Chương 1: CƠ HỌC
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng lí thuyết để lấy ví dụ về chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc học tập, có thái độ xây dựng bài, hứng thú học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Tranh vẽ hình 1.2;1.2;1.3;1.4 SGK
2. HS: Nội dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Ngày soạn: 10/9/2017 Ngày dạy: 11/9/2017 Lớp: 8A Tiết CT: 01 Chương 1: CƠ HỌC Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ. 2. Kĩ năng: - Vận dụng lí thuyết để lấy ví dụ về chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động. 3.Thái độ: - Nghiêm túc học tập, có thái độ xây dựng bài, hứng thú học bộ môn. II. Chuẩn bị: 1. GV: Tranh vẽ hình 1.2;1.2;1.3;1.4 SGK 2. HS: Nội dung bài học. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: (1’) - Ngồi trên ô tô đang chuyển động có phải ô tô chuyển động, người trên xe có phải đứng yên không? - HS suy đoán và phát biểu suy nghĩ của mình Hoạt động 2: Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên? (10’) - Cho hs thảo luận nhóm trả lời C1? - Thông báo: các em có thể nhận biết các vật đứng yên hay chuyển động, nhưng để nhận biết một vật đứng yên hay chuyển động trong vật lý ta phải căn cứ vào sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác -> gọi là vật mốc - Gọi hs đọc thông tin về cách chọn vật mốc trong SGK? - Hỏi: Em hãy cho biết chuyển động cơ học là gì? - Cho hs làm việc cá nhân trả lời - C2: Có thể cho nhiều hs tìm thí dụ về chuyển động cơ học? - Cho hs làm việc cá nhân trả lời C3? - Cho hs tìm ví dụ về vật đứng yn v chỉ r vật lm mốc? - Từ ví dụ: Hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động là chuyển động so với cột điện Và đứng yên so với ô tô => vậy chuyển động có tính chất gì? - Hoạt động nhóm để trả lời C1: So sánh vị trí (Dựa vào sự thay đổi vị trí) của ô tô, thuyền, đám mây, với một vật nào đó đứng yên trên đường , trên bờ sông . - Đọc thông tin SGK Trả lời: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Gọi là chuyển động cơ học (Chuyển động) - Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi - C2: Hành khách ngồi trong ô tô đang chuyển động trên đường là chuyển động so với cột điện, vật mốc là cột điện. - C3: Vật được gọi là đứng yên khi vị trí của của nó so với vật khác làm mốc không thay đổi, gọi là vật đứng yên. VD: Hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động là đứng yên so với ô tô. (chọn ô tô làm vật mốc) I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? C1: Sự thay đổi vị trí của của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học C2: Hành khách ngồi trong ô tô đang chuyển động trên đường là chuyển động so với cột điện, vật mốc là cột điện. C3: Vật được gọi là đứng yên khi vị trí của nó so với vật khác làm mốc không thay đổi, gọi là vật đứng yên. Hoạt động 3: Tìm hiểu vế tính tương đối chuyển động và đứng yên: ( 16’) - Cho HS thảo luận nhóm để trả lời C4, C5, C6 v C7? - Cho HS đọc thông tin SGK trang 5? Vì sao chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối ? - Cho HS hoạt động cá nhân trả lời C8? Thảo luận nhóm trả lời C4, C5, C6, C7 rồi điền từ thích hợp vo chỗ trống. C4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động. Vì giữa hành khách và nhà ga có sự thay đổi vị trí. C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên. Vì giữa toa tàu và hành khách không có sự thay đổi vị trí. C6: .(1) đối với vật này (2) đứng yên - Tìm ví dụ minh hoạ C7: Hành khách chuyển động so với nhà ga, nhưng đứng yên so với toa tàu C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với trái đất, vì vậy có thể coi là mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: C4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động. Vì giữa hành khách và nhà ga có sự thay đổi vị trí. C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên. Vì giữa toa tàu và hành khách không có sự thay đổi vị trí C6:.(1) đối với vật này (2) đứng yên - Tìm ví dụ minh hoạ C7: Hành khách chuyển động so với nhà ga, nhưng đứng yên so với toa tàu C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với trái đất, vì vậy có thể coi là mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn vật mốc gắn liền với mặt đất làm vật mốc. Hoạt động 4: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp: (5’) - Thông báo quỹ đạo của chuyển động là gì? (là đường mà vật chuyển động vạch ra ) - Treo hình vẽ 1.1; 1.2 ;1.3 cho hs quan sát và mô tả lại các chuyển động của vật trên bức tranh? - Cho hs trả lời C9? - Quan sát và trả lời. - C9: Tự cho ví dụ về các dạng chuyển động III. Một số chuyển động thường gặp: Chuyển động tròn, chuyển động thẳng, chuyển động cong C9: Tự cho ví dụ về các dạng chuyển động Hoạt động 5: Vận dụng: (10’) - Cho hs trả lời C10, C11? - Chuyển động là gì? - Chuyển động và đứng yên có tính chất gì? phụ thuộc vào vật nào? - Người ta thường chọn vật nào để làm vật mốc trong chuyển động? - Hãy nêu các dạng chuyển động thường gặp? - GV hướng dẫn và cho HS về nhà trả lời câu C11? Làm việc cá nhân trả lời C10: - Chuyển động: Người lái xe, ô tô chuyển động so với cột điện và người đứng dưới lề đường - Đứng yên: Người lái xe đứng yên so với ô tô; người đứng dưới lề đường đứng yên so với cột điện. - HS trả lời câu hỏi của GV - HS tự trả lời câu C11. IV. Vận dụng: C10: - Chuyển động: Người lái xe, ô tô chuyển động so với cột điện và người đứng dưới lề đường - Đứng yên: Người lái xe đứng yên so với ô tô; người đứng dưới lề đường đứng yên so với cột điện 4. Củng cố bài học: - Hãy nêu các dạng chuyển động thường gặp? - Cho hs đọc phần ghi nhớ? 5. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: - Làm bài tập trong SGK, làm bài tập SBT. - Đọc phần có thể em chưa biết. b. Bài sắp học: Chuẩn bị bài mới: Bài: 02 VẬN TỐC
Tài liệu đính kèm: