Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 2 - Tiết 3, 4

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 3 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC

I. MỤC TIÊU:

*Mức độ: lin hệ

1. Kiến thức: - Giúp HS mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Tổ quốc.

2. Kĩ năng: - Rèn HS biết đặt câu có những từ ngữ nói về Tổ quốc , quê hương

3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.

*Nội dung tích hợp: KNS/ gin tiếp

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN ra quyết định : - Biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .

2. KN giao tiếp – tự nhận thức :

- Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .

3. KN kiên định : - Đưa ra nhận thức, suy ngĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề “ Tổ quốc” – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào trong cuộc sống .

III. CHUẨN BỊ:

· GV :SG, bảng từ - giấy - từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt.

· HS : SGK, từ điển, giấy A3 - bút da.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 2 - Tiết 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Thứ ba , ngày 1 tháng 9 năm 2015
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 3 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I. MỤC TIÊU:
*Mức độ: liên hệ
1. Kiến thức: - Giúp HS mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Tổ quốc. 
2. Kĩ năng: 	- Rèn HS biết đặt câu có những từ ngữ nói về Tổ quốc , quê hương
3. Thái độ: 	- Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc. 
*Nội dung tích hợp: KNS/ gián tiếp
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : - Biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .
2. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .
3. KN kiên định : - Đưa ra nhận thức, suy ngĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề “ Tổ quốc” – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào trong cuộc sống .
III. CHUẨN BỊ:
GV :SG, bảng từ - giấy - từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt.
HS : SGK, từ điển, giấy A3 - bút da.ï 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
5’
2. Bài cũ: Luyện tập từ đồng nghĩa
- Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- Yêu cầu Hs nêu một số ví dụ . 
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau .
Kiểm tra 
- 5 HS nêu các từ đồng nghĩa.
- GV nhận xét – chấm điểm .
- Lớp nhận xét 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc”
4. Phát triển các hoạt động: 
25’
*Hoạt động 1: H.dẫn HS làm bài tập 
Mục tiêu: HS nắm được các từ đồng nghĩa với Tổ quốc vận dụng vào BT chính xác .
Hoạt động cá nhân – nhóm - lớp
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc bài 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm .
à Lưu ý HS nghĩa của từ : Tổ quốc
- 1 HS đọc bài 1.
- HS đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” và “Việt Nam thân yêu” để tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc 
Trực quan 
Thực hành 
- GV chốt lại, loại bỏ những từ không thích hợp. 
- HS gạch dưới các từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” : 
+ nước nhà, non sông
+ đất nước , quê hương 
Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc bài 2 
- 1 HS đọc bài 2 
Trực quan 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi .
- HS tổ chức hoạt động nhóm.
Thảo luận 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn tìm từ đồng nghĩa với “Tổ quốc”. 
- Chia bảng lớp làm 3 – 4 phần; mời 3 – 4 nhóm tiếp nối nhau lên bảng thi tiếp sức. HS đọc kết quả. 
- Từng nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét . 
Trình bày 
- GV nhận xét - chốt ý đúng : 
Đất nước, nước nhà, quốc gia, non sông, giang sơn, quê hương.
Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài 3. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
Trực quan 
- Yêu cầu hoạt động 6 nhóm .
- GV lưu ý : HS sử dụng từ điển khi làm 
- HS làm việc theo nhóm trao đổi - trình bày. 
Thảo luận 
Trình bày 
- GV nhận xét – chốt ý đúng : vệ quốc , ái quốc , quốc ca, quốc kì, quốc phòng, quốc sử, quốc dân, quốc sách.
- Lớp nhận xét .
Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài 4. 
- Yêu cầu HS làm VBT .
- 1 HS đọc bài 3 .
- Lớp làm bài vào vở BT.
Trực quan 
Thực hành 
- GV giải thích : các từ quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ , nơi chôn rau cắt rốn cùng chỉ 1 vùng đất, dòng họ sống lâu đời , gắn bó sâu sắc 
- HS sửa bài theo hình thức luân phiên giữa 2 dãy. 
Giảng giải
(KNS/ gián tiếp)
- GV nhận xét - chấm điểm 
5’
Hoạt động 2: Củng cố 
Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức vừa học.
Hoạt động nhóm - lớp
- GV tổ chức thi tìm thêm những thành ngữ, tục ngữ chủ đề “Tổ quốc” theo 4 nhóm và giải thích .
- GV nhận xét , tuyên dương
*GDục HS: lòng yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.
- HS thực hiện theo yêu cầu .
- Giải nghĩa một trong những tục ngữ, thành ngữ vừa tìm. 
- Lớp nhận xét .
Thi đua 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Luyện tập từ đồng nghĩa” 
- Nhận xét tiết học 
RÚT KINH NGHIỆM : 
Tuần 2 Thứ sáu , ngày 4 tháng 9 năm 2015
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 4 : LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
*Mức độ: liên hệ
1. Kiến thức: - HS biết viết đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa đã cho 
2. Kĩ năng: 	- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa - phân loại các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa. 
3. Thái độ: 	- Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp. 
*Nội dung tích hợp: KNS / trực tiếp
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : - Biết lựa chọn từ đồng nghĩa để thực hiện bài tập cho đúng .
2. KN giao tiếp – tự nhận thức :
- Trao đổi với bạn về cách dùng từ đồng nghĩa trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng.
3. KN kiên định : - Đưa ra nhận thức, suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ đồng nghĩa – áp dụng cách dùng từ đồng nghĩa vào trong cuộc sống .
III.CHUẨN BỊ: 
GV: Từ điển, SGK,SGV.
HS : Từ điển ,VBT , SGK. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.Pháp
1’
1. Khởi động: 
- Hát 
5’
2. Bài cũ: Mở rộng vốn từ “Tổ quốc” 
Kiểm tra 
- Yêu cầu HS nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề “Tổ quốc”.
- 3 HS nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề “Tổ quốc”. 
- GV nhận xét và cho điểm 
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
“Luyện tập từ đồng nghĩa”
- HS lắng nghe .
15’
4. Phát triển các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Mục tiêu: HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa - phân loại các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa. Biết viết 1 đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.
Hoạt động cá nhân - nhóm - lớp
- Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài 1 
- HS đọc yêu cầu bài 1
- GV phát phiếu cho HS trao đổi nhóm. 
- Lớp đọc thầm đoạn văn
- HS làm bài 
- Dự kiến : mẹ, má, u, bầm, mạ ,
- GV chốt lại 
- Lớp nhận xét 
- Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc bài 2
- HS đọc yêu cầu bài 2 .
Trực quan 
- GV cho HS làm bài trên phiếu.
- HS làm bài trên phiếu. 
Thực hành 
- HS sửa bài bằng cách tiếp sức (HS nhặt từ và ghi vào từng cột) - lần lượt 2 HS .
Trình bày 
+ bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
+ lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
+ vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
- GV chốt lại kết quả đúng
8’
* H.động 2: viết đoạn văn
-MT: Biết viết đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng 1số từ đồng nghĩa đã cho 
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc bài tập 3.
- Yêu cầu HS xác định cảnh sẽ tả.
- 1 HS đọc bài 3 – Lớp theo dõi .
- HS xác định cảnh sẽ tả 
Trực quan 
Thực hành 
(KNS / trực tiếp)
- GV gọi vài HS trình bày mẫu .
- 5 HS trình bày miệng vài câu miêu tả 
Trình bày 
- Yêu cầu HS làm nháp : Viết đoạn văn ngắn (Khoảng 5 câu trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2 ).
- Gọi vài HS trình bày đoạn văn .
- GV nhận xét, tuyên dương các đoạn văn hay, sinh động.
- HS làm nháp .
- Từng HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- Lớp nhận xét.
(KNS / trực tiếp)
5’
Hoạt động 2: Củng cố 
Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức vừa học.
- GV tổ chức HS trò chơi tiếp sức tìm từ đồng nghĩa nói về những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
- GV tổng kết – chốt kết quả đúng .
*GDục HS: sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp.	
Hoạt động nhóm - lớp
- HS thi tiếp sức theo dãy .
- Đại diện nhóm trình bày .
- Lớp nhận xét .
Trò chơi 
Trình bày 
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ : Nhân dân” 
- Nhận xét tiết học. 
RÚT KINH NGHIỆM : 

Tài liệu đính kèm:

  • docLT & C.doc