Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 chuẩn

ĐẠO ĐỨC

Tiết 19: KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

* HS trên chuẩn: Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

* GDKNS: - Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.

 - Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lế phép với người lao động.

II. Đồ dùng dạy học:

 - SGK Đạo đức 4.

 - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 42 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu: 
- HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN (chủ ngữ) trong câu kể Ai làm gì ? 
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1, mục III), biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ. (BT 2, BT 3). 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to và bút dạ, một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở bài tập1 (phần luyện tập).
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: 
- Trong câu kể Ai làm gì? Vị ngữ do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì ? 
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết LT&C ở HK1, các em đã tìm hiểu bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu bộ phận chủ ngữ trong kiểu câu này. 
b) Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Y/c HS mở SGK đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài tập 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Các câu này là câu kể nhưng thuộc kiểu câu Ai thế nào? các em sẽ cùng tìm hiểu.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu. Nhận xét, chữa bài cho bạn.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
+ Chủ ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì ?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? chỉ tên của người, con vật (đồ vật, cây cối được nhắc đến trong câu). 
Bài 4:
- Y/cầu HS đọc nội dung và yêu cầu đề.
- Yêu cầu lớp thảo luận trả lời câu hỏi. 
* Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì ? 
 - Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, đặt câu đúng hay.
* Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Gọi HS đọc lại các câu kể Ai làm gì ?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Y/c Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Trong tranh những ai đang làm gì ?
- Y/c học sinh tự làm bài.
 GV khuyến khích HS trên chuẩn viết thành đoạn văn chỉ hoạt động của mọi người.
- Gọi HS đọc bài làm. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
4. Củng cố:
- Trong câu kể Ai làm gì ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? Nó có ý nghĩa gì ? 
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét 
- Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu).
- 2 HS đứng tại chỗ đọc.
- Lắng nghe.
- Một HS đọc thành tiếng, trao đổi, thảo luận cặp đôi.
+ Một HS lên bảng gạch chân các câu kể bằng phấn màu, HS dưới lớp gạch bằng chì vào SGK.
- Nhận xét, bổ sung bài bạn làm trên bảng. 
+ Đọc lại các câu kể:
1. Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ .
2. Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến.
3. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.
4. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
5. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp gạch bằng chì vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng. 
1. Một đàn ngỗng/ vươn cổ dài cổ, chúi 
 CN
mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
2. Hùng / đút vội khẩu súng vào túi 
 CN
quần, chạy biến.
3. Thắng / mếu máo nấp vào sau lưng 
 CN
Tiến.
4. Em / liền nhặt một cành xoan, xua 
 CN
đàn ngỗng ra xa.
5. Đàn ngỗng / kêu quàng quạc, vươn 
 CN
cổ chạy miết.
+ Chủ ngữ trong câu chỉ tên của người, của vật trong câu.
+ Lắng nghe.
- Một HS đọc thành tiếng.
- Vị ngữ trong câu trên do danh từ và các từ kèm theo nó ( cụm danh từ ) tạo thành. 
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Tiếp nối đọc câu mình đặt.
* Hoa đang viết thư .
* Con mèo nhà em rất đẹp.
* Cây bông hồng trước sân đang nở hoa đỏ thắm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm. 
- Nhận xét, bổ sung hoàn thành phiếu.
- Chữa bài (nếu sai)
- Trong rừng, chim chóc hót véo von.
 CN
- Phụ nữ / giặt giũ bên giếng nước.
 CN
- Thanh niên / lên rẫy.
 CN
- Em nhỏ / đùa vui trước sàn nhà.
 CN
- Các cụ già / chụm đầu bên những 
 CN
chén rượu cần.
- Các bà, các chị / sửa soạn khung cửi. 
 CN
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào SGK 
a. Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu.
b. Mẹ em luôn dậy sớm để lo bữa sáng cho cả nhà.
c. Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Trong tranh bà con nông dân đang ra đồng gặt lúa, mấy bạn học sinh đang cắp sách đến trường, các bác nông dân đang đánh trâu ra cày ruộng, trên cành cây những chú chim đang chuyền cành hót líu lo.
- Tự làm bài.
- 3 - 5 HS trình bày.
* Rút kinh nghiệm
***************************************** 
THỂ DỤC
Tiết 37: 	 ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
TRÒ CHƠI : “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
Giáo viên bộ môn 
****************************************** 
Thứ tư, ngày tháng năm 2017
KỂ CHUYỆN
Tiết 19: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN 
I. Mục tiêu: 
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa phóng to (nếu có).
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại truyện “Một phát minh nho nhỏ”.
- Khuyến khích HS lắng nghe, hỏi bạn về nhân vật, sự việc hay ý nghĩa câu chuyện do bạn kể chuyện.
- Nhật xét về HS kể chuyện
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết kể chuyện lần trước, các em đã nghe, kể về “Một phát minh nho nhỏ”. Hôm nay, các em sẽ kể những truyện về người có tinh thần, thông minh, mưu trí của một bác đánh cá đã chiến thắng gã hung thần bạc ác vô ơn. 
b) Hướng dẫn kể chuyện:
* GV kể chuyện: 
- Kể mẫu câu chuyện lần 1 
+ Giải nghĩa từ khó trong truyện (ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn)
 Ngày tận số: ngày chết. 
 Hung thần: thần độc ác, hung dữ. 
 Vĩnh viễn: mã mãi. 
+ GV kể lần 2, vừa kể kết hợp chỉ từng bức tranh minh hoạ.
- Y/c quan sát tranh minh hoạ trong SGK và mô tả những gì em biết qua bức tranh.
* Kể trong nhóm:
- Gọi HS đọc lại gợi ý 3 trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. GV đi giúp đỡ các em yếu.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa của chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện. 
- Nhận xét HS kể
- Qua câu chuyện giúp các em hiểu được điều gì? 
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS kể trước lớp.
+ Lắng nghe.
+ Lắng nghe kết hợp quan sát từng bức tranh minh hoạ.
- 2 HS giới thiệu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện. 
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện.
- Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Hs nêu 
* Rút kinh nghiệm
********************************
TẬP ĐỌC
Tiết 37: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI 
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. (trả lời duợc tất cả các câu hỏi SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9 / SGK T2 (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 5 HS lên bảng đọc tiếp nối bài “Bốn anh tài” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Cho Hs xem tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh sẽ cho chúng ta hiểu được trẻ em là hoa của đất. Mọi vật trên trái đất này sinh ra đều cho con người, vì con người. 
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài tập đọc
- GV giúp HS chia đoạn bài
HS luyện đọc vòng 1: 7 HS tiếp nối nhau đọc mỗi em 1 đoạn, GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS
- HS luyện đọc vòng 2 kết hợp giải nghĩa từ, Gv kết hợp hướng dẫn HS đọc câu dài, câu khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 2
- 1 HS đọc lại toàn bài.
GV đọc diễn cảm cả bài.
* Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc khổ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trong “câu chuyện cổ tích” này ai là người sinh ra đầu tiên ?
+ Khổ 1 cho em biết điều gì?
- Y/c HS đọc khổ 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Sao trẻ em sinh ra cần có ngay mặt trời ?
- Y/c HS đọc khổ thơ 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ ?
- Y/c HS đọc các khổ thơ còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 4.
* Đọc diễn cảm:
- Gọi 7 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ của bài, lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
- Giới thiệu các khổ thơ cần luyện đọc.
- Y/c HS đọc diễn cảm từng khổ thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Hỏi: Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
- GD Hs 
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Bức tranh vẽ các em nhỏ đang đùa vui giữa cảnh yên bình, hạnh phúc. Các em được cha mẹ chăm sóc, chim chóc hót ca vui cùng các em. 
- Hs lắng nghe 
-1 HS đọc cả bài 
- HS đọc tiếp nối
- HS đọc kết hợp giải nghĩa từ khó
- HS đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài.
 HS nghe GV đọc diễn cảm bài tập đọc
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên Trái Đất./ Trái Đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ.
+ Cho biết trẻ con là người được sinh ra trước tiên trên trái đất .
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
+ Vì mặt trời có để trẻ nhìn rõ.
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
+ Thầy dạy trẻ học hành.
- 1- 2 HS đọc
- 7 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc (như đã hướng dẫn)
- Tiếp nối thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- 2 đến 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
* Rút kinh nghiệm
****************************************** 
TOÁN 
Tiết 93: HÌNH BÌNH HÀNH 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Bài tập cần làm 1; 2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác. Bộ đồ dùng toán.
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu HS đổi đơn vị đo DT:
 63 000 cm2 =  dm2 ; 12 km2 =  m2 
3. Bài mới 
a) Giới thiệu bài: 
- Các em đã được học về các hình hình học nào? 
- Trong giờ học này, các em sẽ được làm quen với một hình mới, đó là hình bình hành. 
b) Hướng dẫn bài
* Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
+ Cho HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- Hướng dẫn Hs gọi tên về hình bình hành.
* Nhận biết một số đặc điểm về hình bình hành:
- Yêu cầu HS phát hiện các đặc điểm của hình bình hành.
- Gọi 1 HS lên bảng đo các cặp cạnh đối diện, ở lớp đọc hình bình hành trong sách giáo khoa và đưa ra nhận xét. 
- Tìm các cặp cạnh song song với nhau trong hình bình hành ABCD. 
- Y/c Hs dùng thước đo độ dài các cạnh hình bình hành. 
- Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện ntn với nhau? 
+ Yêu cầu nêu ví dụ về các đồ vật có dạng hình bình hành có trong thực tế cuộc sống.
+ Vẽ lên bảng một số hình yêu cầu HS nhận biết nêu tên các hình là hình bình hành. 
* Hình bình hành các cặp cạnh đối diện ntn với nhau ?
c) Thực hành:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Hỏi học sinh đặc điểm hình bình hành.
+ GV vẽ các hình như SGK lên bảng.
- Gọi 1 học sinh lên bảng xác định, lớp làm vào vở 
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
* Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài.
- Vẽ 2 hình như SGK lên bảng.
- Hướng dẫn HS nắm về các cặp cạnh đối diện của tứ giác ABCD.
- Yêu cầu lớp làm vào vở. 
4. Củng cố:
- Cho HS nêu lại đặc điểm của hình bình hành.
5. Nhận xét - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Học sinh nhận xét bài bạn.
- hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tứ giác.
- Hs lắng nghe 
- Quan sát hình bình hành ABCD để nhận biết về biểu tượng hình bình hành.
- 2 HS đọc: Hình bình hành ABCD. 
- 1 HS thực hành đo trên bảng.
- HS ở lớp thực hành đo hình bình hành trong SGK rút ra nhận xét.
+ Hình bình hành ABCD có:
- Cạnh AB song song với DC, cạnh AD song song với BC.
- AB = DC và AD = BC.
- 2 cặp cạnh đối diện là AB và DC cặp AD và BC.
- HS nêu một số ví dụ và nhận biết một số hình bình hành trên bảng.
* Hình bình hành có hai căp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Hai học sinh đọc thành tiếng. 
+ 1 HS nhắc lại.
- Một HS lên bảng tìm. 
 H1 H2 H3
 H4 H5
- Các hình 1, 2, 5 là các hình bình hành. 
- Củng cố biểu tượng về hình bình hành 
- 1 em đọc đề bài. 
- Quan sát hình, thực hành đo để nhận dạng biết các cặp cạnh đối song song và bằng nhau ở tứ giác MNPQ.
 B C M N
 A D 
 Q P 
+ Tứ giác MNPQ là hình bình hành vì hình này có các cặp đối diện MN và PQ; QM và PN song song và bằng nhau.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
* Rút kinh nghiệm
****************************************** 
LỊCH SỬ 
Tiết 37: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thuờng phép nuớc.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Truớc sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nuớc là đại Ngu.
* HS trên chuẩn
+ Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc. 
+ Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hanỳh kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - PHT của HS.
 - Tranh minh hoạ như SGK nếu có.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?
- Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Sau khi được thành lập, nhà Trần đã có rất nhiều việc làm nhằm củng cố và xây dựng đất nước, quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi. Đến giữa thế kỉ XIV tình hình còn như vậy hay không, chúng ta, chúng ta cùng tìm hiểu bài “Nước ta cuối thời Trần”. 
b) Hướng dẫn các hoạt động:
* Hoạt động nhóm:
GV phát PHT cho các nhóm. Nội dung của phiếu: Vào giữa thế kỉ XIV:
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào ? 
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.
* Hoạt động cả lớp:
- GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
+ Hoàn cảnh nào dẫn đến Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ?
+ HS trên chuẩn:Nêu ND cải cách của Hồ Quý Ly.
+ HS trên chuẩn: Nêu lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại?
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần bài học trong SGK.
- GD HS.
5. Nhận xét – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả.
+ Ăn chơi sa đoạ.
+ Ngang nhiên vơ vét của nhân dân để làm giàu.
+ Vô cùng cực khổ.
+ Bất bình, phẫn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nông dân và nô tì đã nổi dậy đấu tranh.
+ Giặc ngoại xâm lăm le bờ cõi.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nêu.
- HS trả lời.
+ Là quan đại thần của nhà Trần.
+ Trước sự suy yếu của nhà Trần 
- Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
+ Quy định lại số ruộng cho quan, quý tộc, số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
+ Không đoàn kết được toàn dân mà chỉ dựa vào quân đội.
- 1-2 HS
* Rút kinh nghiệm
***************************************** 
KĨ THUẬT
Tiết 19: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu:
- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- GDSDNLTK
II. Đồ dùng dạy học: 
Sưu tầm tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: lợi ích của việc trồng rau, hoa.
b) Hướng dẫn các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa:
- HDHS quan sát hình 1 SGK.
- Yêu cầu thảo luận:
+ Nêu lợi ích của việc trồng rau.
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở GĐ em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
- HDHS quan sát hình 2, đặt câu hỏi tương tự.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
+ Nêu đặc điểm khí hậu nước ta ?
+ Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm và trồng ở khắp nơi?
+ Để trồng rau, hoa đạt kết quả, chúng ta phải làm gì?
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- GDSDNLTK
5. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Trao đổi nhóm đôi. Trình bày:
+ Dùng làm thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cho con người; làm thức ăn cho vật nuôi.
+ HS trả lời.
+ luộc, xào,.
+ bán, chế biến thực phẩm, xuất khẩu, 
- Nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày.
+ KH mát mẻ thuận lợi cho rau, hoa phát triển.
+ Hiểu biết về kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc chúng.
- 1-2 HS
* Rút kinh nghiệm
******************************************
Thứ năm, ngày tháng năm 201
ĐỊA LÍ 
Tiết 40: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên VN.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng NB: sông Tiền, sông Hậu.
- GDMT: GDHS bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đất, nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ: Địa lí tự nhiên, hành chính VN.
- Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
- Kể một số điều kiện để HP trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn các hoạt động:
1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta:
* Hoạt động cả lớp: 
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
+ ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ?
+ ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)?
+ Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên VN vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch.
 GV nhận xét.
2. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
* Hoạt động cá nhân:
GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của ĐB Nam Bộ.
+ Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?)
+ Nêu đặc điểm sông Mê Công.
+ Giải thích vì sao nước ta lại có tên là sông Cửu Long?
- GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế  trên bản đồ.
* Hoạt độngcá nhân:
- Cho HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi :
+ Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ?
+ Sông ở ĐB Nam Bộ có tác dụng gì ?
+ Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì ?
- GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở ĐB Nam Bộ.
- Liên hệ GDMT GDHS bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đất, nước.
4. Củng cố: 
- GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
- Cho HS đọc phần bài học trong khung. 
5. Nhận xét – dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Người dân ở ĐB Nam Bộ”.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
+ Nằm ở phía Nam. Do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
+ Là ĐB lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp 3 lần ĐB Bắc Bộ. ĐB có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất đai màu mỡ còn nhiều đất chua, mặn, cần cải tạo.
+ H

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 19 chuan gui Thu Lam Tham_12229137.doc