Giáo án môn Tin học 7 - Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ

BÀI 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết mục đích của việc sử dụng dữ liệu biểu đồ

- Biết một số dạng biểu đồ thường dùng

 - Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu

 - Biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo, xoá, sao chép biểu đồ vào Word.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện thành thạo các thao tác với biểu đồ

3. Thái độ:

 - Hình thành thái độ ham mê học hỏi, yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Sách giáo khoa, máy chiếu ,giáo án

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi, nghiên cứu bài học ở nhà

 

doc 10 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 7 - Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết mục đích của việc sử dụng dữ liệu biểu đồ
- Biết một số dạng biểu đồ thường dùng
 - Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu
 - Biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo, xoá, sao chép biểu đồ vào Word.
2. Kỹ năng:	
- Thực hiện thành thạo các thao tác với biểu đồ
3. Thái độ:
	 - Hình thành thái độ ham mê học hỏi, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Sách giáo khoa, máy chiếu ,giáo án
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi, nghiên cứu bài học ở nhà
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp (1 phút)
 Kiểm tra sĩ số:
 Lớp:. Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ
 CÂU HỎI:
Câu 1: Lọc dữ liệu là gì?
Câu 2: Thực hành: Thao tác thực hiện lọc ra trong danh sách 10 bạn có điểm tổng kết cao nhất.
Đáp án:
Câu 1: Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiển thị các hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó
Câu 2: Học sinh thực hành trên máy tính
HS: Quan sát, nhận xét
GV: Nhận xét, đánh giá
Đặt vấn đề vào bài mới:
 Trong bảng tính các dữ liệu thường được trình bày theo bảng, vậy còn cách nào trình bày nữa không? Và cách trình bày đó như thế nào? Để hiểu vấn đề này thì cô trò chúng ta cùng đi vào bài hôm nay “ Bài 9: trình bày dữ liệu bàng biểu đồ”
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoại động của học sinh
Hoạt động 1: Minh họa số liệu bằng biểu đồ
1. Minh họa số liệu bằng biểu đồ 
KL: Biểu đồ là cách minh họa dữ liệu trực quan, giúp ta dễ so sánh dữ liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 96 và cho biết: So sánh số lượng học sinh giỏi nam, nữ, tổng cộng qua hàng năm?
Gv: Để trả lời được câu hỏi trên các em phải mất nhiều thời gian để quan sát phân tích, so sánh, dữ liệu; đối với những trang tính có nhiều cột nhiều dòng thì việc quan sát lại càng khó khăn hơn.
Gv: Nhưng ta nếu mô phỏng bảng dữ liệu trên bằng biểu đồ như hình 97. 
Theo em cách sử dụng biểu đồ hay cách sử dụng bảng dữ liệu dễ quan sát hơn? Tại sao?
GV: Vậy mục đích của việc tạo biểu đồ là gì?
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh
và chốt lại: Minh họa dữ liệu bằng biểu đồ là cách minh họa trực quan, giúp em dễ so sánh số liệu hơn, nhất là dễ dự đoán sự tăng giảm của số liệu.
Gv: Vậy biểu đồ có những dạng nào? Biểu đồ được sử dụng trong trường hợp nào? Thì chúng ta đi vào phần tiếp theo.
- HS: Số lượng HS giỏi tăng hàng năm , đặc biệt là số HS nữ tăng liên tục.
- HS nghe giảng và ghi bài
Hs: quan sát
HS: Cách sử dụng biểu đồ dễ quan sát hơn vì biểu đồ là cách minh họa dữ liệu trực quan, giúp ta dễ so sánh dữ liệu hơn, nhất là dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu
HS: Mục đích của việc sử dụng biểu đồ là:
Biểu diễn dữ liệu trực quan, dễ hiểu, dễ so sánh, dự đoán xu thế tăng-giảm của dữ liệu
HS: Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động 2: Một số dạng biểu đồ
2. Một số dạng biểu đồ 
- Biểu đồ có hình dạng khác nhau để biểu diễn số liệu. 
- Biểu đồ cột: So sánh dữ liệu có trong nhiều cột. 
- Biểu đồ đường gấp khúc: So sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng-giảm của dữ liệu.
- Biểu đồ hình tròn: Mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
GV: Trong chương trình phổ thông em đã được học các loại biểu đồ nào? 
GV: Nêu một số dạng biểu đồ mà các em thường được sử dụng.
=> Hiện nay các em thường sử dụng biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ đường gấp khúc
Theo em khi nào chúng ta sử dụng biểu đồ cột ?
Theo em khi nào chúng ta sử dụng biểu đồ đường gấp khúc ?
Theo em khi nào chúng ta sử dụng biểu đồ tròn ?
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt lại.
Gv: Việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ là rất cần thiết. Vậy để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu trong chương trình bảng tính ta phải làm như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó ta vào phần 3. Tạo biểu đồ
HS: các loại biểu đồ là: cột, miền, đường, hình tròn.
HS: Biểu đồ tròn, cột .
Biểu đồ cột: rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột
HS: Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu
HS: Biểu đồ tròn: thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể
HS: Ghi bài
HS quan sát và lắng nghe.
Hoạt động 3: Tạo biểu đồ
3. Tạo biểu đồ
B1: Chọn một ô trong miền dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
B2: Nháy nút Chart Wizard trên thanh công cụ à Xuất hiện hộp thoại Chart Wizard. 
B3: Nháy liên tiếp nút Next trên hộp thoại và nháy nút Finish để kết thúc khi nút Next đã mờ đi.
a) Chọn dạng biểu đồ
- Chọn nhóm biểu đồ trong ô Chart – Type:
+ Column: Biểu đồ cột.
+ Line: Biểu đồ đường gấp khúc.
+ Pie: Biểu đồ hình tròn.
- Chọn biểu đồ trong nhóm (Chart Sub - Type).
- Nhấn Next để chuyển sang bước tiếp theo.
b. Xác định miền dữ liệu
- Kiểm tra lại miền dữ liệu và sửa đổi nếu cần.
 * Lưu ý:
	+ Mặc định chương trình bảng tính sẽ chọn tất cả dữ liệu của bảng tính.
	+ Ô Data Range hiển thị địa chỉ của vùng dữ liệu được chọn, để sửa đổi ta chỉ cần kéo thả chuột trên trang tính để chọn khối dữ liệu.
- Chọn dữ liệu cần minh hoạ theo hàng hay theo cột trong mục chọn Series in
+ Columns: Theo cột.
+ Rows: Theo hàng.
- Nhấn Next để sang bước tiếp theo.
GV: Để tạo biểu đồ em cần thực hiện các thao tác sau: ( HS quan sát trên máy chiếu)
Bước 1: Chọn một ô trong miền dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
Bước 2: Nháy nút Chart Wizard trên thanh công cụ à Xuất hiện hộp thoại Chart Wizard.
Bước 3: Nháy liên tiếp nút Next trên hộp thoại và nháy nút Finish để kết thúc (khi nút Next đã mờ đi).
- GV : Thao tác mẫu cho học sinh quan sát 
GV: Hãy cho cô biết có mấy bước để tạo biểu đồ?
- Hãy nêu lại các bước thực hiện
Gv: Yêu cầu 2 học sinh lên thực hện
Gv: Có rất nhiều dạng biểu đồ. Vì vậy khi ta vẽ một biểu đồ ta cần xác định đúng dạng biểu đồ, để hiểu vấn đề này ta đi tìm hiểu phần a) Chọn dạng biểu đồ
- Gv: Yêu cầu Hs nhắc lại các dạng biểu đồ.
- Gv: Có rất nhiều dạng biểu đồ. Vì vậy khi tạo một biểu đồ ta cần xác định mục đích tạo biểu đồ.
- GV: Dựa vào SGK cho biết các thao tác để chọn 1 dạng biểu đồ?
- GV: Nhận xét và chốt lại: Chọn nhóm biểu đồ trong ô Chart– Type:
+ Column: Biểu đồ cột.
+ Line: Biểu đồ đường gấp khúc.
+ Pie: Biểu đồ hình tròn.
- Chọn biểu đồ trong nhóm (Chart Sub - Type).
- Nhấn Next để chuyển sang bước tiếp theo.
- GV: Sau khi chọn được dạng biểu đồ chúng ta sẽ tiến hành xác định miền dữ liệu cần tạo biểu đồ.
GV: Quan sát bảng dữ liệu và cho biết bảng dữ liệu nằm từ ô nào đến ô nào?
GV: Nhận xét và chốt lại: Miền tô đậm màu xanh trên bảng dữ liệu chính là miền dữ liệu của biểu đồ
GV: Mặc định chương trình bảng tính sẽ chọn tất cả dữ liệu của bảng tính.
	 Ô Data Range hiển thị địa chỉ của vùng dữ liệu được chọn, để sửa đổi ta chỉ cần kéo thả chuột trên trang tính để chọn khối dữ liệu.
- GV vừa thuyết trình vừa làm mẫu cách xác định miền dữ liệu.
GV: Em hãy cho biết có mấy bước để xác định miền dữ liệu?
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.
GV: Gọi học sinh lên thực hành
- HS quan sát 
- HS trả lời: Có 3 bước
Bước 1: Chọn một ô trong miền dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
B2: Nháy nút Chart Wizard trên thanh công cụ àXuất hiện hộp thoại Chart Wizard.
B3: Nháy liên tiếp nút Next trên hộp thoại và nháy nút Finish để kết thúc khi nút Next đã mờ đi.
- HS lên thực hiện 
Hs: Biểu đồ tròn, cột, đường gấp khúc
- HS trả lời:
+ Chọn nhóm biểu đồ.
+ Chọn biểu đồ trong nhóm.
+ Nhấn Next.
Hs: Lắng nghe, ghi bài
Hs: Trả lời
HS: Lắng nghe
HS: Quan sát
- HS: Có 2 bước:
	+ Kiểm tra lại miền dữ liệu và sửa đổi nếu cần.
	+ Chọn dãy dữ liệu cần minh hoạ theo hàng hay theo cột
HS: Ghi bài
Lên bảng thực hiện
Hoạt động 4: Củng cố
Qua bài học này các em cần biết cách tạo biểu đồ từ dữ liệu trên bảng tính.
Bài tập củng cố: hãy chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Mục đích của việc sử dụng biểu đồ là gì?
 	A, Minh họa dữ liệu trực quan
	B, Dễ dự đoán sự tăng hay giảm của số liệu
	C, Dễ so sánh dữ liệu
	D, Cả ba ý trên đều đúng
Đáp án: D
Câu 2: Có mấy bước để tạo một biểu đồ
	A, Hai bước
	B, Ba bước
	C, Bốn bước
	D, Tất cả đều sai
Đáp án: B
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1 phút)
-Về nhà các em học bài và thực hành các thao tác tạo biểu đồ
- Về nhà nghiên cứu trước mục 3c, 3d, 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_trinh_bay_du_lieu_bang_bieu_do.doc