Tiết 1
Toán
TIẾT 166: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết giải bài toán về chuyển động đều.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập theo yêu cầu.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu HS nêu các dạng bài toán đã học.
- GV nhận xét.
học Kiểm tra cuối năm (BGH ra đề) Tiết 5 Mĩ thuật (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 6 Toán Tiết 167: luyện tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết giải bài toán có nội dung hình học. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có nội dung hình học. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK Toán. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Yêu cầu 1 HS lên bảng viết công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - Lắng nghe HĐ 1: (15 phút) Bài 1 - Mời 1 HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS làm bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 1 HS lên chữa bài - GV nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài - 1 HS lên bảng chữa bài - Lớp nhận xét Bài giải Chiều rộng nền nhà là: 8 x = 6 (m) Diện tích nền nhà là: 6 x 8 = 48 m2 = 4800 (dm2) Diện tích một viên gạch là: 4 x 4 = 16 (dm2) Số viên gạch cần dùng là: 4800 : 16 = 300 (viên) Số tiền mua gạch là: 20000 x 300 = 6 000 000 (đồng) Đáp số: 6 000 000 đồng. HĐ 2: (15 phút) Bài 3 (a, b) - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Mời một HS nêu cách làm. - Cho HS làm bài vào vở - Yêu cầu HS làm bảng phụ - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. - 1 HS nêu yêu cầu - 1 HS nêu cách làm - Lớp làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ sau đó gắn bài lên bảng. Bài giải a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (28 + 84) x 2 = 224 (cm) b) Diện tích hình thang EBCD là: (84 + 28) x 28 : 2 = 1568 (cm2) Đáp số: a) 224 cm; b) 1568 cm2. 4. Củng cố (3 phút) - GV cùng HS hệ thống lại kiến thức của bài. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về biểu đồ. * Rút kinh nghiệm: Tiết 7 Lịch sử (Lịch sử địa phương) Bài 3: tháI nguyên - nơI khởi nguồn của chiến thắng lịch sử điện biên phủ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của Thái Nguyên trong Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. - Thấy được những đóng góp của nhân dân Thái Nguyên trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 2. Kĩ năng: Trình bày được tầm quan trọng của Thái Nguyên trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. 3. Thái độ: Tự hào về mảnh đất Thái Nguyên, luôn có ý thức xây dựng và nối tiếp truyền thống của cha anh đi trước. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh, ảnh tư liệu về một số di tích lịch sử của Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Yêu cầu HS nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - Lắng nghe HĐ 1: (10 phút) Hiểu biết về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 - GV yêu cầu: Nêu những hiểu biết của em về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954? - GV nhận xét, kết luận. - Một số HS nêu hiểu biết của mình về chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. HĐ 2: (15 phút) Hiểu biết về tầm quan trọng của Thái Nguyên đối với thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - Cho HS thảo luận câu hỏi. - Mời các nhóm trình bày. + Sự kiện nào chứng tỏ Thái Nguyên là nơi khởi nguồn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ? + Em hãy kể lại những đóng góp lớn của nhân dân Thái Nguyên trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ? - Nhận xét, kết luận. - HS thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi. - Một số nhóm trình bày. + Ngày 6 tháng 12 năm 1953, tại đồn Tỉn Keo, Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên, Bộ Chính trị BCH Tw Đảng đã họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. + HS kể lại những đóng góp của nhân dân Thái Nguyên vào chiến dịch Điện Biên Phủ. 4. Củng cố (2 phút) - GV hệ thống kiến thức bài học. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Xem lại nội dung của bài. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối năm. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 07/05/2016 Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 Toán Tiết 168: ôn tập về biểu đồ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết đọc số liệu trên bản đồ, bổ sung tư liệu trong bảng thống kê số liệu. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng sử dụng biểu đồ; Hoàn thành được các bài tập. 3. Thái độ: Yêu thích môn Toán. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - 1 HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật. - 1 HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - Lắng nghe HĐ 1: (12 phút) Bài 1 - Mời 1 HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn HS cách làm - Cho HS làm bài vào vở - Mời HS nêu kết quả - GV nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu - HS theo dõi - HS làm bài vào vở - HS nêu kết quả nối tiếp a) Có 5 HS trồng cây; Lan (3 cây), Hoà (2 cây), Liên (5 cây), Mai (8 cây), Dũng (4 cây). b) Bạn Hoà trồng được ít cây nhất. c) Bạn Mai trồng được nhiều cây nhất. d) Bạn Liên, Mai trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng. e) Bạn Dũng, Hoà, Lan trồng được ít cây hơn bạn Liên. - Các HS khác nhận xét HĐ 2: (10 phút) Bài 2 - Mời 1 HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV lập bảng điều tra trên bảng lớp rồi yêu cầu HS bổ sung vào các ô còn trống trong bảng đó. - GV nhận xét. - 1 HS nêu - HS dựa vào gợi ý làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng chữa bài. - Lớp nhận xét. HĐ 3: (8 phút) Bài 3 - Mời 1 HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn làm bài - Cho HS làm vào SGK - GV nhận xét. - 1 HS nêu - HS theo dõi - HS làm bài trong SGK Kết quả: Khoanh vào C 4. Củng cố (2 phút) - GV hệ thống kiến thức bài học. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Dặn HS xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung (tr.175). * Rút kinh nghiệm: Tiết 2 Chính tả (Nhớ - viết) Sang năm con lên bảy I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó(BT2); viết được tên một cơ quan, xí nghiệp, công ty ở địa phương (BT3). 2. Kĩ năng: HS nhớ - viết đúng chính tả bài thơ “Sang năm con lên bảy”. Trình bày đúng thể thơ 5 tiếng, sai không quá 5 lỗi trong bài. 3. Thái độ: Rèn sự cẩn thận khi viết bài chính tả. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu viết tên các cơ quan tổ chức, đơn vị ( chưa viết đúng chính tả). 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Yêu cầu 2 HS viết lại tên các cơ quan đơn vị ở bài tập 2 của tiết trước. - Lớp và HS nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - Lắng nghe HĐ 1: (12 phút) Hướng dẫn HS viết bài - Yêu cầu 1 em đọc bài viết Sang năm con lên bảy (Khổ 1+2) - Mời 2 em đọc thuộc hai khổ thơ. - Yêu cầu 2 - 3 HS nêu nội dung bài viết. - Yêu cầu HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai. - GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - Yêu cầu HS gấp sách để viết bài. - GV ghi nhận xét một số vở. - GV nhận xét chung. - 1 HS đọc bài viết. - HS dưới lớp theo dõi. - HS đọc thuộc 2 khổ thơ. - 2 em nêu nội dung. - 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết đúng. - HS ngồi đúng tư thế. - HS tự viết bài vào vở. - HS rà soát lỗi (đổi vở để soát lỗi cho nhau). HĐ 2: (10 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập + Bài tập 2 - HS nêu yêu cầu của BT2. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập. + Tìm tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn (các tên ấy chưa viết đúng). + Viết lại các tên ấy cho đúng chính tả. - Mời HS nêu lại tên các cơ quan tổ chức. - GV nhận xét, chữa bài. - HS đọc thầm đoạn văn, tìm tên các cơ quan , tổ chức. - 2 HS nêu. - HS tự viết hoa lại tên các tổ chức, đơn vị cho đúng vào vở, đại diện làm phiếu trình bày. - 2 HS nêu lại. + Bài tập 3 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV mời HS phân tích cách viết hoa tên mẫu: Phân tích tên mỗi cơ quan đơn vị thành từng bộ phận cấu tạo, rồi viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận, riêng tên địa danh hay tên của công ty thì viết hoa tất cả các chữ. - Yêu cầu HS suy nghĩ viết vào vở bài tập ít nhất tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti... ở địa phương em. - GV chốt lại lời giải đúng và nhắc nhở HS nhớ để viết đúng. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS đại diện phân tích: Công ti Giày da Phú Xuân (Tên riêng gồm ba bộ phận, riêng Phú Xuân phải viết hoa cả hai chữ). - HS làm vở bài tập, đại diện làm vào phiếu sau đó trình bày. - Cả lớp lắng nghe. 4. Củng cố (2 phút) - Hệ thống kiến thức của bài. 5. Dặn dò (1 phút) - Dặn HS viết lại nhiều lần từ còn viết sai. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập. * Rút kinh nghiệm: Tiết 3 Tiếng Anh (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 4 Luyện từ và câu ôn tập về dấu câu I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập về một số dấu câu đã học. 2. Kĩ năng: Làm được một số bài tập về sử dụng dấu câu. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bút dạ, bảng nhóm. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Gọi HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - Lắng nghe HĐ 1: (15 phút) Bài tập 1 - Cho đoạn văn sau và điền dấu câu cho đúng sau khi đã viết lại. “Mùa xuân cây vươn dài những cành khẳng khiu trụi lá xuân sang cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn hè về những tán lá xanh um che mát cả sân trường thu đến tong chùm quả chín vàng trong kẽ lá ngày ngày chúng em đùa vui dưới những tán lá bàng mát rượi.” - Nhận xét, chữa bài. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên chữa bài. “Mùa xuân, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá. Ngày ngày, chúng em đùa vui dưới những tán lá bàng mát rượi.” HĐ 2: (15 phút) Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu: Viết một đoạn văn ngắn khảng 7 câu trong đó có sử dụng ít nhất 5 loại dấu câu đã học. - GV nhận xét. - HS viết bài vào vở. - Một số em đọc bài trước lớp. - Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố (3 phút) - GV cùng HS hệ thống lại kiến thức. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Xem lại cách sử dụng dấu câu. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu. * Rút kinh nghiệm: Tiết 5 + 6 + 7 (Giáo viên chuyên dạy) Ngày soạn: 09/05/2016 Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 5 năm 2016 Tiết 1 Toán Tiết 169: luyện tập chung I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng, phép trừ. 2. Kĩ năng: Vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều. 3. Thái độ: Yêu thích môn Toán. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - 1 HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ số thập phân. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - Lắng nghe HĐ 1: (5 phút) Bài 1 - GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - HS lên bảng chữa bài. - GV nhận xét. - GV củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thúc chỉ có phép cộng, trừ. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - 3 em lên bảng chữa bài. * Kết quả: 52 778 515,97 - Cả lớp nhận xét. - Lắng nghe. HĐ 2: (8 phút) Bài 2 - HS nêu yêu cầu bài toán. - Mời một số em nhắc lại cách tính số hạng, số bị trừ chưa biết. - Tổ chức cho HS tự làm bài. - GV nhận xét bài làm. - 1 HS nêu yêu cầu. - 2 em nhắc lại. - HS tự làm vào vở, sau đó đại diện lên bảng chữa bài. x + 3,5 = 4,72 + 2,28 x + 3,5 = 7 x = 7 - 3,5 x = 3,5 b) x - 7,2 = 3,9 + 2,5 x - 7,2 = 6,4 x = 6,4 + 7,2 x = 13,6 HĐ 3: (10 phút) Bài 3 - GV gợi ý HS tóm tắt bài toán và nêu lại cách giải dạng toán này. - GV củng cố lại cách tính chiều cao và diện tích hình thang. - HS đọc kĩ yêu cầu của bài rồi làm bài. - 1 HS làm bảng phụ. - HS tự làm vào vở. - Đại diện lên bảng chữa bài. Bài giải Độ dài đáy lớn của mảnh đất hình thang là: 150 = 250 (m) Chiều cao của mảnh đất hình thang là: 250 = 100 (m) Diện tích mảnh đất hình thang là: (150+250) 100 : 2 = 20000 (m2) 20 000 m2 = 2 ha Đáp số: 20 000 m2 hay 2 ha. HĐ 4: (10 phút) Bài 4 - Cho HS đọc kĩ bài, phân tích bài rồi tự làm bài. - GV nhận xét. - Củng cố lại cách tính thời gian để hai chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau. - HS tự làm bài. - 1 HS chữa bài. Bài giải Thời gian ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch là: 8 - 6 = 2 (giờ) Quãng đường ô tô chở hàng đi trong hai giờ là: 45 2 = 90 (km) Sau mỗi giờ ô tô du lịch đến gần ô tô chở hàng là: 60 - 45 = 15 (km) Thời gian ô tô du lịch đi để đuổi kịp ô tô chở hàng là: 90 : 15 = 6 (giờ) Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc: 8 + 6 = 14 (giờ) Đáp số: 14 giờ hay 2 giờ chiều. 4. Củng cố (1 phút) - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Dặn HS xem lại các bài tập. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung (tr.176). * Rút kinh nghiệm: Tiết 2 Thể dục (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 3 Lịch sử Kiểm tra cuối năm (BGH ra đề) Tiết 4 Lịch sử Kiểm tra cuối năm (BGH ra đề) Tiết 5 Toán Tiết 170: Luyện tập chung I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân, phép chia. 2. Kĩ năng: Vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 3. Thái độ: HS yêu thích môn toán; Rèn sự cẩn thận khi làm bài. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - 1 HS nêu 3 dạng toán về tỉ số phần trăm. - GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học - Lắng nghe HĐ 1: (10 phút) Bài 1 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS chữa bài - GV nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét * Kết quả: a) 23 905; 830 450; 746 028 b) ; ; c) 4,7; 2,5; 61,4 HĐ 2: (8 phút) Bài 2 (cột 1) - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS chữa bài - GV nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu - HS làm bài - 4 HS lên bảng làm * Kết quả 0,12 x = 6 x = 6 : 0,12 x = 50 5,6 : x = 4 x = 5,6 : 4 x = 1,4 HĐ 3: (14 phút) Bài 3 - Gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chữa bàis - 1 HS nêu - HS làm bài vào vở - 1 HS làm bảng phụ sau đó gắn bài. - Cả lớp nhận xét Bài giải Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là: 2400 : 100 x 35 = 840 (kg) Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ 2 là: 240 : 100 x 40 = 960 (kg) Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong 2 ngày đầu là: 840 + 960 = 1800 (kg) Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ 3 là: 2400 - 1800 = 600 (kg) Đáp số: 600 kg. 4. Củng cố (2 phút) - Hệ thống nội dung luyện tập. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Xem lại các bài toán đã làm. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối năm học. * Rút kinh nghiệm: Tiết 6 Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 2. Kĩ năng: Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội. 3. Thái độ: Biết thực hiện bổn phận, trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh... nói về gia đình, nhà trường. Xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi; hoặc thiếu nhi tham gia công tác xã hội. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Yêu cầu HS kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường xã hội. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - Lắng nghe HĐ 1: (5 phút) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài - Yêu cầu HS đọc đề bài, gạch dưới từ ngữ quan trọng. - Mời 2 HS đọc 2 gợi ý. - GV nhắc nhở giúp đỡ HS nắm vững từng gợi ý. - Mời 1 số em giới thiệu câu chuyện mình đã tìm được. - Yêu cầu HS lập nhanh dàn ý (theo cách gạch đầu dòng). - 2 em đọc, HS dưới lớp chú ý lắng nghe. - 2 HS đọc, cả lớp theo dõi để hiểu rõ những hành động, hoạt động nào thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường và xã hội; những công tác xã hội nào thiếu nhi thường tham gia. - Vài em giới thiệu câu chuyện mình chọn kể. - Lớp lập dàn ý vào nháp. HĐ 2: (25 phút) Thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện * Kể chuyện theo nhóm. - Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * HS thi kể trước lớp. - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện tham gia thi kể trước lớp. - GV đưa ra tiêu chí đánh giá, bình chọn, tuyên dương bạn có câu chuyện có ý nghĩa nhất, hấp dẫn nhất. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS kể theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc nội dung của câu chuyện. - Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. - Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất. 4. Củng cố (2 phút) - Liên hệ giáo dục HS biết tham gia công tác xã hội cùng các bạn. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Xem lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối học kì II. * Rút kinh nghiệm: Tiết 7 Tập đọc Nếu trái đất thiếu trẻ con I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài thơ: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em. 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch, lưu loát, diễn cảm toàn bài thơ thể tự do, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ. 3. Thái độ: Biết thực hiện bổn phận, trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội. II. chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Yêu cầu 3 HS đọc bài “Lớp học trên đường” và trả lời câu hỏi. - Lớp và GV nhận xét. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giới thiệu bài (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học. - Lắng nghe HĐ 1: (12 phút) Luyện đọc - Y/c 1 em đọc bài thơ. - Mời từng tốp 3 em nối tiếp nhau đọc 3 khổ của bài thơ. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ - giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em, thể hiện đúng lời của phi công vũ trụ Pô- pốp. - GV giới thiệu về phi công Pô-pốp. - 3 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài. - 1 em đọc, lớp theo dõi. - 3 HS đọc, lớp theo dõi. - HS đọc nối tiếp (mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc. - 3 HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách. - HS luyện đọc cặp. - HS chú ý theo dõi. HĐ 2: (10 phút) Tìm hiểu bài - Yêu cầu lớp đọc thầm khổ 1, 2. ? Nhân vật “tôi” và “Anh” trong bài thơ là ai? Vì sao chữ “Anh” được viết hoa? ? Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào? - Rút ra ý 1: Sự thích thú của vị khách về phòng tranh. - Mời cả lớp đọc khổ thơ 2, 3 ? Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh? ? Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào? - Rút ra ý 2: Tranh vẽ của các bạn nhỏ rất ngộ nghĩnh. ? Nội dung chính của bài là gì? - GV chốt, ghi bảng ý chính. Mời 2, 3 HS đọc. - HS đọc khổ thơ 1, 2. + Nhân vật “tôi” là tác giả, “Anh” là Pô- pốp. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô- pốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. + Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lai vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem! Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì "ghê gớm" thật: Trong đôi mắt chiếm gần nửa khuôn mặt- Các em tô lên một nửa số sao trời! Qua vẻ mặt: vừa xem, vừa sung sướng mỉm cười. - HS đọc khổ thơ 2, 3: + Đầu phi công vũ trụ Pô- pốp rất to - Đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời - Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa- Mọi người đều quàng khăn đỏ- Các anh hùng là - những- đứa- trẻ- lớn- hơn. + Người lớn làm mọi việc vì trẻ em./ Trẻ em là tương lai của thế giới./ Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa./ Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn sẽ trở nên có ý nghĩa. + Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em. - 2 đến 3 HS đọc nội dung. HĐ 3: (8 phút) Luyện đọc diễn cảm - GV mời 3 em đọc nối tiếp toàn bài . - GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm khổ thơ 1,2 (chú ý đọc đúng giọng từng khổ thơ, từ ngữ cần đọc nhấn giọng, chỗ ngắt giọng gây ấn tượng). - GV nhận xét, tuyên dương. - 3 HS đọc nối tiếp bài. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 3. - Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ 1, 2. - Lớp nhận xét bạn đọc. - Bình chọn bạn đọc hay. 4. Củng cố (2 phút) - 1 HS nêu lại nội dung chính của bài tập đọc. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò (1 phút) - Luyện đọc diễn cảm. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối học kì II. * Rú
Tài liệu đính kèm: