I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS hiểu phân tích đa thức thành nhân tử có nghĩa là biến đổi đa thức đó thành tích của các đa thức.
+ HS biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng p2đặt nhân tử chung.
-Kỹ năng: Biết tìm ra các nhân tử chung và đặt nhân tử chung đối với các đa thức không quá 3 hạng tử.
-Thái độ : Rèn tính cẩn thận , chính xác
II. CHUẨN BỊ
GV: Soạn giáo án
HS: Làm BTVN
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 9: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG CÁCH ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG I/ MỤC TIÊU - Kiến thức: HS hiểu phân tích đa thức thành nhân tử có nghĩa là biến đổi đa thức đó thành tích của các đa thức. + HS biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng p2đặt nhân tử chung. -Kỹ năng: Biết tìm ra các nhân tử chung và đặt nhân tử chung đối với các đa thức không quá 3 hạng tử. -Thái độ : Rèn tính cẩn thận , chính xác II. CHUẨN BỊ GV: Soạn giáo án HS: Làm BTVN III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 7 phút) Tính nhanh giá trị các biểu thức sau: HS1: 85.12,7 + 15.12,7 HS2: 52.143 – 52.39 – 52.4 GV: Để tính nhanh giá trị các biểu thức trên ta đã sử dụng tính chất nào? HS: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. GV: Trong phép tính trên ta đã biến đổi tổng thành 1 tích. Đối với đa thức ta có thể làm tương tự hay không? Hoạt động 2: Ví dụ( 10 phút) - Hãy viết đa thức 2x2 - 4x thành tích của những đa thức? + GV chốt lại và ghi bảng. - Ta thấy: 2x2= 2x.x 4x = 2x.2 2x là nhân tử chung. Vậy 2x2 - 4x = 2x.x-2x.2 = 2x(x-2). + GV: Việc biến đổi 2x2 - 4x thành tích 2x(x-2). được gọi là phân tích đa thức 2x2 - 4x thành nhân tử. + GV: Em hãy nêu cách làm vừa rồi( Tách các số hạng thành tich sao cho xuất hiện thừa số chung, đặt thừa số chung ra ngoài dấu ngoặc của nhân tử). +Em hãy nêu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử? + Gv: Nêu ví dụ 2. Phân tích đa thức sau thành nhân tử 15x3 - 5x2 + 10x ? + GV: trong đa thức này có 3 hạng tử (3số hạng) Hãy cho biết nhân tử chung của các hạng tử là nhân tử nào. + HS :Ta có : 15x3 = 5x.3x2 5x2 = 5x.x 5x là nhân tử chung. -Vậy ta phân tích đa thức :15x3 - 5x2 + 10x thành nhân tử như thế nào ? + GV: Nếu kq bạn khác làm là 15x3 - 5x2 + 10x = 5 (3x3 - x2 + 2x) thì kq đó đúng hay sai? Vì sao? + GV: Chốt lại - Khi phân tích đa thức thành nhân tử thì mỗi nhân tử trong tích không được còn có nhân tử chung nữa. + GV: Lưu ý hs : Khi trình bày bài không cần trình bày riêng rẽ như VD mà trình bày kết hợp, cách trình bày áp dụng trong VD sau. Ta thấy: 2x2= 2x.x 4x = 2x.2 2x là nhân tử chung. Vậy 2x2 - 4x = 2x.x - 2x.2 = 2x(x-2). - Phân tích đa thức thành nhân tử ( hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành 1 tích của những đa thức. *Ví dụ 2. Phân tích đa thức thành nhân tử 15x3 - 5x2 + 10x = 5x . 3x2 - 5x. x + 5x.2 = 5x(3x2- x + 2 ) Hoạt động 3: Áp dụng( 15 phút) ?1 Phân tích đa thức sau thành nhân tử x2 - x b) 5x2(x-2y)-15x(x-2y) c)3(x- y)-5x(y- x) Gọi HS đứng tại chỗ làm GV ghi bảng GV: Tìm nhân tử chung của đa thức c) ? GV: Muốn xuất hiện nhân tử chung ta đổi (x – y) thành -(y – x) (hoặc (y – x) thành - (x – y)) GV cho HS làm bài tập áp dụng cách đổi dấu các hạng tử ? ? Phân tích đa thức thành nhân tử: a) 3x(x-1) + 2(1- x) b) x2(y- 1)- 5x(1- y) c)(3- x)y + x(x - 3) Gọi 3 HS lên bảng mỗi HS làm 1 phần GV yêu cầu HS làm bài tập ?2 SGK trang 19 Tìm x sao cho: 3x2 - 6x = 0 + GV(gợi ý): Muốn tìm giá trị của x thoả mãn đẳng thức trên hãy PTĐT trên thành nhân tử ( Tích bằng 0 khi 1 trong 2 nhân tử bằng 0 ?1 a) x2 - x = x.x - x.1 = x(x -1) b) 5x2(x-2y)-15x(x-2y) = 5x.x(x-2y)-3.5x(x-2y) = 5x(x- 2y)(x- 3) 3(x- y)-5x(y- x) = 3(x- y) + 5x(x- y) = (x- y)(3 + 5x) * Chú ý: Nhiều khi để làm xuất hiện nhận tử chung ta cần đổi dấu các hạng tử với t/c: A = -(-A). ? Phân tích đa thức thành nhân tử: a) 3x(x-1) + 2(1- x) = 3x(x- 1)- 2(x- 1) = (x- 1)(3x- 2) b)x2(y- 1)- 5x(1- y) = x2(y- 1) +5x(y-1) = (y- 1)(x+5).x c)(3- x)y + x(x - 3) = (3- x)y- x(3- x) = (3- x)(y- x) ?2 Tìm x sao cho: 3x2 - 6x = 0 3x.(x - 2) = 0 Vậy x = 0 hoặc x = 2 Hoạt động 4: Củng cố ( 11 phút) - Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử + GV: Cho HS làm bài tập 39(SGK-Tr19): Phân tích các đa thức sau thành nhân tử a) 3x- 6y b) x2+ 5x3+ x2y c) 14x2y- 21xy2+ 28x2y d) x(y-1)- y(y-1 e) 10x(x - y) - 8y(y - x) GV gọi 2 HS lên bảng làm HS1 làm a,b,c HS2 làm d,e Chữa bài 40b(SGK -Tr 19) - Cho HS làm bài 40b/19 s Để tính nhanh giá trị của biểu thức ta nên làm thế nào? s Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS lên bảng giải Bài 39 (SGK -Tr 19) a) 3x- 6y = 3(x - 2y) b) x2+ 5x3+ x2y = x2(+ 5x + y) c) 14x2y- 21xy2+ 28x2y = 7xy(2x - 3y + 4xy) d) x(y-1)- y(y-1)=(y-1)(x-1) e) 10x(x - y) - 8y(y - x) = 10x(x - y) + 8y(x - y) = 2(x - y)(5x + 4y) Bài 40b(SGK -Tr 19) - HS nên phân tích đa thức thành nhân tử rồi mới thay giá trị của x và y vào tính - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng Ta có: x(x – 1) – y(1 – x) = x(x - 1) + y(x – 1) = (x – 1) (x + y) Thay x = 1999 vào biểu thức ta được: (2001 – 1) (2001 + 1999) = 2000 . 4000 = 8000000 Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà( 2 phút) -Hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử - Chú ý nhân tử chung có thể là một số, có thể là 1 đơn thức hoặc đa thức (cả phần hệ số và biến ) - Chú ý có thể phải đổi dấu để xuất hiện nhân tử chung. - Làm các bài 40, 41,42/19 SGK - Làm bài tập 21,22,23,24 (SBT - tr 5,6) * Hướng dẫn bài tập 42/19 SGK CMR: 55n+1-55n54 (nN) Ta có: 55n+1-55n = 55n(55-1)= 55n.5454 *Bài tập 23 (SBT-Tr5 ) Tính giá trị của biểu thức sau: x2 + xy + x tại x = 77 và y = 22 x( x - y ) + y( y - x ) tại x = 53 và y = 3 Hướng dẫn: Phân tích các đa thức thành nhân tử sau đó thay giá trị x và y vào để tính giá trị của biểu thức
Tài liệu đính kèm: