Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Chào cờ

Tiết 2

Tập đọc

 NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm toàn bài.

3. Thái độ: Yêu lao động, sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài học; Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Gọi 2 HS nối tiếp đọc bài “Thầy cúng đi bệnh viện” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- HS và GV nhận xét.

 

doc 36 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính. 
Bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945 đến1946
Đẩy lùi giặc đói giặc dốt
19-12-1946
Trung ương Đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến
20-12-1946
Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ
20-12-1946 đến tháng 
2-1947
Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
Thu-đông1947
Chiến dịch Việt Bắc mồ chôn giặc pháp
Thu-đông 1950 
Chiến dịch Biên giới
Trận Đông Khê, gương chiến dấu dũng cảm của anh La Văn Cầu
Sau chiến dịch Biên giới 
tháng 2-1951
1-5-1952
Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tuyền tuyến sẵn sàng chiến đấu 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến
Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đại hội bầu ra 7 anh hùng 
HĐ 2: (8 phút)
Chơi trò chơi Hái hoa 
dân chủ
- GV nên chuẩn bị một số câu hỏi vào tờ giấy nhỏ gài lên cây 
- Cho HS lần lượt lên hái và trả lời.
- Tổng kết trò chơi. 
- HS tham gia trò chơi, trả lời các câu hỏi.
4. Củng cố 
- GV hỏi: Hãy nêu lại các sự kiện tiêu biểu từ 1945 - 1954?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Tự ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra học kì I.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2015
(Đ/c Dương Hiền soạn giảng)
Ngày soạn: 28/12/2015
Ngày dạy:
Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 83: giới thiệu máy tính bỏ túi
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một phân số thành số thập phân. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán và kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính bỏ túi.
2. Chuẩn bị của học sinh: Mỗi HS một cái máy tính bỏ túi.
Iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra đồ dùng (2 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
- Nhận xét sự chuẩn bị.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Làm quen với máy tính bỏ túi 
- Cho HS quan sát máy tính bỏ túi.
? Máy tính bỏ túi giúp ta làm gì?
? Em thấy trên mặt máy tính có những gì?
? Em thấy ghi gì trên các phím?
- Cho HS ấn phím ON/C và phím OFF và nói kết quả quan sát được.
GV nói: Chúng ta sẽ tìm hiểu dần về các phím khác.
- Giúp ta thực hiện các phép tính thường dùng như : +, -, x, :
- Màn hình, các phím.
- HS trả lời.
- HS thực hành và nêu kết quả.
HĐ 2: (5 phút)
Thực hiện các phép tính 
- GV ghi phép cộng lên bảng: 
25,3 + 7,09
- GV đọc cho HS ấn lần lượt các phím, đồng thời quan sát trên màn hình.
- Làm tương tự với 3 phép tính: trừ, nhân, chia.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV 
HĐ 3: (18 phút)
Thực hành 
+ Bài 1
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở. 
- Mời một số HS nêu kết quả.
- GV nhận xét.
- 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Nghe hướng dẫn.
- Làm bài vào vở
- 4 HS nêu kết quả
* Kết quả:
923,342
162,719
2946,06
21,3
- HS khác nhận xét.
+ Bài 2 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV nhận xét.
- Một HS nêu cách làm. 
- HS làm vào nháp.
- 4 HS nêu kết quả.
* Kết quả:
0,75; 0,625; 0,24; 0,125
+ Bài 3 
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- GV nhận xét.
- HS đọc bài toán.
- Lớp làm bài vào vở sau đó 1 em lên chữa bài trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Ôn lại các kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị bài: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Thể dục
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết tìm và kể được câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết quan tâm chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc với mọi người.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: GV sưu tầm một số bài báo hoặc truyện.
2. Chuẩn bị của học sinh: HS sưu tầm truyện về người biết sống đẹp, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu 2, 3 HS kể lại câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Lớp nhận xét bạn kể.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (5 phút)
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Mời 1 em đọc đề bài và nêu y/c của đề, GV dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ cần lưu ý.
- GV kiểm tra việc HS tìm truyện: Mời 1 số em giới thiệu câu chuyện định kể.
- 1 HS đọc.
- 3, 4 em đại diện giới thiệu câu chuyện định kể.
HĐ 2: (25 phút)
HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Y/c HS kể chuyện theo cặp, nhắc HS kể kết hợp với trao đổi suy nghĩ của mình về nội dung câu chuyện.
- GV quan sát theo dõi các nhóm và uốn nắn, giúp đỡ các em.
- Yêu cầu HS thi kể trước lớp. 
- GV treo bảng ghi tiêu chí đánh giá
- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể và trao đổi suy nghĩ của mình.
- GV nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất.
- Kể theo cặp đôi
- 2 HS đọc
- 5 HS thi kể trước lớp.
- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.
4. Củng cố (3 phút)
- Giáo dục HS biết quan tâm chia sẻ với mọi người.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung tiết Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Tập đọc
Ca dao về lao động sản xuất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết đọc lưu loát bài ca dao (thể lục bát) với giọng tâm tình nhẹ nhàng. HS hiểu được ý nghĩa của bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thầm, đọc thành tiếng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu lao động, quý trọng sản phẩm của lao động. Yêu kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh họa SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, sưu tầm ca dao về lao động sản xuất.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS đọc bài: Ngu Công xã Trịnh Tường và nêu nội dung bài tập đọc.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Hướng dẫn HS luyện đọc
- Y/c 1 HS đọc bài.
- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV theo dõi và nhận xét.
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS ở mỗi bài.
- Y/c HS khi đọc cần đọc với giọng nhẹ nhàng. (Bài 1 nhấn mạnh những từ chỉ nỗi vất vả; Bài 2: Nhấn vào những từ thể hiện tinh thần lạc quan; Bài 3: nhấn mạnh từ trông).
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi.
- 3 HS đọc, mỗi em đọc 1 bài, kết hợp luyện đọc từ khó phát âm, dễ lẫn.
- 3 HS đọc lần 2.
- Lắng nghe.
HĐ 2: (10 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc lướt 3 bài ca dao và trả lời câu 1.
- Yêu cầu HS đọc lướt bài 2 và trả lời câu hỏi 2 SGK.
? Đất có vai trò gì đối với cuộc sống? Em phải làm gì để bảo vệ tài nguyên đất?
- Y/c HS chia làm 3 dãy mỗi dãy trả lời 1 ý của câu hỏi số 3.
- Y/c HS nêu nội dung chính của bài.
- 3 HS đọc theo đoạn.
- HS theo dõi GV đọc.
- Lớp trao đổi nội dung câu hỏi và 2 HS trả lời. 
- HS làm việc cá nhân, 3 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 em nêu, lớp nhận xét.
HĐ 3: (8 phút)
Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài. 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm bài 3.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm bài 3.
- GV nhận xét đánh giá.
- HS luyện đọc cá nhân theo hướng dẫn của GV.
- HS nêu cách đọc bài 3 (Nhấn mạnh từ trông, ngắt theo nhịp 2/4; 4/4; 2/2/2; 2/2/2/2; 2/4; 2/6).
- Thi đọc trước lớp.
- HS nhận xét, đánh giá. 
 4. Củng cố (3 phút)
 - Mời HS nhắc lại nội dung chính của bài.
 - Giáo dục HS biết yêu quý người nông dân và trân trọng những sản phẩm mà họ làm ra.
 5. Dặn dò (1 phút)
 - Luyện đọc lại bài và học thuộc 3 bài ca dao.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5
Khoa học
bài 33: ôn tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Củng cố kiến thức về:
+ Đặc điểm giới tính.
+ Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến vệ sinh cá nhân.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng vệ sinh cá nhân để phòng bệnh.
3. Thái độ: Yêu thích khoa học. 
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh trong sgk-tr.68; Bảng phụ để HS làm bài hoạt động 1.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Khoa học.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- GV mời 2 HS nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi tự nhiên, tơ sợi nhân tạo.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Con đường lây truyền một số bệnh
- Nêu yêu cầu câu hỏi 1 SGK (tr.68) 
+ Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào? 
+ Bệnh sốt rét lây qua con đường nào? 
+ Bệnh viêm não lây qua con đường nào?
+ Nêu cách lây truyền bệnh viêm gan A?
=> Kết luận: Trong các bệnh: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS. Bệnh lây qua đường máu và đường sinh sản là bệnh AIDS.
- HS trả lời câu hỏi vào nháp, 1 HS làm bảng phụ (T/g: 5’)
- HS gắn bài, lớp nhận xét, bổ sung.
+ ... lây qua động vật trung gian là muỗi vằn, muỗi vằn hút máu người bệnh rồi truyền vi rút gây bệnh cho người lành.
+ ...qua động vật trung gian truyền bệnh là muỗi a-nô-phen, ...
+ ... muỗi, vi rút mang bệnh viêm não có trong gia súc: chim , chuột, khỉ, ... muỗi hút máu những con vật bị bệnh và truyền vi rút gây bệnh cho người.
+ ... lây truyền qua đường tiêu hoá...
- Lắng nghe
HĐ 2: (8 phút)
Một số cách phòng bệnh
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi SGK, quan sát hình và trả lời các câu hỏi tr.68 theo cặp (T/g: 5’)
- Gọi đại diện cặp trình bày
- Kết luận:
+ Hình 1: Nên mắc màn khi đi ngủ để tránh muỗi đốt phòng bệnh sốt xuất huyết, sốt rét,viêm não.
+ Hình 2: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện để phòng bệnh viêm gan A.
+ Hình 3: Uống nước đã đun sôi để nguội để phòng bệnh viêm gan A.
+ Hình 4: Ăn chín để phòng bệnh viêm gan A.
? Thực hiện các việc trên còn phònh bệnh gì nữa?
- GVKL: Nên giữ vệ sinh môi trường xung quanh, giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, ngủ nằm màn, thực hiện vệ sinh khi ăn uống.
- HS đọc câu hỏi SGK, quan sát hình và trả lời các câu hỏi tr.68 theo cặp
- Đại diện cặp trình bày (mỗi cặp trình bày một hình), lớp nhận xét, bổ sung.
+ Phòng bệnh giun, sán, ỉa chảy, tả, lị, thương hàn, ...
HĐ 3: (10 phút)
Trò chơi đoán chữ (Đặc điểm từng giai đoạn của cuộc đời)
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm 6
* Luật chơi: Quản trò đọc câu thứ nhất: “Quá trình được kết hợp với tinh trùng được gọi là gì? Người chơi trả lời (Sự thụ tinh), ... trò chơi cứ tiếp tục như vậy... Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng (T/g: 5’) nhóm đó thắng cuộc.
- Cho HS chơi trò chơi
- Gợi ý một số câu hỏi: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Thế nào là tuổi dậy thì? Tuổi vị thành niên từ tuổi nào đến tuổi nào? Em hãy nêu đặc điểm của tuổi vi thành niên. Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì?...
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS nghe
- HS tham gia chơi. 
4. Củng cố (3 phút)
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Bản thân em đã làm gì để phòng tránh bệnh truyền nhiễm?
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Ôn lại bài.
- Chuẩn bị: Kiểm tra cuối học kì I.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
Ôn tập về viết đơn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Điền đúng nội dung vào đơn in sẵn. Viết được một lá đơn xin học môn Tin học đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm đơn.
3. Thái độ: Hiểu được giá trị, tác dụng của đơn từ trong cuộc sống.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu đơn xin học.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, sưu tầm một số mẫu đơn. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi 1 HS đọc đơn của tiết trước.
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (12 phút)
Bài tập 1 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 
- Phát mẫu đơn sẵn cho HS yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS đọc lá đơn đã hoàn thành
- GV chú ý sửa lỗi cho HS
- HS nêu
- HS tự làm bài vào giấy in sẵn 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 
- Cả lớp nhận xét 
HĐ 2: (16 phút)
Bài tập 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu HS làm vào vở 
- Yêu cầu HS đọc bài của mình 
- 1 HS đọc to yêu cầu 
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm vào giấy khổ to 
- 2 HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc to.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
4. Củng cố (3 phút)
- GV hỏi: Một lá đơn gồm mấy phần, là những phần nào? Khi viết đơn ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung các lá đơn.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Địa lí
Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được các kiến thức cơ bản đã học. Thông qua các bài học, HS biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để bảo vệ thiên nhiên, môi trường, ...
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động học tập.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Địa lí.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- GV nêu câu hỏi, mời 2 HS trả lời: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Các dân tộc ít người thường sống chủ yếu ở đâu?
- Nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Nghe
HĐ 1: (10 phút)
Ôn tập một số kiến thức về khoáng sản, địa hình, khí hậu,  của Việt Nam
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Việt Nam nằm trong khu vực nào?
+ Nước ta có những loại khoáng sản nào? Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
+ Nêu đặc điểm khí hậu nước ta?
+ Biển nước ta có vai trò gì?
+ Nước ta có những loại rừng nào?
- HS suy nghĩ, nối tiếp trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (15 phút)
Những việc làm bảo vệ đất, rừng và khoáng sản của nước ta 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 tìm các biện pháp bảo vệ đất, rừng và khoáng sản của Việt Nam. 
- GV nhận xét.
- HS chia nhóm, thảo luận ghi kết quả ra phiếu học tập.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố (3 phút)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
+ Bảo vệ môi trường có lợi như thế nào?
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các kiến thức ôn tập.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì I.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 29/12/2015
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2015
Tiết 1
Toán
Tiết 84: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải bài toán 
về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng máy tính.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Toán.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài sau:
 Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại bằng máy tính bỏ túi
a. 127,84 + 824,46 = 952,30
b. 308,85 : 12,5 = 24,708 
- HS và GV nhận xét.
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm 
* Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40
GV nêu yêu cầu: Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40
- HS nêu các bước tìm tỉ số của 7 và 40.
- Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là bao nhiêu?
- GV hướng dẫn cách tìm tỉ số của 7 và 40 trên máy tính.
 - Yêu cầu HS nêu lại cách làm.
- 2 HS nêu cách làm và thực hiện tìm ra thương của phép tính.
- HS thực hiện tính tỉ số phần trăm của 7 và 40 
( 7: 40 = 17,5% ).
- 3 HS nhắc lại
* Tính 34% của 56
- GV nêu vấn đề: Chúng ta cùng tìm 34% của 56
* GV nêu: Thay vì bấm 10 phím 56 x 34 : 100 = khi sử dụng máy tính chỉ cần bấm: 56 x34 rồi ấn %.
- Tương tự cho HS tính: 65% của 78.
- HS lên bảng làm bài.
- HS thao tác lại trên máy tính 
- HS tính trên máy tính và nêu kết quả.
- HS làm việc cá nhân và đổi chéo bài kiểm tra cho nhau.
HĐ 2: (20 phút)
Thực hành
+ Bài 1 (dòng 1, 2)
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
- Yêu cầu nêu cách làm.
- HS theo dõi
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm
- 1 HS nêu cách làm.
* Đáp án đúng :
Trường An Hà : 50,81%
Trường An Hải : 50,86%
+ Bài 2 (dòng 1, 2)
- Đọc bài toán
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Nhận xét
- HS theo dõi 
- HS làm bài 
- 1 HS làm bảng phụ trình bày
Thóc(kg)
100
150
125
Gạo(kg)
69
103,5
86,25
+ Bài 3 (a, b)
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS theo dõi
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm
* Đáp án : a. 5000 000 đồng 
 b. 10 000 000 đồng 
4. Củng cố (3 phút)
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Hình tam giác.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
ôn tập về câu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1); Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của bài tập 2.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng sử dụng câu.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một vài tờ phiếu để HS làm bài 1, 2; Phiếu kẻ bảng phân loại các kiểu câu kể để HS làm bài tập 2.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 1 HS lên làm lại bài tập 2 tiết trước.
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe.
HĐ 1: (15 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 1
- Mời 1 em đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện “Nghĩa của từ cũng”
- Trao đổi cả lớp:
? Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
? Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
? Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
? Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về các kiểu câu.
- Yêu cầu đọc thầm truyện vui, viết vào vở các kiểu câu theo yêu cầu.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc truyện vui.
+ Câu hỏi dùng để hỏi về điều chưa biết. Có thể nhận ra câu hỏi nhờ các từ đặc biệt: ai, gì, nào, sao, không,... và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
+ Câu kể dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến, tâm từ, tình cảm. Cuối câu có dấu chấm.
+ Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Các từ đặc biệt: hẫy, đừng, chớ, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị,... cuối câu có dấu chấm than hoặc dấu chấm.
+ Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc. Các từ đặc biệt: ôi, a, ôi chao, trời, trời đất,... cuối câu có dấu chấm than.
- HS đọc lại ghi nhớ.
- HS đọc thầm, làm bài vào vở.
- Một số HS trình bày bài.
HĐ 2: (15 phút)
Hướng dẫn làm bài tập 2 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu BT.
? Em đã biết những kiểu câu kể nào?
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện “Quyết định độc đáo” và thực hiện yêu cầu của bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu các kiểu câu kể đã biết.
- HS đọc mẩu chuyện vui, ghi lại các câu kể theo từng loại, xác định rõ thành phần của từng câu.
- 4,5 HS trình bày bài.
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các kiến thức vừa ôn tập về câu.
- Chuẩn bị ôn tập học kì I.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày). 
2. Kĩ năng: Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
3. Thái độ: HS thích làm văn.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu,... cần chữa chung trước lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Nhận xét về bài làm của học sinh
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình.
- Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
+ Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số em diễn đạt tốt.
+ Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp.
* Những hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế, còn nhiều em viết cẩu thả, nội dung sơ sài, tả không đúng trọng tâm.
- 1 HS đọc đề bài. 
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
HĐ 2: (20 phút)
Hướng dẫn HS chữa lỗi
* Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng.
- Mời H

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.1.2015.doc