Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 7, 8 năm 2015

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp học sinh biết được máy tính là một công cụ để xử lí thông tin.

- Học sinh nắm được khái niệm phần mềm, các loại phần mềm.

2.Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm

3.Thái độ

- Ý thức học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.

II - PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, minh hoạ và nhóm.

III - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, một số thiết bị máy tính.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 7, 8 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/9/2015
TIẾT 7: BÀI 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp học sinh biết được máy tính là một công cụ để xử lí thông tin.
- Học sinh nắm được khái niệm phần mềm, các loại phần mềm.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm
3.Thái độ
- Ý thức học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC 
- Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, minh hoạ và nhóm.
III - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, một số thiết bị máy tính..
2. Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức :
Lớp 6B vắng. Lớp 6E vắng
Kiểm tra bài cũ: 
 ? Em hãy nêu Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vì sao máy tính là một công cụ xử lý thông tin
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC 
GV: Vì sao máy tính là một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét
GV: Quá trính xử lý thông tin được tiến hành theo sự điều khiển của cái gì?
GV: Trong máy tính thông tin hoạt động như thế nào?
HS: Trình bày
GV: Nhận xét và kết luận
3. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin
 Nhờ có các khối chức năng chính nêu trên máy tính đã trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu
* Mô hình hoạt động 3 bước của máy tính
INPUT(thông tin, các chương trình) 
 (Bàn phím, chuột...)
Xử lý và lưu trữ
(CPU,Bộ nhớ) 
OUTPUT(văn bản, âm thanh, hình ảnh)
(Máy in, màn hình...)
? Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được tiến hành như thế nào?
* Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về phần mềm và phân loại phần mềm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
 Khi giới thiệu về phần mềm máy tính, GV kết hợp để giải thích vì sao có thể sử dụng máy tính cho nhiều mục đích khác nhau (khác hẳn với những công cụ chuyên dụng khác như máy giặt, ti vi, điện thoại...). Sức mạnh của máy tính chính là ở các phần mềm; con người càng phát triển thêm nhiều phần mềm mới, máy tính càng được tăng cường sức mạnh và được sử dụng rộng rãi hơn.
 Với thế hệ hiện đang là HS thì máy tính sẽ là công cụ học tập, làm việc, giải trí và là người bạn luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của các em. 
GV lưu ý kết hợp giáo dục các em tình cảm quý trọng, giữ gìn máy tính và yêu thích làm việc với máy tính; rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác
Để làm điều này GV có thể đưa khái niệm lệnh - "một chỉ thị mà máy tính phải thi hành" bằng cách dùng chế độ lệnh trong Windows và thực hiện một lệnh đơn giản ví dụ: Hiển thị ngày của hệ thống
 -Thực hiện như sau: Dùng Start/run. Gõ cmd và nhấn phím Enter
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
*Phần mềm là gì:
 Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
*Phân loại phần mềm
 Phần mềm máy tính có thể được chia thành 2 loại chính: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
 - Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành, ví dụ DOS, WINDOWS 98, WINDOWS XP...
- Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ, phần mềm soạn thảo để tạo ra các văn bản; phần mềm đồ họa để vẽ hình và trang trí; các phần ứng dụng trên Internet cho phép trao đổi thư điện tử, tìm kiếm thông tin, hội thoại trực tuyến...
* Chú ý: "Máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình", Từ đó dẫn dắt đến khái niệm "chương trình là tập hợp các câu lệnh"
4.Củng cố: 
 ? Mô hình hoạt động 3 bước của máy tính.
? Phần mềm và phân loại phần mềm.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
- Học thuộc phần ghi nhớ ở SGK.
- Trả lời câu hỏi và bài tập 4, 5 (Trang 19 - SGK). Xem trước bài thực hành 1 “Làm quen với một số thiết bị máy tính”
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................................... 
.......................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... 
TIẾT 8:
Bài thực hành số 1: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH
Ngày soạn: 13/9/2015
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân (loại máy tính thông dụng nhất hiện nay).
- Biết cách bật/tắt máy tính.
- Biết các thao tác cơ bản với bàn phím, chuột.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm, ghi nhớ
3.Thái độ
- Ý thức học tập nghiêm túc, tập trung cao độ.
II - PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC 
- Thuyết trình, minh hoạ và thực hành trên máy.
III - CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, phòng máy
2. Học sinh: Chuẩn bị bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
Lớp 6B vắng. Lớp 6E vắng
2 Kiểm tra bài cũ: (Lòng vào nội dung thực hành)
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC 
Nội dung	
GV cho HS vào phòng máy, GV giới thiệu từng bộ phận
*Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản.
- Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính
- Chuột (Mouse): Là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ hoạ của máy tính.
*Thân máy tính
 - Thân máy tính chứa nhiều thiết bị phức tạp, bao gồm bộ vi xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM), nguồn điện...được gắn trên một bảng mạch có tên là bảng mạch chủ
*Các thiết bị xuất dữ liệu
- Màn hình: Màn hình hiển thị kết quả hoạt động của máy tính và hầu hết các giao tiếp giữa người và máy tính.
VD: Khi gõ một phím từ bàn phím, kí tự tương ứng của phím này sẽ được gửi đến CPU và được thể hiện trên màn hình.
- Máy in: Thiết bị dùng để đưa dữ liệu ra giấy. Các máy in thông dụng là máy in kim, máy in laser, máy in phun mực.
Ngoài ra máy tính còn có thể được nối với loa: Thiết bị dùng để đưa âm thanh ra.
ổ ghi CD/DVD: Thiết bị dùng để ghi dữ liệu ra các đĩa dạng CDROM/DVD.
*Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
- Đĩa cứng: Là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ yếu của máy tính, có dung lượng lưu trữ lớn.
- Đĩa mềm: Có dung lượng nhỏ, chủ yếu dùng để sao chép dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác
- Các thiết bị nhớ hiện đại: Đĩa quang, flash (USB)...
* Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh
	- CPU, màn hình, bàn phím, chuột cho ta hình dung về một máy tính hoàn chỉnh đủ để đáp ứng yêu cầu học tập của em, ngoài ra cần máy in và thiết bị ổn định điện áp đầu vào.
1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
a) Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản
- Bàn phím, chuột
b) Thân máy tính
- Bộ vi xử lí CPU, bộ nhớ RAM, nguồn diện
c) Các thiết bị xuất dữ liệu
- Màn hình, máy in, loa
d) Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
- Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang, USB
e) Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh
- Chuột, CPU, màn hình, bàn phím
HOẠT ĐỘNG 2: Làm quen với các thiết bị của máy tính, khởi động và tắt máy tính
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC 
b) Bật máy tính 
GV hướng dẫn học sinh cách bật CPU và màn hình.
GV cho học sinh tự nhận xét lẫn nhau.
c) Làm quen với bàn phím và chuột 
GV hướng HS xem các khu vực của bàn phím, phân biệt tác dụng của các tổ hợp phím.
Gv cho học sinh di chuyển chuyển và quan sát kết quả trên máy tính.
d) Tắt máy tính 
GV hướng dẫn HS tắt máy tính. GV cho học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong việc tắt máy tính đúng quy trình.
2. Bật CPU và màn hình
- Bật công tắc màn hình và công tắc trên thân máy tính, quan sát đèn tín hiệu và các thay đổi trên màn hình.
3. Làm quen với bàn phím và chuột
- Phân biệt các vùng của bàn phím, di chuyển chuột và quan sát.
4. Tắt máy
Nhấn chuột vào Start sau đó nhấn chuột vào Turn Off Computer.
- Tắt màn hình.
4. Củng cố 
? Các thiết bị xuất dữ liệu.
? Các thiết bị lưu dữ liệu.
? Tắt máy và tắt màn hình.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. 
 - Về nhà ôn lại bài. Những em HS ở nhà có máy tính luyện tập, quan sát chuyột và bàn phím.
 - Chuẩn bị đọc trước Bài 5 “Luyện tập chuột”.
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:
.............................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_May_tinh_va_phan_mem_may_tinh.doc