Giáo án môn Lịch sử 9 - Tiết 20 đến tiết 47

BÀI 16. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919 – 1925

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917 đến năm 1923, nhấn mạnh đến việc Người tìm thấy con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam

- Trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1923 đến 1924 ở Liên Xô để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về Thái độ: cho sự thành lập Đảng.

Trình bày được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1924 đến 1925 ở Trung Quốc để hiểu rõ đó là sự chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ.

- Tập cho HS biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục, kính yêu đối với Bác và các chién sĩ cách mạng.

 

doc 147 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 9 - Tiết 20 đến tiết 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 căn cứ địa Việt Bắc.
- Chủ trương của ta: 6/ 1950 ta quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 nhằm: 
+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
+ Khai thông liên lạc quốc tế
+ Mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc tạo điều kiện đẩy mạnh kháng chiến toàn diện.
- Diễn biến: 
+ Ngày 18/9/1950, quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, Cao Bằng bị cô lập.
+ Quân Pháp từ Cao Bằng rút về, đồng thời từ Thất khê đánh lên.
+ Ta mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4, hai cánh quân của địch bị thiệt hại nặng, không gặp được nhau. Địch phải rút khỏi Đường số 4 (22/10/1950). 
- Kết quả: chiến dịch kết thúc thắng lợi, phá thế bao vây cô lập căn cứ địa Việt Bắc của địch, làm phá sản kế hoạch Rơ Ve của địch.
- Ý nghĩa: 
+ Mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ.
+ Chứng minh sự trưởng thành của quân đội và cuộc kháng chiến của ta chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiến công.
II. ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP:
- Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào chiến tranh, từng bước thay chân Pháp.
- Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược với việc đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (12/1950), gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm 
 	4. Củng cố. (3 phút)
 	- Âm mưu Pháp Mỹ sau thất bại ở chiến dịch Biên Giới? 
- Nguyên nhân ta mở chiến dịch Biên Giới? 
 	- Dặn dò HS đọc trước phần sau.
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 26
+ Trả lời các câu hỏi cuối các mục ở SGK.
 	+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở bài. 
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần:	 27	Ngày soạn: 	01.03.2017
Tiết:	35	Ngày dạy: 02.03.2017
BÀI 26. 
BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950- 1953)
I. MỤC TIÊU.
Kiến thức: HS hiểu
	- Trình bày được nội dung, ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
	- Trình bày được những kết quả đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét.. 
	3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, Đông Dương, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hầo của dân tộc.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh và tư liệu liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
 III. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp. (1 phút)
Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Trình bày nội dung kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (12/1950?
- Gấp rút tập trung quân Âu - Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến đấu, phát triển ngụy quân.
- Lập tuyến phòng thủ “boong ke”, lập “vành đai trắng” (triệt hại làng mạc nhà cửa thành nơi vườn không nhà trống) nhằm ngăn chặn quân chủ lực của ta và kiểm soát việc đưa nhân lực, vật lực ra ngoài vùng tự do.
- Tiến hành chiến tranh tổng lực, vơ vét sức người sức của của nhân dân 
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (19 phút) Cá nhân / Lớp
GV Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành trong hoàn cảnh nào? (Học sinh trung bình)
- Ta đã có thắng lợi ngoại giao đầu năm 1950: Được Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân công nhận, đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ cuộc kháng chiến của ta.
- Thắng lợi quân sự trong chiến dịch biên giới Thu Đông 1950.
- Trong hoàn cảnh phải đứng trước âm mưu mới của Pháp, Mĩ, thực hiện “Kế hoạch Đờ lát đờ Tát-xi-nhi”
- Giáo viên giới thiệu H48: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
- 2/1951 Đảng cộng sản Đông Dương họp đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II. Tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang
GV Em hãy nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng? (Học sinh trung bình)
GV Tại sao đến thời gian này Đảng ta lại quyết định đưa ra Đảng ra hoạt động công khai? (Học sinh khá)
- 11/11/1945 Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”, để tránh những hiểu lầm trong nước và ngoài nước, nhưng sự thật lại rút vào hoạt động “bí mật”, tiếp tục lãnh đạo đất nước -> đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) Đảng quyết định ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đối với Lào, Căm pu chia, phải thành lập mỗi nước 1 đảng riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.
GV Cho đến thời điểm này Đảng ta đã mấy lần đổi tên Đảng và đổi tên vào những thời gian nào? (Học sinh trung bình)
GV Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với cách mạng việt Nam? (Học sinh trung bình)
Hoạt động 2: (17 phút) Nhóm
Giáo viên nêu: Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, thực hiện nghị quyết đại hội, cùng với tiền tuyến, nhân dân ta ở hậu phương đẩy mạnh những hoạt động lao động sản xuất, tổ chức xây dựng nhằm phát triển mọi mặt lực lượng kháng chiến.
GV Về chính trị ta đã đạt được những thành tựu gì. (Học sinh trung bình)
Mặt trận Việt Minh (5/1941): Hội Liên Việt (5/1946) hợp nhất thành.
GV giải thích: Mặt trận Liên Việt Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt)
+ Đảng lao động Việt Nam chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân trong đại hội thống nhất 2 mặt trận.
Giáo viên giới thiệu kênh hình 49: Những đại biểu tham dự đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt.
GV Trên mặt trận ngoại giao ta đã đạt được thắng lợi nào? (Học sinh trung bình)
Gv lấy dẫn chứng sgk - chứng minh (114)
=> Đến đầu 1951, khối đoàn kết dân tộc đã rộng rãi và chặt chẽ hơn, trong một mặt trận thống nhất – Mặt trận Liên Việt và nhân dân 3 nước Đông Dương cùng kề vai sát cánh chống Pháp xâm lược với liên minh nhân dân Việt - Miên, Lào.
GV Trong những năm 1951 à 1953 ta đã đạt được những thành tựu gì về kinh tế tài chính? (Học sinh trung bình)
à Đã lôi cuốn được đông đảo mọi người, mọi giới tham gia.
GV Cho biết kết quả của Đảng, chính phủ trong việc giảm tô và cải cách ruộng đất.
Kết quả: Cuối 1953, từ Liên khu IV trở ra đã cấp 18 vạn ha ruộng đất cho nông dân.
 Giáo viên dẫn chứng chứng minh: Năm 1953, chỉ tính riêng từ Liên khu IV trở ra, sản xuất lương thực ở vùng tự do và vùng du kích đạt 2.757.700 tấn thóc; 650.850 tấn hoa màu....
GV Theo em việc giảm tô và cải cách ruộng đất có ý nghĩa gì? (Học sinh trung bình)
- Tuy mới thực hiện bước đầu song kết quả thu được và ảnh hưởng của nó đối với kháng chiến là hết sức ta lớn.
- Nông dân được chia ruộng đất đã tích cực sản xuất, hăng hái đóng góp sức người sức của phục vụ cho kháng chiến. Bộ đội hăng hái chiến đấu.
GV Kết quả đạt được trong lĩnh vực giáo dục là gì? (Học sinh trung bình) 
(Gv lấy dẫn chứng đoạn chữ in nhỏ - chứng minh - 115)
GV Những thành tựu về chính trị, kinh tế - tài chính, văn hoá - giáo dục từ 1951 à 1953 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta? (Học sinh trung bình)
 (Tổ chức học sinh thảo luận nhóm 2 trong 2')
Đại diện nhóm trình bày
=> Những hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục làm cho hậu phương được củng cố mạnh toàn diện, góp phần đắc lực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- 7 Anh hùng: Ngô Gia Khảm, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Hoàng Hanh, La Văn Cầu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Quốc Trị.
III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ HAI CỦA ĐẢNG (2-1951)
- Đại hội diễn ra ở Chiêm Hóa - Tuyên Quang 
- Nội dung: 
+ Đại hội đã thông qua báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh. 
+ Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng lao động Việt Nam.
+ Đại hội bầu ban chấp hành Trung Ương và Bộ chính trị.
- Ý nghĩa: 
+ Là mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta trong quá trình lao động cách mạng.
+ Thúc đẩy cuộc kháng chiến nhanh chóng đến thắng lợi.
IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT.
* Chính trị:
- Ngày 3/3/1951 thống nhất Việt Minh và hội Liên Việt thành mặt trận Liên Việt.
- Ngày 1/3/1951 thành lập liên minh Việt – Miên - Lào.
* Kinh tế:
 - Tăng gia sản xuất, xây dựng nền tài chính, thương nghiệp, giãm tô ở 1 số xã thuộc vùng tự do...
 * Văn hóa- giáo dục: thực hiện 3 phương châm: phục vụ sản xuất - kháng chiến - dân sinh.
- Ngày 1/5/1952 Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua đã bầu được 7 anh hùng.
V. GIỮ VỮNG QUYỀN CHỦ DỘNG ĐÁNH ĐỊCH TRÊN CHIẾN TRUỜNG
 Hướng dẫn HS đọc thêm.
3. Củng cố. (3 phút) Hậu phương đã phát triển như thế nào để phục vụ kháng chiến?
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 26
+ Trả lời các câu hỏi cuối các mục ở SGK.
 	+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở lịch sử địa phương bài 1.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần:	 28	Ngày soạn: 	07.03.2017
Tiết:	36	Ngày dạy: 09.03.2017
BÀI 1. NHỮNG THẮNG LỢI TIÊU BIỂU CỦA NHÂN DÂN KON TUM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945- 1954)
I. MỤC TIÊU.
Kiến thức: 
Giúp HS hiểu được:
	- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), địa bàn tỉnh Kon Tum là nơi được Liên khu ủy V, Bộ Tư lệnh Liên khu V chọn làm hướng chủ yếu trong các cuộc tiến công chiến lược để mở rộng cuộc tiến công trên khắp các chiến trường khu V.
	- Cuộc chiến đấu bảo vệ làng của nhân dân làng Soáp Dùi, chiến dịch hè Bắc Tây Nguyên (1951) là những thắng lợi tiêu biểu nhất, thể hiện ý chí, quyết tâm đánh giặc của nhân dân các dân tộc Kon Tum. Những thắng lợi này góp phần xứng đáng vào thắng lợi của quân dân Khu Vnói riêng và cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nói chung.
	2. Kỹ năng:
 	 	- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
	- Tìm hiểu thực tế. 
	3. Thái độ: 
 	- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương.
	- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha anh trên mãnh đất Kon Tum.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh, bản đồ hành chính Kon Tum và tư liệu liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp. (1 phút)
Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với cách mạng việt Nam? 
Trả lời:
+ Là mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta trong quá trình lao động cách mạng.
+ Thúc đẩy cuộc kháng chiến nhanh chóng đến thắng lợi.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (11 phút)
Gv có thể sử dụng bản đồ hành chính huyện Đắk Glei để giới thiệu sơ qua cho Hs biết một vài nét về vị trí, đặc điểm của làng Soáp Dùi.
Gv với vị trí đó Soáp Dùi có những thuận lợi gì cho sự hoạt động của quân ta? (Học sinh trung bình)
Hs suy nghĩ, trao đổi với nhau để trả lời.
Gv chốt lại vấn đề.
- Vị trí của làng Soáp Dùi thuận lợi cho các hoạt động của ta qua lại đường số 14.
 Vì vậy Soáp Dùi được Liên khu V chọn xây dựng làng chiến đấu kiểu mẫu.
Gv cách bố trí của làng như thế nào để làng Soáp Dùi có thể trở thành làng chiến đấu kiểu mẫu? (Học sinh trung bình)
Hs suy nghĩ, trao đổi với nhau để trả lời.
Gv chốt lại vấn đề.
Gv Cuộc chiến đấu bảo vệ làng Soáp Dùi đã diễn ra như thế nào? (Học sinh trung bình)
Thời gian
Sự kiện
4/1949
10/1049
1/1950
Hs suy nghĩ, trao đổi với nhau để trả lời.
Gv chốt lại vấn đề.
2. Hoạt động 2: (12 phút)
Gv vì sao ta chủ trương mở chiến dịch hè bắc Tây Nguyên? (Học sinh trung bình)
Mục đích cụ thể khi mở chiến dịch này là gì? (Học sinh trung bình)
Hs suy nghĩ, trao đổi với nhau để trả lời.
Gv chốt lại vấn đề.
Gv nêu những nét chính về diễn biến của chiến dịch? (Học sinh trung bình)
Hs suy nghĩ, trao đổi với nhau để trả lời.
Gv chốt lại vấn đề.
Gv nêu ý nghĩa của chiến dịch? (Học sinh trung bình)
Hs suy nghĩ để trả lời.
Gv chốt lại vấn đề.
Hoạt động 3: (13 phút)
Gv cuộc tiến công chiến lược giải phóng tỉnh Kon Tum chia làm mấy giai đoạn? (Học sinh trung bình)
Trình bày ngắn gọn diễn biến cuộc tiến công đó? (Học sinh trung bình)
Gv Trình bày ý nghãi cuộc tiến công đó? (Học sinh trung bình)
I. CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ LÀNG CỦA NHÂN DÂN SOÁP DÙI, HUYEENH ĐẮK GLEI.
- Soáp Dùi là một làng của đồng bào Gié – Triêng có 80 bếp và 200 nhân khẩu, nằm giữa 4 đồn địch: Đắk Glei, Tô Năng, Mô Bành và Kon Riêng.
- Vị trí của làng Soáp Dùi thuận lợi cho các hoạt động của ta qua lại đường số 14.
 Vì vậy Soáp Dùi được Liên khu V chọn xây dựng làng chiến đấu kiểu mẫu.
- Làng được bố phòng công phu, bí mật, sơ đồ bố phòng chia làm 3 cụm, được trang bị vũ khí chủ yếu là tên, ná, chông....
+ Gia súc, gia cầm cũng được tập phản xạ khi có báo động, tự chạy vào rừng hoặc vào lồng để di chuyển nếu địch vào làng.
- Thực dân Pháp nhiều lần mở các cuộc càn quét vào làng nhưng đều thất bại.
II. CHIẾN DỊCH HÈ BẮC TÂY NGUYÊN.
- 8/1951 Liên khu ủy V, Bộ Tư lênh Liên khu V chủ trương mở chiến dịch hè bắc Tây Nguyên.
* Mục đích:
+ Hổ trợ phong trào chiến tranh du kích của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên.
+ Mở rộng căn cứ địa miền Tây vùng tự do Nam – Ngãi.
+ Thử nghiệm chiến thuật đánh công kiên.
+ Bồi dưỡng sức ta, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, cắt cơ sở tiếp tế của bọn phiến loạn...
- Hướng tiến công chính là đồn KonPlông.
- Phương thức tác chiến là công đồn, diệt viện.
* Diễn biến:
+ 14/8/1951 ta tiêu diệt đồn Konpairh.
+ 15/8/1951 ta tiến công tiêu diệt đồn Kon Pồng, quân địch ở Konklung, Kon Mơ Ha bỏ chạy.
* Ý nghĩa:
- Với thắng lợi của chiến dịch hè 1951 quân ta đạt mục tiêu là tiêu diệt địch, bồi dưỡng sức ta, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện chiến thuật cho quân dân.
+ Làm tăng không khí phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng địch hậu.
+ Giáng một đòn mạnh vào âm mưu cũng cố Tây Nguyên phát triển các ổ trang và lợi dụng vụ phiến loạn Sơn Hà của địch...
III. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC GIẢI PHÓNG TỈNH KON TUM (2/1954)
- Trên cơ sở nắm bắt rõ tình hình Liên khu ủy, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu V quyết định tập trung lực lượng chủ lực tiến công lên Tây Nguyên, xác định hướng chính là bắc Kon Tum.
- Cuộc tiến công chia làm 2 bước:
+ Bước 1: Tiêu diệt cứ điểm Măng Đen, Măng Búk, phá vỡ thế phòng thủ của địch, kéo địch từ Kon Tum ra chi viện và sau đó tiêu diệt cứ điểm Konpairh, uy hiếp thị xã Kon Tum.
+ Bước 2: Tiêu diệt toàn bộ hệ thống của địch ở Đắk Tô dến Đắk Glei, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Kon Tum.
- Diễn biến:
+ Đêm 27 rạng sáng 28/1/1954 ta nổ súng tấn công cứ điểm Măng Đen và nhanh chóng làm chủ Măng Đen.
+ Cùng thời gian ta tiêu diệt Măng Búk, Konpairh.
+ từ 29/1 đến 3/2 ta tấn công địch ở Đắk Tô, Đắk Glei loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn tên địch.
+ Tại nội thị ta phối hợp quần chúng và bộ đội bao vây tấn công số đồn bốt còn lại.
+ 7/2/1954 toàn tỉnh Kon Tum được giải phóng.
- Ý nghĩa: Thắng lợi này cùng với thắng lợi trên chiến trường Đông Dương đã góp phần làm phá sản bước đầu kế hoạch tập trung quân của Na-va, gây cho địch nhiều tổn thất.
Củng cố. (3 phút)
- Cuộc chiến đấu bảo vệ làng Soáp Dùi đã diễn ra như thế nào?
- Vì sao ta chủ trương mở chiến dịch hè bắc Tây Nguyên?
- Cuộc tiến công chiến lược giải phóng tỉnh Kon Tum chia làm mấy giai đoạn? 
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
+ Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 27
+ Trả lời các câu hỏi cuối các mục ở SGK.
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần:	 29	Ngày soạn: 11.03.2017
Tiết:	37	Ngày dạy: 13.03.2017
BÀI 27. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954).
I. MỤC TIÊU. :
Kiến thức: Hs hiểu biết về
	 - Trình bày được nội dung kế hoạch Nava 
	 - Trình bày được trên lược đồ các cuộc tiến công Đông Xuân 1953 – 1954.
	 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho Hs kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của Pháp, Mỹ, chủ trương kế hoạch chiến đấu của ta, kỹ năng sử dụng bản đồ cuộc tấn công chiến lược Đông xuân 1953 -1954 và chiến dịch Đông Bắc.
	 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước tinh thần cách mạng lòng đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào niềm tự hào dân tộc.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh, lược đồ sgk về chiến dịch Điện Biên Phủ, tài liệu tham khảo trong sgk.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
CH: Mục đích cụ thể khi mở chiến dịch heh bắc Tây Nguyên là gì? 
Trả lời:
+ Hổ trợ phong trào chiến tranh du kích của nhân dân các tỉnh Tây Nguyên.
+ Mở rộng căn cứ địa miền Tây vùng tự do Nam – Ngãi.
+ Thử nghiệm chiến thuật đánh công kiên.
+ Bồi dưỡng sức ta, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, cắt cơ sở tiếp tế của bọn phiến loạn...
Bài mới 
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nhân dân ta từ cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 đã chuyển sang giai đoạn kết thúc. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đã quyết định kết thúc chiến tranh về quân sự và việc ký hiệp định Giơ-ne-vơ đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (15 phút) cả lớp - cá nhân
GV Sau 8 năm trở lại xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp những khó khăn gì? (Học sinh trung bình)
- Từ sau khi trở lại xâm lược nước ta đến giữa 1953, thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp, thất bại sau nặng nề hơn thất bại trước.
- Việt Bắc (1947) biên giới (1950) Hòa Bình (1951 - 1952) Tây Bắc (1952) Thượng Lào (1953).
- Khó khăn về kinh tế, thất bại về quân sự đã tác động đến tình hình chính trị nước Pháp: Chính phủ Pháp 17 lần dựng lên đổ xuống, phong trào phản đối chiến tranh ở Đông Dương ngày càng lên cao. Tinh thần chiến đấu của binh lính Pháp ngày càng suy sụp.
GV Để giải quyết khó khăn này thực dân Pháp đã làm gì? (Học sinh trung bình)
+ 7/5/1953, với sự thoản thuận của Mĩ, tướng Na -Va được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, Na Va cho ra đời 1 kế hoạch quân sự mới gọi là: Kế hoạch Na Va.
Gv giới thiệu: Na Va là 1 tên tướng thân Mĩ, nổi tiếng tài giỏi, đang giữ chức tổng tham mưu lục quân khối Bắc Đại Tây Dương.
GV Cho biết âm mưu của Pháp - Mĩ trong việc thực hiện kế hoạch Na Va? (Học sinh trung bình)
- Kế hoạch Na Va được Mĩ nghiên cứu, đồng tình và được xem là kế hoạch có quy mô rộng lớn cả về quân sự lẫn chính trị. Được Pháp và Mĩ đặt hy vọng sẽ làm chuyển biến tình hình Đông Dương.
GV Nội dung cơ bản của kế hoạch Na Va.
- Kế hoạch thực hiện theo 2 bước.
+ Bước 1: Thu - Đông năm 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để "bình định" miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước 2: Thu - Đông năm 1954, chuyển lực lượg ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công hiến lược, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh.
GV Để thực hiện thành công kế hoạch này thực dân Pháp đã làm gì? (Học sinh trung bình)
- HS đọc đoạn chữ nhỏ/119.
GV Em có nhận xét gì về kế hoạch Na Va? (Học sinh khá)
- Đây là kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, thể hiện sự cố gắng lớn nhất và cuối cùng cua thực dân Pháp.
2. Hoạt động 2: (21 phút) cá nhân - cả lớp
Giáo viên: Theo kế hoạch Na Va chúng tập trung quân chủ yếu ở Bắc Bộ, xây dựng những binh đoàn mạnh (27 binh đoàn) hòng giáng cho ta những quả đấm thép.
Do đó 9/1953 Hội nghị chính trị Trung Ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả 2 mặt trận - Chính diện và sau lưng địch.
GV Cho biết chủ trương chiến lược của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954.
- GV giới thiệu H52: (sgk - 120) - Bộ chính trị Trung Ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954.
- GV dùng lược đồ: Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông Xuân 1953 - 1954 thuật diễn biến:
- Theo kế hoạch Na Va chúng tập quân ở Đồng Bằng Bắc Bộ và xây dựng những binh đoàn cơ động mạnh. Vậy làm thế nào để phân tán lực lượng địch ra để dễ dàng tấn công tiêu diệt. Thực hiện phương châm, phương hướng chiến lược trên. Trong cuộc tiến công Đông Xuân 1953 - 1954, quân ta mở 1 loạt chiến dịch tiến công địch trên nhiều hướng, ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương (Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Tây nguyên)
GV Với các cuộc tấn công của ta buộc địch phải phân tán như thế nào? (Học sinh trung bình)
(Đồng Bằng Bắc bộ - Tây Bắc - Trung Lào, Thượng Lào - Tây Nguyên)
=> Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na Va của Pháp Mĩ, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động, phân tán và giam chân ở miền rừng núi.
I/ KẾ HOẠCH NA VA CỦA PHÁP MỸ.
7/5/1953 Na Va được cử sang làm tổng chỉ huy quân đội pháp ở Đông Dương và kế hoạch Nava nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Nội dung: Chia làm 2 bước:
+ Bước 1: Thu - Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước 2: Từ Thu - Đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
- Pháp xin tăng thêm viện trợ, tăng thêm quân, tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn.
II/ CUỘC CHIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954.
1. Cuộc chiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954
- Phương hướng chiến lược của ta: Mở các cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng. 
- Phương châm chiến lược là tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng.
- Tháng 12/1953, ta tiến công và giải phóng Lai Châu, Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, đây thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.
- Tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà - Khẹt, Pháp phải tăng cường cho Xê - nô, đây thành nơi tập tru

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12260929.doc