Giáo án Lớp 5, 6 tuổi - Giáo Dục Âm Nhạc - Đề tài: Hát và vận động bài "Cả Nhà thương Nhau" Nhạc và lời Phan Văn Minh

Lập Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Có Chủ Đích Cho Trẻ MN

Họ Và Tên: Đỗ Thị Hà

Ngày Soạn:

Ngày Dạy.

Đối tượng: 5 - 6 Tuổi

Thời Gian: 30 - 35 Phút

Chủ Đề: Gia Đình

Hoạt Động: Giáo Dục Âm Nhạc

Đề Tài: Hát và vận động bài "Cả Nhà thương Nhau" Nhạc và lời Phan Văn Minh

NDKH: Nghe hát: "Mẹ yêu con" Nhạc và lời Nguyễn Văn Tý

Trò chơi âm nhạc: Tiếng hát ở đâu

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến Thức:

- Trẻ hát đúng, hát thuộc lời, giai điệu tiết tấu của bài hát "Cả nhà thương nhau"

- Trẻ vận động, múa đẹp phù hợp với nội dung bài "Cả nhà thương nhau"

- Biết tham gia các trò chơi âm nhạc, nghe và yêu thích hoạt động âm nhạc.

2 Kĩ Năng:

- Cung cấp cho trẻ kĩ năng hát đúng, hát rõ lời giai điệu, tiết tấu của bài "Cả nhà thương nhau"

- Cung cấp cho trẻ kĩ năng vận theo nhạc một cách mềm mại đúng nhạc, đúng tiết tấu.

- Cung cấp kĩ năng về trò chơi âm nhạc, kĩ năng nghe nhạc.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quý trọng những người trong gia đình.

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 8314Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5, 6 tuổi - Giáo Dục Âm Nhạc - Đề tài: Hát và vận động bài "Cả Nhà thương Nhau" Nhạc và lời Phan Văn Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lập Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Có Chủ Đích Cho Trẻ MN
Họ Và Tên: Đỗ Thị Hà
Ngày Soạn:
Ngày Dạy.
Đối tượng: 5 - 6 Tuổi
Thời Gian: 30 - 35 Phút
Chủ Đề: Gia Đình
Hoạt Động: Giáo Dục Âm Nhạc
Đề Tài: Hát và vận động bài "Cả Nhà thương Nhau" Nhạc và lời Phan Văn Minh
NDKH: Nghe hát: "Mẹ yêu con" Nhạc và lời Nguyễn Văn Tý
Trò chơi âm nhạc: Tiếng hát ở đâu
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến Thức:
- Trẻ hát đúng, hát thuộc lời, giai điệu tiết tấu của bài hát "Cả nhà thương nhau"
- Trẻ vận động, múa đẹp phù hợp với nội dung bài "Cả nhà thương nhau"
- Biết tham gia các trò chơi âm nhạc, nghe và yêu thích hoạt động âm nhạc.
2 Kĩ Năng:
- Cung cấp cho trẻ kĩ năng hát đúng, hát rõ lời giai điệu, tiết tấu của bài "Cả nhà thương nhau"
- Cung cấp cho trẻ kĩ năng vận theo nhạc một cách mềm mại đúng nhạc, đúng tiết tấu.
- Cung cấp kĩ năng về trò chơi âm nhạc, kĩ năng nghe nhạc.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quý trọng những người trong gia đình.
II- CHUẨN BỊ
1. Kiến thức của cô:
- Hát thuộc, hát đúng về cao độ của bài hát "Cả nhà thương nhau.
- Chuẩn bị những động tác múa phụ họa, đơn giản phù hợp với nội dung bài hát "Cả nhà thương nhau, và các cách thức tổ chức trò chơi.
2. Đồ dùng học tập:
 - Đàn ogan, nhạc bài hát "Cả nhà thương nhau", "Mẹ yêu con”
III- CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt Động Của Cô
Hoạt Động Của Trẻ
* Ổn định, gây hứng thú
(Cô cho trẻ đọc bài đồng dao "Gánh gánh, gồng gồng)
+ Cô chào tất cả chúng con!
+ Bây giờ các con đọc cùng cô bài đồng dao "Gánh gánh, gồng gồng" nào!
+ Cô và các con vừa đọc bài đồng dao có tên là gì? 
+ trong bài đồng dao có những ai?
→ Các con ơi, cô và các con ai cũng có ông bà, bố mẹ và rất nhiều người thân, đó chính là những người thân trong gia đình, gia đình là nơi chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, nơi mà các con nhận được nhiều tình yêu nhất. Vì vậy các con phải chăm ngoan, học giỏi lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ để ông bà cha mẹ được vui lòng nhé.
Hoạt động 1. Dạy Hát
+ Hôm nay cô sẽ cho lớp mình được làm quen với bài hát các con có thích không?
+ Bây giờ các chú ý lắng nghe nhé. (Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát "Cả nhà thương nhau" và giới thiệu tên bài hát, tên tác giả)
+ Cô vừa cho chúng con nghe bài hát "Cả nhà thương nhau" nhạc và lời của tác giả Phan Văn Minh đấy.
+ Các có muốn hát được bài hát này không?
+ Bây giờ các con nghe cô hát trước và các con sẽ hát lại sau nhé.( Cô hát mẫu lần 1)
( Cô hát mẫu lần 2, sau đó cô cho trẻ hát cả lớp hát 2 lần, theo nhóm, cá nhân thi đua hát)
Các con thật là giỏi các con đã hát thuộc bài hát "Cả nhà thương nhau" , các con hát rất là hay, cô khen lớp mình bằng một tràng pháo tay nào.
+ Các con ơi, để bài hát được hay hơn cần phải làm gì nữa?
+ Để bài hát thêm sinh động và hay hơn nữa. Hôm nay cô sẽ day chúng mình vận động bài "Cả nhà thương nhau" này nhé
( Cô hát cùng vận động mẫu lần 1)
( lần 2 cô vừa làm vừa phân tích động tác)
+ Câu 1 "Ba thương con" tay trái cô để lên ngực. "Vì con giống mẹ" tay phải cô để lên ngực.
+ Câu 2"Mẹ thương con" tay phải cô vuốt để lên cao. Câu"Vì con giống ba" tay trái cô vuốt để lên cao, chân nhún theo nhịp bài hát.
Câu 3 "Cả nhà ta cùng yêu thương nhau" cầm tay người bên cạnh nghiêng sang phải và nghiêng sang trái chân nhún theo nhịp.
Câu 4 "Xa là nhớ" hai tay đưa lên cao và làm động tác vẫy chào.
Câu 5 "gần nhau là cười" ngón trỏ của 2 bàn tay để lên má gần miệng và lắc lư đầu theo nhịp.
+ Cô vừa làm xong các động tác của bài hát "Cả nhà thương nhau" rồi đấy. các con có muốn vừa hát vừa vận động không?
( cô cho trẻ vừa hát vừa vận động 2 lần, cho trẻ múa hát theo nhóm, cá nhân)
Hoạt động 2. Ôn Luyện Và Củng Cố
+ Các con vừa được hát và vận động bài hát gì nào?
+ Nhạc và lời của bài hát do ai sáng tác?
+ Các con có nhận xét gì về giai điệu của bài hát?
Các con rất là giỏi, cô khen các con một tràng pháo tay nào.
+ Bây giờ cô mời cả lớp cùng hát và vận động lại bài hát "Cả nhà thương nhau" cùng cô nhé!
( Cô cho cả lớp hát và vận động 2 lần, mời nhóm, cá nhân thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời)
 - Cô nhận xét, khen trẻ
Hoạt Động 3. Nghe hát
+ Hôm nay cô rất là vui, vì tất cả các con hôm nay rất là ngoan, học rất là giỏi vì vậy cô sẽ thưởng cho lớp mình một bài hát rất là hay. Các con có thích không?
(Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát "Mẹ yêu con" nhạc và lời Nguyễn Văn Tý)
+ Các con vừa được cô cho nghe bài hát "Mẹ yêu con" của tác giả Nguyễn Văn Tý đấy.
+ Bây giờ các con có muốn cô hát cho chúng con nghe không?
(Cô hát cho trẻ nghe lần 1)
+ Các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
+ Bài hát này do ai sáng tác?
(Cô trò chuyện về nội dung bài hát, và giáo dục trẻ)
Giáo dục: Các con ạ! Bài hát "Mẹ yêu con" thể hiện tình cảm của người mẹ đối với các con của mình, mẹ luôn rất yêu thương con cái mình. Vì thế, chúng mình phải biết kính trọng, phải ngoan, nghe lời cha mẹ, và phải học thật giỏi để đền đáp công ơn của bố mẹ đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, chúng con nhớ chưa nào!.
(Cô hát lần 2 cùng múa phụ họa, khuyến khích trẻ hát cùng cô, hưởng ứng theo giai điệu bài hát)
Hoạt động 4. Trò chơi âm nhạc
+ Hôm nay cô thấy lớp mình hát rất là hay múa thật dẻo cô sẽ thưởng cho lớp chúng mình 1 trò chơi các con có thích không nào?
- Trò chơi: Tiếng Hát ở đâu
(Cô giải thích cách chơi)
Cách chơi. Cả lớp đứng thành vòng tròn, và có một bạn sẽ đứng giữa vòng tròn và bịt mắt lại, cô sẽ cắt cừ 3 -4 bạn đứng ngoài vòng tròn hát lên một đoạn trong một bài hát nào đấy, bạn bịt mắt phải đoàn được tiếng hát đó phát ra từ phái nào.
Luật chơi: Trong vòng 1 phút mà bạn không đoán được thì sẽ là người thua, và phải làm theo yêu cầu của cô và cả lớp nhé!
- Chúng con đã sẵn sàng chưa?
(Cô cho trẻ chơi 2-3 lần)
Giáo dục: Tiết học hôm nay cô thấy lớp mình có rất nhiều bạn ngoan, để ý học bài, các bạn đó thật là những người biết vâng lời. Cô khen tất cả các bạn đó. Nhưng cô cũng rất ;là buồn vì còn một số bạn còn chưa để ý học, trong giờ còn nghịch, các con cố gắng lần sau trong giờ học phải để ý chú tâm học bài không nghịch phá nữa, các con có hứa với cô không.
Kết thúc: 
+ Bây giờ các con cùng đọc với cô bài thơ "Con yêu mẹ" và làm cánh chim bay ra ngoài nhé.
- Chúng con chào các cô ạ!
- Trẻ đọc bài đồng dao!
- gánh gánh, gồng gồng.
- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe
- Vâng ạ 
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe cô
- Có ạ
- Vâng ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát
- Trẻ hát
- Trẻ vỗ tay
- kết hợp với vận động minh họa
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát
- Có ạ
- Trẻ vừa hát và vận động theo nhóm, cá nhân.
- Bài "Cả nhà thương nhau" ạ!
- Phan văn Minh ạ!
- Trẻ vỗ tay
- Vâng ạ!
- Trẻ vừa hát và vận đông bài hát 'Cả nhà thương nhau.
- Có ạ!
- Trẻ lắng nghe giai điệu bài hát
- trẻ chú ý nghe cô
- Có ạ!
- Trẻ nghe cô hát
- Bài "Mẹ yêu con" ạ!
- Nguyễn Văn tý ạ!
- Trẻ lắng nghe cô
- Nhớ rồi ạ
- Trẻ cùng hát và múa với cô.
- Có ạ!
 Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi.
- Vâng
 - Sẵn sàng!
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe cô.
- Có ạ!
- Trẻ đọc thơ và đi ra ngoài kết thúc tiết học âm nhạc

Tài liệu đính kèm:

  • dochoat dong am nhac 45 tuoi_12189970.doc