Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - GV: Võ Ngọc Hồng

Chào cờ – Triển khai công việc

 trong tuần 29

 I./Mục tiêu:

 - Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 28 và triển khai công tác của tuần 29.

 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .

 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.

 II./ Lên lớp :

 1/ Chào cờ đầu tuần :

 2/Triển khai những việc cân làm trong tuần :

 - Thực hiện đúng chương trình tuần 29

 - Lao động quét dọn sân trường và dọn vệ sinh xung quanh trường .

 - Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học

 - Các em cần đi học đúng giờ và duy trì nề nếp học tập.

 - Thực hiện nghiêm túc công tác “An toàn giao thông”.

 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (Chiều thứ năm).

 III./ Một số việc cần thông báo thêm:

 

doc 34 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 - GV: Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
-HS đọc .
-Cả lớp đọc thầm và làm việc cá nhân.
-Dán bài làm lên bảng .
-HS nhận xét, bổ sung .
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 25/03/2017
Ngày dạy: 28/03/2017
Tiết 4 : Khoa học
Sự sinh sản của ếch
A – Mục tiêu : 
Sau bài, HS biết: Vẽ sơ đồ và nói chu trình sinh sản của ếch.
B – Đồ dùng dạy học :
1 – GV : Hình minh hoạ trang 106, 107 SGK.
2 – HS : SGK.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt đông giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I - Kiểm tra bài cũ :“Sự sinh sản của côn trùng”.
 -Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng ?
 - Nêu biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại mùa màng ?
 - Nhận xét, KT bài cũ .
II . Bài mới : 
 1 . Giới thiệu bài : “Sự sinh sản của ếch”.
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Tìm hiểu sự sinh sản của ếch. 
 * Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm sinh sản của ếch.
 * Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo cặp.
 - GV cho HS đọc mục Bạn cần biết trước rồi trả lời các câu hỏi). 
 + Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào ? 
 +Ếch đẻ trứng ở đâu ? 
 + Trứng ếch nở thành gì ?
 - Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - GV gọi lần lượt một số HS trả lời từng câu hỏi trên.
 - GV cho HS chỉ vào từng hình trang 116, 117 SGK. Nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch ?
 * Kết luận:
 Ếch là loài động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn nòng nọc chỉ sống ở dưới nước).
b)HĐ2:Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
 * Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch . 
 - Bước 1: Làm việc cá nhân .
 GV đi tới từng HS hướng dẫn góp ý.
 - Bước 2:
 GV theo dõi và chỉ định một số HS giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.
III – Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 116 SGK.
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau: “Sự sinh sản và nuôi con của chim”
5/
1/
19/
12/
3/
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS nghe .
-2 HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời các câu hỏi trang 106 và 107 SGK (trường hợp không ở gần vùng ao, hồ)
- 2 HS đọc mục bạn cần biết và trả lời.
- Ếch thường đẻ trứng đầu mùa hạ, ngay sau cơn mua lớn.
- Ếch đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lền bềnh trên mặt nước.
- Trứng ếch nở ra nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.
- HS trả lời câu hỏi trên.
- H 1: Ếch đực đang gọi ếch cái; H2: Trứng ếch; H3: Trứng ếch mới nở; H4: Nòng nọc con; H5: Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra 2 chân phía sau; H6: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân phía trước; H7: Ếch con đã hình thành 4 chân, đuôi ngắn dần và bắt đầu nhảy lên bờ; H8: Ếch trưởng thành.
- Từng HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- HS chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước .
Thứ tư ngày 29 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn: 27/03/2017
Ngày dạy: 29/03/2017
 Tiết 1 : Toán 
Ôn tập về số thập phân (tt)
A – Mục tiêu :
Giúp HS củng cố về: Cách viết STP, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng STP; so sánh các STP.
B - Đồ dùng dạy học : 
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận theo cặp.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 -Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 3,5.
- Nhận xét, sửa chữa .
II – Bài mới : 
1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Giảng bài mới:
 * HĐ 1 : Ôn tập – thực hành
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- Chữa bài:
+ Gọi HS lần lượt trả lời.
+HS khác theo dõi. Nhận xét, 2 HS ngồi cạnh đổi vở chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- HS đọc đề bài, thảo luận rồi tự làm vào vở.
- Gọi 1HS lên bảng viết, dưới lớp tự viết vào vở.
Bài 3:
- HS tự làm vào vở.
- Gọi HS lần lượt chữa bài.
Bài 4:
- HS tự đọc đề và tự làm bài.
- Gọi 2HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
III – Củng cố - dặn dò:
- Hãy nêu cách đọc, viết số thập phân ?
- Muốn so sánh hai số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
5/
1/
29/
5/
- 2HS thực hiện.
- HS nghe .
- HS nghe .
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
 0,3 = ; 0,72 = ; 
 1,5 = ; 9,347 = 
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS viết: 
a) 0.35 = 35% ; 0,5 = 50% ; 
 8,75 = 875% b) 45% = 0.45 ; 
c) 5% = 0,05 ; 625% = 6,25
- HS làm bài. Kết quả:
a) 0,5 giờ ; 0,75 giờ ; 0,25 giờ
b) 3,5 m ; 0,3 km ; 0,4 kg
- HS làm bài vào vở.
- Kết quả:
a) 4,203 ; 4,23 ; 4,5 ; 4,505
b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1
- 3 HS nêu.
- HS lắng nghe .
- HS làm bài tập ở nhà .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 27/03/2017
Ngày dạy: 29/03/2017
Tiết 2 : Tập đọc
Con gái
A - Mục tiêu :
	- Kĩ năng : Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ .
 - Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Phê phán quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ" . Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái .
- Thái độ : Giáo dục HS chăm học .
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- KN tự nhận thức: nhận thức về sự bình đẳng nam nữ.
- Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính.
	- Ra quyết định.	
C/ Các PP/KT dạy hoc tích cực có thể sử dụng:
- Đọc sáng tạo.
- Thảo luận về ý nghĩa câu chuyện.
- Tự bộc lộ.
D - Đồ dùng dạy học :
	- Tranh ảnh minh hoạ bài học .
E - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
1.Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con gái giỏi như thế nào .
2 - Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV hướng dẫn HS đọc.
-Chia đoạn : 5 đoạn.
-Luyện đọc các từ khó :vịt trời, cơ man; Câu nói của dì Hạnh :"Lại / một vịt trời nữa"
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
GV hướng dẫn HS đọc các đoạn , hỏi :
+ Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua kém các bạn trai ?
(Giúp HS hình thành KN Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính)
+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về con gái hay không ?
(GV hình thành cho HS kĩ năng tự nhận thức: nhận thức về sự bình đẳng nam nữ)
+ Đọc câu chuyện em có suy nghĩ gì ?
c/ Đọc diễn cảm :
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : "Tối đó , bố về . cũng không bằng". 
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
III – Củng cố - dặn dò:
-H. dẫn HS nêu nội dung bài+ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần . 
-Chuẩn bị tiết sau : Thuần phục sư tử .
3/
1/
12/
12/
8/
2/
-HS đọc bài Một vụ đắm tàu, trả lời câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp .
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-HS lắng nghe .
-1HS đọc lướt + câu hỏi.
+ Câu nói của dì Hạnh, cả bố mẹ Mơ cũng buồn khi sinh con gái 
+ Ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi, học về Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm . .
+ Đã thay đổi .
+ HS suy nghĩ tự do .
(Thảo luận về ý nghĩa câu chuyện)
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm .
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
-HS nêu: Kể chuyện Mơ học giỏi, làm chăm . (KN Ra quyết định).
-HS lắng nghe .
-HS chuẩn bị .
Ngày soạn: 27/03/2017
Ngày dạy: 29/03/2017
Tiết 3 : Lịch sử
Hoàn thành thống nhất đất nước
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 	- Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khối VI (Quốc hội thống nhất), năm 1976.
	-Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt Nhà nước. 
B– Đồ dùng dạy học :
 	1–GV: Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976.
 (Nếu có)
2 – HS : SGK .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Kể chuyện sáng tạo.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II– Kiểm tra bài cũ: “Tiến vào Dinh Độc Lập”
 -Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30-4-1975?
 -Nhận xét K.T bài cũ .
III – Bài mới : 
 1–Giới thiệu bài: “Hoàn thành thống nhất đất nước”.
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
 -GV kể kết hợp giải nghĩa từ khó .
 -Gọi 1 HS kể lại .
b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm .
 - N.1 : Cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất (Quốc hội khoá VI) diễn ra như thế nào ?
 - N.2 : Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI?
c) HĐ 3 : Làm việc cả lớp .
 - Những quyết định của cuộc kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì ? 
- Nêu ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khoa VI?
 - Gọi HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất .
IV – Củng cố - dặn dò:
-Gọi HS đọc nội dung chính của bài .
- Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau : “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”
1/
4/
1/
8/
12/
4/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát 
- HS trả lời .
- HS nghe .
- 1 HS kể lại .
* HS trao đổi nhóm để trả lời
- N.1: TP Hà Nội tràn ngập cờ và hoa. Nhân dân phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. TP Sài Gòn tràn ngập không khí ngày hội non sông. Khắp nơi đầy cờ, hoa, biểu ngữ. Không chỉ ở Hà Nội, Sài Gòn mà ở tất cả các thành phố & vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam đều tràn đầy niềm phấn khởi. Đến chiều 25-4, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử . 
- N.2 : Quốc hội quyết định : Lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc huy; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài hát Tiến quân ca; Thủ đô là Hà Nội; Thành phố Sài Gòn–Gia Định đổi tên là TP Hồ Chí Minh .
- Sự thống nhất đất nước .
- Bầu ra Nhà nước chung cho cả nước, từ đây nước ta hoàn toàn thống đất nước cả về lãnh thổ và chính quyền 
- HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất .
- 2 HS đọc .
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
Ngày soạn: 27/03/2017
Ngày dạy: 29/03/2017
Tiết 4 : Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
A - Mục đích yêu cầu :
	1/ Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh 1 đoạn đối thoại trong kịch .
	2/ Biết phân vai đọc lại .
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- Thể hiện sự tự tin: Đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- KN hợp tác: hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch.
	- Tư duy sáng tạo.
C/ Các PP/KT dạy hoc tích cực có thể sử dụng:
- Gợi tìm, kích thích sự suy nghĩ sáng tạo của HS
- Trao đổi nhóm nhỏ; Đóng vai.
D - Đồ dùng dạy học : 
Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại .
E - Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I – Kiểm tra bài cũ : 
II – Bài mới : 
1 - Giới thiệu bài :
 Trong 2 tiết học của tuần 25, 26 các em sẽ học cách chuyển 1 đoạn trong tuyện Thái sư Trần Thủ Độ thành 02 màn kịch ngắn . Tiết học hôm nay, các em sẽ luyện viết các đoạn đối thoại đe chuyển trích đoạn truyện “Một vụ đắm tàu” thành 2 màn kịch .
2 / Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài tập 1
-GV cho HS đọc nội dung của bài tập 1 .
* Bài tập 2 :
-GV cho HS đọc nội dung của bài tập 2 .
-GV nhắc HS : 
+SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại, đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch 1 hoặc màn 2 dựa theo gợi ý về lời đối thoại để hoàn chỉnh từng màn kịch .
+Khi viết chú ý thể hiện tính cách của 2 nhân vật : Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô .
-Cho HS đọc lại 4 gợi ý về lời đối thoại (ở màn 1).
-Cho1HS đọc gợi ý về lời đối thoại (ở màn 2).
-Cho ½ lớp làm bài màn 1; ½ lớp làm bài màn 2 .
-GV phát giấy A4 .
-Cho đại diện các nhóm trình bày .
(GV giúp HS hình thành KN Thể hiện sự tự tin: Đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp)
-GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương .
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3.
-GV cho mỗi nhóm tự phân vai đọc lại màn kịch. (Đọc diễn cảm, thể hiện đúng lời thoại)
-GV nhận xét, tuyên dương 
III – Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình 
-Tiết TLV sau (Trả bài làm văn tả cây cối)
01/
03/
25/
08/
03/
- HS nghe và mở SGK
-02 HS nối tiếp nhau đọc phần của truyện “Một vụ đắm tàu” đã chỉ định trong SGK.
-Lớp đọc thầm trong SGK .
-HS 1 đọc yêu cầu bài tập 2và nội dung màn 1. (Giu-li-ét-ta)
- HS 2 đọc nội dung màn kịch (Ma-ri-ô)
(HS tự hình thành được KN hợp tác: hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
-02 HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm .
-HS chia nhóm, mỗi nhóm 3 em (màn 1), màn 2 (3 em).
-Các nhóm làm bài vào giấy A4.
-Đại diện nhóm nối tiếp nhau đọc lời đối thoại nhóm mình
- Lớp nhận xét bình chọn nhóm soạn kịch hay . 
-01HS đọc, cả lớp đọc thầm .
-Từng nhóm phân vai và đọc lại .
(HS hình thành KN Tư duy sáng tạo)
-HS lắng nghe .
-HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ năm ngày 30 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn: 28/03/2017
Ngày dạy: 30/03/2017
 Tiết 1: Toán
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
A – Mục tiêu :
Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng; cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng STP.
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 -Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 3, 5.
- Nhận xét, sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Giảng bài mới: 
* HĐ1: Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo khối lượng
Bài 1:
-Yêu cầu HS thảo luận và tự điền vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi 1 HS chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ HS chữa bài vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá. 
Bài 2:
- HS đọc đề bài, rồi tự làm vào vở.
- Gọi 2 HS lần lượt chữa bài.
- HS còn lại nhận xét và đổi vở chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- 1 HS đọc mẫu, giải thích cách làm.
- HS tự làm vào vở theo mẫu trên.
- Gọi HS lần lượt chữa bài.
IV – Củng cố - dặn dò:
-Gọi HS nêu bảng đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo diện tích.
-Nêu mối qua hệ giữa các đơn vị đo vừa học.
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tt)
1/
5/
1/
28/
5/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- 2HS thực hiện.
- HS nghe .
- HS nghe .
- HS làm bài.
- HS chữa bài.
- HS nhận xét bài của bạn.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS chữa bài.
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS đọc mẫu và giải thích.
- HS làm bài. Kết quả:
a) 1827 m = 1 km 827 m
 2063 m = 2 km 63 m = 2,063 km
 702 m = 0 km 702 m = 0,702 km
b) 34 dm = 3m 4 dm = 3,4 m
 786 cm = 7m 86 cm =7,86 cm
 408 cm = 4m 8cm = 4,08 m
c) 2065 g = 2 kg 65 g = 2,065 kg
 8047 kg = 8 tấn 47 kg = 8,047 tấn
- 3 HS nêu.
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 28/03/2017
Ngày dạy: 30/03/2017
Tiết 2: Địa lý
Châu Đại Dương và châu Nam Cực
(Tích hợp GD-TNMT-Biển đảo mức độ: Toàn phần)
A- Mục tiêu : 
Học xong bài này, HS: 
 -Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
 -Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
	- Giúp HS biết được sự thích nghi của con người với môi trường nơi đây (Khí hậu lạnh và hay có bão lũ xảy ra)
	- Biết được những nguồn lợi và những ngành kinh tế tiêu biểu của vùng này trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên biển đảo
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút. 
D - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV: Bản đồ Thế giới. (Hoặc BĐ tự nhiên châu Đại Dươnng và châu Nam Cực)
 	2 - HS : SGK.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ : : “Châu Mĩ ” (tt).
+ Nêu đặc điểm của dân cư châu Mĩ ?
+ Nền kinh tế Bắc Mĩ có khác gì so với Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
+ Em biết gì về đất nước Hoa Kì ?
- Nhận xét, kiểm tra bài cũ .
II - Bài mới : 
1 - Giới thiệu bài : “Châu Đại Dương và châu Nam Cực”.
 2- Hoạt động:
 * Châu đại Dương.
 a) Vị trí, địa lí, giới hạn. 
 - HĐ 1 :.(làm việc cá nhân )
 -Bước 1: HS dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK:
+ Trả lời câu hỏi: Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
- Trả lời các câu hỏi ở mục a SGK.
+ Cho biết lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc ?
+ Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương.
 -Bước 2: GV yêu cầu HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương.
 - GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương trên quả Địa cầu. Chú ý đường chí tuyến Nam đi qua châu lục Ô-xtrây-li-a, còn các đảo và quần đảo chủ yếu nằm trong vùng các vĩ độ thấp.
 b) Đặc điểm tự nhiên :
* HĐ2: (làm việc cá nhân)
 -Bước1: HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng.
-Bước 2: GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời; gắn các bức tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên bản đồ.
 c) Dân cư và hoạt động kinh tế.
 *HĐ3: (làm việc cả lớp)
 HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi:
-Về dân số châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
- Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
 - Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
(Giúp HS biết được sự thích nghi của con người với môi trường nơi đây tuy khắc nghiệt (Khí hậu lạnh và hay có bão lũ xảy ra) nhưng nền KT của người dân ở đây rất phát triển. trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên biển đảo- Chúng ta cần phải biết gìn giữ và tiết kiệm)
 * Châu Nam Cực .
 *HĐ4: (làm việc theo nhóm).
-Bước1: HS dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh:
- Trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK.
+ Quan sát hình 5 hoặc Quả Địa cầu, cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực.
 - Cho biết:
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực.
+ Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên?
-Bước 2: GV cho HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực, và trình bày kết quả thảo luận. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 Kết luận: Châu nam Cực là châu lục lớn nhất thế giới.
- Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên.
III - Củng cố :
+ Em biết gì về châu Đại Dương ?
+Châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật?
(GV L.hệ để GD ý thức BVMT và tiết kiệm năng lượng dầu mỏ cho HS)
IV - Nhận xét - dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau: “Các Đại Dương trên thế giới”. 
3/
1/
16/
12/
3/
1/
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
+ Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam.
+ Các đảo và quần đảo: Đảo Niu-ghi-nê, giáp châu Á; quần đảo Bi-xăng-ti-mé-tác, quần đảo Xô-lô-môn, quần đảo Va-nu-a-tu, quần đảo Niu Di-len,
- HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường về vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương.
-HS nghe.
- HS quan sát tranh và thảo luận để hoàn thành bảng.
- HS trình bày kết quả.
(Trình bày 1 phút)
- Châu Đại Dương là châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục của thế giới.
- Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a chủ yếu là người da trắng. Còn trên các đảo khác thì dân cư chủ yếu là người bản địa có da màu sẫm, mắt đen, tóc xoăn.
- Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.
-HS trao đổi nhóm để trả lời.
+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực phía Nam.
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực là có khí hậu lạnh nhất thế giới, quanh năm dưới 00C .
+ Vì khí hậu ở đây quá khắc nghiệt .
- HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực, và trình bày kết quả thảo luận.
-HS nghe.
-HS trả lời.
-HS nghe .
-HS xem bài trước.
Ngày soạn: 28/03/2017
Ngày dạy: 30/03/2017
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
A - Mục tiêu :
	- Kiến thức :HS tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
	-Kĩ năng : Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu ở trên.
-Thái độ : Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
B - Đồ dùng dạy học :
	Bút dạ +giấy khổ to ghi nội dung của chuyện vui ở BT1+ băng dính.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm
	- Hỏi đáp trước lớp.
 - Luyện tập/Thực hành.
D - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới : 
1) Giới thiệu:
Hôm nay chúng ta cùng HS tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu ở trên.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 :
-GV hướng dẫn HS làm BT 1.
Cách làm: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu có ô trống ở cuối và điền dấu chính xác .
-Phát bút dạ và giấy cho HS .
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS .
Bài 2 :
-GV hướng dẫn HS làm BT2.
Cách làm: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu có ô trống ở cuối và điền dấu chính xác .
-Phát bút dạ và giấy cho HS .
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS .
Bài 3 :
-GV hướng dẫn HS làm BT3.
Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d, em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào ?
-GV nhận xét chốt ý đúng .
III – Củng cố - dặn dò:
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục lyện cách sử dụng các dấu câu . 
-Chuẩn bị tiết sau : Mở rộng vốn từ : Nam và Nữ .
3/
1/
32/
4/
-HS thực hiện việc sử sdụng các dấu câu đã học ở tiết trước (có giải thích)
-HS nhận xét .
-HS lắng nghe .
-1 HS đọc nội dun

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 29.doc