PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10 câu, mỗi câu 0,25 đ)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Có anh tính hay khoe của. Một hôm may được cái áo mới liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chẳng có ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
1.Có bao nhiêu lượt lời trong văn bản trên ?
A/ Một
B/ Hai
C/ Ba
D/ Bốn
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10 câu, mỗi câu 0,25 đ) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Có anh tính hay khoe của. Một hôm may được cái áo mới liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chẳng có ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to: - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. 1.Có bao nhiêu lượt lời trong văn bản trên ? A/ Một B/ Hai C/ Ba D/ Bốn 2.Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong văn bản trên? A.PC lịch sự. B.PC về chất. C.PC cách thức. D.PC về lượng. 3.Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ? A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Tự sự. D.Nghị luận. 4.Trong văn bản có hình thức nào ? A. Đối thoại. B.Độc thoại. C.Độc thoại nội tâm. D.Đối thoại và độc thoại. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí ” 5. Từ “đồng chí” có nghĩa là gì? A. Cùng quê hương, xứ sở . B. Cùng chung đơn vị. C. Cùng chí hướng, lí tưởng. D. Cùng sẻ chia gian khó. 6.Có hai từ đồng nghĩa là : A. Anh - tôi. B.Quen nhau – tri kỉ. C. đồng chua – đất cày. D.Quê hương - làng. 7.Các từ nào sau đây được vay mượn từ tiếng Hán? A. Nước mặn đồng chua B. Đất cày sỏi đá C. Đôi người xa lạ D. Tri kỉ , đồng chí 8. Nhận định nào sau đây là đúng về nội dung đoạn thơ ? A.Cuộc sống khó khăn, gian khổ nơi quê nghèo. B.Gặp nhau khi vào quân ngũ, cùng chí hướng, lí tưởng. C. Hoàn cảnh sống giống nhau lại cùng chung chí hướng, lí tưởng đã hun đúc nên một tình bạn cao đẹp. D. Những kỉ niệm gắn bó không thể nào quên. 9. Từ “đầu” trong câu “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? A. Nghĩa chuyển – hoán dụ. B. Nghĩa chuyển – ẩn dụ C. Nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người. D. Vừa nghĩa gốc vừa nghĩa chuyển. 10.Từ nước trong câu đầu nếu giải thích theo thuật ngữ hóa học thì có nghĩa là: A.Nước là chất lỏng dùng để uống B.Nước là hợp chất của Hiđrô và Ô xi, có công thức hóa học là H2O C.Nước có nhiều ở ao, hồ, sông, biển D.Ngoài ra, nước còn dùng để tắm, giặt. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đúng B D C A C D D C C B
Tài liệu đính kèm: