Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Trường PTDTBT TH Nhạn Môn

Tiết 1. Chào cờ

Tiết 2

 Tập đọc

 ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy, lưu lốt bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.

* HS(K-G)đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II.CHUẨN BỊ:

- Phiếu viết tên từng bài TĐ + HTL trong 9 tuần qua.

- Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 2.

 

doc 21 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 10 - Trường PTDTBT TH Nhạn Môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp số : 540 000 đồng.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1. Luyện Toán
Ôn tập: Phép tính số thập phân 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về các phép tính số thập phân.
- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc 
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn 
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống :
Số hạng
46,08
174,7
159,26
Số hạng
9,52
61,59
43
Tổng
........................
........................
........................
Bài 2. Đặt tính rồi tính :
	a) 63,25 + 7,19 	b) 107,6 + 71,92 	c) 37,45 + 48,7
Bài 3. Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại :
a) 86,93 + 192,6	 Thử lại :	 	 b) 328 + 65,72	Thử lại :
Bài giải
......................................................................
......................................................................
......................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
Bài 4. Tê giác mẹ nặng 2,7 tấn. Tê giác con nặng 1,03 tấn. Hỏi cả hai mẹ con tê giác nặng bao nhiêu tấn ?
c. Hoạt động 3: Nhận xét, Chữa bài 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp 
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
--------------------------------------------------------------
Tiết 3. Luyện Tiếng việt
Luyện đọc
Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
I.MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
* HS: (K-G)đọc diễn cảm các bài thơ, bài văn.
 TB-Y: Đọc lưu loát, đúng dấu thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
II.CHUẨN BỊ:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ + HTL trong 9 tuần qua.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn đinh
Hát, chuẩn bị sách vở
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài
2. Bài mới
- GV yêu cầu học sinh ôn lại các bài từ tuần 1 đến tuần 9 trong 10 phút
 - GV yêu cầu học sinh gắp thăm phiếu, về chỗ chuẩn bị trong vài phút
- Gọi hs lên đọc bài
- Nhận xét, nhắc nhở
II. Củng cố - dặn dò
- Ghi đầu bài vào vở
- Đọc lại bài
- Gắp thăm phiếu, đọc lại bài
- Đọc bài
- Lắng nghe
------------------------------------------------------------------
Buổi sáng Thứ ba, ngày 01 tháng 10 năm 2016
Tiết 1	Toán
KIỂM TRA GIỮA KÌ I 
Đề thi 
-----------------------------------------------------------------
Tiết 3
Chính tả
ÔN TẬP (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 
- Đọc trôi chảy, lưu lốt bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe viết đúng bài CT, tốc độ khoảng 95 chữ /15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
II.CHUẨN BỊ: Phiếu viết tên từng bài TĐ + HTL trong 9 tuần qua
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Giới thiệu bài: Trong tiết ôn tập hôm nay các em tiếp tục ôn luyện về TĐ HTL. Sau đó các em sẽ nghe viết chính tả bài : Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng.
B.Ôn tập đọc và HTL: ( 8 HS)
- GV tổ chức cho HS lên bốc thăm rồi đọc trong SGK+ HTL theo y/c trong phiếu( như tiết 1)
- GV nêu câu hỏi hs trả lời.
- Nhận xét.
- Nghe.
- HS đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
C.Nghe-viết chính tả:
- YCHS đọc bài “Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng”.
- YCHS đọc một lần bài thơ.
- YCHS đọc chú giải: cầm trịch, canh canh, cơ man.
- Hãy nêu nội dung của bài?
-Nêu tên các con sông cần phải viết hoa và đọc thành tiếng trôi chảy 2 câu dài trong bài.
- YCHS tìm từ dễ viết sai, phân tích, viết bảng con, đọc to. 
- GV đọc cho học sinh viết.
- Thu vở nhận xét một số em.
- Nhận xét chung.
- HS đọc.
- HS đọc toàn bài.
- HS đọc.
- Nỗi niềm trăn trở, băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
- Sông Hồng, sông Đà.
- HS đọc 2 câu dài trong bài “Ngồi trong lòng trắng bọt”, “Mỗi năm lũ to” giữ rừng”.
- HS nêu: ngược, cơ man, cầm trịch, nỗi niềm.
- HS viết.
- HS tự soát lỗi, sửa lỗi.
D.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập (tiết 3).
********************************************
Tiết 4 
Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 5)
I.MỤC TIÊU: 
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1,2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e).
- Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT3,4).
* HS(K-G) thực hiện được toàn bộ BT2.
II.CHUẨN BỊ:Bảng phụ, phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Giới thiệu bài:Trong tiết học hôm nay chúng ta lập bảng phân loại nghĩa của từ nhằm hệ thống hóa kiến thức cần nhớ.
- Lắng nghe.
B.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác?(TB-K)
- YCHS thảo luận hồn thành bảng(nhóm 2) 
Bài 2:
- YC\HS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS tự làm bài.
- GV chốt lại.
Bài 4:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS tự làm bài.
- Gợi ý:Tìm từ và yêu cầu bạn của dãy kia tìm từ đồng nghĩa (hoặc trái nghĩa, đồng âm)
- YC cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Vì các từ đó được dùng chưa chính xác.
- HS lần lượt trả lời và điền vào từng cột.
 Câu
Từ dùng không chính xác
Thay bằng từ đồng nghĩa
Hổng bê.bảo ông
bê
bảo
bưng
mời
Ông vò đầu Hồng.
 vò
xoa
Cháu vừa thực hành xong.
thực hành
làm
- HS đọc yêu cầu.
- HS thi đọc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
 - KQ: a) no b) chết c) bại 
 d) đậu e) đẹp
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài và nêu kết quả.
VD:
a) Đánh nhau với bạn là không tốt.
b) Lan đánh đàn rất hay.
c) Mẹ đánh xoong nồi sạch bóng.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 2 Luyện Toán 
 Luyện tập chung
I.MỤC TIÊU: Giúp các em biết thành thạo hơn:
- Chuyển phân phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- HS K-G: làm được bài 1,2,3
- HS TB-Y: làm được bài 1,2
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra:
- YCHS viết số đo thích hợp vào chỗ chấm: 8m 5cm = .m
 43 dm 4 cm = ..dm
- Nhận xét.
- 2HS làm bảng lớp.
 .8m 5cm = 8,05 m
 .43 dm 4 cm = 43,4 dm
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Luyện tập chung
2.Luyện tập:
Bài 1: VBT tr. 58
- YCHS đọc yc bài (TB-Y)
- YC 4 HS làm bảng lớp.
- YCHS nhận xét.
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chố chấm. VBT tr.58
- YCHS đọc yc bài (TB-Y)
- YC HS làm bài
Bài 3: Khoanh tròn vòa chữ đặt trước câu trả lời đúng (VBT tr.58)
- YCHS đọc yc bài (TB-Y)
- YC 3 hs làm trên bảng lớp
- YCHS làm vào vở.
- HS đọc.
- 4 HS làm bài trên bảng lớp
- HS làm bài vào vở. 
- HS sửa bài. 
- KQ: a) 12,5 ; 0,82 
 b) 2,006 ; 0,048.
- HS đọc đề.
- 2 HS làm bài trên bảng
- Lớp làm vào VBT
- HS đọc đề.
- 3HS làm bài trên bảng lớp. 
- HS làm bài vào vở, 
- KQ : .A
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
*********************
Buổi sáng.
Tiết 1 Thứ tư, ngày 03 tháng 10 năm 2016 
 Tập đọc
 ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu lốt bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
* HS(K-G) đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
II.CHUẨN BỊ:Phiếu viết tên từng bài TĐ + HTL trong 9 tuần qua.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Giới thiệu bài: Hôm nay các em lại tiếp tục được ôn cách đọc thể loại kịch. Các em sẽ tập đóng vai để diễn một cảnh của vở kịch Lòng dân.
B.Ôn tập đọc và HTL ( 8 HS)
- GV tổ chức cho HS tiếp tục từng hs lên bốc thăm rồi đọc trong SGK+ HTL theo y/c trong phiếu(như tiết 1)
- GV nêu câu hỏi HS trả lời.
- HS tự đọc trả lời câu hỏi.
C.Luyện tập:
Bài 2:
- YCHS đọc thầm vở kịch “Lòng dân”
- Tổ chức thảo luận phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch
- YCHS thảo luận nhóm lớn (3 nhóm) để diễn 1 trong 2 đoạn kịch.
- GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu.
- Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch.
- Cả lớp nhận xét và bình chọn
D.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài:Ôn tập(T6).
Tiết 2	Toán
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU: Biết :
- Cộng hai số thập phân.
- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra:Không.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Cộng hai số thập phân.
2.Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân: 
*VD 1 :
- YC 1HS đọc vd 1. 
- Muốn biết đường gấp khúc dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào ?(TB-Y) 
- GV ghi :1,84 + 2,45 = ? m
- YC 1HS lên bảng đổi ra số tự nhiên. 
- GV theo dõi nháp, nêu những trường hợp xếp sai vị trí số thập phân và những trường hợp xếp đúng.
- GV nhận xét.
*VD 2:
- GV giới thiệu: 15, 9 + 8, 75 = ?
- YCHS thực hành cộng.
-Từ hai vd trên, muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào ? 
- GV nhận xét chốt lại ghi nhớ.
- YCHS đọc ghi nhớ.
3.Thực hành: 
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y)
- YC3HS làm bảng lớp.
- Lớp làm vào vở
- YCHS nhận xét.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y)
- YC3HS làm bài trên PBT.
- YCHS nhận xét.
Bài 3:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y)
- YC1HS làm bài trên bảng lớp
- Lớp làm vào vở.
- Muốn biết Tiến cân nặng bao nhiêu kg ta làm như thế nào ? 
- YCHS nhận xét.
Tóm tắt:
 Nam :____32,6 kg__
 Tiến :_____4,8 kg___ 
 ? kg 
- 1HS đọc. 
- Ta lấy đoạn thẳng AB + BC 
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp. 
+
1,84 m = 	184 cm
2,45 m =	245 cm
	429 cm
	 =	4,29 m
+
- HS nhận xét kết quả 4,29 m từ đó nêu cách cộng hai số thập phân.
	 	1,84 
	2,45
	4,29
- Lớp nhận xét.
- Quan sát, lắng nghe
- HS làm bài theo cặp 
+ Đặt tính:Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Tính:
.Thực hiện phép cộng như cộng số tự nhiên .
.Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng .
- HS đọc.
- HS thực hiện,2 HS đọc.
- KQ: a) 82,5 b) 23,44
 c) 324,99 d) 1,863
- HS đọc đề.
- 2HS làm bài trên PBT.
- KQ: a) 17,4 b) 44,55 
 c) 93,018 
- HS đọc đề – phân tích đề.
- HS làm bài vào nháp.
- Lấy 32,6 kg + 4,8 kg 
- HS làm bài. 
 Bài giải 
Tiến cân nặng là :
32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)
 Đáp số : 37,4 kg
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Luyện tập. 
**********************
Tiết 4 Luyện Toán
	ÔN TẬP: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU: Nắm vững hơn:
- Cộng hai số thập phân.
- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
- HSK-G: Làm được bài 1,2,3
- HSTB-Y: Làm được bài 1,2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: PBT
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?
- Gọi 2 hs nhắc lại
- 2 HS trả lời
+ Đặt tính:Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Tính:
.Thực hiện phép cộng như cộng số tự nhiên .
.Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng .
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Ôn tập Cộng hai số thập phân.
2.Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân: 
3.Thực hành: 
Bài 1: Tính (VBT tr 60)
- YCHS đọc yc bài (TB-Y)
- YC4 HS làm bảng lớp.
- YC Lớp làm vào vở
- HD giúp đỡ học sinh yếu
- YCHS nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính(VBT tr 60)
- YCHS đọc yc bài (TB-Y)
- YC nhóm làm bài trên PBT (4 nhóm)
- YCHS nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Giải toán có lời văn (VBT tr 60)
- YCHS đọc yc bài (TB-Y)
- YC1 HS làm bài trên bảng lớp
- Lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài
- 1HS đọc. 
- 4HS làm trên bảng
- Lớp làm vở 
- 2 HS đọc
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài theo nhóm 
- HS đọc.
- 1 hs làm trên bảng, lớp làm vở 
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Luyện tập. 
**********************
Buổi chiều
Tiết 1. Luyện Tiếng việt
ÔN VỀ CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN.
I. Mục tiêu:
- Củng cố, hệ thống hoá vốn từ ngữ thuộc chủ đề Thiên nhiên.
- Học sinh biết vận dụng những từ ngữ đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn nói về chủ đề.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
H: Tìm các thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong đó có những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên?
Bài tập 2 : 
H: Tìm các từ miêu tả klhông gian
a) Tả chiều rộng: 
b) Tả chiều dài (xa):
c) Tả chiều cao :
d) Tả chiều sâu : 
Bài tập 3 : 
H: Đặt câu với mỗi loại từ chọn tìm được ở bài tập 2.
a) Từ chọn : bát ngát.
b) Từ chọn : dài dằng dặc.
c) Từ chọn : vời vợi
d) Từ chọn : hun hút 
4. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau được tốt hơn.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
- Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.
- Muốn ăn chiêm tháng năm thì trông trăng rằm tháng tám.
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
- Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống.
a) Tả chiều rộng : bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông
b) Tả chiều dài (xa) : xa tít, xa tít tắp, tít mù khơi, dài dằng dặc, lê thê
c) Tả chiều cao : chót vót, vòi vọi, vời vợi
d) Tả chiều sâu : thăm thẳm, hun hút, hoăm hoắm
a) Từ chọn : bát ngát.
- Đặt câu : Cánh dồng lúa quê em rộng mênh mông bát ngát.
b) Từ chọn : dài dằng dặc,
- Đặt câu : Con đường từ nhà lên nương dài dằng dặc.
c) Từ chọn : vời vợi
- Đặt câu: Bầu trời cao vời vợi.
d) Từ chọn : hun hút 
- Đặt câu : Hang sâu hun hút.
 - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
---------------------------------------------------------------------------------------
Buổi sáng
 Tiết 2 Thứ năm, ngày 03 tháng 10 năm 2014
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Cộng các số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra:
- 2 hs làm bảng lớp
- YC cả lớp làm vào vở
 a) 50,75 + 6,12
 b) 8,147 + 93,2
- Nhận xét.
- 2HS thực hiện bảng lớp, còn lại làm vào vở.
a) 56,87
b) 101,347
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Luyện tập
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS tính giá trị của a + b, b + a rồi so sánh các giá trị.
- YCHS làm bài theo nhóm (3nhóm)
- Nhóm trình bày kết quả
- Phép cộng các số thập phân có tính chất gì?
- Giao hoán có nghĩa là gì?
- Kết luận: a + b = b + a
Bài 2:
- YC HS đọc yc bài (TB-Y).
- YC 3 HS tự làm bài trên bảng.
- Lớp làm vào vở 
- Lớp nhận xét, thống nhất KQ.
Bài 3:
-YC HS đọc yc bài(TB-Y).
-YC HS tìm phương pháp giải, 
- Nhận xét.
Tóm tắt:
Chiều rộng : 16,34 m
Chiều dài : 8,32 m 
Chu vi :m?
Bài 4:(Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS(K-G)làm bài.
Tóm tắt:
Tuần lễ đầu : 314,78 m
Tuần lễ sau : 525,22 m
TB mỗi ngày:..m?
- HS đọc đề.
- HS làm bài vào phiếu 
 a
 5,7
 14,9
 0,53
 b
 6,24
 4,36 
 3,09 
 a + b
 11,94
 19,26
 3,62
 b + a
 11,94
 19,26
 3,62
- Tính chất giao hoán.
- HS nêu: Giao hoán = Đổi chỗ.
- HS nhắc lại:Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- HS đọc đề.
- HS làm bài, sửa bài (áp dụng tính chất giao hoán)
- KQ: a)13,26 ;b) 70,05 ; c) 0,16.
- HS đọc đề.
- HS suy nghĩ tóm tắt, giải.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là :
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi hình chữ nhật là :
(16,34 + 24,66 ) x 2 = 82 (m)
 Đáp số :82 m
- HS đọc đề.
- HS suy nghĩ tóm tắt, giải.
Bài giải
Số m vải bán trong 2 tuần lễ đầu là:
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Tổng số ngày trong 2 tuần lễ là :
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là:
840 : 14 = 60 (m)
Đáp số : 60 m.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị:Tổng nhiều số thập phân.
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều
 Tiết 1 Luyện Toán
 ÔN TẬP: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm vững hơn cách:
- Cộng các số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- HS K-G: làm được bài 1,2,3
- HS TB-Y: làm được bài 1, 2.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Phép cộng các số thập phân có tính chất gì?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Luyện tập
2.Luyện tập:
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp (VBT tr 61)
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS tính giá trị của a + b, b + a rồi so sánh các giá trị.
- YCHS làm bài 
- Gọi 2 học sinh yếu làm bài trên bảng
- Lớp làm vào vở
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: (VBT tr 61) Tính rồi thử lại
- YC HS đọc yc bài (TB-Y).
- YC 3 HS tự làm bài trên bảng.
- Lớp làm vào vở 
- Giúp đỡ học sinh yếu làm bài
- Nhận xét chữa bài
Bài 3: SGK Tr 51
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS(K-G)làm bài.
Tóm tắt:
Tuần lễ đầu : 314,78 m
Tuần lễ sau : 525,22 m
TB mỗi ngày:..m?
2 HS trả lời: - Tính chất giao hoán
- HS đọc đề.
- HS làm bài vào phiếu 
 a
b
a + b
 b + a
6,84
2,36
6,84 + 2,36 =... 
20,65
17,29
- HS đọc đề.
- 3 hs làm trên bảng, lớp làm vào vở
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc đề.
- HS suy nghĩ tóm tắt, giải.
Bài giải
Số m vải bán trong 2 tuần lễ đầu là:
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Tổng số ngày trong 2 tuần lễ là :
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là:
840 : 14 = 60 (m)
Đáp số : 60 m.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị:Tổng nhiều số thập phân.
----------------------------------------------------------------
Buổi sáng Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2016
 Tiết 1 +2
Tập làm văn + Luyện TV
KIỂM TRA (Tiết 1 + 2)
TRƯỜNG PTDTBT TH NHẠN MÔN
Họ và tên:........................................
Lớp:..........................
ĐỀ KIỂM TRA THỬ GIỮA KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian: 40 phút
A. Kiểm tra đọc thành tiếng (1 điểm)
Những người bạn tốt 
         A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
          Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn . Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
          Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.
        Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.  
B. Đọc hiểu (4 điểm). 
Câu 1. Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? ( 0,5 điểm)
a. Đánh rơi đàn
b. Đánh nhau với thủy thủ
c. Vì bọn cướp đòi giết ông. 
Câu 2. Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? (0,5 điểm)
a. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.
b. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông .
c. Nhấn chìm ông xuống biển. 
Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? ( 0,5 điểm)
a. Bọn cướp nhảy xuống biển.
b. Tàu bị chìm.
c. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu.say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba 
Câu 4. Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5 điểm)
Câu 5. Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ: (0,5 điểm) 
a. A-ri-ôn                        b. bước ra               c. Đúng lúc đó
Câu 6. Tìm từ trái nghĩa với từ “ phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được.(0,5 điểm)
Câu 7. Từ nào đồng nghĩa với từ “im ắng”(0,5 điểm)
a. Lặng im                       b. Nho nhỏ                    c.  Lim dim 
Câu 8 .Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: (0,5 điểm) 
 Một miếng khi đói bằng một gói khi 
B. Kiểm tra viết (5điểm)
1. Chính tả (2 điểm)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Kì diệu rừn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 10 - N.doc