Giáo án môn Ngữ văn 9 - Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu đề tài nghị luận về 1 tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Biết các bước làm bài nghị luận về 1 tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

2. Kỹ năng:

- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

3. Thái độ:

¬¬- Giáo dục học sinh tính độc lập suy nghĩ, tư duy lôgic.

 4. Phát triển năng lực HS:

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

 - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

 - Luyện tập.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 4620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23 -Tiết 119
Tuần 25 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu đề tài nghị luận về 1 tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Biết các bước làm bài nghị luận về 1 tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kỹ năng:
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính độc lập suy nghĩ, tư duy lôgic.
 4. Phát triển năng lực HS:
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác... 
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
 - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
 - Luyện tập.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Ngiên cứu bài, soạn bài
2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
2/ Kiểm tra miệng: 
1. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? (2đ)
- Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm cụ thể.
2. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải ntn? (2đ)
- Phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
3. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm trong bài nghị luận phải ntn? (2đ)
- Phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
4. bài nghị luận về tác phẩm có bố cục ra sao? (2đ)
- Bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
=> Gv kiểm tra vở soạn (2đ).
3/ Tiến trình bài học: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Vào bài
* Hoạt động 2: Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 64.
* Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nàovề tác phẩm truyện?
 - Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ qua ...
 - Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện ...
 - Đề 3: Nghị luận về thân phận Thuý Kiều
 - Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh ... 
 * Các từ “suy nghĩ”, “phân tích” cho ta biết giữa các đề bài có sự khác nhau như thế nào? 
 - Sự khác nhau:
 + Suy nghĩ: Là xuất phát từ sự cảm nhận, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
 + Phân tích là xuất phát từ tác phẩm để lập luận và sau đó là nhận xét, đánh giá tác phẩm. 
* Hoạt động 3: Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa mục II trang 65.
- Tìm hiểu đề bài? (yêu cầu, thể loại, nội dung, mệnh lệnh của đề).
- Tìm ý: đặt câu hỏi xoay quanh nhân vật ông Hai.
- Giáo viên gọi học sinh đọc mục II.
- Mở bài cần nêu những ý nào?
- Thân bài cần nêu những nội dung chính nào?
- Kết bài cần nêu những ý nào?
GV hướng dẫn HS trả lời, GV nhận xét.
- Giáo viên gọi học sinh đọc mục 3 II.
- Mở bài có mấy cách viết?
+ Trực tiếp, gián tiếp, phản đề.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 4: Luyện tập
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Hs viết mở bài.
- Viết 1 đoạn trong phần thân bài.
- Gọi học sinh làm bài tập, giáo viên sửa.
I/ Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
 1. Tìm hiểu bài: Sgk/64,65.
a. Các đề bài trên nêu ra những vấn đề nghị luận:
- Nhân vật trong tác phẩm (đề 1,3)
- Cốt truyện (đề 2)
- Bàn về chủ đề của truyện (đề 4)
b. Đề bài đòi hỏi có sự khác nhau:
- Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để rút ra nhận xét.
- Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó.
II/ Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
 * Đề bài: suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Thể loại: nghị luận về một nhân vật.
- Nội dung: nhân vật ông Hai.
- Tìm ý:
+ Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ rõ nét khi nghe tin làng theo giặc của nhân vật ông Hai.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm, tác giả, nhân vật, nội dung chính.
- Nhận xét chung về tác phẩm.
b. Thân bài:
- Nghị luận về nội dung.
- Nghị luận về nghệ thuật:
 Cốt truyện, tình huống, nhân vật, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật. (có lí lẽ, dẫn chứng).
c. Kết bài: Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật.
3. Viết bài:
a. Mở bài: 
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài: 
- Nêu luận điểm, luận cứ, luận chứng lấy trong tác phẩm.
+ Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, xác thực.
+ Liên kết câu, đoạn.
+ Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
c. Kết bài: 
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật.
- Liên hệ thực tế.
4. Kiểm tra lại bài và sửa chữa:
- Lỗi chính tả, dấu câu, dấu thanh, viết hoa
* Ghi nhớ: sgk trang 68.
III/ Luyện tập:
 * Viết phần mở bài và phần thân bài
 a) Đoạn văn MB
 b) Một đoạn phần TB: 
4/ Tổng kết: 
 ? Nêu các bước thực hiện khi viết một bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
 - 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa.
? Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? 
- MB: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
- TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- KB: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
5/ Hướng dẫn học tập: 
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học thuộc nội dung bài.
- Ôn lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩn truyện (hoặc đoạn trích).
- Nắm chắc yêu cầu của từng phần: MB, TB, KB.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài mới: luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
 + Đọc lại truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 + Lập dàn ý cho đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 23 Cach lam bai nghi luan ve tac pham truyen hoac doan trich_12295958.doc