Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức - Y/c mỗi dãy cử 3 bạn lên thực hiện Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc C/ Củng cố, dặn dò: - 1dm2 = ? cm2 - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Mét vuông Nhận xét tiết học (HS HTT) Bài giải Ô tô chở số gạo là: 50 x 30 = 1500 (kg) Ô tô chở số ngô là: 60 x 40 = 2400 (kg) Ô tô chở tất cả số gạo và ngô là: 1500 + 2400 = 3900 (kg) Đáp số: 3900 kg gạo và ngô - Lắng nghe - Quan sát, lắng nghe - Cạnh của hình vuông là 1dm - Lắng nghe - 1 hs lên bảng viết dm2 - 2 hs đọc - bằng 100 hình vuông có diện dích 1cm2 xếp lại - 2 hs nêu lại mối quan hệ trên (HS CHT) - Lần lượt hs nối tiếp nhau đọc các đơn vị đo diện tích trên - Lần lượt viết vào B: 812 dm 2, 1969 dm2,, 2812 dm2 - Mỗ dãy cử 3 bạn nối tiếp nhau điền số thích hợp vào chỗ chấm 1dm2 = 100cm2 100cm2 = 1dm2 48dm2 = 4800cm2 2000cm2 = 20dm2 1997dm2 = 199700 cm2 9900 cm2 = 99dm2 ************************************************ TIẾT 4: Tập làm văn LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. Yêu cầu cần đạt: Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức traođổi ý kiến với người thân theo đề tài trong SGK. Bước đầu biết đóng vaitrao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra. *KNS: Thể hiện sự tự tin. - Lắng nghe tích cực. - Giao tiếp. - Thể hiện sự thông cảm. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết sẵn đề tài của cuộc trao đổi (gạch dưới những từ ngữ quan trọng) - Tên một số nhân vật để hs chọn đề tài trao đổi III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Công bố điểm kiểm tra GKI (nêu nhận xét) - Gọi 2 hs lên đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu. Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Các em đã biết trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục thực hành trao đổi ý kiến với người thân một đề tài gắn với chủ điểm Có chí thì nên. 2) HD hs phân tích đề bài: a) HD hs phân tích đề bài: *KNS: Thể hiện sự tự tin. - Lắng nghe tích cực. - Gọi hs đọc đề bài - Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai? - Trao đổi về nội dung gì? - Khi trao đổi cần chú ý điều gì? - Khi hs trả lời, dùng phấn màu gạch chân các từ: em với người thân, cùng đọc một truyện, khâm phục, đóng vai. - Giảng: Đây là một cuộc trao đổi giữa em và người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị,ông, bà. Do đó, khi đóng vai thực hiện trao đổi trên lớp học thì 1 bạn sẽ đóng vai ông, bà, ba, mẹ hay anh, chị của bạn kia. + Em và người thân cùng đọc 1 truyện về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống thì mới tiến hành trao đổi được với nhau. Nếu chỉ một mình em biết chuyện đó thì người thân sẽ chỉ nghe em kể lại chuyện, không thể trao đổi chuyện đó cùng em. + Khi trao đổi, hai người phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện b) HD hs thực hiện cuộc trao đổi *KNS: - Giao tiếp. - Thể hiện sự thông cảm. - Gọi hs đọc gợi ý 1(tìm đề tài trao đổi) - Gọi hs đọc tên các truyện đã chuẩn bị - Treo bảng phụ viết tên nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên. - Các em hãy đọc thầm tên các nhân vật trên bảng để chọn cho mình một đề tài trao đổi với bạn. * Nhân vật trong các bài của SGK * Nhân vật trong sách truyện đọc 4 - Gọi hs nói nhân vật mình chọn - Gọi hs đọc gợi ý 2 (xác định nội dung trao đổi) - Gọi 1 hs làm mẫu nói nhân vật mình chọn trao đổi và sơ lược về nội dung trao đổi * Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường) * Nghị lực vượt khó * Sự thành đạt - Gọi hs đọc gợi ý 3 (X/định h/thức trao đổi) - GV nêu lần lượt các câu hỏi, gọi hs trả lời + Người nói chuyện với em là ai? + Em xưng hô như thế nào? + Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện? c) Từng cặp hs đóng vai thực hành trao đổi
Tài liệu đính kèm: