Giáo án môn Vật lí lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm tiếng vang

1. MỤC TIÊU:

1.1/ Kiến thức:

- Kể được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. Nêu được tiếng vang là biểu hiện của phản xạ âm.

- Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt). Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.

1.2. Kĩ năng:

 - Giải thích được trường hợp nghe được tiếngvang là do tai nghe được âm phát ra và âm phản xạ tách biệt hẳn nhau.

1.3/ Thái độ:

Nghiêm túc trong học tập và có ý thức bảo vệ môi trường sống.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt). Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.

3 . CHUẨN BỊ :

3.1/Gio vin : Bài giảng điện tử

3.2/Học sinh :

 Tìm hiểu âm phản xạ là gì ?

 Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 576Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 7 - Bài 14: Phản xạ âm tiếng vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 TIẾT 15 
Ngày dạy: 28/11/2017
BÀI 14 : PHẢN XẠ ÂM TIẾNG VANG VANG
1. MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức:
Kể được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. Nêu được tiếng vang là biểu hiện của phản xạ âm.
Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt). Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.
1.2. Kĩ năng:
 - Giải thích được trường hợp nghe được tiếngvang là do tai nghe được âm phát ra và âm phản xạ tách biệt hẳn nhau. 
1.3/ Thái độ: 
Nghiêm túc trong học tập và có ý thức bảo vệ môi trường sống.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt). Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.
3 . CHUẨN BỊ :
3.1/Giáo viên : Bài giảng điện tử
3.2/Học sinh : 
 Tìm hiểu âm phản xạ là gì ?
 Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: (Slide 1)
GV : kiểm diện sĩ số HS của lớp
HS : lớp trưởng báo cáo sĩ số HS của lớp
4.2/ Kiểm tra miệng: (Slide 2)
 Câu hỏi: Cho biết âm thanh truyền được trong những mơi trường nào ? Khơng truyền được trong mơi trường nào ? So sánh vận tốc truyền âm trong ba mơi trường rắn, lỏng, khí ?
HS: 1- Âm thanh cĩ thể truyền được trong các mơi trường:
	+ Rắn.
	+ Lỏng.
	+ Khí.
2- Âm thanh khơng thể truyền trong mơi trường chân khơng.
3- Nĩi chung vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 
4.3/ Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 : ( 5 phút )
Mục tiêu: Tổ chức tình huống học tập (Slide 3)
 Giới thiệu bài: HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK/40.
Để trả lời câu hỏi trên hôm nay chúng ta tìm hiểu bài mới : Phản xạ âm – Tiếng vang.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 2 : ( 35 phút )
Mục tiêu: Tìm hiểu âm phản xạ – Tiếng vang
HS quan sát hình 14.1 SGK/40.
HS đọc thông tin SGK/40.
GV giới thiệu âm phản xạ, tiếng vang.
 ? Ta nghe được tiếng vang khi nào ? (Slide 4)
 HS: Aâm phản xạ là gì ? (Slide 5)
? Gọi HS trả lời câu C1. (Slide 6,7)
HS các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét. đưa ra đáp án
*Thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi C2. (Slide 8,9)
HS các nhóm khác nhận xét.
 GV nhận xét. đưa ra đáp án
? Yêu cầu HS trả lời câu C3. (Slide 10)
 HS: nhận xét 
 GV nhận xét.
Áp dụng làm c7 phần vận dụng: (Slide 11)
GV hướng dẫn HS suy luận tìm cách giải.
Thời gian nhận được âm phản xạ là 1s như vậy thời gian truyền âm từ mặt nước đến đáy biển là 0.5s
? HS thực hiện bài tập.
*Hoàn thành phần kết luận. (Slide 12)
HS đọc thông tin trong SGK.
HS quan sát hình 14.2 và hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm. (khơng bắt buộc thực hiện) (Slide 13)
 ? Những vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém? (Slide 14)
HS: trả lời.
D GV nhận xét.
HS hoàn thành câu C4.
 HS khác nhận xét.
 ? Nêu 2 ví dụ vật phản xạ âm tốt ?
GV lấy ví dụ thực tế cho HS về cách làm giảm tiếng vang : làm tường sần sùi xung quanh hội trường, phòng hát Karaoke..
GDBVMT: Khi thiết kế các rạp hát, cần cĩ biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lý để tăng cường âm, nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe khơng rõ, gây cảm giác khĩ chịu. 
GV cho HS tự thực hiện C5, C6, C8. (Slide 15,16,17 )
GV nhận xét đánh giá.
I. ÂM PHẢN XẠ-TIẾNG VANG:
 - Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
Aâm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.
C1. Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.
C2. Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.
C3. a. Trong cả hai trường hợp đều có âm phản xạ.
b. Khoảng cách giữa người nói và bức tường để nghe rõ được tiếng vang là :
340 m/s . 1/30 s = 11,3 m
Độ sâu của đáy biển là:
S = V x t = 1500 x 0.5 = 750m
*Kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
II.VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT VÀ VẬT PHẢN XẠ ẠM KÉM: 
 - Những vật cứng và có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
C4. Vật phản xạ âm tốt : mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.
 Vật phản âm kém : miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
III. VẬN DỤNG:
C5. Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn.
C6. Người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn.
C8. a, b, d
4.4. Tổng kết: (Slide 18)
1-Âm gặp vật chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít.
2-Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
3-Các vật mềm, cĩ bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt).
4-Vật cứng, cĩ bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
Bài tập: Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngồi tiếng chân ra cịn nghe thấy một âm thanh khác giống như cĩ người khác đang theo sát? (Slide 19)
HS:=>Người này nghe được hai âm thanh:
- Tiếng bước chân của người này (âm trực tiếp)
- Tiếng vang của bước chân phản xạ trên hai bức tường sau 1/15 giây (âm phản xạ)
 SƠ ĐỒ TƯ DUY: (Slide 20) 
4.5/ Hướng dẫn học tập: (Slide 21)
	*Đối với bài học ở tiết này:
Học ghi nhớ
Xem lại các câu trả lời C1 – C8
Xem phần : Có thể em chưa biết
Làm bài tập 14.1 – 14.6 SBT/15
 - BT 14.4 về nhà làm thí nghiệm và trả lời.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem bài tổng kết chương 2, ơn tập thi HKI. 
- Kết thúc: (Slide 22)
5. PHỤ LỤC:
@T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Phan xa am Tieng vang_12208536.doc