Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 2 - Chủ đề I: Trường mầm non - Nhánh: Lớp mẫu giáo lớn của bé

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển nhận thức

 - Trẻ nhận biết được nhóm đối tượng có số lượng 1,2,3 nhận biết được các số 1,2,3. hướng thú chơi trũ chưoi

 2. Phát triển ngôn ngữ

 - Phát triển ở trẻ kỹ năng giao tiếp thông qua trò chuyện, thỏa kuận kể chuyện, đọc thơ về trường lớp

 - Phát âm đúng không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp với cô giáo và bạn bè

 - Trẻ được làm quen trò chơi tập tô chữ cai, viết với chữ cái o, ô ,ơ .

3. Phát triển thể chất

- Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng bò thấp chui qua cổng không chạm vào cổng, biết tập đúng các động tác cùng cô.

4. Phát triển thẩm mỹ

 - Trẻ nhận biết được mối quan hệ của trẻ với các bạn, với cô giáo, người lớn,với đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp mầm non

5. Phát triển tình cảm xã hội

 - Biết yêu quý, bảo vệ giữ gìn trường lớp, thể hiện tình cảm, cảm xúc với trường lớp, cô giáo, bạn bè qua tranh vẽ, múa hát, đọc thơ

 - Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường lớp

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 2 - Chủ đề I: Trường mầm non - Nhánh: Lớp mẫu giáo lớn của bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GD trẻ biết đoàn kết với các bạn trong lớp, khi chơi song phải biết giữ dìn đồ chơi và giữ vệ sinh lớp học.
2. Trò chơi vân động 
a. Tìm bạn thân
Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “trường chúng cháu là trường mầm non” khi nghe hiệu lệnh tìm bạn thân thì trẻ nhanh chóng tìm cho mình một người bạn theo yêu cầu của cô ( các bạn gái 1 nhóm, các bạn trai một nhóm số lượng theo yêu cầu của cô)
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét sau khi chơi
b. Ai nhanh nhất
Cô hướng dẫn cách chơi luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét sau khi chơi
c. Thả đỉa ba ba
Cô hướng dẫn cách chơi luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
Nhận xét sau khi chơi
3. Chơi tự do 
- Chơi với đồ chơi ngoài trời 
- Cô bao quát nhăc nhở trẻ chơi
PHẦN IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Cô giáo, bán hàng, bác sĩ ..
Góc NT: vẽ, nặn, xé, dán làm sách tranh về trường MN
Góc TN: Tưới cây, chăm sóc cây.
Góc XD: Lắp dáp đồ chơi, xây lớp mẫu giáo
Góc HT: Xem tranh ảnh, kể chuyện về trường mầm non
I. Mục dích - Yêu cầu 
- Góc phân vai : Trẻ biết nhập vai chơi, chơi đúng vai chơi của mình 
- Góc học tập: Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học để vẽ, nặn, xé dán trường mầm non và mùa thu
 - Góc học tập: Xem tranh ảnh, kể chuyện về trường mầm non và mùa thu
 - Góc thiên nhiên : trẻ biết tưới hoa và chăm sóc hoa 
 - Góc xây dựng : trẻ biết dùng những khối gỗ khác nhau để xây dựng để ghép đồ chơi và xây dựng lớp mẫu giáo 
II. Chuẩn bị 
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các góc đầy đủ , đẹp 
Phù hợp với chủ đề chủ điểm “trường mầm non - mùa thu ”
III. Tổ chức thực hiện
a. Thỏa thuận trước khi chơi 
- Cho trẻ hát bài “trường chúng cháu là trường mầm non ”trường chùng mình là trường gì? 
 - Con học lớp nào? 
 - Lớp mình có máy góc? Là những góc nào ?
- Cô đưa trẻ đi thăm quan các góc, giới thiệu nội dung chơi của từng góc 
Cô hỏi trẻ thích chơI ở góc nào? cho trẻ nhận góc chơi 
b. Quá trình chơi
Trẻ chơi tự phân vai chơi, cô đi xuông từng góc quan sát giúp trẻ phân vai chơi 
Trong quá trình chơi cô đi xung quanh quan sat giúp đỡ trẻ chơi 
Cô nhẹ nhang nhập vai chơi cùng trẻ. Đặt nhiều câu hỏi gợi mở cho trẻ chơi tốt hơn 
+ Các con đang vẽ gỡ đấy?
+ Bác ơi bán cho tôi một con búp bê, giá bao nhiêu vậy ạ
	Cô bao quát giáo dục thái độ chơi kịp thời, cô hướng trẻ giao lưu giữa các góc 
c. Nhận xét sau khi chơi
	Cô tập chung trẻ lại cho trẻ đi thăm quan các góc, trẻ tự nhận xét góc chơI của mình 
	Cô nhận xét chung, khen động viên trẻ lần sau chơi tốt hơn 
	Giao dục trẻ biết giữ gìn đồ dùn đồ chơi và sản phẩm của mình 
	Cả lớp hát bài “ vườn trường mùa thu ” cất gọn đồ dùng đò chơi vào các góc chơi
PHẦN V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
I. Hướng dẫn thao tác rửa tay:
1. Mục đích - Yêu cầu:
* Kiến thức: 
- Trẻ biết rửa tay sạch sẽ theo quy trình. Biết vặn vòi nước vừa đủ khi rửa tay. Biết rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15). Nói được câu ngắn tiếng việt chỉ thao tác rửa tay.
* Kỹ năng:
- Rèn thói quen vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và thói quen tiết kiệm nước.
* Thái độ: 
- Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
- NDLG: Không làm tràn nước khi đang rửa tay, không vẩy nước lung tung làm ướt quần áo và sân.
2. Chuẩn bị: 
- Khăn lau tay sạch
- Chậu đựng khăn sạch: 1 cái; nước sạch, thùng rửa tay có vòi chảy. Chậu đựng nước bẩn.
3. Tổ chức hoạt động: 
- Cho trẻ hát: “Tay thơm tay ngoan”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát: Con hát bài hát về gì?
- Để đôi tay luôn thơm tho sạch sẽ con phải làm gì?
- Khi rửa tay để tiết kiệm nước con nhớ cần làm gì?
- Cô hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay theo quy trình rửa tay:
+ Bước 1: Chụm 2 bàn tay vào nhau dưới vòi nước sạch làm ướt.
+ Bước 2: Xoa xà phòng vào lòng bàn tay, xoa 2 bàn tay vào nhau tạo bọt.
+ Bước 3: Dùng tay trái xoay rửa cổ tay phải và ngược lại.
+ Bước 4: Dùng lòng bàn tay và các ngón tay trái xoay rửa các ngón tay phải và ngược lại.
+ Bước 5: Dùng lòng bàn tay trái trà rửa lên mu bàn tay phải và ngược lại
+ Bước 6: Dùng các ngón tay trái trà rửa kẽ ngón tay phải và ngược lại.
+ Bước 7: Chụm các ngón tay trái xoáy vào lòng bàn tay phải và ngược lại.
- Sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước.
- Cho trẻ phát âm tiếng việt các từ, câu ngắn kết hợp với thực hiện quy trình rửa tay.
- Cho trẻ rửa tay lần lượt 2 trẻ 1 lần, cô bao quát, hướng dẫn trẻ rửa tay và lâu khô tay. Nhắc trẻ không vẩy nước và làm tràn nước ra ngoài.
II. Tổ chức ăn trưa:
1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết tự xúc cơm ăn, ăn sạch gọn, không rơi cơm. Biết kể tên món ăn trong bữa ăn, biết lợi ích của việc ăn đủ chất.
- Rèn thói quen văn minh trong ăn uống, không nói chuyện, nô đùa trong khi ăn.
2. Chuẩn bị:
- Bàn, ghế, khăn tay sạch, đĩa đựng cơm rơi (mỗi bàn 1 khăn, 1 đĩa).
- Bát thìa, cơm, thức ăn cho mỗi trẻ.
3. Tổ chức hoạt động: 
- Cô cùng trẻ kê bàn ghế, cho trẻ ngồi vào bàn, cô mở cạp lồng cơm cho trẻ cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ ăn”.
- Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện, nô đùa khi ăn, khi ăn không làm rơi vãi. Trẻ mời cô ăn cơm và bạn ăn cơm.
- Cô quan sát động viên trẻ ăn hết cơm.
- Trẻ ăn xong cho trẻ tự cất cạp lồng cơm, cô cùng trẻ kê dọn bàn ghế.
- Cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đánh răng, lau mặt.
III. Hướng dẫn thao tác đánh răng: 
1. Mục đích - Yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết cách đánh răng sạch sẽ theo quy trình. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16).
- Kỹ năng: Rèn thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Thái độ: Giáo dục trẻ đánh răng để phòng tránh sâu răng, giúp hàm răng luôn chắc khỏe.
2. Chuẩn bị: 
- Bàn chải đánh răng, cốc đựng nước (mỗi trẻ 1 cốc).
- Nước sạch, kem đánh răng.
3. Tổ chức hoạt động:
- Bước 1: Lấy nước sạch vào cốc lấy 1 lượng kem vừa đủ (bằng hạt ngô) lên mặt của bàn chải răng. Tay trái cầm cốc nước, tay phải cầm bàn chải.
- Bước 2: Nhúng bàn chải vào nước làm ướt, ngụm 1 ngụm nước nhỏ súc miệng và nhổ ra.
- Bước 3: Thực hiện các bước chải răng theo quy trình.
- Bước 4: Rửa bàn chải, lau miệng và cất vào nơi quy định.
PHẦN VI : HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội Dung
	- Hát đọc thơ về chủ đề
- Rèn nề nếp ăn ngủ trong ngày cho trẻ
- Chơi với bảng, phấn
- Nghe cô kể chuyện “ai quan trọng nhất”
- Vệ sinh góc chơi
* Nêu gương bé ngoan cuối ngày, cuối tuần 
* Trả trẻ: trao đổi với phụ huynh về học tập sức khỏe trẻ 
I. Mục dích - Yêu cầu 
	-Trẻ biết hát và đọc thơ diễn cảm, thuộc lời bài thơ, bài hát
	- Trẻ biết trong ngày có những hoạt động gì, rèn trẻ có nề nếp trong các hoạt động trong ngày 
	- Chỳ ý lắng nghe cụ kể chuyện, hiểu nội dung cõu chuyện “Ai quan trọng nhất”
	- Biết giữ dỡn vệ sinh gúc chơi, và cất đồ chơi vào đúng nơi quy định 
	* Trẻ tự biết nhân xét và nhận xét bạn trong tổ. Cô nhận xét chung động viên khuyến khích trẻ cho trẻ nên cắm cờ, cuối tuần phát phiếu bé ngoan cho trẻ ngoan 
II. Chuẩn bị
	- Các bài hát bài thơ trong chủ đề 
	- Phấn và bảng 
	- Xô nước khăn lau 
	- Cờ , bé ngoan 
III. Tổ chức hoạt dộng 
a. Hát đọc thơ về chủ đề:
Cho trẻ ổn định chỗ ngồi
Cô giới thiệu bài hát (em đi mẫu giáo, lớp chúng mình, ...)
Cô trò chuyện về nội dung bài hát
+ Các con học trường nào?
+ Khi đến trường các con được tham gia các hoạt động gì?
+ Vậy khi tham gia các hoạt động các con phải như thế nào?
Đọc cho trẻ nghe bài thơ “Tình bạn”
Nhận xét nội dung bài thơ
* GD trẻ đoàn kết với các bạn khi tham gia các hoạt động, ngoan ngoãn vâng lời cô giáo. 
b. Rèn nề nếp ăn ngủ trong ngày cho trẻ
	Cô tập chung trẻ lại trò chuyện về trường lớp . Cho trẻ hát bài “ trường chúng cháu là trường mầm non ” 
+ Bài hát nối nên điều gì? 
+ Đến lớp các con được cô giáo chăm sóc dậy dỗ ntn ? 
	=> Các con đi học được học, chơi, ăn, ngủ .trong mỗi hoạt động các con phảI ngoan nghe lời cô ,có nề nếp trong từng hoạt động thì mới gọi là ngoan 
	=> Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi .Biết vệ sinh sau mỗi hoạt động 
c. Chơi với bảng, phấn
Cho trẻ ngồi vào chỗ cùng cô hát bài lớp chúng mình
Cô giới thiệu hộp quà cho trẻ khám phá hộp quà
+ Trong hộp quà có gì vậy các con:
+ Bảng và phấn để làm gì?
+ Khi sử dụng song con phải làm gì?
Cô cho trẻ được sử dụng 2 đồ vật đó để vẽ tranh, viết chữ số, chữ cái
=> nhận xét tuyên dương trẻ
d. Nghe cô kể chuyện “Ai quan trọng nhất”
- Trẻ ngồn gần cô cô giới thiệu nội dung câu chuyện “Ai quan trọng nhất”
Cô kể cho trẻ nghe
+ Câu chuyện có tên là gì?
+ Trong chuyện nhác nhở chúng ta như thế nào?
+ Vậy các con có giữu dìn các đồ dùng học tập mà bố mẹ mua cho không?
+ khi không học nữa con phải làm gì?
* GDtrẻ thông qua nội dung câu chuyện 
e. Vệ sinh góc chơi 
	Cô tập chung trẻ lại phổ biến nội dung buổi hoạt động chiều hôm nay . sau một tuần vui chơi hôm nay cô cháu mình cung nhau vẹ sinh các góc chơi 
	Cô chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm dọn vệ sinh 1 góc chơi . Cô cho trẻ quét dọn, lau chìu đồ dùng đồ chơi trong góc , sắp xếp đồ chơI gọn gàng ngăn nắp cô lao dộng cùng trẻ 
	Cuối giờ cô tập chung trẻ lại đi xung quang quan sát cô nhận xét chung khen động viên trẻ 
* Nêu gương bình cờ, phát bé ngoan cuối tuần
 - Cho trẻ hát bài các bài trong chủ điểm.Cô thấy chúng mình hát rất hay cô khen lớp mình nào. 
- Chúng mình có biết hôm nay là thứ mấy không? Đúng rồi hôm nay là thứ 6 là ngày chúng mình mong chờ nhất phải không ? vậy chúng mình mong chờ gì ở ngày thứ 6 nhỉ? .bạn nào ngoan ,và được nhiều lá cờ nhất thì bạn đó sẽ được thưởng thêm 1 lá cờ và 1 phiếu bé ngoan đấy đúng không nào . Bây giờ cô mời bạn lớp trưởng đứng lên nhận xét xem trong tuần này lớp mình có những bạn nào hay nghỉ học, hay đánh bạn ,trong giời cô giáo dạy học bạn nào không chú ý nghe cô giảng bài. Và trong tuần bạn nàođi học đều,đúng giờ, ở trong lớp ngoan ngoãn chăm chú học tập nhỉ.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần, nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp.
	- Cô nhận xét các ưu điểm, hạn chế và tuyên dương, nhắc nhở trẻ.
- Vậy bạn ... ngoan như vậy xứng đáng nhận được một chàng pháo tay và xứng đáng nhận được một lá cờ phải không nào.
- Cô giáo dục trẻ. Cô phát phiếu bé ngoan./.	
 - Vệ sinh cá nhân cho trẻ , Cho trẻ rửa chân tay sạch sẽ trước khi về
 Ngày soạn: 09/09/2016
 Ngày dạy:Thứ 2 Ngày 12/09 / 2016
A: HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên lĩnh vực: Phát triển thể chất .
Tên hoạt động : BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG
I. Mục dích - Yêu cầu 
1. Kiến thức 
Trẻ biết bò bằng bàn tay và cẳng chân chui qua cổng một cách khéo léo mà không chạm vào cổng 
2. Kỹ năng
 Rèn luyện kỹ năng bò phối hợp chân nọ tay kia. Rèn cho trẻ chui qua cổng khéo léo không chạm cổng. rèn kỹ năng tự phục vụ 
3. Giáo dục 
Có ý thức tập luyện, không xô đẩy bạn. Biết yêu trường lớp 
II. Chuẩn Bị
 	- Chiếu, xắc xô, 4 cổng thể dục 
	- Động tác thể dục, các bài hát về trường mầm non 
	- Sân tập bằng phẳng. quần áo cô và trẻ gọn gàng 
III. Tổ chức hoạt động 
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
( 4-5 phút )
Hoạt động 2
Bò thấp chui qua cổng
(20-25 phút )
Hoạt động 3
Kết thúc
( 1-2 phút )
Cho trẻ ra sân cô trò chuyện cùng trẻ về lớp học của bé.
+ Ở trường có những đặc điểm gì?
+ Ở lớp thì như thế nào?
+ Khi đi học các con thấy có vui không?
=> Các con ạ! Khi tới trường các con không những được gặp cô giáo và các bạn mà các con còn được tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác nhau vì vậy chúng mình phải luôn chăm chỉ học bài để cô giáo vui lòng các con nhớ chưa nào?
 Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn đi với các kiểu đi, chạy theo tín hiệu, và cùng trở về 3 hàng dọc để tập thể dục
Động tác tay: Hai tay giang ngang hai tay lên cao
Động tác chân: Hai tay giang ngan khụy gối hai tay ra trước
 Động tác bụng lườn: Nghiêng người sang hai bên
Động tác bật: Bật tại chỗ
Và bây giờ cô có một thử thách dành cho cả lớp mình các con có muốn tham gia không?
 Bạn nào đoán được thử thách của chúng ta hôm nay là gì?
 Con sẽ vượt qua thử thách này như thế nào?
=> À đúng rồi chúng ta phải thật khéo léo để chui qua những chiếc cổng này đấy các con ạ! Cho trẻ nên thực hiện
Cho trẻ tập lần lượt, thi đua tổ nhóm cá nhân
- Tuyên dương khuyến khích trẻ
Cô nêu tên trò chơi 
Nêu cách chơi luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 phút
Nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh chỗ tấp
Gọi 2-3 trẻ
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi cùng cô
B: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐCCĐ: * Vẽ tự do trên sân trường.
2.TCCL: * Tìm bạn thân.
3. Chơi tự do : Chơi tự do trên sân trường 
C: HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Cô giáo, bán hàng, bác sĩ ..
Góc NT: vẽ, nặn, xé, dán làm sách tranh về trường MN
Góc TN: Tưới cây, chăm sóc cây.
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 1, Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu.
2, Hát đọc thơ về chủ đề.
 3, Nêu gương,cắm cờ.
 4, Vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
 5, Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học. 
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc :..................................................................................
.............................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng : ..............................................................................................
....................................................................................................................................
 Ngày soạn: 10/09/2016
 Ngày dạy:Thứ 3 Ngày 13/09 / 2016
A: HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên lĩnh vực: Phát triển nhận thức .
Tên hoạt động : NÀO MÌNH CÙNG ĐẾM (Ôn số lượng 3)
I. Mục dích - Yêu cầu 
1. Kiến Thức. 
Trẻ được ôn lại số lượng 1-2-3, nhận biết số 1-2-3 so sánh được chiều dài 
2. Kỹ năng.
 	Luyện cho trẻ cách đếm và so sánh đươc chiều dài. Rèn cho trẻ kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề 
3. Giáo dục. 
Trẻ có ý thức trong giờ học Biết cất đồ chwoi vào đúng nơi quy định
II. Chuẩn bị 
	- Đồ dùng có số lượng 1-2-3 để xung quanh lớp 
	- Thẻ số 1- 2,3 . Mô hình trường mầm non 
	- Hai băng giấy xanh đỏ có độ dài khác nhau 
	- Đĩa nhạc bài hát về trường mầm non - mùa thu 
III. Tổ chức hoạt động
Noi dung
Hoạt động của cô
Hoạt đông của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
( 4-5 p)
Hoạt động 2
Ôn số lượng 1-2-3
( 20 – 29 p )
Hoạt động 3 luyện tập
Cô và trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng 
Các con ơi! đến lớp được học, được chơi chúng mình thấy vui không, 
+ Khi chơi với các bạ chúng mình phải như thế nào? 
+ Tuyên dương giáo dục trẻ
Và bây giờ cô sẽ cho các con đến cửa hang của bạn búp bê để mua them một số đồ dùng đồ chơi cho lớp mình nha các con đồng ý không?
ở cửa hàng của bạn búp bê có bao nhiêu quyển sách, bao nhiêu cái bút.?
Nhân biêt số 3
Cho trẻ đếm, nhận xét và cho trẻ ghép số tương ứng
Quan sát và tiếp tục cho trẻ tìm các đồ dùng có số lượng theo yêu cầu của cô
=> Nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ
Cho trẻ trở về lớp để tham gia chơi trò chơi
Cho trẻ chơi trò chơi tìm bạn 
Luật chơi: ai không tìm được ban phải nhảy lò cò 
Cách chơi: cô phat cho trẻ mỗi trẻ 1 thẻ số 1 hoạc 2. các bạn đI xung quanh lớp vừa đI vừa hát 1 bài khi có hiệu lệnh mỗi bạn phảI tìm cho mình người bạn có cùng thẻ số 
Cô đi kiểm tra. cho trẻ đổi thẻ số sau một lần chơi
Kết thúc tiết học: cô và trẻ hát bài “Lớp chúng mình ” cất dọn đồ dùng . 
Gọi 2-3 trẻ trả lời
Có ạ
1,2,3 Quyển sách
 2 cái bút
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi cùng cô
Trẻ thực hiện
B: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐCCĐ: * Trò chuyện về lớp học của bé.
2.TCCL: * Ai nhanh nhất.
3. Chơi tự do : Chơi tự do trên sân trường 
C: HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc XD: Lắp dáp đồ chơi, xây lớp mẫu giáo
Góc HT: Xem tranh ảnh, kể chuyện về trường mầm non 
Góc TN: Tưới cây, chăm sóc cây.
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 1, Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu.
2, Rèn nề nếp ăn ngủ trong ngày cho trẻ.
 3, Nêu gương,cắm cờ.
 4, Vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
 5, Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học. 
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc :..................................................................................
.............................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng : ..............................................................................................
 Ngày soạn: 11/09/2016
 Ngày dạy:Thứ 4 Ngày 14/09 / 2016
A: HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ .
Tên hoạt động : BÉ HỌC CHỮ CÁI NÀO, O,Ô,Ơ
I. Mục đích - Yêu cầu 
1. Kiến thức : Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái o, ô, ơ. Nhận ra chữ o, ô, ơ trong các từ chọn vẹn.
2. Kỹ năng
Biết sử dụng kỹ năng vẽ vận động trò chơi để nhận biết phát âm chữ o, ô, ơ , rèn kỹ năng quan sát nghi nhó có chủ đích, rèn kỹ năng giao tiếp. 
3. Giáo dục
 Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học. 
II. Chuẩn bị
	-Tranh vẽ cô giáo, cái nơ.Bộ chữ cái cho cô và trẻ. 
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt đông1
Trò chuyện về chủ đề
( 4 – 5 p )
Hoạt động 2
Làm quen chữ cái o, ô, ơ
( 26 – 28 p)
Hoạt động 3
Trò chơi luyện tập
- Cô và trẻ hát bài hát: “ Trường cháu đây là trường mầm non”
- Cô trò chuyện với trẻ về trường mầm non
+ Bài hát vừa rồi có những ai?
+ Ngoài ra còn có ai nữa?
+ Công việc của cô hằng ngày là gì?
+ Công việc của các cô chú trong trường( cấp dưỡng, lao công?)
Cho trẻ đọc bài thơ “cô và mẹ ”
Buổi sáng bé chào mẹ
Chạy tới ôm cổ cô
Buổi chiều bé chào cô
Rồi ùa vào lòng mẹ
Mặt trời mọc rồi lặn
Trờn đôi chân lon ton
Hai chân trời của con 
Là mẹ và cô giáo 
* cho trẻ xem tranh cô giáo 
+ đây là tranh vẽ gì? 
Cho trẻ đọc từ “Cô giáo ” dưới tranh 
Cả lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc 
Cô giới thiệu chữ cái o, ô
Cô phát âm mẫu o,ô
Cho trẻ phát âm tổ, nhóm, cá nhâm phát âm 
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
Cô nói cấu tạo của chữ o : là một nét cong tròn khép kín
Cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ o
-cấu tạo của chữ ô cũng có một nét cong tròn khép kín và có mũ trên đầu 
Cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ ô
 * cho trẻ xem tranh “Cái nơ”
Dưới tranh “Cái nơ” cô có từ “cái nơ” 
Cho trẻ đọc lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc 
Cô giớ thiệu chữ cái ơ 
Cô phát âm mẫu chữ ơ 
Cấu tạo của chữ ơ gồm một nét cong tron khép kín và một dấu ngoắt bên phải 
Cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ ơ 
Cô cho trẻ phát âm chữ ơ , tổ, nhóm, cá nhân phát âm cô sửa sai cho trẻ kịp thời 
* so sánh 
Co giơ thẻ chữ o và ô cho trẻ quan sát 
 chữ o và chữ ô có đặc điểm gi giống và khác nhau ?
=> Cô chốt lại : chữ o và chữ ô có đăc điểm giống nhau là cung có một nét cong tròn khép kín 
Khác nhau là chữ ô có mũ ở trên đầu còn chữ o không có, Cô cho trẻ quan sat chữ o và chữ ơ 
+ đặc điểm giống và khác nhau của 2 chữ o- ơ ? 
=> Cô chốt : chữ o và chữ ơ có đặc điem giống và khác nhau chúng đều có một nét cong tròn khép kín va khác nhau là chữ ơ co thêm râu còn chữ o không có
Chơi trò chơi “tìm theo hiệu lệnh ”
Cô phát thẻ chữ o, ô, ơ cho trẻ, trẻ tìm đúng chữ cái theo hiệu lệnh của cô rồi giơ lên.
Cô phát âm o, các cháu tìm chữ cái o giơ lên theo hiệu lệnh của cô
Cho trẻ chơi 3-4 lần 
Chơi trò chơi “ai nhanh hơn”
Chia trẻ làm hai đội. Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu”, người đầu tiên nhảy qua hai vạch lên bảng nối những từ có chứa o, ô, ơ với các chữ cái o, ô, ơ ở giữa, chạy về. Người thứ hai tiếp tục.
Cho trẻ chơi 3 lần.
trẻ hát 
1-2 trẻ trả lời 
1-2 trẻ trả lời 
trẻ đọc 
trẻ quan sát
1-2 trẻ trả lời 
trẻ đọc 
trẻ phát âm 
lắng nghe 
1-2 trẻ trả lời 
1-2 trẻ trả lời 
trẻ đọc 
quan sát lắng nghe
1-2 trẻ trả lời 
trẻ quan sát 
1-2 trẻ trả lời 
trẻ quan sát 
1-2 trẻ trả lời 
trẻ lắng nghe
trẻ chơi
lắng nghe 
B: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐCCĐ: * Dạo chơi quanh sân trường.
2.TCCL: * Thả đỉa ba ba.
3. Chơi tự do : Chơi tự do trên sân trường 
C: HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc XD: Lắp dáp đồ chơi, xây lớp mẫu giáo
Góc HT: Xem tranh ảnh, kể chuyện về trường mầm non 
Góc TN: Tưới cây, chăm sóc cây.
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
 1, Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu.
2, Chơi với bảng, phấn.
 3, Nêu gương,cắm cờ.
 4, Vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
 5, Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học. 
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc :..................................................................................
.............................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng : ..............................................................................................
 Ngày soạn: 12 /09/2016
 Ngày dạy:Thứ 5 Ngày 15/09 / 2016
A: HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên lĩnh vực: Phát triển Phát triển TC-XH.
Tên hoạt động : TRÒ CHUYỆN VỀ LỚP MẪU GIÁO LỚN CỦA BÉ
I. Mục đích - Yêu cầu 
1. Kiến thức. 
Trẻ nhận biết được mỡnh đang học lớp mẫu giáo lớn, trong lớp có rất nhiều đồ dùng học tập, các bạn trong lớp phải luôn đoàn kết giúp đỡ nhau...
2. Kỹ năng.
Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích, rèn kỹ năng giao tiếp 
3. Giáo dục.
 Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, đoàn kết vâng lời cô giáo 
II. Chuẩn bị
	-Tranh vẽ lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 2 lớp học của bé.doc