A – Mục đích yêu cầu:
- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
- Biết được vai trò của thông tin đối với cuộc sống con người.
B – Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, SGV, tài liệu minh họa.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết.
C – Tiến trình dạy học:
Ngày soạn: Chương 1: làm quen với tin học và máy tính điện tử Tiết 1: Bài 1: Thông tin và tin học A – Mục đích yêu cầu: - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết được vai trò của thông tin đối với cuộc sống con người. B – Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, SGV, tài liệu minh họa. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. C – Tiến trình dạy học: 1- Tổ chức: - Lớp 6A1:......................... Ngày giảng:............... - Lớp 6A3:......................... Ngày giảng:............... 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Bài mới: Nội dung Phương pháp 1, Thông tin là gì? Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,...) và về chính con người. 2, Hoạt động thông tin của con người - Hoạt động thông tin là việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. - Trong hoạt động thông tin, xử lý thông tin đóng vai trò quan trong nhất. Mục đích chính của xử lý thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết. - Mô hình quá trình xử lý thông tin: Xử lí Thông tin vào Thông tin ra - Thông tin vào là thông tin trước khi xử lý. - Thông tin nhận được sau khi xử lý là thông tin ra. - Việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin vào cho quá trình xử lý. - Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng. * Ghi nhớ: SGK – T5 GV giới thiệu: Hàng ngày các em được tiếp nhận những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (Bài báo, bản tin trên TV, đài phát thanh,...) GV?: Các em đọc báo, xem TV biết được những thông tin gì? HS: Trả lời GV?: Trên đường đi học những tấm biển chỉ đường cho em biết điều gì? HS: Trả lời GV?: Hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? HS: Trả lời GV?: Trong hoạt động thông tin, xử lý thông tin có vai trò như thế nào? HS: Trả lời GV?: Thông tin vào là gì? HS: Trả lời GV?: Thông tin ra là gì? HS: Trả lời HS: Đọc phần 1,2của ghi nhớ SGK - T5 4- Củng cố: GV nhắc lại khái niệm thông tin, hoạt động thông tin, thông tin vào, thông tin ra, mô hình xử lí thông tin. 5- Dặn dò: HS về nhà học thuộc toàn bộ bài học. D – Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết 2: Bài 1: Thông tin và tin học (tiếp) A – Mục đích yêu cầu: - Học sinh biết được máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. B – Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, SGV, tài liệu minh họa. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. C – Tiến trình dạy học: 1- Tổ chức: - Lớp 6A1:......................... Ngày giảng:............... - Lớp 6A3:......................... Ngày giảng:............... 2- Kiểm tra bài cũ: Thông tin là gì? Nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin? 3- Bài mới: Nội dung Phương pháp 3, Hoạt động thông tin và tin học Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Tuy nhiên giác quan và bộ não của con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. Vì vậy con người đã sáng tạo ra các công cụ, phương tiện giúp mình vượt qua các giới hạn đó. Và máy tính điện tử được làm ra ban đầu chính là để hỗ trợ cho công việc tính toán của con người. Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần túy mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. * Ghi nhớ: SGK – T5 GV?: Các giác quan, bộ não giúp con người việc gì trong các hoạt động thông tin? HS: Trả lời GV: Trình bày những khả năng hạn chế của con người: không thể nhìn quá xa hay những vật quá bé, không thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn...Từ đó nhấn mạnh rằng máy tính ra đời như là một công cụ hỗ trợ, giống như nhiều công cụ hỗ trợ khác mà con người đã phát minh và sáng chế ra (kính thiên văn để nhìn những vì sao xa xôi; kính hiển vi để quan sát những vật thể nhỏ bé, xe có động cơ để đi nhanh hơn, ...). Tuy nhiên, khác với các công cụ khác, máy tính có những điểm ưu việt hơn hẳn. HS: Đọc phần 3 của ghi nhớ SGK - T5 HS: Học sinh đọc toàn bộ nội dung ghi nhớ SGK - T5 4- Củng cố: Bài tập 3 (T5 - SGK) Ví dụ như mùi (thơm, hôi), vị (mặn, ngọt) hay những cảm giác khác như nóng, lạnh,... Hiện tại máy tính chưa có khả năng thu nhập và xử lí các thông tin dạng này. - GV cho học sinh cả lớp làm BT 3 (T5 - SGK) - Học sinh độc lập làm bài. 5- Dặn dò: - HS về nhà học thuộc toàn bộ bài học. - Làm bài tập 4, bài tập 5 (T5 - SGK) D – Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: