Giáo án môn Mĩ thuật 8 năm 2010

TRANG TRÍ QUẠT GIẤY

 Vẽ trang trí

I. MỤC TIÊU: Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa và các hình thức trang trí quạt giấy.

 2/ Kỹ năng: Biết cách trang trí phù hợp với hình dạng của mỗi loại quạt giấy, trang trí được quạt giấy.

 3/ Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí, có ý thức giữ gìn, bảo quản tốt vật dụng.

II. CHUẨN BỊ:

 1/ Đồ dùng dạy học:

 GV: - Một vài quạt thật, hình quạt trên lịch, sách, báo.

 - Hình vẽ các bước tiến hành trang trí quạt giấy.

 HS: - Sưu tầm các loại quạt để tham khảo, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, compa.

 2/ Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp nêu vấn đề.

 - Phương pháp thảo luận.

 - Phương pháp vấn đáp.

 - Phương pháp luyện tập.

 

doc 71 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1146Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia theo chiều rộng của khuôn mặt:
- Chia thành 5 phần bằng nhau.
* Khoảng cách giữa 2 mắt bằng 1/5 khuôn mặt.
* Chiều dài 2 mắt bằng 2/5 khuôn mặt.
* Hai thái dương bằng 2/5 khuôn mặt.
- Mũi rộng hơn khoảng cách giữa 2 mắt 1 ít.
- Miệng rộng hơn mũi 1 ít.
Lưu ý: (SGK)
III. Luyện tập:
Quan sát khuôn mặt của bạn tìm ra tỉ lệ.
- Treo tranh vẽ 1 số khuôn mặt ở các độ tuổi khác nhau.
- Hình các khuôn mặt này có dáng như thế nào? (hình 1, 2, 3, 4...)
- Tỉ lệ giữa các bộ phận như mắt, mũi, miệng, cằm, tai... trên các khuôn mặt này có giống nhau không?
- Bộ phận nào trên khuôn mặt cho ta thấy nội tâm nhiều nhất?
Ž Mỗi người đều có 1 khuôn mặt riêng, tỉ lệ các bộ phận trên mặt cũng khác nhau và đôi mắt chính là nơi biểu hiện tình cảm nhiều nhất.
- GV treo tranh phóng to hình 2.
- Trước hết, ta đi tìm hiểu tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt theo chiều dài.
- Theo chiều dài, tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt được chia như thế nào? Tóc? Trán? Mắt? Miệng? Cằm?...
- GV phân tích cụ thể bằng hình vẽ.
- Khi so sánh chiều rộng trên khuôn mặt thì tỉ lệ các bộ phận sẽ như thế nào? Ta có thể chia thành mấy phần bằng nhau?
- GV mời 1, 2 học sinh lên bảng, chỉ vào hình vẽ phóng to có chia tỉ lệ theo chiều ngang.
- GV gọi 1, 2 học sinh nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Ž Lưu ý: Khi vẽ cần quan sát, điều chỉnh tỉ lệ riêng của người ngồi mẫu (Vd: có người trán cao hay thấp, mắt to hay nhỏ...). Đặc biệt khuôn mặt trẻ em và người trưởng thành khác nhau về khoảng cách giữa các bộ phận trên khuôn mặt. 
- GV cho học sinh xem hình 3 (a và b SGK).
- Cho học sinh thảo luận nhóm qua quan sát 1 bạn làm mẫu.
Ž Gọi lần lượt 4 nhóm lên trình bày. GV kết luận.
- Quan sát tranh.
- Tròn, vuông, trái xoan, dài...
- Quan sát trả lời.
- Đôi mắt.
- Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
* Tóc: Từ đỉnh đầu Ž trán.
* Trán: Từ chân tóc Ž chân mày.
* Mắt: ...
* Miệng: ...
* Tai: ...
- Học sinh lên bảng chỉ hình và phân tích các bộ phận chia theo chiều rộng của khuôn mặt.
- Quan sát thảo luận.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
	1/ Củng cố:
	2/ Dặn dò:
	a) Bài vừa học: Học thuộc bài cũ, nắm được:
	Ž Tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt chia theo chiều dài?
	Ž Tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt chia theo chiều rộng?
	b) Bài sắp học: 
Bài 14 – Một số tác giả, tác phẩm của Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 -1975.
	Ž Tìm hiểu đôi nét về các họa sĩ: Trần Văn Cẩn.
	 Bùi Xuân Phái.
	 Nguyễn Sáng.
	Ž Ngoài ra em còn biếùt những học sĩ nào trong giai đoạn này?
 NS: 22/9/2008 MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 
 Tiết 14 Thường thứcMT: CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 
I. MỤC TIÊU:	Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:
1/ Kiến thức:	Học sinh có thêm kiến thức về những thành tựu của Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 qua 1 số tác phẩm tiêu biểu.
	2/ Kỹ năng: 	Học sinh biết thêm 1 số chất liệu mới trong sáng tác Mỹ thuật.
	3/ Thái độ:	Học sinh thêm yêu thích hội họa, tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	GV: Tranh vẽ của các họa sĩ giai đoạn 1954-1975 (sưu tầm).
	HS: Sưu tầm tranh ảnh bài viết về tác giả, tác phẩm của các họa sĩ giai đoạn 54-75.
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp thuyết trình.
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:	Nêu tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người được chia theo chiều rộng? Chiều dài?
	3/ Bài mới:	Ở bài 10 chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 rồi, vậy ở giai đoạn này có những họa sĩ nào nổi tiếng? (Học sinh trả lời). Đây cũng là thời kỳ mà Mỹ thuật Việt Nam đã phát triển rầm rộ nhất, với đông đảo đội ngũ tác giả đã cho ra đời nhiều sáng tác nổi tiếng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Để tìm hiểu sâu hơn về Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn này, thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bước sang bài 14: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
1. Họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranh “Tát nước đồng chiêm”:
- Họa sĩ Trần Văn Cẩn sinh 1910, mất 1994, quê ở Kiên An – Hải Phòng. Đã tốt nghiệp trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1931 – 1936). Cách mạng tháng Tám 1945, ông đã tham gia hội văn hóa cứu quốc ở chiến khu Việt Bắc.
- 1954 ông về làm Hiệu trưởng trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội), vừa là đại biểu Quốc hội, vừa là Tổng thư ký hội Mỹ thuật Việt Nam.
- Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm đạt được nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
Ž Các sáng tác của ông:
* Tát nước đồng chiêm 1958 (Sơn mài).
* Em Thúy 1942 (Sơn dầu).
* Gội đầu 1943 (Khắc gỗ).
* Nữ dân quân miền biển 1960 (Sơn dầu).
* Mùa đông sắp đến 1960 (Sơn mài).
* Nhà sàn của Bác 1974 (Sơn mài).
2. Họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh Sơn mài “Kết nạp Đảngn ở Điện Biên Phủ”:
- Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988) quê ở Mỹ Tho – Tiền Giang. Ông đã tốt nghiệp 2 trường Trung cấp Mỹ thuật gia đình và CĐ Mỹ thuật Đông Dương (1941-1945). Năm 1946 ông lên chiến khu Việt Bắc và tham gia chiến dịch Biên giới, Điện Biên Phủ.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-NT.
Ž Các tác phẩm:
* Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ 1963 (Sơn mài).
* Giặc đốt làng tôi 1954 (Sơn dầu).
* Chùa tháp 1966 (Sơn mài).
* Thiếu nữ và hoa sen 1972 (Sơn dầu).
 3. Họa sĩ Bùi Xuân Phái với bức tranh về “Phố cổ Hà Nội”:
- Bùi Xuân Phái sinh 1920, mất 1988, quê ở Hà Tây. Ông tốt nghiệp CĐ Mỹ thuật Đông Dương (1941-1945). Năm 1950 ông về giảng dạy tại trường CĐ Mỹ thuật Hà Nội, sau ông dành nhiều thời gian cho sáng tác.
- Tranh ông thường vẽ các đề tài: Phố cổ, phong cảnh và chân dung.
Ž Các tác phẩm:
* Phố Bình Nguyên.
*Trong phân xưởng nhuộm.
* Trước giờ biểu diễn.
* Thiếu nữ chãi tóc.
* Phố cổ Hà Nội...
- Em biết gì về họa sĩ Trần Văn Cẩn?
- GV kết luận đôi nét về họa sĩ Trần Văn Cẩn.
- Vậy em hãy kể tên 1 số sáng tác của họa sĩ TVC?
Ž Ông đã có rất nhiều tác phẩm song hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tranh “Tát nước đồng chiêm” (Cho học sinh xem tranh).
- Tranh vẽ cảnh mọi người đang làm gì?
- Bố cục và dáng người trong tranh như thế nào?
- Còn màu sắc thì như thế nào?
- Qua tranh “Tát nước đồng chiêm” tác giả muốn nói lên điều gì?
- Nguyễn Sáng có cuộc đời và sự nghiệp như thế nào?
- GV gọi 1 vài học sinh trả lời và bổ sung.
Ž GV kết luận.
- Vậy ông đã sáng tác những tác phẩm nào?
- GV cho học sinh xem tranh “Kết nạp Đảng ở ĐBP”.
- Tranh vẽ đề tài gì?
- Tranh có nội dung như thế nào?
- Bố cục, hình dáng được tác giả thể hiện như thế nào?
- Màu sắc ra sao?
Ž Tranh vẽ hình ảnh các chiến sĩ trên tuyến hào khói lửa ác liệt, tranh thủ lúc không có tiếng bom kết nạp Đảng, đã thể hiện lý tưởng Cách mạng cao đẹp của người chiến sĩ.
- Họa sĩ Bùi Xuân Phái có cuộc đời và sự nghiệp sáng tác như thế nào?
- Tranh vẽ của ông thường phản ánh đề tài gì?
- Vậy hãy kể tên 1 số sáng tác của ông?
- Cho học sinh xem 1 số tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái.
- GV phân tích tranh “Phố Bình Nguyên” của họa sĩ.
- Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910- 1994), quê ở Kiên An – Hải Phòng. Ông đã tốt nghiệp trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương (1931-1936), sau tham gia chiến dịch ở Việt Bắc. Năm 1954 ông về làm Hiệu trưởng trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội). Ông đã sáng tác nhiều tác phẩm đạt nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng HCM về VH-NT.
- Học sinh trả lời (SGK).
- Cảnh mọi người đang tát nước vào ban đêm với các dáng điệu mềm mại phong phú và sinh động, tạo cảm giác như là 1 ngày hội.
- Tranh vẽ màu nền tối, người và cảnh vật được thể hiện qua màu mạnh mẽ làm nổi bật lên trên nền đen sâu thẳm làm tôn thêm vẻ đẹp sâu thẳm của con người và cảnh vật.
- Tranh có ý nghĩa ca ngợi cuộc sống lao động của người dân sau ngày hòa bình lập lại.
- Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988) quê ở Mỹ Tho – Tiền Giang. Ông đã tốt nghiệp 2 trường Trung cấp Mỹ thuật gia đình và CĐ Mỹ thuật Đông Dương (1941-1945). Năm 1946 ông lên chiến khu Việt Bắc và tham gia chiến dịch Biên giới, Điện Biên Phủ.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-NT.
Ž Các tác phẩm:
* Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ 1963 (Sơn mài).
* Giặc đốt làng tôi 1954 (Sơn dầu).
* Chùa tháp 1966 (Sơn mài).
* Thiếu nữ và hoa sen 1972 (Sơn dầu).
- Đề tài chiến tranh.
- Nội dung diễn tả lễ kết nạp Đảng viên mới ngay giữa chiến hào khói lửa.
- Bố cục đầy đặn, hình dáng chắc khỏe, cô động.
- Với gam màu nóng, màu đơn giản mà hiệu quả, hình người sáng trên nền đen nâu.
- Ông sinh 1920, mất 1988, quê ở Hà Tây. Ông tốt nghiệp CĐ Mỹ thuật Đông Dương (1941-1945). Năm 1950 ông về giảng dạy tại trường CĐ Mỹ thuật Hà Nội, sau ông dành nhiều thời gian cho sáng tác.
- Tranh ông thường vẽ các đề tài: Phố cổ, phong cảnh và chân dung.
- Phố Bình Nguyên, Trong phân xưởng nhuộm, Trước giờ biểu diễn, Thiếu nữ chãi tóc, Phố cổ Hà Nội...
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
	1/ Củng cố:
	Hãy tóm tắt đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái?
	Ž GV gọi học sinh trả lời đôi nét của các tác giả, kết luận và củng cố lại kiến thức.
	2/ Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học: Về nhà học thuộc bài và trả lời câu hỏi SGK.
	b) Bài sắp học: Xem trước bài 15 – Tạo dáng và trang trí mặt nạ.
	Ž Bìa cứng, keo dán, giấy màu, màu tô.
	Ž Sưu tầm tranh ảnh có hình mặt nạ.
	Ž Cách trang trí 1 mặt nạ được tiến hành như thế nào?
 NS: 24/9/2008 TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ
Tiết 15: Vẽ trang trí 
I. MỤC TIÊU: Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:
	1/ Kiến thức:	Học sinh hiểu và biết được cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
	2/ Kỹ năng:	Thực hành tạo dáng và trang trí được 1 mặt nạ theo ý thích.
	3/ Thái độ: Qua đó thấy được nét đẹp của mặt nạ và các lễ hội hóa trang 
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	GV:	- Một số hình ảnh mặt nạ.
	- Hình vẽ minh họa các bước trang trí mặt nạ.
	HS:	- Sưu tầm 1 số hình ảnh có hình mặt nạ.
	- Các dụng cụ học tập: bìa cứng, giấy màu, keo dán, màu vẽ...
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
	- Phương pháp thực hành luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3/ Bài mới:	Trang trí được con người sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, sử dụng trong trang trí kiến trúc, trang trí đồ vật (khăn, thảm, đĩa, khay, trang phục...) Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 đồ vật, dùng trang trí phục vụ trong đời sống con người đó là Tạo dáng và trang trí mặt nạ.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I. Quan sát, nhận xét:
II. Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ:
1/ Tìm dáng mặt nạ:
- Tìm loại mặt nạ.
- Tìm hình dáng chung.
- Kẻ trục vẽ đối xứng cho cân đối.
2/ Tìm mảng hình trang trí cho phù hợp với dáng mặt nạ:
- Mềm mại, uyển chuyển để trang trí mặt nạ, thể hiện tính cách hiền lành, hài hước.
- Mảng hình sắc nhọn, gãy gọn, trang trí mặt nạ có tính cách hung dữ.
3/ Màu sắc:
- Tìm màu phù hợp với tính cách nhân vật.
III. Thực hành:
Trang trí mặt nạ các nhân vật trong truyện Thạch Sanh.
- Mặt nạ dùng để làm gì? Em đã thấy mặt nạ ở đâu?
- Cho học sinh xem 1 số hình mặt nạ khác nhau Ž GV gợi ý về các đường nét trên mặt nạ.
- Qua các hình mặt nạ này, em có nhận xét gì?
- Qua các đường nét, màu sắc sử dụng trong trang trí mặt nạ ta có thể thấy được tính cách nhân vật hài hước hay cương trực, hiền lành, hung dữ...
- Để tạo dáng và trang trí mặt nạ ta cần phải tiến hành các bước chính nào?
- Vậy tìm dáng thì như thế nào?
- Khi có được dáng hình mặt nạ rồi, ta sẽ trang trí như thế nào?
- Đối với nhân vật hung dữ thì dùng màu như thế nào?
- Đối với nhân vật hiền lành, hài hước thì sao?
- Quan sát giúp học sinh làm bài.
- Dùng để hóa trang, thường thấy ở các lễ hội hóa trang, diễn truyện, hát tuồng...
- Có nhiều hình dáng khác nhau, mỗi mặt nạ còn thể hiện tính cách nhân vật qua các đường nét trang trí.
Ž 1. Tạo dáng mặt nạ;
 2. Tìm hình trang trí cho mặt nạ; 3. Vẽ màu.
- Xác định loại mặt nạ rồi tìm hình dáng chung, kẻ trục đối xứng để vẽ dáng cho cân đối.
- Mảng hình có thể mềm mại, uyển chuyển hay gãy gọn, sắc nhọn tùy vào tính cách nhân vật sẽ trang trí để hóa thân.
- Màu mạnh và tương phản (đỏ, đen...).
- Màu nhẹ nhàng êm dịu (vàng, xanh, vàng cam, rêu...).
- Làm bài.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
	1/ Củng cố:
	- 4 nhóm dán bài trang trí của mình lên bảng cả lớp quan sát nhận xét.
	- GV đánh giá, kết luận chung củng cố kiến thức cho học sinh.
	2/ Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học: Về nhà trang trí 1 mặt nạ trên giấy A4.
	b) Bài sắp học: Bài 16-17 (Kiểm tra học kỳ I)	Vẽ tranh tự do.
Ž Xem lại những nội dung vẽ tranh đã học từ lớp 6Žnay. 
 Chọn 1 nội dung hoạt động nào mà em thích nhất.
	Ž Chuẩn bị đầy đủ, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ...
 NS: 26/9/2008 ĐỀ TÀI TỰ DO
 Tiết 16-17: Vẽ tranh	 	 (Kiểm tra học kỳ I)	
I. MỤC TIÊU:	Thông qua bài kiểm tra học sinh cần đạt được:
1/ Kiến thức: Học sinh ôn lại những kiến thức đã học và vận dụng vào vẽ tranh đề tài mà em yêu thích.
2/ Kỹ năng:	Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ tranh đề tài, vẽ được tranh theo ý thích.
3/ Thái độ:	Qua tranh vẽ các em có thể gởi gắm tình cảm, tình yêu thiên nhiên, đất nước, ông bà, cha mẹ, người thân...
II. CHUẨN BỊ:
1/ Đồ dùng dạy học:
	- GV:	Một số bài vẽ ở các đề tài khác nhau của học sinh.
	- HS:	Chuẩn bị giấy vẽ A4, bút chì, tẩy, màu vẽ...
2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp.
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp thực hành kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp:	(4’)
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
3/ Bài mới: 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
II. Cách vẽ: (Kiến thức cũ)
III. Thực hành kiểm tra:
Đề: Vận dụng những kiến thức mà em đã học, hãy vẽ 1 tranh phản ánh nội dung sinh hoạt cuộc sống (khổ giấy A4, màu sắc tự do).
Thời gian 60 phút.
- Cho học sinh xem tranh vẽ 1 số đề tài khác nhau đặt câu hỏi:
- Tranh vẽ nội dung gì? Thuộc đề tài nào?
- Màu sắc trong tranh như thế nào? Hình vẽ trong tranh có sinh động hay chưa? (Cho xem xong hết 1 lược).
- Vậy có những đề tài nào có thể vẽ tranh?
Ž Có rất nhiều đề tài để vẽ tranh và rất nhiều nội dung hoạt động của tranh để thể hiện đề tài song ta phải chọn những hình dáng kết hợp màu sắc thể hiện sao cho tranh hài hòa và nổi lên ý tưởng của người vẽ và đề tài tự do bao gồm tất cả các đề tài khác vì vậy các em chọn 1 nội dung yêu thích nhất để vẽ.
- Hãy trình bày cách vẽ 1 tranh đề tài?
- Quan sát lớp.
- Quan sát tranh vẽ trả lời.
- Học tập, lao động, thể thao, gia đình, phong cảnh, cuộc sống, bộ đội...
- Gọi 1 hoặc 2 học sinh trả lời.
- Học sinh trật tự làm bài.
* Đánh giá ghi điểm:
	9, 10:	Bài vẽ thể hiện kết hợp được nội dung, bố cục hình và màu sắc.
	7, 8:	Bài vẽ thể hiện được nội dung, bố cục, nhưng hình vẽ và màu sắc chưa hợp lí.
	5, 6:	Bài vẽ thể hiện được nội dung và màu sắc nhưng bố cục hình chưa phù hợp.
	3, 4:	Bài vẽ chưa thể hiện được nội dung, bố cục và màu sắc.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	Bài sắp học:	Xem trước bài 18 Vẽ chân dung
	Ž Xem nhớ lại tỉ lệ khuôn mặt người.
	Ž Cách vẽ chân dung như thế nào?
	Ž Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, tẩy...
NS: 2/10/2008 VẼ CHÂN DUNG
Tiết 18: Vẽ theo mẫu 
I. MỤC TIÊU: Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:
1/ Kiến thức:	Giúp học sinh hiểu được thế nào là vẽ chân dung và biết cách vẽ tranh chân dung.
	2/ Kỹ năng:	Học sinh vẽ được 1 tranh chân dung.
	3/ Thái độ: Yêu thích hoc môn Mỹ thuật và vẽ được chân dung bạn hoặc người thân.
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	- GV:	Hình gợi ý cách vẽ.
	Tranh vẽ chân dung của học sinh năm trước.
	- HS:	Giấy vẽ, bút chì, tẩy...
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương pháp thuyết trình.
	- Phương pháp quan sát, trực quan.
	- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1/ Ổn định lớp:
	2/ Kiểm tra bài cũ:	Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
	3/ Bài mới:	Ở phân môn Vẽ theo mẫu các em đã làm quen với vẽ 1 số đồ vật như: lọ, quả, hoa... và hôm nay, với phân môn này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 nội dung nữa, đó là vẽ chân dung. Vậy tranh chân dung là gì? Và vẽ chân dung như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và làm rõ những vấn đề này.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bổ sung
I. Quan sát, nhận xét:
 (SGK)
II. Cách vẽ tranh chân dung
1/ Cách vẽ khuôn mặt:
- Tìm tỉ lệ chiều dài, rộng của khuôn mặt.
- Vẽ phác đường trục dọc khuôn mặt.
- Vẽ các đường ngang của mắt, mũi, miệng...
2/ Tìm tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt:
- Dựa vào đường trục để tìm tỉ lệ các bộ phận trán, mắt, mũi, miệng, tai, cằm, tóc...
* Chú ý: Khi mặt ngẩn lên...
 Khi mặt cuối xuống...
3/ Vẽ chi tiết:
- Dựa vào tỉ lệ kích thước đã tìm, nhìn mẫu vẽ chi tiết.
III. Thực hành:
Vẽ chân dung.
- Treo 1 số tranh chân dung lên bảng.
- Tranh chân dung và ảnh chân dung có gì giống và khác nhau?
- Tranh chân dung có những loại tranh nào?
- Vậy để vẽ được tranh chân dung ta cần phải làm như thế nào? Ta sang phần II.
- Để vẽ được tranh chân dung, ta cần chú ý vẽ những gì?
- Vậy cách vẽ khuôn mặt như thế nào?
- Gọi 1, 2 học sinh trả lời.
Ž Chú ý các đường ngang của mắt, mũi, miệng cho hợp lý khi mặt ngẩn lên hay cuối xuống...
- Để tìm tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt ta cần dựa vào đâu?
- Khi vẽ vị trí các bộ phận khuôn mặt ta cần chú ý những điều gì?
- Xác định tỉ lệ rồi thì cuối cùng ta sẽ làm gì?
 Quan sát giúp học sinh làm bài.
- Quan sát nhận xét.
Ž Ảnh là chụp lại hầu hết tất cả những dặc điểm từ hình dáng, tỉ lệ Ž các chi tiết nhỏ... Còn tranh chân dung chỉ thể hiện những gì điển hình nhất của nhân vật.
- Chân dung bán thân, toàn thân hay nhiều người.
- Vẽ khuôn mặt, tìm tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt, vẽ chi tiết.
- Tìm tỉ lệ chiều dài, rộng của khuôn mặt, vẽ phác đường trục dọc, các đường ngang của mắt, mũi, miệng...
- Dựa vào đường trục để tìm tỉ lệ các bộ phận của mắt, mũi, miệng, trán, tóc, cằm, tai...
- Khi mặt ngẩn lên thì cằm sẽ dài hơn, cuối xuống thì trán sẽ lớn hơn.
- Vẽ chi tiết: dựa vào tỉ lệ các bộ phận đã tìm, nhìn mẫu vẽ chi tiết cho giống mẫu.
- Làm bài.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	1/ Củng cố:	Chọn thu 1 số bài của học sinh ở 4 nhóm dán lên bảng.
	Ž Bài bạn vẽ chân dung gì? Bố cục hợp lý chưa?
	Ž Tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt như thế nào?
	Gọi học sinh nhận xét.
	GV củng cố chung, lưu ý những điểm cần tránh và những cái cần phát huy.
	2/ Hướng dẫn về nhà:
	a) Bài vừa học: Về nhà vẽ chân dung bạn hoặc người thân trong gia đình.
	 Học thuộc cách vẽ chân dung.
	b) Bài sắp học: Bài 19 - Vẽ chân dung bạn
	Ž Cách vẽ chân dung.
	Ž Quan sát khuôn mặt 1 số người thân bạn bè xung quanh và đặc điểm riêng.
	Ž Giấy vẽ, bút chì, tẩy...
NS: 4/10/2008 VẼ CHÂN DUNG BẠN
Tiết 19: Vẽ theo mẫu	 	 
I. MỤC TIÊU:	Thông qua bài dạy học sinh cần nắm được:
	1/ Kiến thức:	Học sinh nắm vững được cách vẽ tranh chân dung và biết cách vẽ 1 tranh chân dung.
	2/ Kỹ năng:	Vẽ được tranh chân dung bạn và người thân trong gia đình.
	3/ Thái độ:	Thích quan sát, tích cực học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	1/ Đồ dùng dạy học:
	- GV:	Một số tranh, ảnh chân dung sưu tầm.
	Hình gợi ý cách vẽ.
	- HS:	Giấy vẽ, bút chì, tẩy...
	2/ Phương pháp dạy học:
	- Phương ph

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12228323.doc