Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

TẬP ĐỌC

CHUỖI NGỌC LAM

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 - Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1/ Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc bài: “Trồng rừng ngập mặn” và trả lời câu hỏi.

 - Học sinh đọc từng đoạn bài .

 - GV nhận xét

 2/ Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề

Hoạt động1: Luyện đọc.

- Gọi 1HS khá đọc cả bài trước lớp.

- GV chia bài thành 3 đoạn.

-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (3 lần).

- Lần 1: Theo dõi và kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

- Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ, và giải nghĩa từ khó trong SGK, GV kết hợp giảng từ

- Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?

- GV gọi HS đọc các tên riêng trong bài.

- Yêu cầu HS đọc thầm N2

 

doc 35 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - GV: Kiều Thị Đào - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai thế nào ?”
+ Một mùa xuân mới(Cụm DT) bắt đầu.
c) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”
+ Chị (đại từ gốc DT) là chị gái của em nhé !
+ Chị (đại từ gốc DT) sẽ là chị của em mãi mãi .
d) DT tham gia bộ phận làm vị ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”
+ Chị là chị(DT)gái của em nhé !
+ Chị sẽ là chị(DT) của em mãi mãi .
- Thi đua theo tổ đặt câu.
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học thuộc các kiến thức đã học và ôn lại kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ.
___________________________________________
LỊCH SỬ 
THU ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I. MỤC TIÊU:
 - Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi ( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến) :
 - Sau hơn 1 tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
 + Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công qui mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình minh hoạ trong SGK. - Phiếu học của HS.
 - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 (phóng to) chưa có các mũi tên chỉ đường tiến công của địch, đường quân ta tiến công chặn đánh, đường quân địch rút lui, tháo chạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi, nhận xét và cho điểm.
 + Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.
 + Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội.
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
 - Vừa dành độc lập, Việt Nam muốn có hòa bình để xây dựng đất nước, nhưng chưa đầy 3 tuần sau ngày độc lập, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn, sau đó mở rộng xâm lược miền Nam, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết về những ngày đầu kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1
ÂM MƯU CỦA ĐỊCH VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TA
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu?
+ Sau khi đánh chiếm được các thành phố lớn, thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Chúng quyết tâm tiêu diệt Việt Bắc vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. 
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
+ Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp và quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc.
Hoạt động 2
DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU - ĐÔNG 1947
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường.
-Theo 3 đường:
* Binh đoàn quân dù nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.
* Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên đèo Bông Lau, Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn.
*Thuỷ binh từHN theo sôngHồng và sông Lô qua Đoan Hùng lên Tuyên Quang.
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
* Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.
* Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn.
* Trên đường thuỷ, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy trên dòng sông Lô.
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+ Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc, địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao?
+ Quân ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô.
Ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của kháng chiến. 
Hoạt động 3
Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC THU - ĐÔNG 1947
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh - thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp?
+ Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã phá tan âm mưu đánh nhanh - thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
+Sau chiến dịch,cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào?
+ Cơ quan đầu não của kháng chiến tại Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
 3/ Củng cố - dặn dò: 
 - GV tổng kết tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà trình bày lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 trên lược đồ và chuẩn bị bài học sau. Chuẩn bị bài học sau “Chiến dịch biên giới thu đông”.
_______________________________________________________________________________-__
Buổi chiều:
Tiếng việt:
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ.
I.Mục tiêu.
- Củng cố về quan hệ từ, từ loại trong câu.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ để câu năm thêm hay.
- Giúp HS có ý thức học tốt. Luyện từ và câu : (Thực hành)
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Gạch chân quan hệ từ trong đoạn văn sau:
 Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.
Bài tập 2: Chuyển câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ.
a) Mưa đã ngớt. Trời tạnh dần.
b) Thuý Kiều là chị. Em là Thuý Vân.
c) Nam học giỏi toàn. Nam chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình người bạn thân của em, trong đó có sử dụng quan hệ từ:
- GV cho HS thực hành.
- GV giúp đỡ HS chậm viết bài.
- Cho HS trình bày miệng.
- GV và cả lớp đánh giá, cho điểm.
Ví dụ: Hà là bạn của em nhưng em chơi thân với Linh hơn. Linh có nước da trắng hồng và mái tóc cắt ngắn rất hợp với khuân mặt trái xoan bầu bĩnh. Linh không những học giỏi mà Linh còn hay giúp đỡ các bạn trong lớp.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lời giải:
 Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào.
Lời giải:
a) Mưa đã ngớt và trời tạnh dần.
b) Thuý Kiều là chị còn em là Thuý Vân.
c) Không những Nam học giỏi toán mà Nam còn chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.
- HS thực hành viết bài.
- HS trình bày miệng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,44 : 6 b) 0,1904 : 8
c) 6,48 : 18 d) 3,927 : 11
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện:
a)70,5 : 45 – 33,6 : 45
b)23,45 : 12,5 : 0,8
Bài tập 3: Tìm x:
a) X x 5 = 9,5
b) 21 x X = 15,12
Bài tập 4: (HSKG)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 6,18	38
 2 38	
 10 0,16 
- Thương là:.........
- Số dư là:.............
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 1,24 b) 0,0213
c) 0,36 d) 0,357
Lời giải:
a) 70,5 : 45 – 33,6 : 45
 = ( 70,5 – 33,6) : 45
 = 36,9 : 45
 = 0,82.
b) 23,45 : 12,5 : 0,8
 = 23,45 : (12,5 x 0,8)
 = 23,45 : 10
 = 2,345
Lời giải:
a) X x 5 = 9,5
 X = 9,5 : 5
 X = 1,9
b) 21 x X = 15,12
	X = 15,12 : 21
 X = 0,72
Lời giải:
- Thương là: 0,16
- Số dư là:0,1
- HS lắng nghe và thực hiện.
TOAÙN
OÂn luyeän: Chia soá töï nhieân cho soá töï nhieân 
thöông tìm ñöôïc laø soá thaäp phaân
I/YEÂU CAÀU:
 - Giuùp HS cuûng coá caùch chia soá töï nhieân cho soá töï nhieân thöông tìm ñöôïc laø soá thaäp phaân.
 - Reøn kyõ naêng thöïc hieän pheùp chia. 
 - GDHS tính caån thaän tæ mó. 
II/ÑOÀ DUØNG:
 -Vôû baøi taäp.
III/CAÙC HOAÏT ÑOÄNG:
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
1/Cuûng coá kieán thöùc:
2/Thöïc haønh vôû baøi taäp:
Baøi 1: Ñaët tính roài tính
Baøi 2: 
Baøi 3: 
Höôùng daãn HS phaân tích baøi toaùn vaø giaûi vaøo vôû
4/Cuûng coá:
-Nhaéc laïi ghi nhôù.
-Hoaøn thaønh baøi taäp SGK.
- 2 em leân baûng.
 4 102 16 
3 5 18,75 60 6,375
 30 120
 20 80
 0
- Caû lôùp theo doõi nhaän xeùt.
- 1 em laøm vaøo baûng phuï 
- Ñính baûng phuï leân baûng.
- Caû lôùp theo doõi nhaän xeùt.
Giaûi
Quaõng ñöôøng oâ toâ chaïy trong moät giôø laø:
 182 : 4 = 45,5 (km)
Quaõng ñöôøng oâ toâ chaïy trong 6 giôø laø:
 45,5 x 6 = 273 (km)
 Ñ/S: 273 km
Giaûi
Quaõng ñöôøng coâng nhaân phaûi söûa laø:
(2,72 x 6)+ (2,17 x 5) =27,17 (km)
Trung bình moãi ngaøy ñoäi coâng nhaân söûa ñöôïc laø:
27,17 : 11 = 2,47 (km)
 Ñ/S: 2,47 km
Thứ tư ngày 06 tháng 12 năm 2017
TẬP ĐỌC
HẠT GẠO LÀNG TA
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh hoạ trang 139, SGK.Bảng phụ có viết khổ thơ 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài “Chuỗi ngọc lam” và lần lượt trả lời các câu hỏi.
 + Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
 + Câu chuyện nói về điều gì?
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hạt gạo làng ta là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tìm hiểu 
bài thơ Hạt gạo làng ta.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- 5 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ .
- HS đọc bài theo trình tự từng khổ thơ.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn thơ. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu.
- Theo dõi.
b. Tìm hiểu bài
+ Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+ Từ vị phù, nước trong hồ, công lao của mẹ.
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo? 
+ Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân:
 Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng sáu
 Nước như ai nấu
 Chết cả cá cờ
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy...
- GV chốt ý.
- Theo dõi.
+ Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
+ Cùng mọi người tát nước chống hạn, bắt sâu cho lúa, gánh phân bón cho lúa.
+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
+ Vì hạt gạo rất quý, làm nên nhờ công sức của bao người.
+ Qua phần vừa tìm hiểu em hãy nêu nội dung chính của bài thơ.
+ Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức và tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tiền tuyến trong thời kì K.chiến chống Mĩ.
- Ghi nội dung chính của bài.
- 2 HS nhắc lại, HS cả lớp ghi nội dung bài thơ vào vở.
c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. 
- 5 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 2:
+ Treo bảng phụ có viết đoạn thơ.
+ Đọc mẫu một lượt.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Theo dõi GV đọc mẫu và tìm giọng đọc.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy...
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng.
- HS tự học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từ khổ thơ (2 lượt).
- Gọi HS đọc thuộc lòng toàn bài thơ.
- 2 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
 3. Củng cố - dặn dò:
 - HS nhắc lại ND bài thơ.
 - Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và đọc bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
___________________________________________
TOÁN
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Biết
 - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - Vận dụng giải các bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ:Goi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
 - GV gọi HS lên bảng làm các bài tập.
 - GV nhận xét 
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
 Trong tiết học toán này chúng ta cùng học tiếp cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hướng dẫn thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. 
a. Giới thiệu”Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương không thay đổi”
- GV viết lên bảng các phép tính rồi yêu cầu HS tính và so sánh kết quả.
HS rút ra kết quả:
 25 : 4 = (25 x 5) : (4 x 5)
 4,2 : 7 = (4,2 x 10) : (7 x 10)
 37,8 : 9 = (37,8 x 100) : (9 x 100)
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra kết luận: của bạn.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV:
+ Giá trị của hai biểu thức 25 : 4 và (25 x 5) : (4 x 5) như thế nào so với nhau?
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
+ Em hãy so sánh hai số bị chia, hai số chia của hai biểu thức với nhau.
+ Số bị chia và số chia của
(25 x 5) : (4 x 5)
chính là số bị chia và số chia của 25 : 4 nhân với 5.
+ Vậy khi nhân cả số bị chia và số chia của biểu thức 25 : 4 với 5 thì thương có thay đổi không? 
- Thương không thay đổi.
- GV hỏi tổng quát: Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương của phép chia sẽ như thế nào?
- Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì không thay đổi.
a) Ví dụ 1: * Hình thành phép tính
- HS nêu phép tính
 57 : 9,5 = ? (m)
* Đi tìm kết quả
- GV áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 57 : 9,5.
- HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính:
(57 x 10) : (9,5 x 10) = 570 : 95 = 6
- GV hỏi: Vậy 57 : 9,5 = ?
- HS nêu: 57 : 9,5 = 6
- GV nêu và hướng dẫn HS: thực hiện phép chia 57 : 95 
- HS theo dõi GV đặt tính và tính.
- GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện lại phép chia 57 : 9,5.
-HSlàm bài vào giấy nháp,HS lên bảng làm bài,sau đó trình bàycách chia.
- Thương của phép tính có thay đổi không?
- Thương của phép chia không thay đổi khi ta nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0
b) Ví dụ 2: GV nêu yêu cầu: Dựa vào cách thực hiện phép tính 57 : 9,5 các em hãy đặt tính rồi tính 99 : 8,25.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và tìm cách tính.
c) Quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân 
- GV hỏi: Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân?
- 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 2: (HS khá, giỏi)
GV hỏi HS: Muốn chia nhẩm một số cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ... ta làm như thế nào?
- HS trao đổi với nhau và nêu: Muốn chia số thập phân cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba,... chữ số.
- GV hỏi HS: Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000 ta làm như thế nào?
- HS: Muốn chia nhẩm số thập phân cho 10, 100, 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba,... chữ số.
- GV hướng dẫn:
32 : 0,1 = 32 : 1/10 = 32 x 10 = 320
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu kết quả của các phép tính.
- HS tiếp nối nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phần, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
a. 32 : 0,1 = 320 b. 168 : 0,1 = 1680
 32 : 10 = 3,2 168 : 10 = 16,8
c. 934 : 0,01 = 93400
 934 : 100 = 9,34
Bài 3: GV gọi 1 HS đọc đề bài toán
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
Bài giải:
1 m thanh sắtcân nặng là:
16 x 0,8= 20(kg)
Thanh sắt dài 0,18m nặng là:
20 x 0,18= 3,6 (kg)
 Đáp số: 3,6 kg
 3/ củng cố – dặn dò: 
 - HS nhắc lạiquy tắc. 
 - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
 - GV nhận xét 
_____________________________________________
TẬP LÀM VĂN
 LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản(ND Ghi nhớ).
 - Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản(BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản 
cần lập ở BT1(BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Một trong các mẫu đơn đã học (viết sẵn vào bảng phụ).Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ. 
 - Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài
 Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp; nội dung, tác dụng của biên bản đối với cuộc sống của biên bản đối với cuộc sống của người. Mỗi em sẽ tự mình làm biên bản về một cuộc họp tổ hoặc một cuộc họp lớp.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, nội dung tác dụng của biên bản.
 a. Tìm hiểu ví dụ: 	
- Yêu cầu HS đọc Biên bản Đại hội chi đội.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bài. Gợi ý cách làm cho HS:
+ Đọc kĩ Biên bản Đại hội chi đội.
+ Đọc kĩ một mẫu đơn mà em đã học.
+ Trao đổi, trả lời miệng từng câu hỏi.
+ Ghi vắn tắt câu trả lời vào vở nháp.
- Yêu cầu nhóm làm vào giấy khổ to dán lên bảng, nối tiếp nhau trả lời từng câu hỏi.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì ?
b) Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn ?
c) Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản.
* Kết luận : Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc diễn ra để làm bằng chứng. Nội dung biên bản gồm có 3 phần : Phần mở đầu ghi Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc. Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.
- GV: Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường có những phần nào ?
b. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ, hoặc họp lớp.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. Gợi ý HS giải thích tại sao trường hợp đó lại lập biên bản hoặc không cần lập biên bản.
- GV gọi HS phát biểu.
• Giáo viên nhận xét, kết luận.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS tạo nhóm 4 cùng trao đổi, trả lời câu hỏi. 1 nhóm viết vào giấy khổ to.
- 1 nhóm HS trình bày ý kiến, các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
a/ Chi đội lớp 5A ghi biên bản cuộc họp để nhớ những sự việc chính đã xảy ra – ý kiến của mọi người , những điều đã thống nhất,nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.
b/ Cách mở đầu:
+ Giống: có Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
+ Khác: biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
- Cách kết thúc:
+ Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+ Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí của chủ tịch và thư kí, không có lời cảm ơn.
c/ Những điều cần ghi vào biên bản: thời gian, địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ tọa, thư kí, nội dung họp: diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí..
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
- Học sinh lần lượt đọc ghi nhớ.
1 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh thảo luận làm bài.
Học sinh lần lượt trình bày.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự suy nghĩ để đặt tên cho các biên bản ở BT1.
a/ Biên bản đại hội liên đội.
c/ Biên bản bàn giao tài sản.
e/ Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.
g/ Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
 3/ Củng cố - Dặn dò:
 - Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 - Chuẩn bị: “Luyện tập làm biên bản cuộc họp”.
 - Nhận xét tiết học.
_______________________________________
KHOA HỌC
XI MĂNG
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết một số tính chất của xi măng.
 - Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
 - Quan sát, nhận biết xi măng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: 
 Hình minh hoạ trang 58, 59 SGK.Các câu hỏi thảo luận ghi sẵn vào phiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, 
 + Kể tên đồ gốm mà em biết?
 + Hãy nêu tính chất của gạch, ngói và thí nghiệm chứng tỏ điều đó?
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài:
Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học về xi măng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v	Hoạt động 1: Quan sát.
 * Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cạnh nhau cùng thảo luận các câu hỏi Tr 59
 + Xi măng thường được dùng để làm gì ?
 + Kể tên một số nhà máy xi măng ở nướcta mà bạn biết ?
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên kết luận + chốt.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc