Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1

Tiết 1

Toán

TIẾT 39: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết đọc viết, sắp thứ tự các số thập phân; Tính bằng cách thuận tiện nhất.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng thực hiện tính toán với số thập phân.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- 2 HS lên bảng làm bài sau: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm

 84,2 84,19; 47,5 47,50

 6,843 6,85; 90,6 89,6

- Lớp và GV nhận xét.

 

doc 16 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 (Phần 2) - Trường Tiểu học Tích Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV kết luận.
- GV cho HS quan sát tranh về hậu quả của gia tăng dân số. Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
? Theo em gia tăng dân số nhanh dẫn tới hậu quả gì?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GVKL (Ghi nhớ- SGK).
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm 2.
+ Thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi, 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- 2 HS đọc.
4. Củng cố (2 phút)
? Cần làm gì để hạn chế sự gia tăng dân số?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 27/10/2015
Ngày dạy:
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2015
Tiết 1
Toán
tiết 39: Luyện tập chung
I. mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết đọc viết, sắp thứ tự các số thập phân; Tính bằng cách thuận tiện nhất.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng thực hiện tính toán với số thập phân.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- 2 HS lên bảng làm bài sau: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
 84,2  84,19; 47,5  47,50
 6,843  6,85; 90,6  89,6
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu nối tiếp.
VD: + Bẩy phẩy năm (chữ số 5 chỉ 5 phần 10)
 + 
HĐ 2: (10 phút)
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài
a) 5,7 e) 0,01
b) 32,85 d) 0,304
- Lớp nhận xét.
HĐ 3: (8 phút)
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
- Mời 1HS nêu cách sắp xếp.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1 HS làm bảng phụ. Lớp làm vào vở.
- Gắn bảng phụ, lớp nhận xét bài của bạn.
41,583 < 41,835 < 42,358 < 42,538
- 1 HS nêu cách làm.
HĐ 4: (8 phút)
Bài 4 (a)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1HS nêu yêu cầu
- Lớp làm vở.
- 1 HS chữa bài
a) 
- HS khác nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại các bài toán đã làm.
- Chuẩn bị bài sau: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Luyện từ và câu
luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa và mối quan hệ giữa chúng.
2. Kĩ năng: Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm; Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài tập 1, 2 viết sẵn vào bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- 2 HS lên bảng lấy ví dụ về từ đồng âm và đặt câu với từ đó.
- GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (15 phút)
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- GV theo dõi.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 1 HS đọc. 
- HS thảo luận nhóm 3.
- HS trả lời:
a) Chín (1): hoa quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được.
Chín (2): số 9.
Chín (3): suy nghĩ kĩ càng.
Chín (1) và chín (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín (2).
 b) Đường (1): chất kết tinh vị ngọt
Đường (2): vật nối liền 2 đầu
Đường (3): chỉ lối đi lại.
Từ đường (2) và đường (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ đường (1).
 c) Vạt (1): mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi
Vạt (2): xiên đẽo 
Vạt (3): thân áo
Vạt (1) và (3) là từ nhiều nghĩa đồng âm với từ vạt (2).
HĐ 2: (15 phút)
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi 3 HS lên bảng làm.	
- GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở BT.
- 3 HS lên làm bài.
VD:
+ Bạn Nga cao nhất lớp tôi.
+ Mẹ tôi thường mua hàng Việt Nam.
 ...
+ Bố tôi nặng nhất nhà.
+ Bà nội ốm rất nặng.
+ Cam đầu mùa rất ngọt.
+ Cô ấy ăn nói ngọt ngào dễ nghe.
...
4. Củng cố (3 phút)
- Hệ thống kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Ghi nhớ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng: Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
3. Thái độ: HS thích làm văn.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giấy khổ to và bút dạ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- 3 HS đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (8 phút)
Bài tập 1
- Mời 1 HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2.
? Đoạn nào mở bài trực tiếp?
 Đoạn nào mở bài gián tiếp?
? Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên hấp dẫn hơn?
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận. 
- HS đọc đoạn văn cho nhau nghe. 
+ Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường định tả là con đường mang tên Nguyễn Trường Tộ.
+ Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hương ... rồi mới giới thiệu con đường định tả.
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động hấp dẫn hơn.
HĐ 2: (10 phút)
Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4. Phát giấy khổ to cho 1 nhóm làm.
- Yêu cầu lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
? Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn?
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm
- Nhóm có bài viết giấy khổ to dán phiếu lên bảng và trình bày
+ Giống nhau: đều nói lên tình cảm yêu quý gắn bó thân thiết của tác giả đối với con đường 
+ Khác nhau: Đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên...
- Lớp nhận xét.
+ Kiểu kết bài mở rộng hay hơn, hấp dẫn hơn.
HĐ 3: (12 phút)
Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi 3 HS đọc đoạn mở bài của mình
- GV nhận xét.
(Phần kết bài thực hiện tương tự)
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở.
- 3 HS nối tiếp đọc. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại cách viết phần mở bài, kết bài của bài văn tả cảnh.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 5
Khoa học
bài 16: phòng tránh hiv/aids
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Giải thích một cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì?; Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng cần thiết để phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
3. Thái độ: Có ý thức thức thực hiện phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Thông tin và hình trang 35 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm gan A.
- HS và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (10 phút)
Trò chơi
Ai nhanh, 
ai đúng ?
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Cho HS thảo luận và trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận:
1 - c; 2 - b; 3 - d; 4 - e; 5 - a
- Các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: (18 phút)
Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- GV nêu yêu cầu.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Yêu cầu HS bình chọn nhóm có nội dung phù hợp, đầy đủ, trình bày đẹp.
- GV nhận xét, kết luận.
- Các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, bài báo,  Cử 1 bạn giới thiệu tranh, ảnh,  nhóm mình sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm bình chọn nhóm có nội dung phù hợp, đầy đủ, trình bày đẹp.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 6
Kĩ thuật
nấu cơm (Tiết 2)
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết cách nấu cơm.
2. Kĩ năng: Thực hiện nấu cơm đạt yêu cầu.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Gạo tẻ; Nồi nấu cơm điện; Dụng cụ đong gạo; Rá, chậu để vo gạo; Đũa dùng để nấu cơm; Xô chứa nước sạch; Phiếu học tập. 
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Yêu cầu 1 HS nêu các công việc để chuẩn bị cho việc nấu cơm.
- HS và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu mục tiêu bài học.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (25 phút)
Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Yêu cầu HS đọc mục 2
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 4 theo nội dung phiếu.
- Cho HS thảo luận nhóm (khoảng 10 phút).
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Gọi 1, 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị và nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Cho HS nhắc lại cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- Gọi HS trả lời các câu hỏi trong SGK ở mục 2.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS nhắc lại cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- HS làm việc cá nhân.
HĐ 2: (5 phút)
Đánh giá kết quả học tập
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau vào giấy:
+ Có mấy cách nấu cơm? Đó là cách nào?
+ Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó?
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống nội dung kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Về nhà nấu cơm giúp ông bà, cha mẹ.
- Chuẩn bị bài: Luộc rau.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 7
Ôn Tiếng Việt
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
3. Thái độ: Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ cho HS làm bài tập 1, 2.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK; VBT.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
? Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho ví dụ.
- GV nhận xét.	
3. Hướng dẫn ôn tập	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu nội dung ôn tập.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (15 phút)
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Yêu cầu trình bày miệng kết quả.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc. 
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- Một số HS trình bày kết quả.
a) Chín (1): hoa quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được.
Chín (2): số 9.
Chín (3): suy nghĩ kĩ càng.
Chín (1) và chín (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín (2).
 b) Đường (1): chất kết tinh vị ngọt
Đường (2): vật nối liền 2 đầu
Đường (3): chỉ lối đi lại.
Từ đường (2) và đường (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ đường (1).
 c) Vạt (1): mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi
Vạt (2): xiên đẽo 
Vạt (3): thân áo
Vạt (1) và (3) là từ nhiều nghĩa đồng âm với từ vạt (2).
HĐ 2: (15 phút)
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm.	
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở BT.
- 3 HS lên làm bài.
VD:
+ Bạn Nga cao nhất lớp tôi.
+ Mẹ tôi thường mua hàng Việt Nam.
 ...
+ Bố tôi nặng nhất nhà.
+ Bà nội ốm rất nặng.
+ Cam đầu mùa rất ngọt.
+ Cô ấy ăn nói ngọt ngào dễ nghe.
...
4. Củng cố (2 phút)
- Mời 1 em nêu lại nội dung vừa ôn tập.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại các bài tập, hoàn thiện bài trong VBT.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 28/10/2015
Ngày dạy:
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2015
Tiết 1 + 2
Tiếng Anh
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3
Toán
tiết 40: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
2. Kĩ năng: Có kĩ năng viết số thập phân.
3. Thái độ: HS yêu thích môn Toán.
II. chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức (1 phút)	
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- GV gọi 2 HS lên bảng viết:
+ Bảy đơn vị, năm mươi hai phần trăm.
+ Ba mươi lăm phẩy tám trăm linh năm.
- Lớp và GV nhận xét.	
3. Bài mới	
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài 
(1 phút)
- GV nêu nội dung ôn tập.
- HS lắng nghe.
HĐ 1: (5 phút)
ôn bảng đơn vị đo độ dài
* Bảng đơn vị đo độ dài 
- Yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV gọi HS viết các đơn vị đo độ dài lên bảng.
* Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề
? Nêu quan hệ giữa mét và đề- ca- mét, giữa mét và đề - xi- mét?
- GV hỏi tương tự với các đơn vị khác. 
? Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau?
* Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa mét với ki- lô- mét, xăng- ti- mét, mi- li- mét.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng viết.
+ 1m = dam = 10dm
- HS nối tiếp nêu.
+ Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền sau nó và bằng (0,1) đơn vị lớn hơn liền trước nó.
- HS nêu:
1000m = 1km ; 1m = km
1m = 100cm ; 1cm = m
1m = 1000m ; 1mm = m
HĐ 2: (10 phút)
Hướng dẫn viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
* Ví dụ 1 
- GV ghi: 6m4dm = ... m 
- GV yêu cầu HS tìm số thập phân thích hợp để điền vào chỗ chấm.
- Gọi HS điền.
- Yêu cầu nêu cách làm.
* Ví dụ 2
- GV ghi VD:
3m5cm = ... m 
(Hướng dẫn làm tương tự như ví dụ 1).
- 1 HS nêu cách làm. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS điền kết quả.
+ Bước 1: chuyển 6m4dm thành hỗn sốcó đơn vị là mét ta được:
6m4dm = 6m
+ Bước 2: Chuyển 6m thành số thập phân có đơn vị là mét ta được:
6m4dm = 6m = 6,4m 
- HS thực hiện:
3m5cm = 3 m = 3,05m 
HĐ 3: (15 phút)
Thực hành
+ Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào SGK.
- 3 HS chữa bài trên bảng:
a) 8m6dm = 8,6m
b) 2dm2cm = 2,2dm
c) 3m7cm = 3,07m
- Lớp nhận xét.
- 1 em nêu cách làm.
+ Bài 2
- Gọi HS nêu y/cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a) Có đơn vị đo độ dài là mét
3m4dm = 3,4m
2m5cm = 2,05m
21m36cm = 21,36m
b) Có đơn vị đo độ dài là dm
 8dm 7cm = 8,7dm
4dm32mm = 4,32dm
73mm = 0,73dm
+ Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Lớp làm vở.
- 3 HS làm bảng phụ.
a) 5km302m = 5,302km
b) 5km75m = 5,075km
c) 302m = 0,302km
- Gắn bảng, lớp nhận xét.
4. Củng cố (2 phút)
- Hệ thống kiến thức của bài.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1 phút)	
- Xem lại kiến thức của bài, ghi nhớ cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4
Sinh hoạt lớp
Tuần 8
I. mục tiêu 
 - GV giúp HS nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình sau tuần học.
 - HS thấy được trách nhiệm của bản thân.
II. Nội dung 
1. Kiểm điểm tuần 8
- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua về: Học tập, nề nếp, lao động vệ sinh.
- Các tổ trưởng báo cáo theo dõi tuần qua của tổ mình.
- Các tổ cho ý kiến, nhận xét, đóng góp.
- Cá nhân HS đóng góp ý kiến.
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm.
2. Phương hướng tuần 9
- Duy trì tốt nề nếp và học tập.
- Khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Chiều
Sinh hoạt chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.2.2015.doc