Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 25

TẬP ĐỌC

KHUẤT PHỤC TÊN C¬ƯỚP BIỂN

A. Mục tiêu

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt r lời nhn vật, ph hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hn. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK).

KNS*: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.

 - Ra quyết định.

 B. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Bài cũ:

- 2HS đọc thuộc bài Đoàn thuyền đánh cá.

- GV nhận xét.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm:

- Tranh gồm những ai?

+ Đó là một số nhân vật anh hùng qua hai cuộc

kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:

 HĐ1. Luyện đọc:

- HS đọc tiếp nối

 +Lượt 1: 3 HS đọc kết hợp luyện đọc từ khó:

Sạm như gạch nung, trắng bệch, cục cằn, gờm

gờm, cúi gằm mặt.

Luyện đọc đúng câu hỏi: Có câm mồm không?

 Anh bảo tôi phải không?

 +Lượt 2: 3 HS đọc kết hợp đọc từ chú giải.

 +Lượt 3: 3 HS đọc, gọi HS nhận xét.

- HS đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

 

doc 24 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải đúng vào VBT.
KHOA HỌC
 ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT. 
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau,
 - Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
KNS*: - Kĩ năng trình bày về các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt.
	- Kĩ năng b́ình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng.
	B. Chuẩn bị:
-VBT, SGK.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
I. Bài cũ: 
- Ánh sáng cần thiết cho đời sống động thực vật như thế nào?
- GV nhận xét.
II. Bài mới: 
* GTB: Nêu mục tiêu tiết học. 
HĐ1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.
+ Nêu những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt?
+ Cần làm gì để tránh ánh sáng quá mạnh?
* KL: Mục bạn cần biết SGK.
HĐ2: Tìm hiểu về việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết.
+ HS quan sát tranh và nêu được những trường hợp cần tránh để không gây hại cho mắt. 
+ Vì sao khi viết bằng tay phải không nên đặt đèn chiếu sáng ở phía tay phải?
C. Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học 
- 2HS trả lời .
+ HS khác nhận xét .
- HS mở SGK, theo dõi bài học .
- HS dựa vào kinh nghiệm và kênh hình (T98 - 99) trong SGK nêu được những việc nên và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra. 
+ Đội mũ rộng vành, đeo kính râm.
+ HS đọc thầm .
- HS thảo luận theo bàn: Nêu được.
+ Trường hợp 5 - 7 vì ánh sánh đã bị vật cản che lấp nên khi đọc và làm việc không được tốt cho mắt ... 
+ Vì nếu để như thế thì ánh sáng sẽ bị che lấp bởi cánh tay viết.
- HS theo dõi và ghi nhớ.
 - 2HS nhắc lại nội dung bài học.
Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc qua mạnh đề có hại cho mắt.
- HS lắng nghe.
 Thứ ba ngày 7 tháng 3 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
A. Mục tiêu:
- HS nắm được ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì? 
- Xác định được CN trong câu kể Ai là gì? tạo được câu kể Ai là gì? từ những CN đã cho.
B. Chuẩn bị:
- Bốn băng giấy-mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì? trong đoạn thơ, văn (phần nhận xét). 
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ:
- GV viết một vài câu văn.
- HS xác định câu kể Ai là gì?
- GV nhận xét.
II. Bài mới:
HĐ1. Tìm hiểu ví dụ:
 - Gọi hs đọc các câu trong phần nhận xét và các yêu cầu. 
Bài 1: Trong các câu trên những câu nào có dạng Ai là gì? 
Bài 2: Dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì?gọi hs lên bảng xác định bộ phận CN trong mỗi câu. 
* Chỳ ý : Mỗi câu thơ trong câu (a) coi như một câu (dù không có dấu chấm) 
Bài 3: Gọi hs nêu các chủ ngữ vừa tìm được
- Ruộng rẫy, cuốc cày, nhà nông là loại từ gì? Kim Đồng và các bạn anh là loại từ nào? 
- Vậy CN do những loại từ nào tạo thành? 
Kết luận: Phần ghi nhớ 
HĐ2. Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung
- Các em đọc yêu cầu của bài và lần lượt thực hiện theo yêu cầu.
- Gọi hs nêu các câu kể Ai là gì?
- Treo bảng phụ đã viết câu kể Ai là gì? gọi hs lên bảng xác định CN. 
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Để làm đúng bài tập, các em cần ghép thử lần lượt từng từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B sao cho tạo ra được những câu kể Ai là gì? thích hợp về nội dung. 
- Gọi hs phát biểu ý kiến.
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Gọi hs đặt câu mình đặt. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng xác định đoạn văn.
- 1 hs đọc to trước lớp 
+ Ruộng rẫy là chiến trường
+ Cuốc cày là vũ khí
+ Nhà nông là chiến sĩ
+ Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.
- 4 hs lên bảng thực hiện. 
a) Ruộng rẫy // là chiến trường
 Cuốc cày // là vũ khí
 Nhà nông // là chiến sĩ
b) Kim Đồng và các bạn anh // là những đội viên đầu tiên của Đội ta. 
- Lần lượt nêu? 
- là Danh từ, cụm danh từ. 
- Do danh từ và cụm danh từ tạo thành 
- Vài hs đọc to trước lớp
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Tự làm bài 
- Lần lượt nêu 
- 4 hs lần lượt lên bảng xác định
+ Văn hóa nghệ thuật // cũng là một mặt trận.
+ Anh chị em // là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
+ Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.
+ Hoa phượng // là hoa học trò. 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Lắng nghe, tự làm bài 
- Lần lượt lên bảng thực hiện. 
+ Trẻ em là tương lai của đất nước.
+ Cô giáo là người mẹ thứ hai của em. 
+ Bạn Lan là người Hà Nội.
+ Người là vốn quý nhất. 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. 
+ Bạn Bích Vân là học giỏi môn Toán của lớp em.
+ Hà Nội là Thủ đô của nước ta. 
+ Dân tộc ta là dân tộc anh hùng.
TOÁN
LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách nhân phân số với một số tự nhiên và cách nhân số tự nhiên với phân số.
- Biết thêm một ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên chính là tổng liên tiếp của 3 số bằng nhau.
- Củng cố qui tắc nhân phân số và biết nhận xét để rút gọn phân số.
B.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ: Gọi HS chữa bài tập ở nhà.
- Gv nhận xét, kết luận.
II.Bài mới:
GTB: nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài1:(mẫu) : như SGK.
HĐ2:Chữa bài, củng cố.
Bài 1: Tính:( theo mẫu)
* GV chốt về nhân phân số với số tự nhiên.
Bài 2: Thực hiện phép nhân phân số với một số tự nhiên.
* GV chốt kiến thức về nhân số tự nhiên với phân số.
Bài 3: Tính rồi so sánh kết quả.
- Nhận xét: Phép nhân là tổng của phép cộng 3 số liên tiếp bằng nhau.
về phân số.
III. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- HS chữa bài.
- Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS tự làm bài tập trong sgk.
- HS chữa bài, lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
- HS dựa vào mẫu làm.
a) c) 
b) d) 
- HS có thể rút gọn dựa vào bài 1.
- Lắng nghe, thực hiện.
KỂ CHUYỆN 
NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
A. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chỳ bộ khụng chết rừ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp tũan bộ cõu chuyện (BT2).
 - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
	B. Chuẩn bị:
- GV: Tranh kể chuyện phóng to.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
I. Bài cũ: 
- Kể về một công việc lao động góp phần giữ sạch môi trường .
II. Bài mới:
HĐ1: GV kể chuyện: Những chú bé không chết.
- GV kể 3 lần. (Lần2 - GV treo tranh minh hoạ)
+ Lời tên sĩ quan: Hống hách, kinh hãi, hoảng loạn.
+ Lời chú bé : Dõng dạc, kiêu hãnh 
HĐ2: HD HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK .
a) Kể chuyện trong nhóm.
+ Kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện.
+ Trao đổi về ND câu chuyện.
b) Thi kể chuỵên trước lớp.
- Vài nhóm kể nối tiếp đoạn theo tranh.
- Vài HS kể toàn truyện .
- HS kể xong trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì của chú bé?
+ Tại sao truyện lại có tên là chú bé không chết?
 + HS thử đặt tên cho câu chuyện này? 
- GV nhận xét bài kể của HS .
III.Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại nội dung và nhận xét tiết học .
 - 1HS kể chuyện. 
 + HS khác nhận xét.
 - HS mở SGK, theo dõi.
 - HS nghe, nắm nội dung câu chuyện.
 Lần1: HS nghe, nhớ truyện.
 Lần2: HS theo dõi nội dung truyện theo tranh.
 Lần3: Nghe lại lần cuối.
 + Xem phần lời dưới mỗi tranh, hiểu nghĩa từ khó: sĩ quan, tra tấn, phiên dịch.
- HS đọc.
 - HS kể nối tiếp theo đoạn, theo tranh minh hoạ, sau đó mỗi em kể toàn truyện.
+ Trao đổi cùng bạn về nội dung truyện.
+ Vài nhóm kể từng đoạn.
+ Vài HS kể toàn truyện.
 + HS đối thoại với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện kể đó.
Ví dụ: Những thiếu niên bất tử, Những thiếu niên dũng cảm,  
 + HS bình xét, bình chọn cá nhân kể hấp dẫn nhất .
- HS lắng nghe.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TUẦN 25 
A. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập củng cố về câu kể Ai là gì? .Vận dụng làm bài tập 
B. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1 : Hãy thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ cho các từ ngữ sau để tạo câu kế Ai là gì?
Sầu riêng ..
Ăng –co –Vát 
là loại chim chuyên diệt sâu bọ. 
 là vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất của nước ta .
Bài 2: Đặt 4 câu kể ai là gì?
Trong đó 2 câu để giới thiệu 
2 câu để nêu nhận định 
Bài 3: Cho học sinh ụn lại viết một đoạn mở bài gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối..
- Giáo viên ghi đề lên bảng 
 Hãy viết một mở bài gián tiếp về một cây bóng mát, hoặc một cây ăn quả mà em thích nhất.
- Giáo viên thu một số vở chấm nhận xét sửa sai 
2. Củng Cố : Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ học 
Học sinh đọc kĩ yêu cầu.
Thảo luận nhóm đôi để tìm.
Lớp nhận xét bổ sung 
Bài 2 :học sinh tự làm – đọc bài viết của mình 
-Lớp nhận xét bổ sung. Chữa bài 
Bài 3: Hs đọc đề nêu trọng tâm 
-HS đọc trao đổi với bạn –nêu cách làm bài.
-Đọc kĩ yêu cầu 
-HS tự làm bài vào vở 
- Trình bày bài viết lớp theo dõi nhận xét 
-Bình chọn bạn viết mở bài hay 
THỰC HÀNH TOÁN
ÔN PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
A .Mục tiêu:
- Củng cố cách nhân phân số và một số tính chất của phép nhân: T/c giao hoán, kết hợp, nhân 1tổng với một số.
- HS vận dụng làm bài tập có liên quan.
- GD tính chính xác và cẩn thận cho HS, HS biết vận dụng trong cuộc sống.
B. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: Củng cố cách nhân phân số:
- Nêu cách nhân phân số?
1HS lên làm tính: 
Hoạt động 2: HD luyện tập:
cho HS làm bài ở VBT trang 44,45.
Bài 1: tính 
- GV HD bài mẫu rồi cho HS lên làm
Bài 2: Tính theo mẫu:
-GV HD bài mẫu rồi cho HS lên làm, HS lớp làm vào vở
 Bài 3: Tính rồi so sánh:
Bài 4: Tính theo mẫu:
GV HD bài mẫu.
Bài 5: Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt.
?Nêu cách tính chu vi và S hình vuông.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: 
-HS nêu cách nhân và lên làm bài.
-Lớp nhận xét.
3HS lên làm, lớp làm VBT.
-3HS lên chữa bài.
- - -
HS lên bảng làm.
Vậy =
-HS nhận xét và nêu cách làm.
- 2HS lên bảng làm:
- 1HS lên giải.
 Chu vi hình vuông là:
 Diện tích hình vuông là:
 ĐS: 
- HS nhận xét bài và nếu cách tính.
 Thứ tư ngày 8 tháng 3 năm 2017
TẬP ĐỌC
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH.
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ ).
	B. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
 C. Các hoạt động dạy học trên lớp:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
I. Bài cũ:
- Đọc bài: Khuất phục tên cướp biển.
- GV nhận xét.
II.Bài mới:
HĐ1) Luyện đọc:
- Y/c HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ. 
+ GV theo dõi, sữa sai, hướng dẫn HS đọc đúng.
- GVđọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2) HD tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm toàn bài và trao đổi trả lời cõu hỏi
+ Những hình ảnh trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của chiến sĩ lái xe?
+ Tình đồng chí, đồng đội được thể hiện trong những câu thơ nào ?
- GV: Đó là những hình ảnh thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe.
* Hình ảnh những chiếc xe vẫn băng băng ra trận gợi cho em cảm nghĩ gì?
HĐ3) Hướng dẫn luyện đọc lại
- HS nêu cách đọc từng khổ thơ và tìm đúng giọng đọc bài thơ.
+ Y/c HS nhấn giọng vào những từ gây ấn tượng mạnh: Xoa mắt đắng, chạy thẳng vào tim.
+ HD HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 3.
+ Y/c HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
III. Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- 2HS đọc và nêu nội dung bài.
+ HS khác nhận xét.
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- 4 HS luyện đọc nối tiếp:
+ Lượt1: Đọc nghỉ hơi đúng nhịp các câu thơ.
 VD : Không có kính/không phải ...
 Nhìn thấy gió/ vào xoa ...
+ Lượt2: Hiểu nghĩa các từ ngữ khó phải chú giải .
- HS luyện đọc nối tiếp bài thơ.
- 1-2 HS đọc cả bài. 
- HS theo dõi. 
- HS đọc thầm toàn bài và trao đổi trả lời câu hỏi
+ Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi, ung dung buồng lái...
+ Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới 
 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
 - HS tự nêu ( Vất vả, dũng cảm,..)
 Đó là khí thế quyết chiến, quyết thắng: Xẻ dọc TrườngSơn đi cứu nước.
 - 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ và nêu cách đọc.
+ HS luyện đọc theo cặp, vài HS thi đọc diễn cảm.
+ HS luyện đọc và thi HTL bài thơ.
- HS đọc bài và nhắc lại ND bài học. 
 - HS lắng nghe, thực hiện.
TOÁN
LUYỆN TẬP.
A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Bước đầu nhận biết một số tính chất của phép nhân phân số: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.
- Bước đầu biết vận dụng các tính chất trên trong trường hợp đơn giản.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
	B. Chuẩn bị: SGK.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
I. Bài cũ: Gọi HS chữa bài tập. - GV nhận xét.
II. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu một số tính chất phép nhân phân số.
a) Giới thiệu tính chất giao hoán.
- GV nêu ví dụ, y/c hs tính:
; 
- GV hỏi để HS nhận xét về hai thừa số của hai phép tính.
- GV kết luận: SGK.
b) Giới thiệu tính chất kết hợp.
- Y/c HS tính, so sánh kết quả.
 ; 
+ Khi nhân tích của hai phân số với phân số thứ 3 ta có thể làm như thế nào?
- GV kết luận: sgk
c) Giới thiệu tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số.
+ Khi nhân một tổng hai phân số với một phân số ta có thể làm như thế nào?
- GV kết luận: sgk.
HĐ2: Luyện tập, thực hành.
Bài1: Tính rồi so sánh kết quả.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
* Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân phân số.
Bài 2: Tính bằng hai cách.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 3: Tính bằng hai cách.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 4: 
- GV hướng dẫn HS phân tích và làm bài.
- GV thu vở chấm, nhận xét chốt kết quả đúng.
III. Củng cố, dặn dò: 
- Nhân xét tiết học. Về làm chuẩn bị bài sau.
- HS chữa bài.
- Lớp nhận xét, thống nhất kết qủa.
- HS lắng nghe.
- HS tính và so sánh kết qủa.
- Nhận xét: 
- HS nhắc lại.
- HS tính và nhận thấy.
- HS nêu.
- HS tính và nhận xét: 
=
- HS nhắc lại .
- HS đọc y/c và làm bài rồi chữa bài. 
- HS đọc y/c và làm bài rồi chữa bài. 
- Kết quả.
a) ; b) c: 
- HS đọc y/c và làm bài rồi chữa bài. 
- Kết quả: 
- HS đọc y/c và làm bài rồi chữa bài. 
- Chiều dài hình chữ nhật là: 
- Diện tích hình chữ nhật là: 
- Lắng nghe, thực hiện.
KHOA HỌC
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ.
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.
- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.
- Biết sử dụng từ “nhiêt độ” trong diễn tả sự nóng - lạnh.
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
	B. Chuẩn bị:
- GV: 1số loại nhệt kế, phích nước sôi, 1 ít nước đá, 3 chiếc cốc. 
C. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
I. Bài cũ:
- Kể vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
II.Bài mới: 
* GTB : Nêu mục tiêu tiết hoc. 
HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
- Kể tên 1 số vật nóng hoặc lạnh thường gặp hằng ngày.
+ Một vật có thể là vật nóng so với vật này, nó là vật lạnh so với vật khác.
- GV: Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật.
- Y/c HS cho ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau, vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia.
HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế.
- Giới thiệu 2 loại nhiệt kế: Đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ không khí.
+ Cách đọc nhiệt kế : 
- Y/c HS đo nhiệt độ của 2 cốc nước; đo nhiệt độ cơ thể.
 - Vài HS lên kiểm tra lại.
III. Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại nội dug và nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu miệng.
+ HS khác nhận xét.
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS làm việc cá nhân: Nêu được các vật nóng lạnh: đá lạnh, than,...
+ Vài HS nêu.
+ Lấy ví dụ minh hoạ.
+ HS nối tiếp nhau nêu ví dụ:
 + Nước lạnh và nước nóng...
- HS quan sát và mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và cách đọc nhiệt kế.
- HS thực hành đo và nêu kết quả.
- HS đọc phần bóng đèn toả sáng.
- HS lắng nghe.
 Thứ năm ngày 9 tháng 3 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
A. Mục tiêu:
- HS viết được đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng viết được đoạn văn khi làm bài văn tả cây cối.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết dàn ý quan sát.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ:
- 2 HS nêu dàn ý của bài văn miêu tả cây cối.
- GV nhận xét.
II. Bài mới:
1. GTB: GV nêu yờu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Viết một đoạn văn miêu tả cây bóng mát.
- GV nhận xét.
Bài 2: Viết đoạn văn miêu tả cây ăn quả.
- GV nêu y/c của bài, nhắc HS:
+ Chọn viết một đoạn thân bài.
- GV nhận xét những bài văn viết hay.
- Cho HS nghe một số đoạn viết hay.
- GV có thể sửa một số lỗi điển hình HS mắc phải.
III. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu dàn ý.
- HS lắng nghe.
- HS đọc y/c của bài tập, 
- HS làm bài.
- HS nêu miệng kết quả bài viết.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS làm bài.
- HS nêu miệng kết quả bài viết.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe thực hiện.
TOÁN
TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
A .Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
B .Chuẩn bị:
- GV vẽ sẵn hình ví dụ sgk vào giấy khổ to.
C.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ: Gọi HS chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét.
II.Bài mới:
*GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: Giới thiệu cách tìm phân số của một số.
a) GV nhắc lại bài toán tìm một phần mấy của một số.
+ của 12 quả cam là mấy quả cam.?
b) GV nêu: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi số cam trong rổ là bao nhiêu quả?
+ Muốn tìm của số 12 ta làm như thế nào?
VD: Tìm của 15, ....
HĐ2:Thực hành:
Bài 1 : Tóm tắt:
Có: 35 học sinh.
Trong đó số HS xếp loại khá.
Tính số HS khá?
Bài 2: Chiều dài của sân trường : 120 m.
Chiều rộng bằng chiều dài.
Tính chiều rộng.
III. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS chữa bài.
- Lớp nhận xét thống nhất kết qủa.
- HS lắng nghe.
HS tính nhẩm.: 12 : 3 = 4(quả).
-Tìm số cam trong rổ.
- Tìm số cam trong rổ.
- Vậy của 12 quả cam là 8 quả cam.
- 12 x = 8 (quả)
 Bài giải:
 số quả cam trong rổ là:
 12 x = 8 (quả)
 Đáp số: 8 (quả)
15 x = 9.
 HS tự làm bài, chữa bài, củng cố.
Bài giải:
Số HS xếp loại khá của lớp đó là:
35 x = 21( hs).
Đáp số: 21 học sinh khá:
Bài 2: 
 Lắng nghe.
-Thực hiện.
LỊCH SỬ
Tiết 25: TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH
I. MỤC TIÊU
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút.
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:Kiểm tra +Giới thiệu bài .- Cho HS nêu lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến nhà Hậu Lê
- GV nhận xét, giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
GV dựa vào SGK và tài liệu tham khảo mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI :Vua chỉ bày trò ăn chơi xa đoạ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện, do vậy nhân dân mỉa mai gọi vua Lê Uy Mục là vua Quỷ .Quan lại trong triều chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau..
Hoạt động 3:Làm việc cá nhân
GV cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi theo phiếu :
-Sau năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì?
- Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn như thế nào ?
Hoạt động 4:Làm việc cả lớp 
- GV cho cả lớp thảo luận cỏc cõu hỏi:
+ Chiến tranh Trịnh nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
+ Cuộc chiến tranh này gây ra hậu quả gì?
- GVnhận xét bổ sung thêm cho HS 
-Gội 2 HS nêu phần tóm tắt cuối bài 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. 
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV dặn dò, nhận xét 
-2 HS nêu
HS theo dõi 
- Sau năm 1592, họ Trịnh, họ Nguyễn đánh nhau bảy lần 
- Nước ta bị chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài
- vì quyền lợi, các dòng họ cầm quyền đó đánh giết lẫn nhau 
- Nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt 
2 HS nêu
ĐỊA LÝ
Tiết 25: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Chỉ hoặc điền được vị trí đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
- Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội ,TPHCM, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của thành phố này.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	GV : bản đồ hành chính Việt Nam 
 	 Lược đồ trống VN 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra +giới thiệu bài 
- GV cho HS chỉ vị trí của TP Cần Thơ trên bản đồ VN 
- Nêu dẫn chứng thể hiện TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông CL
- GV nhận xét giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập 
-GV gọi HS đọc câu hỏi 1,GV treo bản đồ trống VN lên bảng yêu câu HS lên bảng điền các địa danh nêu ở câu 1: đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai 
- Sau khi HS điền xong GV cho HS trình bày kết quả
+ Tiếp theo GV cho các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng số liệu so sánh về thiên nhiên của đồng bằng BB và đồng bằng (theo câu hỏi 2 SGK)
GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng 
+ GV gọi HS đọc câu hỏi 3 SGK suy nghĩ trả lời 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
-GV cùng HS hệ thống bài 
-GV dặn dò, nhận xét 
HS lên bảng trả lời 
HS lên bảng điền các địa danh vào bản đồ
HS thảo luận theo nhóm 4 và hoàn thành bảng so sánh 
- HS phát biểu kết quả của nhóm mình 
HS đọc và trả lời
a.S b.Đ
c.S d.Đ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 GIAO LƯU HÁT DÂN CA
A. Mục tiêu.
- HS biết sưu tầm và hát các bài dân ca của địa phương mình và các địa phương khác trong cả nước.
- Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu mến, gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt.
	B. Chuẩn bị:
- Các tập bài hát dân ca, các bài dân ca quen thuộc của địa phương, các bài dân ca được viết thêm lời mới.
- Âm thanh, loa đài, đàn organ và một số nhạc cụ dân tộc khác (nếu có).
C. Các bước tiến hành.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV:
- Phổ biến cho HS nắm được:
+ Nội dung: Giao lưu hát các bài dân ca, c

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc