Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 9: Vẽ trang trí - Tập phóng tranh, ảnh

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức: Học sinh biết cách phóng tranh, ảnh.

 Học sinh hiểu được cách phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.

1.2. Kĩ năng: Học sinh phóng được các tranh, ảnh đơn giản.

1.3. Thái độ: Học sinh có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì chính xác.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Học sinh biết được tác dụng của việc phóng tranh, ảnh.

Học sinh biết và hiểu cách phóng tranh, ảnh.

Học sinh phóng được tranh, ảnh

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên: Bài phóng tranh, ảnh

 3.2. Học sinh: + Tranh ảnh đơn giản có thể dùng làm mẫu để phóng to.

 + Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 4197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 9 - Bài 9: Vẽ trang trí - Tập phóng tranh, ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: Tiết PPCT: 8
Ngày dạy:
TẬP PHÓNG TRANH, ẢNH
(Tiết 1)
 Bài 9:
Vẽ trang trí
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Học sinh biết cách phóng tranh, ảnh. 
 Học sinh hiểu được cách phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
1.2. Kĩ năng: Học sinh phóng được các tranh, ảnh đơn giản.
1.3. Thái độ: Học sinh có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì chính xác.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
Học sinh biết được tác dụng của việc phóng tranh, ảnh.
Học sinh biết và hiểu cách phóng tranh, ảnh.
Học sinh phóng được tranh, ảnh
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Bài phóng tranh, ảnh
 3.2. Học sinh: + Tranh ảnh đơn giản có thể dùng làm mẫu để phóng to.
 + Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 9A1 .
 9A2 .
 9A3 .
 9A4 .
 4.2. Kiểm tra miệng: 
- Bài cũ: 
r Nêu đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng?
- Nội dung: Phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thường.
- Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc khoẻ khoắn và phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của những người sáng tạo ra nó.
- Bài mới: Bài học hôm nay có tên gọi là gì? Thế nào là phóng tranh, ảnh? (HS tự trả lời)
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Giáo viên giới thiệu: Có những bức tranh ảnh rất cần thiết cho việc học tập, vui chơi, giải trí và nhiều hoạt động khác trong cuộc sống, nhưng lại có khuông khổ nhỏ không đáp 
Bài 9: Vẽ trang trí
TẬP PHÓNG TRANH, ẢNH
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 
ứng được nhu cầu sử dụng. Các em sẽ khắc phục được điều đó qua bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: (5 phút)
- Giáo viên gắn 2 bức tranh có cách phóng khác nhau và hỏi học sinh:
r Hai bức tranh được phóng bằng cách nào?
HS: Kẻ ô vuông và kẻ đường chéo.
r Tác dụng của việc phóng tranh ảnh là gì?
HS: Phục vụ cho học tập, vui chơi, giải trí, hoạt động xã hội,
- Giáo viên: Phóng tranh ảnh, bản đồ phục vụ cho các môn học; làm báo tường, phục vụ lễ hội,
* Họat động 2: Hướng dẫn học sinh cách phóng tranh, ảnh: (10 phút)
r Có mấy cách phóng tranh?
HS: 2 cách: kẻ ô vuông và kẻ đường chéo.
r Bạn nào nêu thử cách phóng tranh bằng cách kẻ ô vuông xem?
HS: Trả lời
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn.
 + Đo chiều cao và chiều ngang của hình định phóng, sau đó dùng thước để kẻ ô vuông theo chiều dọc, ngang.
r Nếu muốn phóng to kích thước tranh ảnh lên gấp bao nhiêu lần thì tỉ lệ ô vuông phải như thế nào?
HS: Tỉ lệ ô vuông phải nhân lên bấy nhiêu lần kích thước định phóng.
 + Dựa vào ô vuông ở tranh và giấy định phóng để phóng hình mẫu.
 + Tìm vị trí hình qua các đường kẻ ô vuông.
 + Vẽ hình cho giống mẫu (Chú ý ước lượng tỉ lệ chính xác)
 + Vẽ màu (Nếu hình mẫu có màu)
r Tương tự, bây giờ, bạn nào nêu thử cách phóng tranh bằng cách kẻ đường chéo xem?
HS: Tự trả lời.
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn.
 + Các em cũng kẻ các đường chéo và các ô 
I. Quan sát, nhận xét:
II. Cách phóng tranh, ảnh:
Cách 1: Kẻ ô vuông:
Cách 2: Kẻ đường chéo:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 
hình chữ nhận trên hình mẫu định phóng.
 + Đặt tranh ảnh vào góc dưới bên trái tờ giấy vẽ, dùng thước kéo dài đường chéo của hình mẫu lên tờ giấy vẽ, kẻ các cạnh góc vuông ở hình mẫu lên tờ giấy vẽ.
 + Kẻ ô hình lớn theo ô đã kẻ ở hình nhỏ.
 + Nhìn mẫu dựa vào các đường chéo, ngang dọc để phác hình theo mẫu.
 + Vẽ màu ( nếu mẫu có màu).
* Họat động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chọn tranh, ảnh đơn giản đã chuẩn bị sẵn để kẻ ô và phóng theo 1 trong 2 cách đã học.
- Giáo viên lưu ý học sinh:
 + Kẻ ô bằng bút chì.
 + Ước lượng tỉ lệ của hình định phóng và dự kiến bố cục trên tờ giấy để xác định tỉ lệ phóng gấp bao nhiêu lần.
+ Ô kẻ ở bản phóng phải đồng dạng với tranh mẫu
 + Nhìn mẫu, dựa vào các ô đã kẻ để vẽ hình.
 + Sửa chữa hình và vẽ màu.
III. Thực hành:
Chọn một tranh, ảnh đơn giản theo ý thích và phóng to.
4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên chọn vài bài phóng tranh, ảnh của học sinh gắn lên bảng và gợi ý học sinh nhận xét bài.
 - Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn: Bố cục, tỉ lệ, hình vẽ, màu sắc,
 - Giáo viên nhận xét, nêu lên ưu, khuyết điểm của mỗi bài vẽ.
4.5. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài này: :- Hoàn thành bài ở lớp (Nếu chưa xong)
- Tập phóng thêm nhiều tranh, ảnh khác theo hai cách trên.
 * Đối với bài tiếp theo: : “VTT_ Tập phóng tranh, ảnh(Tiết 2)”
 + Sưu tầm tranh, ảnh.
 + Mang theo: giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Tap_phong_tranh_anh.doc