Giáo án môn Âm nhạc 6 - Chủ đề 5: Niềm vui của em

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: - Qua bài hát Niềm vui của em, HS biết Nguyễn Huy Hùng là tác giả của bài hát, Biết bài hát có 2 lời và cảm nhận được niềm vui của bạn nhỏ miền núi khi em đến trường và mẹ em cũng đến lớp vào buổi tối, biết vươn tới những giấc mỏ đẹp.

- HS biết bài TĐN số 6 - Trời đã sáng rồi là bài dân ca Pháp.

- Biết NS Phong Nhã là một tác giã có nhiều bài hát nổi tiếng cho thiếu nhi, biết được nội dung bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

 - HS kể tên được một, hai tác phẩm của nhạc sĩ Phong Nhã.

 

doc 14 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7693Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 6 - Chủ đề 5: Niềm vui của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
 CHỦ ĐỀ 5: Niềm vui của em
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: - Qua bài hát Niềm vui của em, HS biết Nguyễn Huy Hùng là tác giả của bài hát, Biết bài hát có 2 lời và cảm nhận được niềm vui của bạn nhỏ miền núi khi em đến trường và mẹ em cũng đến lớp vào buổi tối, biết vươn tới những giấc mỏ đẹp.
- HS biết bài TĐN số 6 - Trời đã sáng rồi là bài dân ca Pháp.
- Biết NS Phong Nhã là một tác giã có nhiều bài hát nổi tiếng cho thiếu nhi, biết được nội dung bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. 
 - HS kể tên được một, hai tác phẩm của nhạc sĩ Phong Nhã.
 - HS biết khái niệm nhịp ba bốn, phân biệt khác nhau giữa nhịp ba bốn và nhịp hai bốn.
2.Về kĩ năng: -Hát đúng giai điệu, biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm ngân giọng đủ 03 phách, luyến âm 02 nốt nhạc trong một lời ca. :
- Tập thể hiện bài hát với tình cảm nhẹ nhàng, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca...
- Đọc đúng cao độ, trường độ, biết cách thể hiện hình nốt đen, đơn, trắng. Luyện nhớ tên và vị trí các nốt nhạc, biết phân biệt phách mạnh, nhẹ trong các nhịp, kết hợp gõ nhịp hoặc đánh nhịp.
- Biết thể hiện phách mạnh nhẹ trong nhịp ba bốn bằng cách gõ phách, đánh nhịp.
 3. Về thái độ: 
- Biết trân trọng và tìm hiểu các nhạc sĩ tài năng và có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà.
- Biết vượt qua mọi khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
II. NỘI DUNG 
1.Học hát: Niềm vui của em
2.Ôn bài hát: Niềm vui của em - TĐN số 6
3.Nhạc lý: Nhịp 3/4 - Cách đánh nhịp 3/4
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.GV: Đàn organ, SGK, Giao án
2.HS: SGK, Vở ghi chép
IV.PHƯƠNG PHÁP:
V.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC
Ngày giảng: 
 Tiết 1: Học hát: Niềm vui của em
1/ Ổn định lớp :(2')- Kiểm tra sĩ số
2/Kiểm tra bài cũ:
3/ Giảng bài mới. (35')
HĐ của thầy
 Nội dung
HĐ của trò
- GV điều khiển
- GV trình bày
-GV đàn
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Hoạt động cả lớp
GV cho HS nghe bài Niềm vui của em. Yêu cầu nhận biết lời ca thuộc bài nào?
- Bài hát niềm vui của em
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động cả lớp
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm
- GV Giới thiệu sơ lược về NS Nguyễn Huy Hùng
 * Cho HS xem ảnh NS Nguyễn Huy Hùng * NS Nguyễn Huy Hùng sinh năm 1954 tại Quảng Nam - Đà Nẵng, tác phẩm tiêu biểu: (Trà mi quê em, Tiếng hát dòng sông, Niềm vui của em)
* Quảng Nam-Đà Nẵng thuộc khu vực Miền trung có phố cổ Hội An là một di tích được thế giới công nhận.
- HS nghe bài hát Niềm vui của em (xem video hoặc GV trình bày), nêu cảm nhận về bài hát.
Hoạt động cá nhân
- HS tìm thông tin trong SGK và kiến thức đã chuẩn bị ở nhà để trả lời câu hỏi:
+ Nội dung (hoặc chủ đề) bài hát nói về điều gì?
+ Bài hát chia làm mấy câu? (Gồm 2 lời, mỗi lời chia làm 3 câu)
Câu 1: Khi ông mặt trời thức dậy, mẹ lên rẫy em đến trường, cùng đàn chim hòa vang tiếng hát.
Câu 2: Hạt sương long lanh nhẹ thấm trên vai, nụ hoa xinh tươi luôn hé môi cười.
Câu 3: Đưa em vào đời đẹp những ước mơ, đưa em vào đời đẹp những ước mơ.
Lời 2 tương tự.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Hoạt động cả lớp
- HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát (ví dụ bằng nét giai điệu sau):
- Tập hát từng câu:
+ Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu 1, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai.
+ Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất.
+ Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai.
+ Hết 3 câu GV cho HS ghép toàn bài. 
+ Hát ghép nhạc đệm có tiết tấu tốc độ chậm sau đó hơi nhanh (theo tính chất bài hát)
+ GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, HS nam hoặc nữ trình bày lại. 
Hoạt động nhóm
- Tập hát cả bài:
+ HS tự luyện tập bài hát theo ý tưởng của cá nhân, tổ, nhóm.
+ GV cho HS nhận xét và tham gia ý kiến phần trình bày của các nhóm, giúp HS sửa chỗ hát chưa phù hợp.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động nhóm và cá nhân
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau:
+ Hát bài Niềm vui của em kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
+ Hát bài Niềm vui của em kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
 - Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Niềm vui của em trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Hoạt động cá nhân:
-Trả lời câu hỏi sau: Qua bài hát này em học được điều gì ở em bé trong bài hát?( Niềm lạc quan yêu đời và tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống)
- HS lắng nghe và trả lời
- HS nghe và cảm nhận
- HS tìm hiểu SGK
-HS khởi động giọng theo đàn
4/ Củng cố ( 4'):
- Cho cả lớp hát lại bài Niềm vui của em.
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
5/Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. ( 1')
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị tiết sau.
*RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 
 Tiết 2 -Ôn bài hát: Niềm vui của em
 - TĐN số 6
1/ Ổn định lớp . (1')
2/Kiểm tra bài cũ ( 5'): ? Trình bày bài hát : Niềm vui của em
3/Giảng bài mới. ( 35') 
HĐ của thầy
 Nội dung
HĐ của trò
GV điều khiển
-GV hướng dẫn
-GV yêu cầu
-GV đàn
- GV yêu cầu
A.Hoạt động khởi động.
Nội dung 1: (12')
- Ôn bài hát: Niềm vui của em 
- Hoạt động cả lớp
GV cho hs nghe lại giai điệu bài hát : Niềm vui của em và nêu cảm nhận.
B.Hoạt động hình thành kiến thức mới
- GV cho HS đọc giọng Mi thứ khởi động giọng
- GV hướng dẫn Cả lớp hát 1, 2 lần. 
- GV hướng dẫn HS hát với tình cảm nhẹ nhàng, mềm mại, rõ lời.
- HS hát dứơi sự chỉ huy của GV
- GV nhận xét bỏ sung, sửa sai nếu có.
- Cho HS thi hát giữa các nhóm (nhóm này hát, nhóm kia nêu nhận xét)
- GV hát sai một vài chỗ lưu ý, HS theo dõi để phát hiện chỗ sai.
- HS nhận xét.
- GV mời một vài HS lên hát – HS tự chọn cách trình bày (nhận xét ghi điểm)
 Nội dung 2: (22') 
- TĐN số 6 - Trời đã sáng rồi
- Tìm hiểu bài TĐN số 6 – Trời đã sáng rồi viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp. (Nhịp 2/4, gồm nhịp)
+Chia từng câu: bài được chia làm mấy câu? (4 câu nhỏ), mỗi câu có bao nhiêu ô nhịp? (4 ô nhịp), có những câu nào giống nhau? (1 & 3)
+ HS tập nói tên nốt nhạc trong từng câu từ thấp đến cao : Đồ - rê- mi- pha-son- la - si –đố
-Đọc gam Đô trưởng, cao độ nốt
- Luyện tập tiết tấu.
- Tập đọc nhạc :Gv đàn giai điệu cả bài
+Đọc từng câu: dịch giọng = - 2
GV đàn, gõ tiết tấu câu 1 (2-3) lần, lần 1 HS nghe ; lần 2 HS đọc nhẩm ; lần 3 HS đọc to+ gõ tiết tấu.
- Tập từng câu còn lại cho đến hết bài sau đó nối các câu lại với nhau.
C.Hoạt động thực hành
 -Thực hành hát theo cá nhân, nhóm
*Thực hành cá nhân: 1 HS hát, 1HS gõ đệm nhịp.
*Thực hành nhóm:
Nhóm 1+2: Thực hành hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
Nhóm 3+4: Thực hành hát gõ đệm theo phách
- Cho các nhóm nhận xét - sửa sai nếu có .
 D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động cả lớp
Cá nhân, cặp đôi hoặc một vài nhóm xung phong đọc nhạc, ghép lời bài TĐN số 6 trước lớp theo các kỹ năng đã thực hiện trong tiết học.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
 Hoạt động cá nhân
Tập chép bài TĐN số 6 vào vở chép nhạc.
- HS láng nghe và cảm nhận
- HS tìm hiểu SGK
- HS thực hiện
- HS thực hành
-Nhóm, cá nhân đọc bài
4/ Củng cố ( 3'): 
- Cho cả lớp hát lại bài Niềm vui của em ( gõ đệm theo phách)
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài .
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. ( 1')
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị tiết sau.
*RÚT KINH NGHIỆM:
 ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng: 
 Tiết 3: Nhạc lý: Nhịp 3/4 - Cách đánh nhịp 3/4
 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
1/ Ổn định lớp . (2'): Kiểm tra sĩ số
2/Kiểm tra bài cũ ( 5'): ? Trình bày bài TĐN số 6
3/Giảng bài mới. ( 35') 
HĐ của thầy
 Nội dung
HĐ của trò
-GV yêu cầu
GV yêu cầu
GV hướng dẫn
GV yêu cầu
GV điều khiển
GV thuyết trình
GV mở băng nhạc
GV đàn
GV đàn
Nội dung 1: 
- Nhịp 3/4 - Cách đánh nhịp 3/4
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động cả lớp
- GV cho HS hát vỗ đệm theo phách bài hát Niềm vui của em.
+Cho biết bài hát được viết ở nhịp bao nhiêu?(2/4)
 + Nêu khái niệm nhịp 2/4?
 B.Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Nội dung 1: Nhạc lý
a.Nhịp 3/4 : 
+ Số chỉ nhịp cho biết điều gì ? (Cho biết mỗi nhịp có mấy phách, mỗi phách có giá trị là bao nhiêu)
-Phân tích ví dụ minh họa trong: SGK
-Nhịp 3/4 cho biết điều gì ?
Cho biết mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách có giá trị bằng 1 nốt đen. 
+Tại sao mỗi phách có giá trị bằng nốt đen ?
Vì lấy nốt tròn chia cho 4(số đặt ở dưới), vì nốt tròn bằng 4 nốt đen.
-Nhịp 3/4 có Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ 2, 3 là phách nhẹ. VD : SGK
b. Cách đánh nhịp 3/4:
- Hoạt động cả lớp.
-HS tập đánh nhịp 3/4 ( tư thế đứng, động tác mềm mại )
- Sơ đồ:
Tay trái đánh nhịp đối xứng với tay phải.
Tập đánh nhịp 3/4, GV đếm phách 1 - 2 - 3, 1 - 2 - 3...
C.Hoạt động thực hành
Hoạt động cá nhân, tổ nhóm...
 -Áp dụng cách đánh nhịp vào bài “Đếm sao” - hát kết hợp đánh nhịp 3/4. 
- HS nhận xét lẫn nhau - GV điều chỉnh tư thế, cách đánh nhịp lại cho đúng. 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động cá nhân
 Xác định một số bài hát viết ở nhịp 3/4?
VÍ DỤ: Bài hát: Ngày đầu tiên đi học, Bài TĐN số 7 - Chơi đu...
GV hướng dẫn HS thực hành đánh nhịp cho 2 bài hát trên.
 E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Hoạt động cặp đôi
-1 HS đánh nhịp 3/4, 1 HS hát. 
 -Nhận xét và biểu dương.
- Nội dung 2: Âm nhạc thường thức 
 Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Hoạt động cả lớp
GV bắt nhịp cả lớp hát bài Đội ca .
- Hoạt động cá nhân
HS nêu tác giả sáng tác bài Đội ca? (Phong Nhã)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động cá nhân
a) Nhạc sĩ Phong Nhã: 
- HS đọc và tìm hiểu thông tin trong SGK/42.
-Giới thiệu ảnh nhạc sĩ Phong Nhã.
-Hãy nêu vài nét về cuộc đời của nhạc sĩ Phong Nhã?
-Nhạc sĩ Phong Nhã sinh năm 1924, quê ở Duy Tiên - Hà Nam. Ông được ghi nhận là nhạc sĩ của tuổi thơ vì có những đóng góp to lớn cho phong trào ca hát của thiếu nhi.
-Hãy kể tên một số sáng tác của nhạc sĩ ? Đi ta đi lên, nhanh bước nhanh nhi đồng, Kim đồng...
b) Bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
- Nghe băng bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của nhạc sĩ từ 1 đến 2 lần
- Phát biểu cảm nhận của em về bài hát .
 C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cá nhân
+ GV đàn giai điệu bất kỳ 1 -2 câu hát trong bài Ai yêu bác hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồn - HS nghe nhận biết và có thể trình bày lại.
Hoạt động cả lớp: Trò chơi nhận biết tác giả 
Gv chiếu 5 hình ảnh chân dung 5 nhạc sĩ : Phạm Tuyên, Hoàng Vân, Hoàng Long,Văn Cao, Phong Nhã .
Hỏi em hãy nhận biết hình ảnh của nhạc sĩ Phong Nhã?
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động nhóm	
-Mỗi nhóm thảo luận và nêu những nét tiêu biểu về nhạc sĩ Phong Nhã ?
-GV đưa ra một vài bức tranh về nội dung bài hát Ai yêu Bác hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng, mỗi nhóm cử 2 bạn lên sắp xếp thứ tự các bức tranh theo nội dung lời ca bài hát?
 E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Hoạt động cả lớp
Cả lớp cùng hát bài A i yêu bác hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng.
HS thực hiện
- HS trả lời
HS tập đánh nhịp
HS thực hiện
HS trả lời và thực hiện
- HS hát
HS tìm hiểu SGK
HS trả lời
 HS nghe và cảm nhận
HS thực hiện
Thảo luận nhóm
HS hát theo đàn
4/ Củng cố ( 3'): 
 - Qua bài hát Ai yêu bác hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng em hoc được điều gì?(... Luôn cố gắng chăm ngoan học giỏi để xứng cháu Bác Hồ)
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. 1'
Về nhà ôn bài và chuẩn bị tiết sau.
*RÚT KINH NGHIỆM.
 ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_am_nhac_6.doc