Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 1 đến bài 16

1. MỤC TIÊU BÀI HOC

 a. Kiến thức : Hs hiểu biết những kiến thức cơ bản về sự ra đời của nhà Nguyễn và tình hình kinh tế - chính trị xã hội thời Nguyễn.

 b. Kỹ năng: HS biết nguyên nhân ra đời và phát triển của nghệ thuật MT dân tộc.

 c.Thái độ: Học sinh trân trọng yêu quý những giá trị truyền thống , biết ơn thế hệ người đi trước.

2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC

 -Quan sát vấn đáp trực quan, gợi mở

 -Luyện tập , thực hành nhóm

3. ĐỒ DÙNG DAY HOC

a. Giáo viên: -Bộ đồ dùng dạy học MT 9

 -Tranh tham khảo " Cố đô Huế" , Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học

 - Bản phụ tóm tắt về công trình kt " Kinh Đô Huế"

 - Tài liệu tham khảo"Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học" của Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai

b. Học sinh:-Tranh ảnh liên quan đến bài học.

 - Giấy , chì , màu , tẩy

 

doc 37 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1327Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 1 đến bài 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tầm tranh vẽ của hoạ sĩ và bài mẫu của HS lớp trước 
 RÚT KINH NGHIÊM.
Tiết 5+6 Bài 5
Vẽ tranh 
Đề tài Phong cảnh quê hương
 Ngày soạn:21/9/2014 
Giảng ở lớp: 9.HĐ: Ngày dạy: 18, 25/9/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép
 9aCL: Ngày dạy: 23, /9/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép
 9bCL: Ngày dạy: , /9/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép
1. MỤC TIÊU BÀI HOC
a. Kiến thức: HS hiểu về đề tài phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ. 
b. Kỹ năng: HS biết chọn , cắt và vẽ được một tranh phong cảnh theo ý thích
c. Thái độ : HS yêu mến phong cảnh quê hương, đất nước.
2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC 
 Trực quan, luyện tập, vấn đáp
3. ĐỒ DÙNG DAY HOC 
a. Giáo viên: 
- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ,dụng cụ ngắm, và cắt cảnh
- Các bước vẽ tranh phong cảnh
- Bài mẫu của học sinh lớp trước
b. Học sinh: 
- Giấy, chì, màu, tẩy
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 a. ổn định lớp: 1’
 b. Kiểm tra bài cũ: 1’( Kiểm tra dụng cụ học tập) 
 c. Bài mới : 
Tranh phong cảnh là tranh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm xúc và tài năng của người vẽ. Một bức tranh phong cảnh đẹp thể hiện đầy đủ về bố cục màu sắc và hình khối.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức 
6’
5’
26’
Hoạt động 1 : Tìm và chọn nội dung đề tài
-GV cho HS xem những bức tranh phong cảnh thiên nhiên 
? Vẽ tranh phong cảnh là vẽ cảnh gì
? Phong cảnh ở nông thôn có giống với thành phố không 
? Trình bày nội dung của những bức tranh trên 
? Bố cục của những bức tranh trên như thế nào 
? Hình vẽ và màu sắc ra sao 
-GV cho HS xem những bức tranh mẫu của Hs năm trước.
=> HS tự xác định cho mình cảnh vật định vẽ phù hợp với nội dung đề tài
Hoạt động 2 : Cách vẽ
Gv giới thiệu dụng cụ ngắm cảnh như trong SGK và hướng dẫn cho HS cách ngắm cảnh.
? Để có thể vẽ được một bức tranh phonh cảnh đẹp cần dựa vào yếu tố nào. ( đảm bảo bố cục, màu sắc, hình vẽ..)
? Em hãy trình bày cách vẽ theo cách của mình.
 HS khác có thể bổ sung
 GV chốt lại kiến thức bằng hình minh hoạ
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu
- Chú ý đến những bài vẽ tốt và có yêu cầu cao hơn so với những bài vẽ kém.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
-Là vẽ tất cả những cảnh vật mà mình nhìn thấy và cảm nhận được.
-Phong cảnh mỗi vùng miền đều khác nhau và thay đổi theo thời gian
- Nội dung: Phong phú, đa dạng , vẽ về cảnh núi non, sông nước, cảnh sinh hoạt của miền quê mỗi mùa lại khác nhau về màu sắc, 
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí
-Hình vẽ mềm mại, màu sắc tươi tắn, mang đậm nét riêng của mỗi miền quê.
II. Cách vẽ
- Chọn hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nội dung
- Tìm bố cục, sắp xếp các mảng chính phụ hợp lí
- Vẽ chi tiết
- Vẽ màu theo ý thích
III. Thực hành
- Vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích.
-Kích thước: Khổ giấy A4
- Chất liệu: Tuỳ ý
d. Củng cố - Đánh giá (5’)
- GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xét về 
?Bố cục của bài vẽ như thế nào
?Đường nét của bức tranh ra sao
? Hình vẽ của bức tranh 
?Màu sắc của các bức tranh như thế nào 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng.
e. Dặn dò (1’)
-Tiếp tục hoàn thành bài vẽ ở nhà 
- Chuẩn bị bài 6 - Chạm khắc gỗ đình làng Việt nam 
- Mỗi tổ chuẩn bị một cây bút nét to, giấy rôki để thảo luận 
-ảnh chụp các hình ảnh chạm khắc và điêu khắc 
- Giấy, chì, màu, tẩy
RÚT KINH NGHIÊM.
Tiết 7 Bài 6
 Thường thức mĩ thuật
Chạm khắc gỗ đình làng Việt nam
 Ngày soạn:28/9/2014 
Giảng ở lớp: 9.HĐ: Ngày dạy: 02 /10/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép..
 9aCL: Ngày dạy: 03 /10/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép..
 9bCL: Ngày dạy: 30 /9/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép..
1. MỤC TIÊU BÀI HOC
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng việt nam
b. Kỹ năng: Biết cách trình bày được những nét khái quát về chạm khắc của mỗi vùng miền 
c. Thái độ : Yêu quý và trân trọng NT chạm khắc của cha ông 
2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC 
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành, thảo luận nhóm
 3. ĐỒ DÙNG DAY HOC 
a. Giáo viên: 
- Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học Việt Nam
- Bài sưu tầm của Hoạ sĩ, các hình ảnh về chạm khắc gỗ đình làng.
b. Học sinh: 
- Sưu tầm tranh ảnh về điêu khắc chạm khắc gỗ đình làng 
- Giấy, chì, màu, tẩy 
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
a. ổn định lớp:
b. Kiểm tra bài cũ: Thu và nhận xét bài "vẽ tranh phong cảnh quê hương " 
c. Bài mới :
- Nghệ thuật dân tộc Việt nam mang đậm nét dân gian và phong cách truyền thống, gắn liền với lịch sử lâu đời và nổi bật những nét cổ kính của những mái đình, cây đa long trọng, trang nghiêm, đó là nghệ thuật chạm khắc gỗ.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức 
7'
25'
5'
Hoạt động 1 :Vài nét khái quát
? Đình làng ở đâu? Đình làng có vai trò gì ? Nêu đặc điểm của đình làng ? 
? Kể tên những ngôi đình tiêu biểu của đất nước và của địa phương mà em biết ?
Hoạt động 2 : Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng
? Chạm khắc thường gắn bó với nghệ thuật nào ?
? Những hình tượng nào được đưa vào chạm khắc? 
( Gv cho HS xem tranh trong SgK)
HĐ Nhóm 
( 3-4 HS hình thành 1 nhóm thảo luận về câu hỏi trên thời gian là 5 phút )
? Nêu đặc điểm của những bức chạm khắc đó ?
?Trình bày đặc điểm nghệ thuật cảu các bức chạm khắc ? 
Hoạt động 3 : Một vài dặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng
? Nêu đặc điểm của chạm khác gỗ đình làng Việt Nam?
I. Vài nét khái quát
- Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng, bàn bạc và giải quyết việc làng, và tổ chức lễ hội hằng năm.
- Đặc điểm : Mộc mạc, uyển chuyển và duyên dáng. Hình dáng : To cao , chắc khoẻ, có thể xây dựng 2 tầng, tầng hai nhìn xuống được sân khấu( nơi sinh hoạt và công diễn văn hoá văn nghệ )
-Làng Đình Bảng ( B Ninh), Thổ Hà ( B. Giang), Tây Đằng, Chu Quyến ( Hà Tây)
gđó là những ngôi đình tiêu biểu cho đình làng Việt nam.
II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng
1. Hình tượng 
- Đầu đao, rồng, và những hoạt động sinh hoạt xã hội : gánh con, vui đùa , uống rượu, đánh cờ, tấu nhạc và các trò chơi dân gian 
2. Đặc điểm : Nét chạm khắc phóng khoáng, dứt khoát, có độ nông sâu rõ ràng, độ sáng tối linh hoạt và tinh tế .
* NT: Vẻ đẹp tự nhiên mộc mạc và giản dị thoát khỏi những quan niệm của giai cấp phong kiến .
III. Đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng
- Phản ánh những sinh hoạt trong đời sống xã hội 
- NT mộc mạc khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của ngưòi sáng tạo ra nó .
d. Củng cố - Đánh giá 
- Hãy chọn ra những bức chạm khắc gỗ đình làng 
 1. Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ
 2. Rồng chầu 
 3. Tượng ADiĐà 
 4. Trai gái vui đùa uống rượu
 5. Hai tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em học bài tốt, động viên khuyến khích những em còn yếu kém. 
đ. Dặn dò : - Học thuộc bài, chú ý phần Nghệ thuật chạm khắc
 - Giấy chì, tẩy, thước kẻ . 
RÚT KINH NGHIÊM:
Tiết 8+9 Bài 9
Vẽ trang trí
Tập phóng tranh ảnh 
Ngày soạn:05/10/2014 
Giảng ở lớp: 9.HĐ: Ngày dạy: 09,16/10/2014 . sĩ số: .vắng: có phép.không phép
 9aCL: Ngày dạy: 07,14/10/2014 . sĩ số: .vắng: có phép.không phép
 9bCL: Ngày dạy: 07,14/10/2014 . sĩ số: .vắng: có phép.không phép
phép..
1. MỤC TIÊU BÀI HOC
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu cách phóng tranh ảnh, kẻ ô vuông , ô chữ nhật, hoặc kẻ ca rô.
b. Kỹ năng: HS phóng được một tranh ảnh cơ bản, có thể phong ảnh đen trắng hoặc ảnh màu. 
c. Thái độ : HS yêu thích việc phóng tranh ảnh, và có thể áp dụng việc phóng tranh ảnh vào trong thực tế.
2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC 
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành 
3. ĐỒ DÙNG DAY HOC 
a. Giáo viên: 
- Chuẩn bị tranh ảnh mẫu và những tranh ảnh đã được phóng từ mẫu
- ĐDDH MT9 
b. Học sinh: - SGK , Bút chì, tẩy,thước
- Hình mẫu
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
a. ổn định lớp: 1’
b. Kiểm tra bài cũ: ( kt đồ dùng học tập) 
c. Bài mới : GT bài -1’
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
7'
10'
60'
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
- Quan sát hình 1, 3, 5 SGK.
? Em cho biết các thể loại tranh
? Dựa vào cách phóng tranh nào
? Ngoài 2 phương pháp phóng tranh nêu trên em còn biết đến cách phóng tranh nào
( Máy phôtô )
? Phóng tranh sử dụng máy phô tô có ưu điểm và hạn chế gì
( Nhanh, chính xác. Hạn chế kích thước khuôn khổ, in đen trắng)
? Theo em việc phóng tranh ảnh áp dụng đối với môn học nào
? Ngoài ra còn thể loại nào khác
( Báo tường, pa nô, lễ hội...)
- HS trả lời
- GV bổ sung, kết luận
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách phóng tranh ảnh
- Các nhóm thảo luận (1') và trình bày hiểu biết của mình về cách kẻ ô vuông
- Hs cử đại diện trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV treo trực quan hình minh hoạ các bước kẻ ô vuông. Đồng thời phân tích trên trực quan
* Lưu ý : Hình vẽ càng được chia nhiều ô nhỏ thì tỉ lệ chính xác càng cao
- Gv hướng dẫn hs
Hoạt động 3. Thực hành
- yêu cầu hs tự chọn hình trong SGK hay hình đã chuẩn bị phóng tranh theo 2 cách đã hướng dẫn
- Trong khi hs làm bài Gv luôn quan sát hướng dẫn động viên các nhóm
I. Quan sát nhận xét
Tranh gồm các thể loại ( chân dung, dân gian, cổ động )
- Kẻ ô vuông và kẻ đường chéo
II. Cách phóng tranh ảnh
1. Cách 1: Kẻ ô vuông
Tiến hành theo trình tự:
- Chọn tranh và xác định kích thước của hình định phóng
( Tỉ lệ). Kẻ các ô vuông theo chiều dọc ngang.
- Dựa vào khuôn khổ tờ giấy có thể phóng gấp nhiều lần hình định phóng. ( Bố cục phù hợp)
- Dựa vào vị trí các ô vuông, đường kẻ ngang dọc, quan sát hình mẫu ước lượng vị trí vẽ phác và hoàn chỉnh hình sao cho giống mẫu.
2. Cách 2: Kẻ đường chéo
- Kẻ các đường chéo và ô hình chữ nhật trên hình mẫu
- Đặt tranh mẫu vào góc trái bên dưới tờ giấy. Đánh dấu vị trí đường chéo vuông góc mép giấy, nối lại tạo nên hình đồng dạnh với hình mẫu.
- Bỏ tranh mẫu, kẻ hoàn thiện các đường chéo ngang giống mẫu.
Dựa vào vị trí các ô, đường chéo. Quan sát mẫuvẽ phác hoàn chỉnh hình sao cho giống mẫu
- Chỉnh sửa hình, vẽ màu.
d. Củng cố - Đánh giá (5’)
- GV yêu cầu hs lựa chọn tranh theo các mức độ khác nhau
- Gợi ý hs nhận xét:
 + Phương pháp kẻ đường chéo
 + hình vẽ
 + Bố cục hình...
- HS tập xếp loại đánh giá
- GV nhận xét đánh giá bài vẽ.
đ. Dặn dò : 1’
- Yêu cầu hs về nhà tiếp tục hoàn thiện bài vẽ
- Có thể làm bài khác
5. RÚT KINH NGHIÊM.
Tiết 10+11 Bài 10
 Vẽ tranh
Đề tài Lễ Hội
	 (kiêm tra 1 tiết)
Ngày soạn:19/10/2014 
Giảng ở lớp: 9.HĐ: Ngày dạy: 23;30/10/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép
 9aCL: Ngày dạy: 21/10;04/10/2014 . sĩ số: . vắng: có phép..không phép
 9bCL: Ngày dạy: 21/10;04/11/2014 . sĩ số: . vắng: có phépkhông phép
1. MỤC TIÊU BÀI HOC
a. Kiến thức: HS hiểu về đề tài lễ hội, của từng địa phương, vùng miền, các dân tộc anh em và các quốc gia trên thế giới.
b. Kỹ năng: HS vẽ được một tranh về đề tài lễ hội . 
c. Thái độ : HS trân trọng , yêu quý những nét văn hoá truyền thống của dân tộc
2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC 
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành 
3. ĐỒ DÙNG DAY HOC 
a. Giáo viên: 
- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, 
- Các bước vẽ tranh đề tài Lễ hội 
- Bài mẫu của học sinh lớp trước
b. Học sinh: 
Giấy, chì, màu, tẩy
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
a. ổn định lớp:
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Bài mới :
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở múc độ thấp
Vận dụng ở mức độ cao
Tổng cộng
Nội dung chủ đề
0,5
0,5
1
2
Hình ảnh
0,5
0,5
1
2
Bố cục
0,5
0,5
1
2
Màu sắc
0,5
0,5
1
2
Đường nét
0,5
0,5
1
2
Tổng
1điểm
1,5điểm
2,5điểm
5điểm
10điểm
- Đây là bài kiểm tra 1 tiết:
* Đề bài: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài lễ hội ở quê hương.
- Yêu cầu: + khuôn khổ giấy A4
 + Chất liệu tự chọn
- Gv nêu một vài lễ hội lớn ở VN: Đền hùng, chùa hương, tây nguyên...
- Gv cho hs quan sát một số bức tranh về đề tài lễ hội
? Nêu tên lễ hội
? Nội dung lễ hội
? Hình thức tổ chức
? Hình ảnh đặc trưng và không khí
- Gv yêu cầu hs nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài
- HS trả lời Gv kết luận
- Hs vẽ bài theo trình tự đã hướng dẫn, gợi ý
- Trong quá trình hs làm bài Gv luôn quan sát, động viên, khuyến khích hs
* Nhận xét: 
- Gv thu bài và nhận xét tinh thần học tập của hs
ĐÁP ÁN
 1. Xếp loại Giỏi
- Bài vẽ thể hiện được rõ nội dung chủ đề ( hình, đường nét, màu sắc) 
- Bố cục chặt chẽ sáng tạo
- Màu sắc tình cảm, sinh động, có đậm nhạt, có không gian
- Trình bày sạch đẹp
 2. Xếp loại Khá
- Bài vẽ thể hiện được nội dung chủ đề
- Bố cục tương đối chặt chẽ( có mảng chính, phụ )
- Màu sắc tương đối hài hoà, có đậm nhạt
3. Xếp loại Trung bình
- Tranh vẽ có nội dung nhưng chưa rõ
- Có thức về bố cục nhưng chưa hợp lí
- Tô màu hoàn chỉnh
4. Xếp loại Yếu - Kém
- Tranh không rõ về nội dung
- Bố cục không hợp lí
- Tô màu chưa hoàn chỉnh
- Chưa có ý thức vẽ bài
5. RÚT KINH NGHIÊM.
Tiết 12 Bài 11
 Vẽ trang trí
Trang trí Hội Trường
Ngày soạn:23/10/2014 
Giảng ở lớp: 9.HĐ: Ngày dạy: 06 /11/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép..
 9aCL: Ngày dạy: 11 /11/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép..
 9bCL: Ngày dạy: 11/11/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép..
1. MỤC TIÊU BÀI HOC
a. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong hội trường , nắm bắt được cách trang trí cho một buổi lễ bất kì
b. Kỹ năng: HS trang trí được một hội trường cơ bản, có thể áp dụng vào trong thực tế.
c. Thái độ : Yêu quý vẻ đẹp của những buổi lễ thông qua trang trí hội trường.
2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC 
-Quan sát, vấn đáp, trực quan
-Luyện tập, thực hành 
3. ĐỒ DÙNG DAY HOC 
a. Giáo viên: 
- Đồ dùng dạy học tự làm
- Bài mẫu về trang trí hội trường , tranh ảnh chụp các hội trường.
- Bài mẫu của hoạ sĩ 
- Bài mẫu của học sinh lớp trước
b. Học sinh: 
- Giấy, chì, màu, tẩy
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
a. ổn định lớp:
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Bài mới :
- Trong những buổi lễ, đại hội, giao lưu văn nghệ, yếu tố thành công là nhờ vào cách trang trí hội trường đem lại cho người xem cảm giác thoải mái và không kém vẻ trang trọng. 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức 
10'
7'
25'
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs quan sát nhận xét
- Gv đặt câu hỏi :
? Hội trường là gì ? Tại sao phải trang trí hội trường
? Trang trí hội trường nhằm mục đích gì 
? Trang trí hội trường là trang trí những phần nào 
? Trình bày hiểu biết của em về cách trang trí một số hội trường 
( Trong cách sử dụng phông màn, màu của phông, màu của chữ, cách đặt biểu tượng, cách xếp các bàn đại biểu, bàn khá giả...)
? Cho ví dụ về một số loại hội trường
- Gv cho HS xem tranh ảnh về các hội trường.
- Gv kết luận, bổ sung.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs cách trang trí hội trường
? Nêu các bước bài trang trí hội trường
? Phân tích trên đồ dùng dạy học
* Lưu ý: Để tạo ra một không khí buổi lễ trang trọng,đẹp cần phải chú ý đến khánh tiết phù hợp với nội dung và hài hoà về màu sắc bố cục
 + Nắm được tỉ lệ hội trường
 + Chọn kiểu chữ màu sắc hài hoà
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- HD một vài nét lên bài học sinh
- GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
I. Quan sát nhận xét
- Hội trường là nơi diễn ra những buổi lễ, những buổi họp trang trọng, hay giao lưu văn nghệ, nơi mà các "nghệ sĩ" biểu diễn, là nơi diễn ra những buổi đại hội của các đoàn thể.
- Trang trí hội trường nhằm mục đích làm cho hội trường thu hút sự chú ý của nhiều người, làm cho buổi lễ thêm hoành tráng và làm cho không khí đại hội thêm phầm trang nghiêm , long trọng...
- Cách trang trí : hội trường gồm 2 phần: Phần bục và phần nền.
 Phần bục nằm dười phần nền nhưng phải cao hơn so với chỗ ngồi của khán giả, phần nền được trang trí thật kỹ, nếu là đại hội hay họp mặt phải làm phông tối , chữ sáng, có biểu tượng đặt đúng nơi quy định, bố cục cân đối hoặc lệch vễ phía trái, có tượng hoặc ảnh Bác Hồ, có cờ tổ quốc....Cây cảnh đặt ngay ngắn, cân đối 2 bên. 
 - cách đặt bàn đại biểu và bục nói chuyện cần phải cân đối.
 - Nếu là giao lưu văn nghệ, thì phông nền màu sáng, chữ đỏ tươi, tím hồng nhạt, có trang trí hoa, có đèn nháy và sáng lấp lánh, có màn kéo hạ sau khi biểu diễn...
II. Cách trang trí hội trường
- Xác định nội dung ( tiêu đề cần phải xúc tích)
- Chọn chữ hình ảnh phù hợp
- Sắp xếp các mảng chính phụ sao cho có trọng tâm. bố cục hợp lý
- Vẽ hình cụ thể các chi tiết( chữ, cờ)
- Chỉnh sửa hình và vẽ mầu
d. Củng cố - Đánh giá
- Gv nhắc lại nhưng kiến thức trọng tâm của bài học nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh:
 + Cách trang trí hội trường
 + Một số điểm cần lưu ý khi thể hiện( Bố cục, chữ, màu sắc..)
e. Dặn dò
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ
- Sưu tầm tranh ảnh bài viết về mt, Vhoá các dân tộc ít người ở Việt Nam.
5. RÚT KINH NGHIÊM.
Tiết 13 Bài 12
 Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người 
ở Việt Nam
Ngày soạn:09/11/2014 
Giảng ở lớp: 9.HĐ: Ngày dạy: 13 /11/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép..
 9aCL: Ngày dạy: 18 /11/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép..
 9bCL: Ngày dạy: 18/11/2014 . sĩ số: . vắng: có phép.không phép..
1. MỤC TIÊU BÀI HOC
a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật dân tộc ít người ở Việt Nam , một số công trình NT của dân tộc Chăm, Hmông, Dao
b. Kĩ năng: HS nhận biết và phân biệt được MT của các dân tộc ít người ở Việt nam thông qua đặc điểm hoặc một sản phẩm khác nhau
c. Tư tưởng: Yêu quý , trân trọng nghệ thuật cha ông.
2. PHƯƠNG PHÁP DAY HOC
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành nhóm
3. ĐỒ DÙNG DAY HOC
a. Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo, ĐDDH MT 9
- Tranh ảnh tham khảo,sưu tầm , bản phụ , giấy rôki
b. Học sinh: SGK
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
a. ổn định lớp:
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Bài mới: 
 - Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời và có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống. Dù chung một mảnh đất nhưng mỗi vùng miền lại có những nét đặc sắc riêng về văn hoá nghệ thuật , cũng chính nét đặc sắc đó sản sinh ra những nét văn hoá tinh thần đặc trưng riêng cho mỗi cộng đồng dân tộc.
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
5'
35'
Hoạt động 1:Vài nét khái quát
* Trên đất nước Việt nam có bao nhiêu cộng đồng dân tộc sinh sống ?
- Hãy kể tên một vài cộng đồng dân tộc mà em biết ?
- Các cộng đồng dân tộc đó có tách ra khỏi cuộc chiến tranh chống ngoại xâm không?
- Văn hoá của các cộng đồng dân tộc so với văn hoá chung của Việt nam có điểm gì đặc biệt ?
Hoạt động 2: Một số loại hình và đặc điểm mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam
- Hãy nêu vài nét về tranh thờ?
- Tranh thờ có ý nghĩa gì ?
- Trình bày đặc điểm của tranh thờ ?
- Ngoài việc phục vụ cho thờ cúng, tranh còn có mục đích gì ? 
Gv cho hs xem các loại thổ cẩm :
- Hoa văn trên thổ cẩm thường tập trung ở phần nào ?
- Nhận xét về những nét đặc sắc của thổ cẩm ?
- Màu sắc của thổ cẩm thường như thế nào ?
- Nhà Rông dùng để làm gì?
- Trình bày những nhận xét của em về nhà Rông?
- Nhà Rông được làm bằng chất liệu gì và được trang trí như thế nào ?
- Tượng nhà mồ có ý nghĩa như thế nào đối với người đã khuất ?
- Nêu những giái trị ngh thuật của tượng nhà mồ ?
(Gv phân tích thêm sau đó kết luận bổ sung.)
- Nêu đặc điểm kiến trúc của Tháp Chăm?
- Trình bày giá trị nghệ thuật của Tháp Chăm?
- Trình bày điêu khắc Chăm? Nêu giá trị Nghệ thuật của điêu khắc Chăm?
* Kết luận: Tháp và điêu khắc Chăm là một bản trường ca về cuộc sống và xã hội tâm linh.
I. Vài nét khái quát
- 54 cộng đồng dân tộc anh em sinh sống 
- Dao, Mường, Tày Thái , Nùng, Ê đê, Chăm, Ba Na, Gia rai, khơ mú, Dáy, Tà ôi, Xơ đăng....
- Các cộng đồng dân tộc đó sát cánh bên nhau trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.
- Mỗi cộng đồng dân tộc có một nét văn hoá riêng tạo nên sự đa dạng phong phú cho Văn hoá dân tộc Việt nam.
II. Một số đặc điểm mĩ thuật của các dân tọc ít người ở Việt Nam
1.Tranh thờ và thổ cẩm 
a. Tranh thờ : Tranh của đồng bào Dao, Nùng, Tày, Cao lan, Hmông... ( Phía Bắc)
- Phản ánh ý thức hệ lâu đời hướng thiện, răn đe điều ác và cầu may mắn, phúc lành cho mọi người.
- đặc điểm : Tranh vẽ bằng các màu tự do, tự tạo, được in nét sẵn.
- Có giá trị lớn đối với nền mĩ thuật dân tộc Việt Nam.
b. Thổ cẩm 
- Hoa văn tập trung nhiều ở gấu váy, cổ ngực, lai áo, tay...
- Chắt lọc những đường nét khái quát điển hình của các sự vật hiện tượng, cách điệu và đơn giản chúng lại từ những mẫu hình thực của bên ngoài.
- màu sặc rực rỡ, tuơi sáng, hoặc màu trầm buồn .
2. Nhà Rông và Tượng nhà mồ ở Tây Nguyên 
a. Nhà Rông : - Là nơi sinh hoạt chung của buôn làng, Nhà được thiết kế cao to chắc khoẻ được trang trí công phu.
- Được làm bằng chất liệu gỗ, tre, nứa, lá tạo được sự gần gũi song lại được chú trọng về mặt kiến trúc và trang trí tinh xảo, công phu.
b. Tượng nhà mồ 
- là nhà dành cho người chết, đó là sự tưởng niệm của người sống dành cho người chết, ðNét đẽo thô sơ , kì quái, nhưng lại mang giá trị nguyên thuỷ của rừng núi bằng những hình khối đơn giản được cách điệu cao .
3. Tháp và điêu khắc Chăm
a. Tháp Chăm: ( Ninh Thuận ) : Là công trình kiến trúc bao gồm nhiều tầng , thu nhỏ dần ở đỉnh, được xây bằng gạch rất cứng .
- Chạm khắc trang trí trên khối tường đã xây
- Hoạ tiết hoa là xen kẻ với hình người và thú vật 
* Tháp Chăm được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới .
b. Điêu khắc Chăm : Nghệ thuật tạc tượng bằng những khối tròn căng, nhịp điệu uyển chuyển đầy gợi cảm , bố cục chặt chẽ .
- Ngôn ngữ tạo hình giản dị có tính khái quát cao.
5. Củng cố - đánh giá
? Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc Chăm ?
? GIá trị nghệ thuật của tượng nhà mồ ở Tây Nguyên ?
- GV kết luận , bổ sung.
6. Dặn dò
- Học thuộc bài ở nhà.trả lời các câu hỏi 
- Chuẩn bị bài 13- tập vẽ dáng người, chuẩn bị kí hoạ từ 5- 6 dáng người.
- Giấy chì, màu tẩy, phác thảo nét
RÚT KINH NGHIÊM.
Tiết 14 Bài 13
Vẽ theo mẫu
Tập vẽ dáng người
Ngày soạn:09/11/2014 
G

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An Mi Thuat 9.doc