Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nước và Các hiện tượng thiên nhiên - Nhánh 1: Nước

PHÁT TRIỂN THẪM MỸ

HĐ: Vẽ về biển.

 (ĐỀ TÀI)

I. MỤC ĐÍCH :

- Trẻ biết phối hợp các nét vẽ tạo nên cảnh biển có sóng nước, thuyền, ông mặt trời

- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng vẽ nét xiên, nét thẳng, lượn. để tạo thành bức tranh thuyền trên biển. Biết phối màu hợp lý, bố cục tranh cân đối, hài hoà.

 - GD trẻ khi ngồi trên thuyền không thò tay, chân ra ngoài.

II. CHUẨN BỊ.

 - Tranh đề tài của cô 3 tranh.: T1 ( Vẽ biển, ông mặt trời lúc bình minh)

 T2 ( Vẽ biển, ông mặt trời lúc hoàng hôn )

 T3 ( Vẽ biển, ông mặt trời, thuyền )

 - Giấy A4, bút sáp màu đủ cho mỗi trẻ.

 - Bàn ghế đúng quy cách.

III. Tổ chức hoạt động.

 HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú

- Trẻ đọc bài thơ : Trăng ơi từ đâu đến?

ĐT với trẻ về ND bài thơ.

- Trăng đến từ đâu?

Các con đã bao giờ đi biển chưa? Con hãy kể về biển cho cô và các bạn nghe nào?

 

docx 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nước và Các hiện tượng thiên nhiên - Nhánh 1: Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Q.Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước ( sử dụng tiết kiệm nước, không vứt rác vào nước ). 
-Biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói
2. Chuẩn bị :	
- Tranh dưới có từ : nước suối, lốc xoáy.
- Thẻ chữ cái P,Q đủ cho mỗi trẻ.
- Tranh thơ chữ to bài thơ “ Mưa ’’
III. Tổ chức hoạt động.
HĐ 1:Trò chuyện gây hứng thú.:
 - Cô cùng trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với ”.
- Bài hát nói lên điều gì ?
- Nước có ích lợi gì đối với cuộc sống của con người?
- Ngoài nước giếng con còn biết nước có ở đâu nữa ?
HĐ 2:Làm quen chữ P,Q
* Chữ P:
- Cô treo tranh xe đạp dưới có từ “ nước suối ’’.
- Cô cho lớp - tổ- cá nhân trẻ đọc từ dưới tranh.
- Cô xếp từ “ nước suối’’ bằng các thẻ chữ cái rời.
- Cho 1 trẻ lên tìm những chữ cái đã học và phát âm.
- đây là chữ P mà hôm nay cô cho các con làm quen.
- Cô phát âm mẫu.
- Cô cho lớp, tổ, cá nhân trẻ phát âm 2-3 lần. 
- Cô đổi thẻ chữ nhỏ bằng thẻ chữ to 
- Cho trẻ phát âm.
- Lớp phát âm.
- Nhóm phát âm.
- Cả nhóm phát âm.
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ P : gồm 1 nét móc ngược và 1 nét móc xuôi.
 - Cô giới thiệu chữ P in thường và viết thường.
- Trẻ đọc bài thơ : “ Mưa ”
* Cô treo tranh “ lốc xoáy’’, và giới thiệu chữa x tương tự chữ P
- Trẻ so sánh chữ P, Q
- Giống nhau ở điểm nào?.
- Khác nhau ?.
HĐ 4Trò chơi củng cố
- TC “ chữ gì biến mất ’’ 
- TC tìm chữ theo hiệu lệnh của cô
- Tỡm đúng nhà.
- Cô để mô hỡnh nhà có chữ p, q .Trẻ cầm thẻ chữ cỏi chạy về nhà giống trẻ cầm. Hiệu lệnh bằng 1 bài hỏt.
- Cô nhận xét , tuyên dương
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
*******************************************************************
 Thứ tư, ngày 7 tháng 2 năm 2018
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
 H Đ: Cho tôi đi làm mưa với
Trọng tâm: Vỗ tay theo ca từ.
 Ng he hát: Mưa rơi
 TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 
I. Mục tiêu :
	- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hiểu ND bài hát.
	- GD trẻ yêu thích các hoạt động âm nhạc. Biết được sự cần thiết của nước đối với cuộc sống của con người và mọi vật xung quanh.
II. Chuẩn bị
	- Xắc xô, phách tre.
III. Cách tiến hành
1. Trò chuyện gây hứng thú.
 - Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Mưa xuân”
- ĐT về nội dung bài thơ
- Bài thơ nói lên điều gì ?
- Mưa mang đến cho chúng ta cái gì ? 
2.HĐ 2: Hát + VĐ : Cho tôi đi làm mưa với
- Cô hát lần 1 + Cử chỉ điệu bộ.
Cô vừa hát bài gì?
Bài hát do n/sĩ nào sáng tác?
- Cô hát lần 2:
Giảng ND: Bài hát hát nói về mưa, mưa giúp cho cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu
- Bây giờ cô cháu mình sẽ cùng hát thật hay bài hát này nào?
(Cô cho lớp hát to nhỏ luân phiên theo tổ 1 - 2 lần).
	Cô hát và vổ tay theo ca từ cho trẻ xem.
	 Dạy lớp, nhóm, cá nhân vổ tay theo ca từ bài hát.
	Trẻ dùng nhạc cụ gỏ theo ca từ bài hát.
	Trẻ vỗ theo lớp,tổ,nhóm,cá nhân.
Cô bao quát và sửa sai cho trẻ.
 HĐ 3:Nghe hát : Nghe hát :Mưa rơi
Cô hát lần 1 + cử chỉ điệu bộ.
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác?
- Cô hát lần 2 + múa minh hoạ.
Giảng ND: Bài hát nói mưa, mưa giúp cho cây cối xanh tốt, cây cho nụ hoa , cho cuộc sống thêm sinh động.
Cô hát lần 3 - KK trẻ hát múa cùng cô
HĐ4: TCÂN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
- Cô nhận xét, tuyên dương
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
*******************************************************************
 Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2018
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
H Đ :Truyện “ Giọt nước tí xíu ”.
 I.Mục Đích: 
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật. Trẻ hiểu được nội dung của câu chuyện. Biết được vòng tuần hoàn của nước.Hiểu được ích lợi của nước đối với con người.Biết kể lại truyện cùng cô.
- Trẻ biết thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật khi kể chuyện, biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
- Thông qua nội dung câu chuyện, giáo dục trẻ biết dùng nước tiết kiệm 
II. Chuẩn bị: 	
- Tranh minh hoạ chuyện
- Bút sáp màu, giấy vẽ.
III. Tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1:Gây hứng thú.
- Cô và trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
- Con biết gì về mưa hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào !
* Hoạt động 2: Cho trẻ làm quen với tác phẩm.
- Cô kể câu chuyện lần 1 
+ cử chỉ điệu bộ
- Cô vừa kể câu chuyện gì ?
- Cô kể lần 2 + tranh minh hoạ.
* Giảng nội dung : Qua câu chuyện tác giả muốn giúp chúng ta hiể được hiện tượng mưa là do sức nóng của ông mặt trời làm cho nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần, trở thành mưa rơi xuốn đất
* Từ khó : Tí Xíu là rất be, bé tí tẹo tèo teo. Bạn Tí Xíu trong câu chuyện là một giọt nước rất bé.
* Hoạt động 3.Tìm hiểu ND tác
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Anh em nhà tí Xíu rất đông họ ở những nơi nào ?
- Một buổi sáng đẹp trời Tí Xíu đanh vui chơi cùng các bạn . Ông mặt trời đã nói gì với tí xíu ?
- Giọng của ông mặt trời như thế nào ? Ai nói được giọng ông mặt trời ?
- Tí Xíu rất thích đi chơi nhưng lại chợt nghĩ ra điều gì làm chú không đi được ?
- Ông mặt trời đã làm thế nào để Tí Xíu bay lên được?
- Tí Xíu kết hợp với các bạn hơi nước tạo thành gì ?
- Chuyện gì đã sảy ra khi có 1 tiếng sét nổ đinh tai, 1 tia chớp vạch ngang bầu trời và tiếng gió thổi ào ào ?
- Qua câu chuyện các con thấy hiện tượng mưa diễn ra như thế nào ?
- GD trẻ : Nước dùng để ăn uống, để sinh hoạt, dùng để tưới cây... là môi trường sống của cây cối, của động vật sống dưới nước. Nước rất cần cho sự sống. Vì vậy để có nguồn nước sạch các con phải làm gì ?
- Cô cho trẻ đoc bài thơ “ Mưa ” 1 lần.
* Hoạt động 4. Thí nghiệm : Sự bốc hơi của nước
- Cho trẻ làm thí nghiệm : Sự bốc hơi của nước.
 - Cô rót nước sôi từ phích vào cốc thuỷ tinh, sau đó cô đậy tấm kính lên miệng cốc nước nóng. Sau đó cô nhấc tấm kính ra ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ : Con thấy gì trên tấm kính ?
- Tại sao lại có những hạt nhỏ trên tấm kính?
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
 Thứ sáu, ngày 9 tháng 2 năm 2018
 KPKH về MTXQ
 Tên ĐT: Tìm hiểu về các mùa trong năm
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
-Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của các mùa trong năm
- Biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết các mùa
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ
3. Thái độ:
- Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết của từng mùa, giáo dục trẻ cách chăm sóc và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: 
 - Tranh vẽ về các mùa: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, đông
III.  Tiến hành:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 “Ngày xửa, ngày xưa có một cô bé lọ lem xinh tươi, hồn nhiên và nhí nhảnh nên mọi người ai cũng rất yêu quý cô. Đặc biệt hơn Lọ Lem còn có một thói quen muốn được tìm hiểu về những điều kỳ diệu ở xung quanh mình . Một hôm lọ lem đã quyết định thưởng cho mình một chuyến du lịch đi dài ngày, cô đi khắp mọi nơi khắp đó khắp đây cuối cùng lọ lem đã đi trọn vẹn trong một năm đấy”
+ Các con có biết một năm của chúng ta có mấy mùa không?
+ Đó là những mùa gì ?
Để hiểu biết hơn về các mùa mà lọ lem đã đi qua cô và các con sẽ cùng tìm hiều về chuyến du lịch của lọ lem các con có đồng ý không nào?
 Hoạt động 2
* Quan sát tranh và đàm thoại
* Mùa xuân:
Cô mở cho xem một đoạn cảnh của mùa xuân
+ Các con nhìn xem Lọ Lem đang đi đến đâu?
+ Nhìn vào cảnh đó các con có biết lọ lem đang đi vào mùa gì không?
+ Các con ơi! Lọ lem vừa đi vào mùa gì ?
+ Các con biết gì về mùa xuân hãy kể cho cô và các bạn cùng biết nào?
+ Mùa xuân là mùa thứ mấy trong một năm?
+ Đặc trưng nhất của mùa xuân là hoa gì nở?
+ Hoa đào nở báo hiệu ngày gì của mùa xuân đã đến?
+ Ngày tết các bạn được làm gì?
- Cô chốt lại: Mùa xuân là mùa đầu tiên trong một năm, khi mùa xuân đến thì thời tiết ấm áp, có mưa phùn nhẹ bay, cây cối mùa xuân đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân còn có ngày đặc biệt đó là ngày tết Nguyên Đán, ngày tết Nguyên Đán hay còn gọi là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, Khi tết đến các con còn được thêm điều gì? 
+ Được thêm một tuổi các con hứa với cô các con phải như thế nào nhỉ?
+ Mùa xuân còn là mùa của lễ hội nữa đấy, các con có biết vào mùa xuân ở Văn Bàn của chúng ta có những lễ hội gì ?
+ Tết đến xuân về còn là lúc mọi người giành nhiều thời gian cho vui chơi và giải trí, Các con có biết có những trò chơi gì được tổ chức vào xuân không?
- Lọ Lem đã rất hài lòng về chuyến du lịch của mình trong mùa xuân, bây giờ Lọ Lem phải nói lời chào tạm biệt với mùa xuân rồi. Các con có biết Lọ Lem sẽ đón chào mùa gì tiếp theo không?
- Có bài hát rất hay về mùa hè mà cô muốn các con sẽ thể hiện trong ngày hôm nay, cô mời các con!
* Mùa hè:
Cô mở đĩa hình về mùa hè: Các con nhìn xem Lọ Lem đang đắm mình trong phong cảnh của mùa gì đây?
+ Những dấu hiệu nào cho chúng mình biết đây là mùa hè?
+ Vì sao các bạn lại phải mặc quần áo mát mẻ?
( Các con nói rất đúng! Mùa hè thời tiết rất nóng nực, ánh nắng mùa hè thì chói chang, cây cối xanh tốt, vì mùa hè nóng như thế nên mọi người phải mặc quần áo mát mẻ 
+ Bây giờ ai muốn nói gì về mùa hè nữa không?
Cô giải thích: Vì mùa hè có nhiều nắng và ánh sáng nên thuận lợi cho việc cây cối đơm hoa kết trái. Đó chính là lý do vì sao mùa hè lại có nhiều quả ngọt đấy! 
+ Có những loại quả ngọt nào có trong mùa hè?
+ Có hoạt động gì chúng mình được đón nhận vào mùa hè?
+ Mùa hè các con được làm gì? 
+ Vì mùa hè nắng nóng nên thường có hiện tượng tự nhiên gì sảy ra? Khi đi dưới mưa con phải làm gì?
* Cô khái quát: Mùa hè mang đến nhiều ích lợi như có đủ ánh sáng cho cây cối xanh tốt, đem đến nhiều hoa thơm quả ngọt cho chúng ta ăn, nhưng bên cạnh đó mùa hè lại hay có mưa giông mưa rào nên cũng không tránh khỏi những thiên tai bão lũ. Bây giờ các con sẽ cùng xem 1 phóng sự mà Lọ Lem đã ghi lại được nhé!
+ Để hạn chế được thiên tai bão lũ các con phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ không chặt cây phá rừng, không vứt rác bừa bãi ra môi trường để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp
Đã qua đi rồi những ngày hè oi ả, hôm nay ngủ dậy bước ra ngoài thấy có những chiếc lá vàng rơi bên thềm Lọ Lem đố các bạn 
“Mùa gì đón ánh trăng rằm
Rước đèn phá cỗ chị Hắng xuống chơi”
* Mùa thu:
Cô mời 1 trẻ trong lớp lên trò chuyện cùng các bạn:
+ Các bạn ơi! Lọ Lem đang đi vào mùa gì đây?
+ Mùa thu có đặc điểm gì?
+ Mùa thu là mùa thứ mấy trong một năm?
+ Mùa thu có những ngày hội, ngày tết gì?
* Mùa đông:
 Lọ Lem phải chia tay các bạn nhỏ trong đêm trung thu để tiếp tục cuộc hành trình của mình.Lọ Lem cứ đi nhưng Lọ lem không biết mình đang đi vào mùa gì, các con có biết mùa tiếp theo mùa thu là mùa gì không?
Để xem đó có phải là mùa đông không cô mời các con cùng hướng lên màn hình.Cô cho trẻ quan sát cảnh mùa đông
+ Mùa đông có gì đặc biệt nào?
Cô mở đĩa dừng lại ở hình ảnh trang phục:
Vì sao bạn lại mặc quần áo như thế?
+ Cây cối của mùa đông như thế nào?
+ Mùa đông có hiện tượng tự nhiên gì?
+ Mùa đông là mùa thứ mấy trong năm?
+ Mùa trái với mùa đông là mùa gì?
+ Mùa hè có những đặc điểm gì nổi bật các con nhắc lại cho cô được biết nào?
Cô nhấn mạnh đặc điểm của mùa đông và mùa hè.Giáo dục trẻ lựa chon trang phục phù hợp
* Đàm thoại sau quan sát
- Chuyến du lịch của Lọ Lem thật thú vị Lọ lem được khám phá về thiên nhiên. Lọ Lem đã đi vào mấy mùa? Đó là những mùa nào?
+ Mùa thu là mùa thứ mấy trong năm?
+ Mùa nào là mùa đầu tiên? 
Các con ạ! một năm có 4 mùa đó là quy luật tất yếu của tự nhiên, các mùa cứ lặp đi lặp lại hết năm này đến năm khác.
*Trò chơi củng cố.
 “Chọn Lôtô theo đúng dấu hiệu của mùa” 
Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
Lọ Lem tặng 4 chiếc bảng gài, trên mỗi bảng gài có biểu tượng của từng mùa 
Cô chia trẻ ra làm 4 đội chơi, mỗi đội tìm lôtô theo dấu hiệu của một mùa( ví dụ: đội 1 tìm lôtô có dấu hiệu của mùa xuân, đội 2 tìm lôtô theo dấu hiệu của mùa hè)
Sau 2 phút đội nào tìm được nhiều và đúng lôtô theo đúng dấu hiệu của mùa nhất đó là đội chiến thắng.
Cô tổ chức cho 4 đội chơi thi đua
Cô nhận xét kết quả chơi của 4 đội
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
KẾ HOẠCH TUẦN:2
Nhánh 2:CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN Từ ngày 11 đến1 5 tháng 2 năm 2018
 Tuần/thứ 
Thời điểm
Tuần 2
Thứ 2
11/2/2018
Thứ3
12/2/2018
Thứ 4
13/2/2018
Thứ 5
14/2/2018
Thứ 6
15/2/2018
Đón trẻ ,điểm danh
- Vệ sinh lớp.
- Trò chuyện với phụ huynh
- Trò chuyện với trẻ: về chủ đề, chơi tự do.
- Điểm danh
 Thể dục
Hô hấp 6, tay vai 2, bụg lườn 1, chân 2, bật 2.
Học
PTTC: 
Nhảy cao 
PTNT:TOÁN 
PTNN:
LQCC
PTTM: 
AN:
trời nắng trời mưa
PTNN : 
Thơ:Cầu vòng
HĐVC
Thổi bong bóng xà phòng
Nhảy qua suối nhỏ.
.
Lộn cầu vồng
Trời nắng trời mưa
Thổi bong bóng xà phòng
HĐG
 Góc khoa học:Biết dược một số hiện tượng thiên nhiên của thời tiết như gió bão 
 Góc xây dựng :Các khối hộp, thảm cỏ, hàng rào, những nguyên vật liệu sẵn có.
Góc tạo hình: Tô màu tranh đồ dùng, quần, áo, mũ mùa hè .
Góc phân vai:Gia đình, bán quần áo, mũ, đồ dùng mùa hè. 
- Cấp dưỡng ..
- Cô giáo, lớp học
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh ,Cho trẻ làm thí nghiệm với nước \
HOẠT ĐỘNG
ĂN , NGỦ,
VỆ SINH
-         Trẻ biết cùng cô dọn bàn ghế trước khi ăn
-         Ăn hết suất không làm đổ thức ăn
-         Trẻ ngủ ngoan
-         Trẻ vệ sinh đúng cách 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
VS- NG cuối ngày
VS- NG cuối ngày
VS- NG cuối ngày
VS- NG cuối ngày
-         Biểu diễn văn nghệ cuối tuần.
-         VS-NG cuối tuần
 Thứ hai, ngày 11 tháng 2 năm 2018
 PTTC: 
 NHẢY CAO
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhảy cao đúng kĩ thuật- biết láy đà, chạy và dậm đà bật nhảy qua dây. Biết phối hợp nhịp nhàng toàn thân.
Rèn kỹ năng chạy, láy đà, bật nhảy, rèn luyện sự tự tin và phản xạ nhanh.
Phát triển khả năng quan sát, chú ý có chủ định .
Giáo dục trẻ biết trật tự trong hoạt động, biết giữ gìn sức khỏe.
II/ Chuẩn bị:
xắc xô, dây thun, vẽ một vòng tròn.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: khởi động
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy khác nhau theo hiệu lệnh của cô.
Hoạt động 2: trọng động
*BTPTC: 
+ Động tác tay: 2 tay thay nhau đưa lên cao, sang ngang.( 2l-8n)
+ Động tác bụng: tay gập sau gáy nghiêng người sang hai bên.(2l-8n)
+ ĐT chân: hai chân thay nhau đưa cao đầu gối.( 4l-8n)
+ ĐT bật: bật chân sáo .(2l-8n) 
*Vận động cơ bản:
-	Cô giới thiệu tên vận động: nhảy cao
Hỏi trẻ cách nhảy như thế nào?
Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
Cô LM lần 2: giải thích rõ
 + Cô đứng ở vạch chuẩn bị, đứng chân trước chân sau, người hơi cúi về trước hai tay để ngang hong. Khi nghe hiệu lệnh, cô chạy đến đà dậm 1 chân lên tấm ván bật nhảy cao qua vật chắn, sau đó về cuối hàng.
Cô LM lần 3: giải thích rõ kĩ năng láy đà, bật nhảy.
Cho 1 trẻ lên thực hiện.
Lần lượt cho mỗi cháu thực hiện 3-4 lần, mỗi lần tăng dây cao lên 30 cm.
Cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhảy cao.
* Trò chơi vận động: ai nhanh nhất
 -	Cô giới thiệu tên trò chơi.
 -	Hỏi trẻ cách chơi.
 -	Cô nhắc lại cách chơi.
 -	Cho trẻ chơi 3-4 lần.
 -	 Cô chú ý sửa sai, động viên.
Hoạt động 3: hồi tĩnh
Cháu đi lại hít thở, vãy tay nhẹ nhàng
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
*******************************************************************
Thứ ba , ngày 12 tháng 2 năm 2018
Tên hoạt động: PTNT (Toán)
 Tên ĐT: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm và tạo nhóm đối tượng trong phạm vi 5. nhận biết số 5, biết liên hệ thực tế
- Trẻ biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đếm, tạo nhóm cho trẻ trong phạm vi 5.
- Trẻ chơi các trò chơi: tìm về đúng nhà, giơ nhanh đoán đúng
3. Thái độ:
- Trẻ biết đội mũ khi trời nắng, đội ô khi mưa, không ra ngoài đường khi có gió, bão, sấm chớp
 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có 5 bông hoa đào, 5 quả bưởi , thẻ số từ 1-5
- 3 ngôi nhà có gắn thẻ chấm tròn.
- Que chỉ.
III. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. ( 2-3p)
-Tuần này chúng mình đang học chủ đề nhánh là gì?
- Cho trẻ kể tên các mùa?
- Cô khái quát và giáo dục trẻ: Chúng mình đang học chủ đề nhánh là “các mùa trong năm” , trong tự nhiên có 4 mùa, xuân, hạ, thu đông, mỗi mùa có 1 kiểu khí hậu, thời tiết khác nhau, vì vậy chúng mình phải biết cách lựa chọn trang phục và ăn uống phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe nhé.
 Hoạt động 2: Phát triển bài (15-20p)
a) Ôn kiến thức cũ.
* Ôn số 4
- Hôm nay cô có 1 điều bất ngờ muốn dành tặng chúng mình đấy, chúng mình cùng quan sát xem. Xung quanh lớp chúng mình hôm nay có gì nào?
- Hỏi trẻ: 
- Hoa Đào và bánh trưng báo hiệu mùa gì sắp đến
+ Chúng mình cùng xem có bao nhiêu bông hoa đào nào? Vậy tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô mời 1 bạn lên tìm và gắn thẻ số giúp cô nào.
- Chúng mình cùng đếm xem có bao nhiêu quả bánh trưng? 
-Vậy cô muốn có 4 quả bánh cô phải làm như thế nào?
- 3 thêm 1 bằng mấy?
- Cho trẻ lên tìm thẻ số và gắn.
+ Ngoài ra trong lớp chúng mình còn có gì nữa đây?.
+ Chúng mình cùng đếm xem có bao nhiêu quả bưởi nào?.
- Cho trẻ tìm và gắn thẻ số.
+ Cho trẻ đếm số ô?
- Cho trẻ tìm thẻ số và gắn.
=> GD trẻ ăn, mặc phù hợp với các mùa.
- Cho trẻ về chỗ ngồi.
- Cô phát rổ đồ dùng cho trẻ.
b, Kiến thức mới: Đếm, tạo nhóm số lượng trong phạm vi 5, nhận biết số 5.
- Cho trẻ chơi trò chơi giấu tay.
- Hỏi trẻ: 
+ chúng mình cùng khám phá xem trong rổ đồ dùng chúng mình có gì?
- Chúng mình hãy xếp hết số hoa trong rổ của chúng mình ra nào
- Cô xếp ra lô tô 5 bông hoa.
 X X X X X
- Cô cho trẻ xếp ra cùng cô.
- Bây giờ chúng mình xếp hết số quả bưởi màu xanh trong rổ của chúng mình ra nào?
- Cô cho trẻ xếp tiếp ra 4 quả bưởi màu xanh.
- Cô xếp: X X X X 
- Cho trẻ đếm số Hoa Đào
- Hỏi trẻ: + Số hoa và số quả như thế nào với nhau?.
+ Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy?.
- Để số quả bằng số hoa chúng mình phải làm thế nào?.
- Cho trẻ thêm 1 quả bưởi.
- Cho trẻ đếm số quả và gắn thẻ số tương ứng.
- Vậy chúng mình thấy số hoa và số quả đã bằng nhau chưa? Và đều bằng mấy?.
- Vậy 4 thêm 1 là mấy?.
- Cô giới thiệu cấu tạo số 5: Số 5 được cấu tạo bởi 1 nét gạch ngang nối với 1 nét sổ thẳng ở trái nối với 1 nét cong tròn hở trái.
- Cho trẻ phát âm “số5”.
- Cô cho trẻ cất số quả vừa cất vừa đếm.
- Cho trẻ cất tiếp số hoa cất xuôi và đếm.
* Luyện tập, củng cố: 
 - Cho trẻ tìm xung quanh lớp học những đối tượng có số lượng là 5 và gắn thẻ số tương ứng.
- Cô kiểm tra kết cùng trẻ.
- Trò chơi: “Tìm đúng số nhà”.
- Cô giới thiệu trò chơi, nêu luật chơi, cách chơi
- Luật chơi: Bạn nào về sai số nhà sẽ phải nhảy lò cò để đi tìm đúng ngôi nhà của mình.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ một thẻ số tương ứng với các chấm tròn trên các ngôi nhà mà cô chuẩn bị, chúng mình sẽ giả làm những chú thỏ đi chơi khi nghe cô nói tìm nhà tìm nhà thì chúng mình phải nhanh tìm về đúng số nhà đúng với thẻ sốmà mình cầm trên tay.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát hưởng ứng cùng trẻ
HĐ3: Kết thúc 
- Cô nhận xét chung và cho trẻ ra chơi.
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
...
*******************************************************************
 Thứ năm ngày 14 tháng 2 năm 2018
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Tên hoạt động: (PTTM) Âm nhạc
 Tên ĐT: - NDTT: Dạy vận động “Mùa hè đến”
 - NDKH: Nghe hát “Mùa Xuân đến rồi ”
 - TCAN: Ai đoán giỏi
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên bài hát ,tác giả, hiểu nội dung và thuộc bài hát: “Mùa hè đến”
- Nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát : “Mùa Xuân đến rồi ”
-Trẻ nhớ tên trò chơi, hiểu luật chơi, cách chơi và chơi được trò chơi cùng cô
2. Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng ca hát, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ.
3. Thái độ: 
-Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
 - Bài hát
 - Mũ âm nhạc 
III,Tiến trình: HĐ1 .
Giới Thiệu bài 
- Xin chào mừng tất cả các bé đến với buổi sinh hoạt câu lạc bộ “Bé Yêu Âm Nhạc” của lớp MGB- C3 Trường MN Minh Lương, đến với buổi SH hôm nay, Ban tổ chức xin được trân trọng giới thiêu sự có mặt đông đủ của tất cả các bé lớp MGB-C3 và người bạn đồng hành là cô giáo Hoàng Dung, Ngoài ra còn có sự góp mặt của các cô giáo trong trường, Đề nghị các bé nổ 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào 
HĐ2 : - Để cho buổi sinh hoạt thật thoải mái và sôi động, bây giờ câu lạc bộ sẽ gửi tặng chúng mình 1 đoạn của bài hát, mời tất cả các bé cùng chú ý lắng nghe xem.
-Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc bài hát “Mùa Hè Đến”.
+ CLB vừa cho chúng mình nghe bài hát gì?.
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Nội dung của bài hát nói về điều gì?.
- CLB khái quát lại nội dung bài hát: =>
- Bài hát nói về mùa hè, mùa hè đến muôn hoa đua nở, chim ca hót vang chào đón mùa hè
a.Dạy vận động “Mùa hè đến”
( Nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung)
 - Đến với CLB chúng mình không chi được học hát mà còn được học những bài múa rất hay để tặng cho bố mẹ chúng mình, hôm nay CLB sẽ dạy chúng mình múa theo nhịp bài hát 
“Mùa hè đến” của nhạc sĩ ( Nhạc sĩ Nguyễn Thị Nhung)
- Để múa được theo bài hát bây giờ CLB mời tất cả các bé chúng mình sẽ hát lại bài hát “Mùa hè đến” cùng CLB nào.
- Để bài hát hay hơn hôm nay CLB sẽ dạy chúng mình múa theo nhịp bài hát “Mùa hè đến” chúng mình cùng quan sát CLB múa theo nhịp bài hát này nhé.
* CLB Múa mẫu:
- CLB làm mẫu lần 1: Cô làm mẫu không phân tích.
- CLB làm mẫu lần 2: kết hợp phân tích
- Câu 1: Mùa hè đến, chim hót vui: 2 tay đưa ra trước miệng giả làm tiếng chim hót, dậm chân theo nhịp bài hát
- Câu 2: Bướm vườn hoa lượn bay trong nắng: đưa 2 tay sang ngang đưa lên đưa xuống, giả làm cánh bướm
- Câu 3: “Mùa hè đến, mùa hè vui, chim hót ca đón mùa hè sang” 2 tay vỗ, chân dậm đều theo nhịp bài hát”
- Tập trẻ múa từng động tác.
- CLB dạy trẻ vận động theo lớp ( 3lần )
- CLB dạy trẻ vận động theo nhóm ( 2nhóm )
- CLB dạy vận động theo tổ ( 3 tổ )
- CLB dạy trẻ vận động theo cá nhân ( 4 - 5 trẻ ) 
- CLB bao quát nhận xét và sửa sai cho trẻ.
b. Nghe hát : “Sắp đến tết rồi” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến.
- Có 1 bài hát rất hay nói về niềm vui của các bạn nhỏ khi sắp đến tết được mẹ mua cho áo mới. Đó chính là bài hát “Sắp đến tết rồi” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến. Để biết biết bài hát đó như thế nào chúng mình cùng lắng nghe CLB hát bài hát này nhé.
- CLB hát lần 1: 
 + Chúng mình vừa nghe bài hát gì?
 +

Tài liệu đính kèm:

  • docxlop 5 tuoi_12277104.docx