Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 56 đến tiết 70

Tiết 56: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG.

I. Mục tiêu.

- Học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên. Từ đó ý thức được trách nhiệm cần bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ sau.

- Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học.

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường

II.Chuẩn bị.

 GV: - Tranh phóng to hình 53.1; 53.2 SGK.

 - Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường.

 2.HS: - Nghiên cứu và sưu tầm tài liệu có liên quan.

III. Nội dung các hoạt động dạy - học.

A. Hoạt động khởi động

 1.Tổ chức: 9A .

 9B .

 2. Kiểm tra:

 3.Bài mới.

 a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu khái quát chương III.

 b.Triển khai bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

 

docx 35 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 56 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vận dụng
- Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
E.Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Tìm hiểu thiên nhiên hoang dã.
================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 62: Khôi phục môi trường
và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
I. Mục tiêu.
- Học sinh phải giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã, đồng thời nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị.
 GV: - Tranh hình 59 SGK.
 - Tranh ảnh và các hình vẽ về các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
 HS: - Đọc và tìm hiểu trước SGK.
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
 1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra:
 - Hãy phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên? Cho VD ?
 - Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (VD như tài nguyên đất và nước)
 3. Bài mớí
B. Hoạt động hình thành kiến thức
 a.Giới thiệu bài: Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và khôi phục môi trường 
 b.Triển khai bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức.
HĐ1
? Vì sao cần phải khôi phục và giữ gìn thiên nhiên hoang dã?
- GV giới thiệu thêm về nạn phá rừng: Đầu thế kỉ XX, S rừng thế giới là 6 tỉ ha, năm 1958 là 4,4 tỉ ha, năm 1973 là 3,8 tỉ ha, năm 1995 là 2,3 tỉ ha.
Việt Nam tốc độ mất rừng 200.000 ha/năm.
? Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
HĐ2.
- GV cho HS quan sát tranh H59 trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
? Nêu các biện pháp chủ yếu bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
- GV phân biệt cho SH khu bảo tồn
thiên nhiên và vườn quốc gia.
I.ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.
*Môi trường đạng bị suy thoái.
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán, ... góp phần giữ cân bằng sinh thái.
II.Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
1.Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
(- Các nhóm quan sát tranh tìm hiểu ý nghĩa->HS khái quát kiến thức trong
 H 59, trả lời câu hỏi và rút ra kết luận
? Kể tên các vườn quốc gia ở Việt Nam?
? Kể tên những sinh vật có tên trong sách đỏ cần được bảo vệ?
- GV yêu cầu HS hoàn thành cột 2, bảng 59 SGK.
- HS nghiên cứu nội dung các biện pháp, trao đổi nhóm điền các biện pháp vào bảng 59, kẻ vào vở bài tập:
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
HĐ3.
- Cho HS thảo luận bài tập:
+ Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên.
+ Tuyên truyền như thế nào cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên.
+ Vườn quốc gia Ba Bể, Ba Vì, Cát Bà, Bến én, Côn Đảo, Cúc Phương...
+ Sao la, sếu đầu đỏ...).
*Các biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Bảo vệ các khu rừng già,rừng đầu nguồn.
- Trồng cây gây rừng.
- Xây dựng các khu bảo tồn,các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.
- Không săn bắn động vật.
- ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen ĐV quý hiếm.
2.Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.
* Cải tạo khí hậu, hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt...
+ Điều hòa lượng nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, có nước mở rộng S trồng trọt, tăng năng suất cây trồng.
+ Tăng độ màu mỡ cho đất, phủ xanh vùng đất trống bỏ hoang, phân hữu cơ được xử lí đúng kĩ thuật, không mang mầm bệnh cho người và động vật.
+ Làm đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng hiệu suất sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng.
+ Đem lại lợi ích kinh tế, có đủ kinh phí đầu tư cho cải tạo đất.
III.Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
+ Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng, vệ sinh công viên, trường học, đường phố...
+ Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.
+ Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng
C. Hoạt động luyện tập
- GV nhấn mạnh những kiến ghức cơ bản của bài
- HS Đọc ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS trả lời câu 1, 2 SGK trang 179.
D. Hoạt động vận dụng
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
E.Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái.
=======================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 63: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu.
- Học sinh phải đưa ra được VD minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.
- Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Học sinh phải trình bày được sự cần thiết phải có luật bảo vệ môi trường. Những nội dung chính của luật bảo vệ môi trường. Trách nhiệm của mỗi HS nói riêng, mỗi người dân nói chung trong việc chấp hành luật.
- Rèn kĩ năng so sánh, quan sát, phân tích hình ảnh, tư liệu
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong việc chấp hành luật và bảo vệ môi trường ở địa phương
II.Chuẩn bị.
 GV:- Tranh ảnh về các hệ sinh thái.
Cuốn “Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành”
 HS: - Đọc trước SGK
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
 1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra:
 ? Nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
 3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài: Các hệ sinh thái đã học rất phong phú..Vậy chúng ta cần bảo vệ như thế nào.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức.
HĐ1.
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh các hệ sinh thái, nghiên cứu bảng 60.1 và trả lời câu hỏi:
?Trình bày đặc điểm của các hệ sinh thái trên cạn, nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt?
- GV cho HS quan sát lại tranh và nhận xét 
- Cho VD về hệ sinh thái?
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung:
? Mỗi hệ sinh thái đặc trưng bởi các đặc điểm: Khí hậu, động vật, thực vật. Đặc điểm riêng: Hệ động vật, hệ thực vật, phân tầng chiếu sáng...
HĐ2.
- GVcho hs quan sát SGK thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:
? Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
? Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào?
- Cá nhân nghiên cứu nội dung bảng 60.2 SGK, thảo luận hiệu quả các biện pháp bảo vệ, đại diện trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét ý kiến của HS và đưa ra đáp án.
- GV lưu ý HS: Với HS thành phố, việc bảo vệ hồ, cây trong vườn hoa, công viên là góp phần bảo vệ hệ sinh thái.
HĐ3
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
?Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
- Yêu cầu HS thảo luận về các tình huống nêu ra trong bảng 60.3 và đưa ra các biện pháp bảo vệ phù hợp.
- GV chữa bài bằng cách cho các nhóm lên ghi kết quả trên bảng để cả lớp nhận xét.
+ Cho HS liên hệ: HS, sinh viên vùng biển Hạ Long, Sầm Sơn... tự nguyện nhặt rác trên bãi biển vào mùa du lịch.
+ Biển đã cho con người những gì?
+ Con người đã khai thác sinh vật biển quá mức như thế nào? biển bị ô nhiễm như thế nào?
HĐ4.
- HS nghiên cứu thông tin SGKtrả lời các câu hỏi:
? Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp?
? Có những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS nghiên cứu SGK, ghi nhớ kiến thức và trả lời câu hỏi: Hệ sinh thái nông nghệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
I.Sự đa dạng của các hệ sinh thái
(- HS quan sát tranh ảnh kết hợp nghiên cứu bảng 60.1 và ghi nhớ kiến thức.
- Một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tìm VD qua tranh ảnh, kiến thức thực tế.)
* Có 3 hệ sinh thái chủ yếu:
+ Hệ sinh thái trên cạn: Rừng, thảo nguyên, savan...
+ Hệ sinh thái nước mặn: Rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi...
+ Hệ sinh thái nước ngọt: Ao, hồ, sông, suối....
II.Bảo vệ các hệ sinh thái rừng.
(- Cá nhân nghiên cứu SGK, ghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi và nêu được:
+ Vai trò quan trọng của hệ sinh thái rừng.
+ Hệ sinh thái rừng Việt Nam đã bị khai thác quá mức.)
*Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng hợp lí để hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen.
- Trồng rừng góp phần khôi phục các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất, tăng nguồn nước...
- Phòng cháy rừng " bảo vệ rừng.
- Vận động định canh, định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng, toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
III.Bảo vệ hệ sinh thái biển.
*. Bảo vệ hệ sinh thái biển
- Bảo vệ bãi cát biển (nơi rùa đẻ trứng) và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá.
- Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển.
- Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
IV.Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp.
(*Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp
- Các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (Bảng 60.4).)
*Bảo vệ:
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu.
+ Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức.
HĐ1.
- GV Yêu cầu HS đọc thông tin SGK 
? Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường
? Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào?
- Cho HS làm bài tập bảng 61.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho trao đổi giữa các nhóm về hậu quả của việc không có luật bảo vệ môi trường và rút ra kết luận.
HĐ2.
- GV giới thiệu sơ lược về nội dung luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, nhưng phạm vi bài học chỉ nghiên cứu chương II và III.
- Yêu cầu 1 HS đọc to nội dung :
+ GV lưu ý HS: Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
? Em đã thấy có sự cố môi trường nào chưa và em đã làm gì?(+ Cháy rừng, lở đất, lũ lụt, sập hầm, sóng thần.)
HĐ3.
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi mục s SGK trang 185. 
+ Tìm hiểu luật
+ Việc cần thiết phải chấp hành luật
+ Tuyên truyền dưới nhiều hình thức
+ Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật.
- GV nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV liên hệ ở các nước phát triển, mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt " môi trường được bảo vệ và bền vững.
- GV kể các việc làm thể hiện chấp hành luật bảo vệ môi trường ở 1 số nước
VD: Singapore: Vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau.
I. Sự cần thiết ban hành luật.
(- HS trả lời được:
+ Lí do ban hành luật là do môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng.)
* Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
- Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.
II.Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường
1. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương II)
2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương III)
III.Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường
* KL:
- Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
C. Hoạt động luyện tập
- Gv nhấn mạnh những kiến thức cơ bản
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ?
D. Hoạt động vận dụng
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
E.Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm đọc cuốn “Luật bảo vệ MT”.
====================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 64: Bài tập
I. Mục tiêu.
củng cố lại những kiến thức cơ bản cho h/s thông qua một số bài tập
Biết cách làm và trình bày một số dạng bài tập
Rèn tư duy logic, tính tự giác và cách trình bày
II. Chuẩn bị.
GV: - Một số bài tập TN – TL phần sinh vật và môi trường
HS: - Xem lại kiến thức đã học và các bài tập cuối mỗi bài
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
 1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra trong khi làm bài
3. Bài mới
B. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1Làm các bài tập trắc nghiệm
- GV củng cố kiến thức cơ bản cho h/s thông qua các bài tập trắc nghiệm
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài các bài tập trắc nghiệm mỗi chương( I, II, III, IV khoảng 7 bài)
- Y/c h/s thảo luận nhóm đưa ra đáp đúng
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung
- GVchốt lại đáp án đúng và nhấn mạnh vào nội dung kiến thức
- H/s tư duy kiến thức đã học của 4 chương
- Đọc kĩ đề bài trên bảng phụ
- Thảo luận nhóm đưa ra đáp án 
 Hoạt động 2 Các dạng bài tập cơ bản trong phần sinh vật và môi trường
- GV lưu ý cho h/s
+ Phân tích t/đ của các ntố sinh thái: a/s , nhiệt độ, độ ẩm lên sinh vật thông qua biểu đồ
+ Chú ý nắm vững các k/n: giới hạn trên, giới hạn dưới, khoảng thuận lợi, điểm cực thuận
- GV đưa biểu đồ y/c h/s chú thích rồi cho biết ý nghĩa của biểu đồ đó
? Làm bài tập 4/121/Sgk
- GVcủng cố về nhân tố sinh thái: y/c h/s làm bài tập1/121/ Sgk
? Sv cùng loài, khác loài có mối quan hệ nào
- GV treo bảng phụ về một số ví dụ về mối quan hệ giữa các sv
? Y/c h/s sắp xếp các hiện tượng vào các mối quan hệ sinh thái phù hợp
- GV nhấn mạnh: để làm được dạng bài tập này cần nắm vững các k/n
? Thế nào là quần thể sv, quần xã sv
- GV cho một số vd rồi y/c h/s cho biết
? Vd nào là quần thể, quần xã
? Vd nào không phải là quần thể, quần xã
? Dấu hiệu đặc trưng của quần thể, quần xã
- Gv có hai loại bài cơ bản:
+ Lập sơ đồ chuỗi, lưới t/ă từ sv đã cho sẵn hoặc từ các loài h/s tự nêu ra
+ Từ sơ đồ lưới t/ă -> liệt kê chuỗi thức ăn và mắt xích chung
? Hãy lập sơ đồ 4 chuỗi t/ă mỗi chuỗi có ít nhất 4 mắt xích kết hợp 4 chuỗi đó thành lưới t/ă?
Cho lưới t/ă:
 Sóc -> Cáo 
Cây xanh -> Chuột -> Rắn VSV
 Sâu ăn lá -> ếch 
? Hãy liệt kê các chuỗi t/ă có trong lưói t/ă đó
? Trong lưới t/ă đó có những mắt xích chung nào 
1. Dạng 1 Bài tập về tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật
2. Dạng 2 Xác định mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật
3. Dạng 3 Xác định quần thể sinh vật, quần xã sinh vật
4. Dạng 4 Bài tập về chuỗi t/ă, lưới t/ă
C. Hoạt động luyện tập
- Gv tóm tắt và nhấn mạnh lại toàn bộ kiến thức cơ bản của bài
D. Hoạt động vận dụng
- Xem lại toàn bộ các bài tập đã chữa
E.Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Công tác bảo vệ môi trường ở địa phương như thế nào.
=======================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 65: Thực hành:
Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc 
bảo vệ môi trường ở địa phương
I. Mục tiêu.
- Học sinh vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của điạ phương.
- Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
II. Chuẩn bị.
 GV: - Giấy trắng khổ A4 dùng khi thảo luận. 
 - Bút nét đậm viết trên khổ giấy A4.
 HS: - Nội dung bài học.
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
 1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Môi trường ở địa phương các em đang ở hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường .
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Gv nêu yêu cầu của bài thực hành.
 ? Để tiến hành bài thực hành này chúng ta cần chuẩn bị những gì.
 ? Trình bày sơ lược 2 nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường c ủa Luật bảo vệ môi trường Việt Nam?
I. Chuẩn bị.
- SGK/186
II. Tiến hành 
- Gv thông báo cho học sinh những nội dung trước khi thảo luận
III. Chọn chủ đề thảo luận.
- Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp.
- Không đổ rác bừa bãi.
- Không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
- GV chia lớp thành từng nhóm nhỏ.
- 2 nhóm cùng thảo luận 1 chủ đề
- Mỗi chủ đề thảo luận 15 phút. Trả lời các câu hỏi vào khổ giấy A4.
? Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như luật bảo vệ môi trường quy định chưa?
? Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường?
? Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
? Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường là gì?
- GV yêu cầu các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và các nhóm khác theo dõi.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
- GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và bổ sung (nếu cần).
- Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.
1. Chọn chủ đề.
- Mỗi nhóm: 
+ Chọn 1 chủ đề
+ Nghiên cứu kĩ nội dung luật
+ Nghiên cứu câu hỏi
+ Liên hệ thực tế ở địa phương
+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy 
2.Thảo luận nhóm.	
 - VD ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi, yêu cầu:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, tổ dân phố.
+ Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường.
IV.Thu hoạch.
- Yêu cầu HS làm báo cáo thu hoạch theo nội dung SGK.
C. Hoạt động luyện tập
- Gv yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả đã thực hiện được.
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu nhược điểm của các nhóm.
- Đánh giá điểm cho HS.
D. Hoạt động vận dụng
- Viết báo cáo thu hoạch theo nhóm.
E.Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- HS ôn lại nội dung: Sinh vật và môi trường, giao cho các nhóm thực hiện các bảng trong bài 63.
=======================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 66 : ôn tập học kì II
I. Mục tiêu.
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
II. Chuẩn bị.
 GV: Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung bảng 63.1; 63.2; 63.3; 63.4; 63.5 SGK
 HS:- Hoàn thành trước các bảng vào vở 
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
 1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới
 a.Giới thiệu bài: Để giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học trong học kì II chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài ôn tập.
 b.Triển khai bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức.
- GV có thể tiến hành như sau:
- Chia 2 HS cùng bàn làm thành 1 nhóm
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kì phiếu có nội dung nào)
- Yêu cầu HS hoàn thành 
- GV chữa bài như sau:
+ Gọi HS trình bày.
+ GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.
- GV thông báo đáp án đúng để cả lớp theo dõi.
I. Hệ thống hoá kiến thức
- Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tìm VD để minh hoạ.
- Thời gian là 10 phút.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
 Bảng 63.1- Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái (NTST)
Ví dụ minh hoạ
Môi trường nước
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- ánh sáng
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trong đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trên mặt đất
Không khí
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV, con người.
Môi trường sinh vật
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.
- Động vật, thực vật, con người.
Bảng 63.2- Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng
- Nhóm cây ưa bóng
- Động vật ưa sáng
- Động vật ưa tối.
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt
- Động vật biến nhiệt
- Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm
- Thực vật chịu hạn
- Động vật ưa ẩm
- Động vật ưa khô.
Bảng 63.3- Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách li cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Cạnh tranh
(hay đối địch)
- Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở.
- Cạnh tranh trong mùa sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh
- Kí sinh, nửa kí sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác.
Bảng 63.4- Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm
Ví dụ minh hoạ
- Quần thể: Là tập hợp những các thể cùng loài, sống trong 1 không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
- Quần xã: Là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn: Là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
VD: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi...
VD; Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương...
VD: Thực vật phát triển " sâu ăn thực vật tăng " chim ăn sâu tăng " sâu ăn thực vật giảm.
VD: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, biển, thảo n

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Sinh hoc 9 MHTHM tu tiet 55 HKII_12232488.docx