Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Gv: Nguyễn Thị Hội - Trường TH Xuân Thu

Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh học bài đọc trong SGK.

-máy tính , máy chiếu, phông chiếu.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 2 HS đọc và TLCH.

+ Kể lại tai nạn của hai người bột.

+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn.

- GV nhận xét đánh giá.

3. Bài mới: - GTB: Cánh diều tuổi thơ.

- Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và trò chơi thả diều.

- Hôm nay, các em sẽ đọc bài “ Cánh diều tuổi thơ”. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho các bạn nhỏ.

 

docx 51 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Gv: Nguyễn Thị Hội - Trường TH Xuân Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình.
- GV HD động viên, khuyên khích để những HS có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
GV kết luận: Chúng ta không những thực hiện bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
4. Củng cố: 
+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước? 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
- HS hát
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại.
+ HS thảo luận trả lời.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận: 2 nhóm nhỏ 1 hình, từ H.1 đến H.6.
- HS các nhóm quan sát hình được giao.
- HS thảo luận trả lời.
+H.1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước.
+H.2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước.
+H.3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước.
+H.4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống đường ống thoát gây lãng phí nước.
+H.5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí.
+H.6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới trên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì tưới lên ngọn cây là không cần thiết như vậy sẽ lãng phí nước. Cây chỉ cần tưới một ít xuống gốc.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- Quan sát suy nghĩ.
1) Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải.
2) Bạn nam phải tiết kiệm nước vì:
- Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng.
- Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của.
- Nước sạch không phải tự nhiên mà có.
- Nước sạch phải mất nhiều tiền và công sức của nhiều người mới có.
- Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
+ HS lắng nghe.
- HS vẽ tranh theo nhóm. 
- HS các nhóm làm việc theo sự phân công của nhóm trưởng.
+ Thảo luận tìm đề tài.
+ Vẽ tranh.
+ Thảo luận về lời giới thiệu.
- Đại diện các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình.
- HS theo dõi.
- HS nhận xét, tuyên dương bạn.
- HS lắng nghe.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Rút kinh nghiệm: .
..........
Kĩ thuật
ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA
I/ Mục tiêu:
 - Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa 
- Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa
II/Đồ dùng dạy học:
- Hình SGK phóng to.
-Máy tính , máy chiếu
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I/Kiểm tra bài cũ: (5’)
II/Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV-ghi đầu bài.
 *HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa (13’)
- HD quan sát tranh để trả lời “Cây cần những điều kiện ngoại cảnh nào?”
- GV bổ sung kết luận: Các ĐK ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây là : nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí 
HĐ2: HD tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh (15’)
-Tổ chức TLN, mỗi nhóm một yếu tố
N1:Nhiệt độ: 
+Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu?
+Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không?
+Hãy nêu tên một số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau?
N2:Nước: +Cây rau, hoa lấy nước từ đâu?
+Nước có tác dụng như thế nào đối với cây?
+Cây có hiện tượng gì khi thiếu nước hoặc thừa nước?
N3:Ánh sáng: +Quan sát tranh, em hãy cho biết cây nhận ánh sáng từ đâu?
+ÁS có tác dụng ntn đối với cây rau, hoa
+Quan sát những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì?
+Vậy muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào?
N4:Chất dinh dưỡng
+Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây?
+Nguồn cung cấp các chất DD cho cây?
+Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đâu?
-GV nêu vấn đề :
- Khi cây bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng?
-Liên hệ việc chăm sóc cây cảnh ở lớp, trường
N5:Không khí
+GV y/c, nêu nguồn gốc cung cấp kk cho cây.
+Cây cần không khí để làm gì?
+Thiếu không khí cây sẽ như thế nào?
+Làm thế nào để đảm bảo đủ kk cho cây?
-KL: Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách, tưới nước, bón phân, làm đất  để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho mỗi loại 
III/ Củng cố, dặn dò: (5’)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Trồng cây rau, hoa.
- Nêu các dụng cụ được sử dụng để trồng rau, hoa? 
-Cây cần các điều kiện ngoại cảnh là : nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí 
HS quan sát SGK trả lời
- Hs đọc nội dung sgk
+ Từ mặt trời
+ Không
+ Mùa Đông: trồng bắp cải, su hào Mùa Hè: trồng rau muống, rau dền, bí
+ Từ đất, nước mưa, KK..
+ Nước hòa tan chất DD ở trong đất
 + Thiếu nước cây chậm lớn, khô héo.Thừa nước cây bị úng, bộ rễ không hđộng đc, cây dễ bị sâu bệnh phá hoại.
+ Từ mặt trời
+ Hô hấp và quang hợp
+ Thân cây yếu ớt, vươn dài, dễ đỗ, lá xanh nhợt nhạt
+trồng cây đúng khoảng cách, để cây ngoài ánh sáng 
+ Đạm, lân, kali
+ Phân bón
từ đất 
HS quan sát tranh 
cây phát triển không bình thường 
- Hs trả lời
+..từ khí quyển, không khí trong đất.
+để hô hấp 
+ Hô hấp và quang hợp kém dẫn đến sinh trưởng và phát triển chậm, năng suất thấp. Thiếu ánh sáng lâu ngày cây sẽ chết..
+làm đất, trồng đúng khoảng cách 
Rút kinh nghiệm: 
..........
Hướng dẫn học
I.MỤC TIÊU
-HS hoàn thành bài học trong ngày dưới sự hướng dẫn của giáo viên
-Bồi dưỡng,phụ đạo HS môn Tiếng Việt
-Hướng dẫn để biết cách chuẩn bị bài hôm sau
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-SGK,Vở cùng em học Tiếng Việt
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài trong ngày
-Yêu cầu HS nêu tên các bài học chưa hoàn thành
-Yêu cầu HS nêu những thắc mắc về kiến thức các môn học trong ngày
-Yêu cầu HS hoàn thành
-Hướng dẫn HS hoàn thành bài
-Tổ chức cho HS chữa bài
-Kết luận:Lưu ý những vấn đề tồn tại trong ngày,hướng dẫn HS giải quyết và rút kinh nghiệm
2.Bồi dưỡng-Phụ đạo HS
-Giao bài tập cho lớp:
Làm vở:Cùng e học Tiếng Việt
..........................................................
..........................................................
..........................................................
-Tổ chức cho HS thực hiện và chữa bài
-Chốt kiến thức:Lưu ý những kiến thức cơ bản trọng tâm HS cần nhớ
3.Hướng dẫn HS chuẩn bị bài hôm sau
-Yêu cầu HS nêu tên các môn học ngày hôm sau
-Hướng dẫn HS chuẩn bị từng môn
-Nối tiếp nêu
-Đưa thắc mắc(nếu có)
-Tự hoàn thiện bài dưới sự hướng dẫn của GV
-Thực hiện
-Lắng nghe
-HS theo dõi
-Rút ra kiến thức cần ghi nhớ
-Lắng nghe
-Nêu
-Thực hiện
Rút kinh nghiệm: 
..........
Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017
Tập đọc
TUỔI NGỰA
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).
- HS khá, giỏi thực hiện được CH5 (SGK).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học.
- Bảng phụ viết sẵn những câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
-máy chiếu , máy tính.
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài và TLCH.
+ Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: Tuổi ngựa.
- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung bức tranh minh họa bài tập đọc. 
- GV giới thiệu: để hiểu rõ hơn về bài bài học nay, cô cùng các em tìm hiểu qua bài Tuổi ngựa.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ 1: Luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Bài chia làm mấy đoạn? Phân đoạn?
a) Đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
b) Đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV tổ chức cho HS các nhóm thi đọc.
c) GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: - Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu 1 HS khổ thơ 1.
+ Bạn nhỏ tuổi gì?
+ Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào?
+ Khổ thơ 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu 1 HS đọc khổ thơ 2, lớp đọc thầm.
+ “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?
 Đại ngàn: rừng lớn có nhiều cây to lâu đời. 
+ Đi khắp nơi nhưng “ Ngựa con” vẫn nhớ mẹ như thế nào?
+ Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu 1 HS đọc khổ thơ 3.
+ Điều gì hấp dẫn “Ngựa con” trên những cánh đồng hoa ?
+ Khổ thơ 3 tả cảnh gì ?
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 4.
 + “Ngựa con” đã nhắn nhủ với mẹ điều gì?
+ Cậu bé yêu mẹ như thế nào ?
+ Khổ thơ 4 nói gì ?
+ Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài này em sẽ vẽ như thế nào ?
+ Nội dung chính của bài là gì ?
- GV ghi nội dung lên bảng
HĐ 3: - Luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài thơ.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đạt và thuộc bài. 
4. Củng cố:
+ Nội dung bài thơ này là gì?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài: Kéo co.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
+ Cánh diều mềm mại... sao sớm.
+ Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát và theo dõi.
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
+ Chia làm 4 đoạn, mỗi khổ thơ là một đoạn.
- HS đánh dấu từng đoạn.
-4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, luyện đọc từ khó.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS các nhóm thi đọc.
+ HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: 
+ Bạn nhỏ tuổi Ngựa.
+ Tuổi Ngựa không chịu ở yên một chỗ, là tuổi thích đi.
+ Khổ 1: Giới thiệu bạn nhỏ tuổi Ngựa.
 1 HS đọc khổ thơ 2, lớp đọc thầm.
+ “Ngựa con” rong chơi khắp nơi, qua miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, qua những rừng đại ngàn đến những triền núi đá. 
+ Ngựa con vẫn nhớ mang về cho mẹ: 
“ Ngọn gió của trăm miền”.
+ Khổ thơ 2: Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
 1 HS đọc khổ thơ 3, lớp đọc thầm.
+ Trên những cánh đồng hoa: Màu sắc trắng của loài hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.
+ Khổ thơ 3: Cảnh đẹp của đồng hoa mà “ Ngựa con” rong chơi.
 - 1 HS đọc khổ thơ 4, lớp đọc thầm.
+ “ Ngựa con” nhắn nhủ với mẹ: tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa, cách núi, cách rừng, cách biển con cũng nhớ đường tìm về với mẹ.
+ Cậu đi muôn nơi nhưng vẫn tìm đường về với mẹ.
+ Khổ thơ 4: Tình cảm của “ Ngựa con” đối với mẹ.
+ HS tự trả lời theo ý mình.
* Nội dung: Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng tìm đường về với mẹ. 
- HS ghi vào vở, nhắc lại nội dung
- HS theo dõi tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
 - 3 HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ.
 - 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi.
- HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay và thuộc bài nhất.
+ Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Rút kinh nghiệm: 
..........
 Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt)
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số.
- Bài tập cần làm: BT1, 2a, 4a.
II. Đồ dùng dạy - học: 
-Sách giáo khoa , bảng phụ 
- máy tính , máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
288: 24 740: 45
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Chia cho số có 2 chữ số (tt).
* Hướng dẫn thực hiện phép chia.
HĐ 1: Trường hợp chia hết. 
- GV ghi: 8192 : 64
- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và tính.
- GV HD HS cách thực hiện phép chia.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 2: Trường hợp chia có dư. 
- GV ghi: 1154 : 62
- Tương tự VD1 gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
+ Yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa hai ví dụ.
+ Số dư so với số chia như thế nào?
- GV giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ 3: - Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 4 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
a)
4674 : 82
2488 : 35
b)
5781 : 47
9146 : 72
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý đúng.
Bài 3: (HS khá, giỏi)
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
a)
 75 x = 1800 
b)
1855 : x = 35
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ HS nêu lại cách chia cho số có hai chữ số?
+ Số dư so với số chia như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà ôn các quy tắc đã học. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm nháp.
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
 - 1HS lên bảng đặt tính.
- HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1HS lên bảng đặt tính.
- HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV.
+ VD1 là phép chia hết, VD2 là phép chia có dư.
+ Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 1: 
 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 4 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
a)
b)
- HS nhận xét, chữa sai.
Bài 2:
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 -1 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
Giải:
Ta có 3500: 12 = 291 (dư 8)
Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và thừa ra 8 chiếc. 
Đáp số: 281 tá; thừa 8 chiếc bút.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.
a) 75 x = 1800 b) 1855: x = 35 
 x = 1800: 75 x = 1800: 35
 x = 24 x = 53 
- HS nhận xét, chữa sai.
+ HS nhắc lại...
+ .. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm: 
..........
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- Nắm vững cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).
- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Ảnh xe đạp,Chiếc áo.
-máy tính , máy chiếu.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi.
+ Thế nào là miêu tả?
+ Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
- GTB: Luyện tập miêu tả đồ vật.
HĐ 1: Hoạt động cả lớp
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài tập.
- Y/cầu HS trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:
1a) Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn chiếc xe đạp của chú Tư.
+ Phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn trên có tác dụng gì? Mở bài kết bài theo cách nào?
1c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào? 
- GV phát phiếu cho từng cặp và yêu cầu làm câu b và câu d vào phiếu.
- Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên. 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
1b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự:
+ Tả bao quát chiếc xe. 
+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
1d) Nói về tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV viết đề bài lên bảng.
- Y/c HS tự làm bài.
- Y/c HS đọc dàn bài của mình.
- GV ghi nhanh lên bảng các ý chính để có 1 dàn ý hoàn chỉnh.
+ Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào?
+ Khi tả đồ vật chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố: 
+ Thế nào là miêu tả?
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả chiếc áo và chuẩn bị bài: Quan sát đồ vật.
- HS hát.
 2 HS trả lời câu hỏi.
+...
+...
- HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại tên bài. 
Bài 1:
 - 2 HS đọc tiếp nối yêu cầu bài tập 1, lớp theo dõi trong SGK.
 -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời CH.
1a) + Mở bài: Trong làng tôi, hầu như ai cũng biết... đến chiếc xe đạp của chú.
+ Thân bài: Ở xóm vườn có một chiếc xe đạp... Nó đá dó.
+ Kết bài: Đám con nít cười rộ, còn chú Tư hãnh diện với chiếc xe của mình.
+ Mở bài: Giới thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư.
+ Thân bài: Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp.
+ Kết bài: Nói lên niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe.
- Mở bài theo cách trực tiếp, kết bài tự nhiên. 
1c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng: 
- Mắt: Xe màu vàng, hai cái vành láng coóng. Giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cánh hoa 
- Tai nghe: Khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai.
- Trao đổi, viết các câu văn thích hợp vào phiếu.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
1b) Xe đẹp nhất không có chiếc xe nào sánh bằng.
+ Xe màu vàng, hai cái vành láng coóng. Khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai.
+ Giữa tay cầm là hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cánh hoa.
+ Bao giờ dừng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên lau, phủi, sạch sẽ.
+ Chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt, dặn bọn trẻ đừng đụng vào con ngựa sắt.
1d) Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn đã nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp Chú yêu quý chiếc xe, rất hãnh diện vì nó.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài.
- HS làm và đọc dàn bài của mình.
- HS đọc và bổ sung vào dàn ý của mình những chi tiết còn thiếu.
+ ... mắt, tai, cảm nhận.
+ ... ta cần lưu ý kết hợp lời kể với tình cảm của con người với đồ vật ấy.
- HS nhận xét bổ sung.
+ HS trả lời.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm: 
..........
 Lịch sử
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
- Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ, năm 1 248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần.
-máy tính , máy chiếu. 
III. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS trả lời trước lớp.
+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? 
+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: - GTB: GV treo tranh minh hoạ cảnh đắp đê thời Trần.
HĐ1: Hoạt động cả lớp.
* Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta
+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì?
+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông? 
+ Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân? 
- GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu lại cho HS thấy sự chằng chịt của sông ngòi nước ta.
HĐ2: Hoạt động nhóm.
* Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt.
- Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận theo nhóm:
+ Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?
HĐ 3: Hoạt động cả lớp.
* Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần.
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? 
+ Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?
+ Việc đắp đê đã trở thành truyền thốngcủa nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm?
+ Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Củng cố: 
- Gọi 2 HS nhắc lại ND bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị trước bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
- HS hát.
- 2 HS trả lời.
+...
+...
- HS nhận xét bạn.
- HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ Nghề nông là chủ yếu.
+ Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Lô,sôngĐà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả
+ Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng tới mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân.
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão,đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê,đặt ra lệ mọi người phải tham gia đắp đê,hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê.
 Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê.
+ Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khácở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
+ Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ.
+ Xảy ra lũ lụt là do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn,
+ Muốn hạn chế lũ lụt cần cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên, tích cực trồng r

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 15 Lop 4_12219701.docx