Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

TIẾT 106: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.

2. Kĩ năng: Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ để làm bài tập 2.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- 2 HS lên viết công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- HS và GV nhận xét.

 

doc 32 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 về tội ác của Mĩ - Diệm.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
- HS nghe
HĐ 2: (20 phút)
Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”?
Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
- HS làm việc nhóm 4 theo yêu cầu của GV
* Nguyên nhân: Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
* Diễn biến: 
+ Ngày 17-1-1960 nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa.
+ Trong vòng 1 tuần, 22 xã được giải phóng.
* ý nghĩa: Mở ra một thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- Đại diện 3 nhóm HS trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố (3 phút)
- GV hệ thống nội dung kiến thức của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại nội dung bài học, ghi nhớ diễn biến phong trào “Đồng khởi”.
- Chuẩn bị bài sau: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Khoa học
Bài 41: Năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết: Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động,  của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng làm việc theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình trang 84, 85 SGK. 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Khoa học.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS nêu mục “Bạn cần biết” bài 40.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Thảo luận 
- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
? Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
? Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
? Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết, khí hậu?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận như SGK.
- Lớp thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (12 phút)
Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Mời đại diện báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận nhóm 4 theo các ND:
+ Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày?
+ Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời? 
+ Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương?
- Đại diện 3 nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: (5 phút)
Trò chơi
- GV hướng dẫn cách chơi
- GV vẽ 2 hình mặt trời lên bảng. Từng thành viên của 2 nhóm lên ghi vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái đất sau đó nối với hình mặt trời.
- Sau thời gian 1 phút nhóm nào ghi được nhiều vai trò, ứng dụng thì nhóm đó thắng.
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Nghe hướng dẫn
- HS tham gia trò chơi.
- Nhận xét các nhóm chơi.
4. Củng cố (2 phút)
- 1 HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại kiến thức của bài.
- Chuẩn bị bài sau: Sử dụng năng lượng chất đốt.
* Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 16 tháng 2 năm 2016
(Đ/c Cúc soạn giảng)
Thứ tư ngày 17 tháng 2 năm 2016
Tiết 1 + 2 + 3 + 4
(Đ/c Phó hiệu trưởng soạn giảng)
Tiết 5
Khoa học
bài 42: sử dụng năng lượng chất đốt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt. Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng chất đốt an toàn.
3. Thái độ: Yêu thích khám phá kiến thức khoa học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình và thông tin trang 86 - 89 SGK. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS nêu ví dụ về năng lượng mặt trời.
- Nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (8 phút)
Kể tên một số loại chất đốt
- Cho HS thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi:
1. Hãy kể tên và một số chất đốt thường dùng? 
2. Chất đốt nào ở thể rắn? 
3. Chất đốt nào ở thể lỏng ?
4. Chất đốt nào ở thể khí?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (10 phút)
Quan sát thảo luận 
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
HS quan sát các hình trang 86 - 88 SGK và thảo luận nhóm 9 theo các nội dung:
a) Sử dụng các chất đốt rắn. (Nhóm 1)
+ Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
+ Than đá được dùng trong những việc gì? ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
+ Ngoài than đá bạn còn biết tên loại than nào khác?
b) Sử dụng các chất đốt lỏng. (Nhóm 2)
+ Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
+ Nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
c) Sử dụng các chất đốt khí. (Nhóm 3)
+ Có những loại khí đốt nào? 
+ Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Củi, tre, rơm, rạ, 
+ Dùng để chạy máy phát điện, chạy một số động cơ, đun, nấu, sưởi,  Khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh.
+ Than bùn, than củi, 
+ Xăng, dầu,  chúng thường được dùng để chạy các loại động cơ, đun, nấu, 
+ Dầu mỏ được khai thác ở Vũng Tàu.
+ Khí tự nhiên, khí sinh học.
+ Người ta ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố 
- GV hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Xem lại bài vừa học.
- Chuẩn bị bài sau: Sử dụng năng lượng chất đốt (tiếp theo).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Tập làm văn
ôn tập văn kể chuyện
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức đã học về văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng làm văn kể chuyện.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một vài tờ phiếu to cho nội dung bài tập 2.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ 
 Không kiểm tra
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Bài tập 1
- GV mời 1 HS đọc đề bài SGK.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận từng yêu cầu.
- Mời đại diện phát biểu.
- GV chốt lại từng ý và tóm tắt ghi bảng để HS làm tư liệu.
- 1 HS đọc to rõ đề lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận làm bài.
- 3 HS phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
HĐ 2: (20 phút)
Bài tập 2
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu.
- Yêu cầu lớp đọc thầm bài suy nghĩ và làm phiếu học tập.
- Mời đại diện chữa bài. 
- GV chốt lại ý đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- Một số em nêu miệng.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Gọi HS nhắc lại cấu tạo bài văn kể chuyện.
- GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Ghi nhớ cấu tạo bài văn kể chuyện.
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện (Kiểm tra viết).
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Địa lí
bài 19: các nước láng giềng của việt nam
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nhận biết được:
+ Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
+ Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống.
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên, 
+ Cam pu chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, 
2. Kĩ năng: Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của 3 nước này.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng các nước láng giềng, có ý thức xây đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ các nước Châu á; Bản đồ tự nhiên Châu á.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Dân cư Châu á tập trung đông ở những vùng nào? Tại sao?
+ Vì sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Tìm hiểu
Cam-pu-chia
- Yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á tìm hiểu những nội dung sau:
? Em hãy nêu vị trí địa lí của Cam -pu- chia ? 
? Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Cam pu- chia?
? Nêu nét nổi bật của địa hình Cam- pu -chia?
? Dân cư Cam-pu-chia tham gia sản xuất trong ngành gì là chủ yếu ? 
? Kể tên các sản phẩm chính của ngành này?
? Vì sao Cam-pu-chia đánh bắt được rất nhiều cá nước ngọt?
? Mô tả kiến trúc đền ăng-co Vát và cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân Cam-pu-chia ?
- HS thảo luận nhóm 3
+ Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương, trong khu vực Đông Nam á, phía bắc giáp Lào, Thái Lan, phía đông giáp với Việt Nam, phía nam giáp với biển và phía tây giáp với Thái Lan.
+ Thủ đô Cam-pu-chia là Phnôm-pênh
+ Địa hình Cam-pu-chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích của Cam-pu-chia, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp, có độ cao từ 200 đến 500m.
+ Dân cư Cam-pu-chia tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
+ Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp là lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt cá nước ngọt.
+ Vì giữa Cam-pu-chia là biển hồ, đây là một hồ nước ngọt lớn như biển có chứa trữ lượng cá tôm nước ngọt rất lớn. 
+ Người dân căm pu chia chủ yếu là theo đạo Phật, có rất nhiều đền, chùa tạo nên những phong cảnh đẹp, hấp dẫn và được gọi là đất nước chùa tháp.
HĐ 2: (10 phút)
Tìm hiểu Lào 
? Em hãy nêu vị trí của Lào?
? Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Lào?
? Nêu nét nổi bật của địa hình Lào?
? Kể tên các sản phẩm của Lào?
? Mô tả kiến trúc của Luông Pha-bang? Người dân Lào chủ yếu theo đạo gì?
+ Lào nằm trên bán đảo Đông dương, trong khu vực Đông Nam á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông và đông bắc giáp với Việt Nam, phía nam giáp Cam-pu-chia, phía tây giáp với Thái Lan, phía Tây Bắc giáp với Mi-an-ma, nước Lào không giáp biển. 
+ Thủ đô Lào là Viêng Chăn.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.
+ Các sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo. 
+ Người dân Lào chủ yếu là theo đạo Phật.
HĐ 3: (10 phút)
Tìm hiểu
Trung Quốc
- Yêu cầu HS thảo luận:
? Hãy nêu vị trí địa lí của Trung Quốc? 
? Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Trung Quốc ?
? Em có nhận xét gì về diện tích và dân số nước Trung Quốc?
? Trung Quốc có địa hình như thế nào?
? Kể tên các sản phẩm Trung Quốc?
? Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành ?
- Thảo luận, trả lời:
+ Trung Quốc nằm trong khu vựa Đông Nam á. Trung Quốc có chung biên giới với nhiều nước: Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Bang Nga, Việt Nam, Lào, ...
+ Thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh.
+ Trung Quốc có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới.
+ Điạ hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, phía đông bắc là đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ ven biển.
+ Từ xưa đất nước trung hoa đã nổi tiếng với chè, gốm sứ, tơ lụa, ...
+ Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng, để bảo vệ đất nước các đời vua Trung Hoa còn xây thêm trường thành với chiều dài 6700km. 
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS xem lại kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị bài: Châu âu.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 16/02/2016
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2016
Tiết 1
Toán
tiết 109: luyện tập chung
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Kĩ năng: Vận dụng để giải bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- HS lên bảng nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Bài 1
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu
- 1 HS nêu
- HS làm bài
- 2HS lên làm bài
Sxq = 3,6 dm2
Stp = 9,1 dm2
Sxq = 8,1 m2
Stp = 17,1 m2
- Lớp nhận xét bài trên bảng.
HĐ 2: (15 phút)
Bài 3
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
- 1 HS nêu yêu cầu
- 1 HS nêu cách làm
- HS làm bài	
Kết quả:
 + Diện tích xung quanh gấp lên 9 lần.
 + Diện tích toàn phần gấp lên 9 lần.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- GV hệ thống lại kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã làm. 
- Chuẩn bị bài sau: Thể tích của một hình.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
2. Kĩ năng: Biết phân tích cấu tạo câu ghép, thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép có quan hệ tương phản; Biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ; Bút dạ + vài tờ giấy khổ to.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả.
- Nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu của bài.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Nhận xét 
+ Bài tập 1
- Mời 1 HS đọc toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu.
- Cho cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài.
- Mời học sinh đại diện trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 
* Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
* Cách nối: Có hai vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT tuy  nhưng 
- 1 HS đọc nội dung bài tập.
- Nghe hướng dẫn.
- Lớp làm bài theo cặp đôi.
- Đại diện trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
+ Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, cho một số HS làm vào giấy khổ to.
- Mời HS dán giấy lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
VD về lời giải:
- Dù trời rất rét, chúng em vẫn đến trường.
- Mặc dù đêm đã khuya nhưng Na vẫn miệt mài làm bài tập.
HĐ 2: (5 phút)
Ghi nhớ
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- 4 HS nối tiếp đọc.
HĐ 3: (15 phút)
Luyện tập
+ Bài tập 1
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
VD về lời giải :
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn/ nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
b) Tuy rét vẫn kéo dài/ mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. 
+ Bài tập 2
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét, chữa bài.
VD về lời giải:
a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tươi. 
b) Mặc dù mặt trời đã đứng bóng nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
+ Bài tập 3
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
- Mời đại diện một số nhóm HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Lời giải:
Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8. 
4. Củng cố (3 phút) 
- GV hệ thống nội dung kiến thức của bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Dặn HS xem lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về câu ghép.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập làm văn
kể chuyện (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cấu tạo của bài văn kể chuyện, trình bày đúng cấu trúc. 
2. Kĩ năng: HS viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý đã cho trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa, lời kể tự nhiên.
3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
II. chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đề bài kiểm tra ghi sẵn trên giấy khổ to.
2. Chuẩn bị của học sinh: Giấy kiểm tra (vở kiểm tra).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ 
 Không kiểm tra.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu giờ kiểm tra.
- Lắng nghe
HĐ 1: (3 phút)
Hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS đọc 3 đề bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của từng đề bài.
- GV giúp HS nắm vững đề 3. Yêu cầu các em kể theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để làm cho đúng.
- Mời một số em nêu tên chuyện mình định kể.
- 1 em đọc đề bài, lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại và suy nghĩ chọn đề bài.
- HS nêu câu chuyện mình sẽ kể.
HĐ 2: (30 phút)
HS tự làm bài
- GV bao quát và giúp đỡ những em yếu.
- HS tự làm bài vào giấy kiểm tra (vở kiểm tra).
HĐ 3: (2 phút)
Thu bài 
- GV thu bài.
- GV nhận xét bài của cả lớp.
- HS nộp bài. 
4. Củng cố (2 phút)
- GV nhận xét giờ kiểm tra. 
5. Dặn dò (1 phút)
- Tập viết lại bài văn kể chuyện.
- Chuẩn bị bài sau: Lập chương trình hoạt động.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Khoa học
Bài 43: Sử dụng năng lượng chất đốt (tiếp theo)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt. Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng làm việc nhóm, nêu và giải quyết vẫn đề.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình và thông tin trang 86 -89 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi:
+ Kể tên một số loại chất đốt? 
+ Nêu công dụng và việc khai thác của từng loại chất đốt?
- Lớp và GV nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lắng nghe
HĐ 1: (15 phút)
Làm việc theo nhóm 4
- GV phát phiếu thảo luận. 
1. Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
2. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
3. Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
- GV nhận xét.
- Nêu thêm câu hỏi:
+ Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình em?
+ Gia đình em sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
+ Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
- HS dựa vào SGK; các tranh ảnh, ... đã chuẩn bị và liên hệ thực tế ở địa phương, gia đình HS để trả lời các câu hỏi trong phiếu.
+ Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. 
+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là vô tận vì chúng được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. 
+ Hoả hoạn, nổ bình ga, ngộ độc khí đốt, ...
- Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS liên hệ thực tế, trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết.
HĐ 2: (10 phút)
Hoạt động nhóm đôi
- GV nêu yêu cầu thảo luận.
? Nêu tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
- GV chốt lại ý kiến đúng.
- HS nghe
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện 2, 3 nhóm trình bày kết quả.
+ Tác hại: Làm ô nhiễm môi trường. 
+ Biện pháp: Làm sạch, khử độc các khí thải. Dùng ống dẫn khí lên cao, ...
- Nhóm khác nhận xét.
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống lại kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò (1 phút)
- Xem lại bài vừa học.
- Chuẩn bị bài sau: Sử dụng năng lượng gió.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Kĩ thuật
Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
2. Kĩ năng: Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách phòng bệnh cho gà.
3. Thái độ: Có ý thức lao động, giữ vệ sinh môi trường.
II. chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu đánh giá kết quả học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, VBT Kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 2 HS nêu ghi nhớ bài Chăm sóc gà.
- Nhận xét.
3. Bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- Lắng nghe
HĐ 1: (10 phút)
Tìm hiểu mục đích của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà
- GV yêu cầu HS đọc SGK nêu mục đích của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS nêu: Nhằm tiêu diệt vi trùng, kí sinh trùng, gây bệnh trong dụng cụ, thức ăn nuôi gà và chuồng nuôi, đồng thời giúp gà tăng sức chống bệnh tật và tránh được sự lây lan bệnh.
HĐ 2: (12 phút)
Vệ sinh phòng bệnh cho gà
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và dựa vào hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
?

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.1.2016.doc