Giáo án Lớp 5 chuẩn - Cả năm - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

TUẦN I

Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010

Tập đọc: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 ( Hồ Chí Minh)

I.- Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy bức thư.

-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài .

 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái , xúc động , đầy hi vọng , tin tưởng

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm trời nô lệ , cơ đồ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu .

 -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng , hi vọng vào học sinh Việt Nam , những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới

 -Học thuộc lòng một đoạn thơ .

3. GDHS :Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu.

II.- Đồ dùng dạy học:

 -GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 - HS : SGK , vở học.

III.- Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên

1/ Oån định tổ chức :(1’) Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

 2/ Bài mới : (29’)

a) Giới thiệu bài (1’) Nhân dịp ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà , tháng 9 năm 1945 . Bác Hồ đã gửi thư cho các em học sinh . Nội dung thư đã trông mong , khuyên nhủ các em điều gì ,cô mời các em theo dõi bài tập đọc “Thư gửi các học sinh “ sẽ rõ .

b) Luyện đọc (10’)

-Một học sinh khá đọc to cả bài một lượt .

-Học sinh đọc từng đoạn nối tiếp .

-Hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ dễ đọc sai: tưởng tượng , sung sướng, nghĩ sao , xây dựng , tám mươi năm giời nô lệ , vui vẻ

-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài

 

doc 805 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 chuẩn - Cả năm - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iác như SGK .
 -Phấn màu , thước kẻ ,êke .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : (1 phút)
2– Kiểm tra bài cũ : (4 phút) 
+Kể tên các loại góc mà em đã học ?
+Hãy nêu mối quan hệ giữa các góc với góc vuông ? 
 - Nhận xét.
3 – Bài mới : (25 phút)
 a– Giới thiệu bài : (1 phút)
-Hát
*Chẳng hạn:
+Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt 
+Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc vuông bé hơn góc tù, góc bẹt bằng 2 lần góc vuông .
- HS nghe
b– Hoạt động : (24 phút)
 *Giới thiệu đặc điểm hình tam giác và các dạng hình tam giác 
-Gắn mô hình hình tam giác lên bảng.
 A
 B C
+Tam giác ABC có mấy cạnh, mấy đỉnh?
+Hãy nêu tên các góc của tam giác (tên đỉnh và các cạnh tạo thành )
-Treo mô hình 3 tam giác như SGK .
 (1) (2) (3)
+Nêu đặc điểm các góc của hình tam giác ?
* Giới thiệu đáy, đường cao và chiều cao của hình tam giác.
-Vẽ 1 tam giác có 3 góc nhọn, y/c HS dưới lớp vẽ ra giấy nháp .
 A
 B H C
-Gọi 1 HS lên vẽ 1 đường thẳng đi qua A và vuông góc với BC .
+Đường thẳng qua A vuông góc với BC cắt BC tại H còn gọi là gì ?
+Hãy nêu mối quan hệ giữa AH và BC ?
*Giới thiệu: Trong tam giác ABC: cạnh BC gọi là đáy, AH là đường cao tương ứng với đáy BC. Độ dài AH là chiều cao.
-Treo hình vẽ có đường cao .
-Y/c HS xác định đường cao tương ứng với đáy BC trong từng tam giác .
+Nêu vị trí của đường cao trong từng tam giác .
 * Thực hành :
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài .
-Y/c HS làm bài vào vở .
-Gọi 3 HS đọc bài làm , HS dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra .
Bài 2: 
-Vẽ hình lên bảng .
-Y/c HS vẽ hình rồi làm bài vào vở, gọi 3 HS lên bảng làm .
-Nhận xét , sửa chữa .
Bài 3:Đọc đề toán .
-Y/c HS thảo luận nhóm 2, tìm cách so sánh diện tích các hình theo Y/c đề bài .
-Cho HS làm theo nhóm đôi , trình bày kết quả .
-Nhận xét , sửa chữa .
-HS theo dõi .
+3 cạnh, 3đỉnh .
+Góc đỉnh A, cạnh AB và AC .
 Góc đỉnh B , cạnh BC , BA.
 Góc đỉnh C , cạnh CA , CB 
-HS quan sát .
+TG (1) có 3 góc nhọn .
+TG (2) có 1 góc tù và 2 góc nhọn .
+TG (3) có 1 góc vuông và 2 góc nhọn .
- HS vẽ vào giấy nháp .
-1HS lên bảng vẽ cả lớp vẽ vào giấy nháp .
+Đường cao AH .
+AH vuông góc với BC .
-HS nghe .
-HS quan sát .
+TG 1: AH là đường cao ứng với đáy BC .
+TG 2: AK là đường cao ứng với đáy BC.
+TG3: AB là đường cao ứng với đáy BC 
Bài 1
-HS đọc đề .
-HS làm bài .
-3 HS nêu kết quả ,cả lớp đổi chéo vở kiểm tra .
Bài 2
-HS theo dõi .
-HS làm bài .
Bài 3
-HS đọc đề toán .
+Cách 1: đếm số ô vuông của các hình 
+Cách 2: Cắt rồi đặt chồng lên nhau .
-Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp đôi diện tích hình tam giác EDC .
4– Củng cố : (3 phút)
+Nêu các đặc điểm của tam giác ?
+Phân biệt đường cao và chiều cao của tam giác ?
5– Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Diện tích tam giác . 
-HS nêu .
Hs theo dõi
----------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I - Mục tiêu :
1 / Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho : bố cục , trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết , cách diễn đạt , trình bày .
2/ Biết tham gia sửa lỗi chung , biết sửa lỗi trong bài viết của mình, tự viết 1 đoạn cho hay hơn .
II- Đồ dùng dạy học : 
-1 số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp : dùng từ , đặt câu 	
III - Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- Kiểm tra vở, chấm điểm đơn xin được học môn tự chọn .
- Nhận xét.
2-Bài mới : (25 phút)
a-Giới thiệu bài : (1 phút)
Tiết TLV trả bài hôm nay, các em sẽ thấy được các lỗi mà mình đã mắc phải. Từ đó biết cách khắc phục và làm bài tốt hơn .
-2 HS nộp vở .
-HS lắng nghe
b-Nhận xét chung về kết ảu làm bài : (10 phút)
*Nhận xét về kết quả làm bài :
-Ghi đề bài kiểm tra lên bảng. 
+Đề bài thuộc thể loại gì ? nội dung trọng tâm ?
+ Lưu ý những điểm cần thiết về bài văn tả người .
-Nhận xét kết quả bài làm .
+Ưu điểm : Về nội dung, về hình thức trình bày.
+Khuyết điểm : Về nội dung, về hình thức trình bày.
-Hướng dẫn chữa 1 số lỗi điển hình về ý, diễn đạt :
-Nêu 1 số lỗi điển hình và hướng dẫn HS sửa lỗi .
-GV cho HS nhận xét và lần lượt chữa từng lỗi .
-Chữa lại bằng phấn màu .
*Thông báo điểm số cụ thể cho từng HS.
c-Trả bài và hướng dẫnHS chữa bài : (14 phút)
-GV trả bài cho học sinh .
-Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi .
-Đọc 1 số đoạn văn hay , bài văn hay cho cả lớp cùng nghe.
-Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn vừa đọc.
-Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm .
-Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
-Lớp nhận xét .
-HS đọc thầm lại các đề bài .
-Một số HS nêu miệng. 
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi .
-1 số HS lên bảng chữa, lớp tự chữa trên nháp.
-HS nhận xét .
-Nhận bài .
-Đọc lại bài của mình , tự chữa lỗi. 
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn .
-Làm việc cá nhân .
-Đọc bài viết của mình .
4- Củng cố dặn dò : (5 phút)
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà viết lại những đoạn văn, ôn tập để chuẩn bị thi HK I.
-HS lắng nghe.
---------------------------------
LỊCH SỬ
ÔN TẬP HỌC KÌ I
---------------------------------
SINH HOẠT
	I/Nhận xét chung:
	1/Ưu điểm:
	-Đi học đúng giờ, chuyên cần.
	-Chuẩn bị đồ dùng học tập tốt, xây dựng bài sôi nổi.
	-Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt đầu giờ tốt.
	-Tác phong gọn gàng, đúng qui định, vệ sinh sạch sẽ.
	-Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
	2/Khuyết điểm:
	-Ít tập trung nghe giảng, hay làm việc riêng trong giờ học ( Vy)
	*Tuyên dương: Hoa
	*Phê bình: Vy
,*Tổng kết vườn hoa điểm mười: Khen những HS đạt nhiều điểm mười nhất.
	II/ Nhiệm vụ tuần đến:
	-Chấp hành tốt nội qui lớp học.
	-Oân bài cũ, xem bài chuẩn bị tuần đến KTCKI
	-Thực hiện mặc đồng phục theo qui định chung, tham gia sinh hoạt đội. 
-Khắc phục những tồn tại của tuần trước.
1	III/ Văn nghệ:
-Cho học sinh thi hát những bài hát có: cỏ, cây, hoa, lá.
-------------------------------------------------
TUAN 18
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tập đọc :
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)
 I- Mục tiêu:
 1-Kiểm tra lấy điểm tập đọc của (kĩ năng đọc thành tiếng)
 2-Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài TĐ thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
 	3-Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ
II- Đồ dùng dạy học:
-Băng dính, bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm trình bày bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
-Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
+Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân
-GV nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới: (25 phút)
a) Giới thiệu bài: (1 phút)Tiết ôn tập chúng ta cùng nhau thống kê lại các bài TĐ trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
-Đọc bài và trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
b)Kiểm tra Tập đọc: 24 phút)
 - Kiểm tra 5 em.
 - Tổ chức kiểm tra:
 +Gọi từng HS lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
 + Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
 + Cho HS làm bài tập (chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu khổ to để các em làm bài).
 - Cho HS làm bài và trình bày kết qua.û 
 - Nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
 c) Lập bảng thống kê: 
 GIỮ LẤY MÀU XANH
-HS bốc thăm, chuẩn bị trong 2 phút.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
-1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Các nhóm làm vào phiếu, xong đem dán phiếu lên bảng.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
TT
1
2
3
4
5
6
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Chuyện một khu vườn nhỏ
Văn Long
Văn
Tiếng vọng
Nguyễn quang Thiều
Thơ
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
 3) Củng cố: (3 phút)
+Nêu nhận xét về nhân vật bạn nhỏ trong bài người gác rừng tí hon ?
-GV nhận xét và chốt lại:
 +Cậu bé gác rừng là người rất yêu rừng, yêu thiên nhiên. Bạn rất thông minh, dũng cảm trong việc bắt bọn chặt gỗ để bảo vệ rừng.
 +HS nhận xét
 -Lớp nhận xét
4) Nhận xét, dặn dò: (2 phút)
 -Nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà luyện đọc thêm.
-Lắng nghe.
---------------------------------------------------
Toán :
DIỆN TÍCH TAM GIÁC
I– Mục tiêu :
Giúp HS : 
-Hình thành được công thức tính diện tích tam giác, thuộc quy tắc tính.
-Thực hành tính đúng diện tích tam giác dựa vào số đo cho trước .
 II- Đồ dùng dạy học :
 	-GV: 2 HTG bằng nhau đủ lớn để HS quan sát , keo dán và kéo .
 	 HS : 2 HTG bé hơn , thước , êke .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : (1 phút)
2– Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
+Nêu cách so sánh diện tích hình chữ nhật và DT hình tam giác bài tập 3.
3 – Bài mới : (25 phút)
 a– Giới thiệu bài : (1 phút) Diện tích tam giác
-Hát
- Cách 1: Đếm số ô vuông của các hình 
- Cách 2: Cắt rồi đặt chồng lên nhau .
- HS nghe .
b– Hoạt động : (24 phút)
 *HD HS cắt ghép tam giác để tạo thành HCN 
-Đưa ra 2 HTG đã chuẩn bị, y/c HS đưa ra 2 tam giác. 
 1 2
 A B
 1 2
 D H C
+So sánh 2 tam giác ?
+Nêu cách so sánh ?
-Yêu cầu HS lấy 2 tam giác , xác định các đỉnh , kẻ đường cao xuất phát từ đỉnh A .
-Dùng kéo cắt dọc dường cao AH của 1 tam giác ta được gì ?
-Ghép 2 HTG(1)và (2) với HTG còn lại để tạo thành HCN .
-Gắn lên bảng .
 * Hình thành công thức .
+Xác định đáy và chiều cao của tam giác ?
+So sánh chiều dài HCN vừa ghép được với độ dài đáy của tam giác ?
+So sánh chiều rộng HCN vừa ghép được với chiều cao của tam giác ?
+So sánh diện tích HCN với diện tích tam giác .Vì sao ?
-Vậy 2 lần diện tích tam giác bằng diện tích HCN
+Nêu cách tính diện tích HCN ?
-Viết lên bảng công thức tính diện tích hình chữ nhật.
+Chiều dài HCN bằng yếu tố nào của tam giác ?
+Chiều rộng của HCN bằng yếu tố nào của TG ?
+Vậy dt HTG tính bằng cách nào ?
+Nếu gọi S là dt , a là đáy , h là chiều cao.Viết công thức tính diện tích tam giác ?
+Phát biểu công thức bằng lời ?
+Hai tam giác bằng nhau .
+Chồng 2 tam giác lên vừa khít .
 -HS xác định, kẻ đường cao trên tam giác của mình .
-HS thực hành cắt , ta được 2 hình tam giác.
- HS trình bày cách ghép .
-HS quan sát .
- Xác định đáy và chiều cao của tam giác.
+Chiều dài HCN bằng độ dài đáy của tam giác .
+Chiều rộng HCN bằng chiều cao của tam giác .
+DT HCN gấp đôi dt HTG .Vì HCN được ghép bỡi 2 HTG bằng nhau .
+Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng 1 đơn vị đo).
+Bằng độ dài đáy .
+Bằng độ dài chiều cao .
+Diện tích hính tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 .
*S = a x h :2
Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo ) rồi chia cho 2 .
* Thực hành :
*Bài 1 : -Nêu yêu cầu bài tập .
-Gọi 2 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở .
-Nhận xét , sửa chữa .
*Bài 2:-Y/c HS đọc đề bài .
+Hai đơn vị đo của đáy và chiều cao câu a như thế nào ?
-Gọi 2 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở .
-Nhận xét , sửa chữa .
*Bài 1
-Tính diện tích tam giác .
a)Diện tích HTG : b)Diện tích tam giác ;
8 x 6 :2 = 24 (cm2) 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38dm2
ĐS : 24 cm2 ĐS : 1,38 dm2
*Bài 2
+đáy và chiều cao khác đơn vị đo .
-HS làm bài . Đổi 24dm = 2,4m
a) Diện tích hình tam giác: b) Diện tích hình tam giác:
 5 x 2,4 : 2 = 6(m2) 42,5 x 5,2 = 221(m2)
Đáp số: a) b) 221m2
4– Củng cố : (3 phút)
+Nêu công thức và qui tắc tính diện tích tam giác ?
5– Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập
-3 HS nêu .
- Hs theo dõi
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
-----------------------------------------------------
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
CHÍNH TA Û(Nghe - viết ):
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết2)
`	 I- Mục tiêu:
 	1)Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng cho HS.
2)Biết lập bảng thống kê liên quan đến nội dung các bài tập đọc chủ điểm Vì hạnh phúc con người
II- Đồ dùng dạy học:
 -4 tờ giấy khổ to, bút dạ để các nhóm làm bài tập.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 -Cho HS nhắc lại một số bài về chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- Nêu miệng
2) Bài mới: (25 phút)
a) Giới thiệu bài: (1 phút)Tiết học hôm nay cô sẽ kiểm tra đọc lấy điểm . Sau đó các em sẽ ôn luyện thông qua việc làm một số bài tập
b) Kiểm tra tập đọc: (8 phút)
 - Kiểm tra số HS còn lại ở tiết 1
 -Gọi từng HS lên bốc thăm.
 -Cho HS đọc và trả lời câu hỏi.
c) Lập bảng thống kê: (8 phút)
Vì hạnh phúc con người
 - HS lắng nghe.
- HS lần lượt lên kiểm tra.
 -HS lên bốc thăm .
 - HS đọc và trả lời câu hỏi.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
Phun-tôn Uôc-Slê
Văn
2
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Thơ
3
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
Văn
4
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
Thơ
5
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
Văn
6
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
Văn
d) Trình bày ý kiến: (8 phút)
 -Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Các em đọc lại hai bài thơ: Hạt gạo làng ta và Ngôi nhà đang xây.
 + Chọn những câu thơ trong hai bài em thích .
 + Trình bày những cái hay của những câu thơ em đã chọn.
 -Cho HS làm bài, phát biểu ý kiến
 -GV nhận xét.
 -1HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS đọc thầm hai bài thơ và làm bài
-Lớp nhận xét
4) Củng cố, dặn dò: (5 phút)
-GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 2.
Hs theo dõi
Toán :
LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :
Giúp HS : 
-Củng cố công thức tính diện tích tam giác .
-Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài 2 cạnh góc vuông ).
 II- Đồ dùng dạy học :
 	- Êâke .
 	 III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : (1 phút)
2– Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
+Nêu qui tắc và công thức tính diện tích tam giác ?
 - Nhận xét .
3 – Bài mới : (25 phút)
 a– Giới thiệu bài : (1 phút) Luyện tập
-Hát
-3 HS nêu.
- HS nghe .
b– Hoạt động : (24 phút)
*Bài 1:
-Yêu cầu 1 hS đọc đề bài .
+Nêu qui tắc tính dt tam giác .
+Trong trường hợp đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo ta phải làm gì ?
-Gọi 2 HS lên bảng , HS còn lại làm vào vở .
-Nhận xét.
*Bài 2:
-Y/c HS đọc đề bài .
-Vẽ hình lên bảng .
 B D
 A C E G
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài .Dưới lớp vẽ hình vào vở và làm bài .
+Trong tam giác vuông đường cao và cạnh đáy có gì đặc biệt ?
*Bài 3:
+Nêu y/c bài tập a ?
-Vẽ hình lên bảng .
 A
 3cm
 B 4cm C
+Xác định đáy và chiều cao tương ứng .
+Nêu cách tính dt hình tam giác vuông ?
-Gọi 1 HS lên bảng làm , HS khác làm vào vở .
-Nhận xét , sửa chữa .
-Cho HS làm câu b, gọi vài HS nêu miệng kết quả.
 D
 5cm 3cm
 E G
 *Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề câu a .
-Cho HS thảo luận theo nhóm 4 tìm số đo các cạnh hình chữ nhật ABCD .
-Nêu kết quả tìm được .
-Tính dt hình tam giác ABC .
-Tương tự cho HS làm câu b)
*Bài 1
-HS đọc đề .
+HS nêu .
+Đổi về cùng đơn vị đo .
-HS làm bài .
a)Diện tích tam giác là : b) Đổi 16dm = 1,6 m
 30,5 x 12 : 2 = 183 (cm2) Diện tích tam giác là 
 ĐS :183cm2 1,6 x 5,3 ; 2 = 4,24 (m2)
 ĐS : 4,24 m2
 *Bài 2
-HS đọc đề .
-HS theo dõi .
HS làm bài .
*Hình 1: Đáy AC , đường cao AB, hay đáy AB đường cao AC.
*Hình 2: Đáy DE , đường cao DG ,hay đáy DG , đường caoDE .
+Đường cao và cạnh đáy là 2 cạnh góc vuông .
*Bài 3
+Tính dt hình tam giác vuông ABC .
-HS theo dõi .
+Đáy AB , chiều cao BC (hoặc đáy BC, chiều cao AB ).
-HS nêu .
 Diện tích tam giác vuông ABC là :
 4 x 3 : 2 = 12 (cm2)
 ĐS: 12cm2
-HS nhận xét .
-HS làm câu b)
Kết quả : 7,5 cm2
*Bài 4
-HS đọc đề .
-HS thảo luận .
AB = 4cm ; BC =3cm
 Diện tích hình tam giác là :
 4 x 3 :2 = 6(cm2)
 ĐS : 6cm2
HS làm câu b)
-Kết quả: 7,5cm2
4– Củng cố : (3 phút)
+Nêu cách tính dt hình tam giác vuông ?
5– Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung
-2 HS nêu .
-HS nghe .
-----------------------------------------
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3)
I- Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	-Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
	-Thăm như tiết 1.
	-Giấy khổ to.
III- Các hoạt động Dạy- Học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Oån định lớp: (1 phút)
2-Oân tập: (30 phút)
a- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
-Cho HS lên bắt thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
b-Bài tập 2:
-Giải thích:
*Sinh quyển: Môi trường động, thực vật
*Thủy quyển: Môi trường nước.
*Khí quyển: Môi trường không khí.
- Cho HS làm việc theo nhóm 4, thảo luận và cử đại diện trình bày.
-Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
*Tổng kết vốn từ môi trường
-Hát
- Bắt thăm và đọc bài.
Sinh quyển
Thủy quyển
Khí quyển
Các sự vật trong môi trường
Rừng; con người; thú (hổ, báo cáo, chồn, khỉ..); chim (cò, vạc, bồ nông,..; cây lâu năm (lim, gụ, sến, táu,..); cây ăn quả (cam, quýt, xoài,..); cây rau (rau muống, cải cúc, bí,..); cỏ,
Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương,.
Bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,
Những hành động bảo vệ môi trường
Trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi trọc; chống đốt nương; trồng rừng ngập mặn; chống đánh cá bằng mìn bằng điện; chống săn bắn thú rừng; chống buôn bán động vật hoang dã; 
Giữ sạch nguồn nước; xây dựng nhà máy nước; lọc nước thải công nghiệp; .
Lọc khói công nhiệp; xử lí rác thải; chống ô nhiễm bầu không khí; 
3- Củng cố, dặn dò: (4 phút)
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh bài tập 2, viết lại vào vở.
- Tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị bài cho tiết ôn tập tiếp theo.
- Lắng nghe.
============================
Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2009
KỂ CHUYỆN:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4)
I- Mục tiêu:
	-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	-Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chợ Ta- sken.
II- Đồ dùng dạy- học:
	- Thăm như tiết 1.
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:(10 phút)
- Tiến hành kiểm tra như tiết 1.
2- HS nghe- viết bài Chợ Ta- sken. (10 phút)
- Đọc cho HS nghe toàn bài Chợ Ta- sken.
+ Bài văn nói lên điều gì ?
- Cho HS viết những từ khó .
- Đọc bài cho HS viết vào vở.
- Đọc bài cho HS soát lại.
3- Chấm và chữa bài: (10 phút)
-Cho HS đổi vở và chám bài bằng bút chì.
- Thu vở chấm bài .
- Nhận xét chung.
4- Nhận xét, dặn dò: (2 phút)
-Nhận xét tiết học.
-Xem bài cho tiết sau.
-Bắt thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
+ Bài văn tả hình dáng và trang phục của những người đi chợ ở Ta –sken
-Viết từ khó.
- Viết bài vào vở.
-Soát bài.
- Đổi vở, mở SGK dùng bút chì chấm bài.
-Lắng nghe.
----------------------------------------
KHOA HỌC :
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết :
 - Phân biệt 3 thể của chất .
 -Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác .
 - Kể tên một số chất ở thể rắn , thể lỏng , thể khí .
 - Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác .
II – Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 73 SGK .
- Bộ phiếu cho hoạt động 1.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 – Ổn định lớp : (1 phút)
2 – Kiểm tra bài cũ : (4 phút) “ Ôn tập & kiểm tra học kì I”
 +Trong các bệnh: Sốt xuất huyyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cảc đường sinh sản và đường máu ?
 - Nhận xét.
3 – Bài mới : (25 phút)
 a – Giới thiệu bài : (1 phút) “ Sự chuyển thể của chất “
-Hát
- HS trả lời.
- HS nghe .
b – Hoạt động : (24 phút)
 * HĐ 1 : Trò chơi tiếp sức :”Phân biệt 3 thể của chất” 
 @Cách tiến hành:
 * Tổ chức & hướng dẫn.
 -Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5, 6 HS tham gia chơi.
 * Tiến hành chơi .
 -Theo dõi và giúp đỡ. 
* Cùng kiểm tra .
 -Theo dõi tuyên dương những nhóm thắng cuộc.
*HĐ 2: Trò chơi:”Ai nhanh, Ai đúng ?“
 @Cách tiến hành:
 * GV phổ biến cách chơi và luật chơi. 
-Đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào giấy. Sau đó nhóm nàogiơ tay trước thì được trả lời trước. Nếu trả lời đúng thì thắng cuộc.
 * Tổ chức cho HS chơi.
- Cho HS chơi.
*Đáp án: 1-b; 2-c; 3-a
 *HĐ 3 : Quan sát & thảo luận .
 @Cách tiến hành:
 -GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyyển thể của nước.
 - Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ nêu trên, GV yêu cầu HS tự tìm thêm các ví dụ khác.
*HĐ 4: Trò chơi: “Ai nhanh, Ai đúng?” 
 @Cách tiến hành:
* Tổ chức & hướng dẫn .
-Chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm mmột số phiếu trắng bằng nhau.
- Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết được nhiều tên các chất có thể chuyển từ chất này sang chất khác là thắng.
 * Tổ chức chơi:
- Cho các nhóm chơi như hướng dẫn.
* Cùng kiểm tra
-Cả lớp cùng xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc. 
- Mỗi đội chọn 5, 6 HS tham gia chơi.
- Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng
- HS kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột đã đúng chưa.
- HS theo dõi.
- HS chơi.
- Hs quan sát và trả lời: 
 + H1 nước ở thể lỏng.
 + H2 Nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
 + Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí. 
- HS tự tìm thêm các ví dụ khác.
- HS theo dõi.
- Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV. Hết thời gian, các nhóm dán các phiếu của mình lên bảng.
- Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc.
4 – Củng cố : (3 phút)
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK.
5 – Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài mới: “Hỗn hợp”.
- 2 HS đọc.
- HS nghe
--------------------------------------------------
Tập đọc :
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)
I- Mục tiêu:
-Củng cố kĩ năng viết thư: biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em.	
II- Đồ dùng Dạy - Học:
	-Giấy viết thư.
III- Các hoạt động Dạy- Học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Oån định lớp: (1 phút)
2-Oân tập: (30 phút)
a- Giới thiệu bài: (2 phút)
b- Viết thư(28 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 CHUAN.doc